intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thảo luận Nguyên lý dụng cụ cắt: Trình bày thông số hình học, hình dáng, kết cấu của các dụng cụ sắt

Chia sẻ: Đỗ Hồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

481
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thảo luận Nguyên lý dụng cụ cắt với chủ đề "Trình bày thông số hình học, hình dáng, kết cấu của các dụng cụ sắt". Mời các bạn cùng tham khảo và nắm kiến thức được chia sẻ trong bài thảo luận này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thảo luận Nguyên lý dụng cụ cắt: Trình bày thông số hình học, hình dáng, kết cấu của các dụng cụ sắt

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT BÀI THẢO LUẬN NGHUYÊN LÝ DỤNG CỤ CẮT GV : ĐẶNG VŨ KHÁNH Chủ đề : Trình bày thông số hình học,hình dáng, hình hoc,kết cấu của dụng cụ cắt
  2. Các thành viên trong nhóm • ĐỖ ĐỨC HUÂN • TRẦN VĂN PHI • NGUYỄN XUÂN ĐẠT • PHẠM THANH QUANG • NÔNG VĂN BẮC • LÝ VĂN KHÁNH • VŨ NGỌC HƯNG
  3. Kết cấu & thông số hình học của mũi khoan
  4. 1/KẾT CẤU: A/Chuôi: Dùng để định vị mũi khoan vào trục chính của máy,truyền chuyển động và mômen cắt. • Có hai loại chuôi: + Chuôi dạng trụ: -Dùng cho mũi khoan có đường kính nhỏ hơn 12mm -Ưu điểm: đơn giản dễ, chế tạo.
  5. -Nhược điểm: khả năng định tâm kém, truyền được mômen xoắn nhỏ. + Chuôi dạng côn mooc: -Dùng cho mũi khoan có đường kính lớn hơn 12mm -Ưu điểm: khả năng định tâm cao, truyền được mômen xoắn lớn so với chuôi trụ, đảm bảo độ đồng trục giữa phần cán và phần làm việc. -Nhược điểm:khó chế tạo hơn so với chuôi trụ +Trên phần chuôi côn có chuôi dẹt.
  6. B/Cổ Dao: Là phần nối tiếp giữa chuôi dao và phần làm việc, có tác dụng thoát đá khi mài phần chuôi dao và phần làm việc. Cũng là nơi thường dùng để ghi nhãn hiệu mũi khoan (đường kính,vật liệu,nhà máy sản xuất…), kích thước tra theo sổ tay phụ thuộc vào đường kính mũi khoan.
  7. C/Phần Làm Việc: • Gồm phần cắt và phần định hướng • *Phần cắt: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bóc tách phoi • Gồm 5 lưỡi cắt: 2 lưỡi cắt chính, 2 lưỡi cắt phụ,1 lưỡi cắt ngang • Lưỡi cắt chính: là dao của mặt trước và mặt sau.Mặt trước của mũi dao có dạng xoắn còn mặt sau tùy theo phương pháp mài mà có thể lá mặt côn, mặt xoắn,mặt phẳng… . Thông thường với mũi khoan theo tiêu chuẩn thường sử dụng mặt sau là mặt côn. • Lưỡi cắt phụ: là giao tuyến của mặt sau với cạnh viền nằm trên phần trụ ở hai mép cắt. • Lưỡi cắt ngang: là giao của hai mặt sau, có dạng đường cong không gian, nhưng hình chiếu của nó quy ước là đường thẳng.
  8. Phần Định Hướng • Có tác dụng định hướng cho mũi khoan trong quá trình cắt và là phần dự chữ mài lại. • Phần định hướng có dạng côn ngược đường kính giảm dần từ phần cắt về phần cán dao tạo thành góc phụ φ1 lượng giảm thường lấy từ 0.03 - 0.1mm/100mm chiều dài. • Trên phần định hướng có hai rãnh xoắn để thoát phoi và hai mép cắt. Dọc theo rãnh xoắn ứng với đường kính ngoài có hai dải cạnh viền làm nhiệm vụ định hướng cho mũi khoan khi làm việc. Để giảm ma sát với bề mặt đã gia công phải hớt lưng trên suốt chiều dài hai mép cắt chỉ để lại cạnh viền với f=0.3 - 2.6mm và chiều cao h=0.1 -1.2mm.
  9. • Phần kim loại giữa hai rãnh xoắn được gọi là lõi mũi khoan đường kính lõi được lấy dần về phía cán. Đường kính lõi được tính theo công thức: do= (0.12 - 0.3)D Trong đó D – đường kính mũi khoan.
  10. 2/Thông số hình học của mũi khoan Xét ở trạng thái tĩnh: + Mặt đáy tại một điểm trên lưỡi cắt chính là mặt phẳng tạo thành bởi điểm đó với trục mũi khoan. + Mặt cắt tại một điểm trên lưỡi cắt chính là mặt phẳng chứa tiếp tuyến với lưỡi cắt chính và vectơ vận tốc cắt.
  11. *Góc trước: đo ở tiết diện chính tại một điểm A bất kỳ trên lưỡi cắt chính (coi như không có lưỡi cắt nganh và lưỡi cắt chính đi qua tâm mũi khoan được xác định theo công thức: tgγAN =(DA .tgω / D.sinω) Trong đó: DA – đường kính của mũi khoan xet tại điểm A (mm) D - đường kính ngoài mũi khoan (mm) ω -góc xoắn của rãnh phoi ( ο ) φ -góc nghiêng chính ( ο )
  12. *Góc sau:
  13. Góc nghiêng chính: Để đảm bảo cho hai lưỡi cắt đối xứng nhau qua hai trục mũi khoan góc ở đỉnh thường xác định góc 2φ . Khi góc φ cho phép mũi khoan dễ ăn sâu vào vật liệu, lưỡi cắt dài ra, nhiệt dễ thoát hơn. Tuy nhiên khi đó độ bền của nó giảm xuống. Góc φ được chọn theo độ bền và độ cứng của vật liệu gia công. Với mũi khoan tiêu chuẩn thường chon 2 φ =116’ – 120’ Góc nghiêng phụ: Góc nghiêng phụ φ ở mũi khoan được hình thành bởi độ côn ngược của phần 1 định hướng. Thường lấy φ = 1’ – 2’. Khi khoan lỗ sâu trên vật liệu cứng, hoặc khi 1 khoan lỗ không cần chính xác, góc φ có thể lấy tăng gấp 2 lần so với góc tiêu chuẩn φ 1 Góc nghiêng của rãnh xoắn: Góc nghiêng của rãnh xoắn ω là góc hợp bởi giữa đường thẳng tiếp tuyến với đường xoắn tại điểm nào đó của trục mũi khoan; có thể có hướng xoắn phải hoặc xoắn trai. Trong đó: DA – đường kính của mũi khoan xet tại điểm A (mm) H – Bước xoắn của mũi khoan (mm) Tg ωA = πDA AH 9
  14. Góc nghiêng của lưỡi cắt ngang ψ : Góc nghiêng của lưỡi cắt ngang ψ là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt ngang và hình chiếu lưỡi cắt chính trên mặt phẳng vuông góc với trục mũi khoan (lưỡi cắt ngang hình thành do mài sắc – mài nặt sau của mũi khoan) Mũi khoan tiêu chuẩn thường lấy ψ = 50’ – 55’ Góc nâng λ : • Góc nâng là góc hợp bởi lưỡi cắt chính và hình chiếu của nó trên mặt phẳng đáy. • Góc nâng tại một điểm A bất kỳ trên lưỡi cắt chính được tính theo công thức: • sin λ A=d0 .sin φ / DA • Trong đó: d0 – đường kính của lõi mũi khoan (mm) DA – đường kính tại điểm A của mũi khoan (mm) φ - Góc ngiêng chính (0)
  15. 3/ Lực và mô men khoan • + Lực khoan: • -Lực hướng kính Py: phân bố đối xứng trên các lưỡi cắt. Chúng có trị số bằng nhau cùng phương , ngược chiều nên tự triệt tiêu trong quá trình cắt. • -Lực chiều trục Px: có xu hướng chống lại lực chạy dao, lực Px bằng tổng các lực chiều trục tác dụng lên lưỡi cắt chính, tác dụng lên lưỡi cắt phụ, lưỡi cắt ngang. • Các thành phần lực Px tác dụng lên lưỡi cắt ngang chiếm 57% lực Px • Các thành phần lực Px tác dụng lên lưỡi cắt chính chiếm 40% lực Px • Các thành phần lực Px tác dụng lên lưỡi cắt phụ chiếm 3% lực Px
  16. • Lực tiếp tuyến Pz: phân bố trên các lưỡi cắt và hình thành ngẫu lực. Tập hợp các ngẫu lực này tạo ra mômen xoắn có xu hướng cản trở chuyển động cắt chính. + Mômen khoan: • Là tổng hợp mômen do các lực tiếp tuyến Pz gây ra: Pz- tác dụng lên 2LCC (chiếm 80%), Pz- tác dụng lên 2LCP (chiếm 12%), PzN- tác dụng lên 2LCN (chiếm 8%) 4/ Sự mài mòn và tuổi bền của mũi khoan • + Sự mài mòn • Mũi khoan thường hay bị mòn ở các bộ phận sau: • -Mòn theo mặt sau và mặt trước: xảy ra khi gia công thép. • -Mòn theo cạnh viền: xảy ra khi gia công vật liệu dẻo hoặc thép co độ bền và độ dai lớn. Cạnh viền bị mòn làm tăng mômen xoắn m
  17. • -Mòn theo góc nối tiêp giữa lưỡi cắt chính với cạnh viền: Xảy ra khi gia công vật liệu giòn, vật liệu kém dẻo. Dẫn tới cả Px và Mx đều tăng. • Mòn ở lưỡi cắt ngang: xảy ra khi lưỡi cắt ngang quá dài và nhiệt luyện mũi khoan không đạt yêu cầu. Lưỡi cắt ngang bị mòn dẫn tới lực chiều trục Px tăng lên nhanh. • * Tuổi bền: • Cũng như tiện, quan hệ giữa tuổi bền và tốc độ cắt khi khoan được biểu thị bởi thức sau: V = A /T m -Với mũi khoan thép gió, chỉ số tuổi bền lấy bằng: m = 0.125 - 0.2 -Với mũi khoan gắn mảnh kim cương : m = 0.25 - 0.4 Nói chung tuổi bền T được chọn theo đường kính mũi khoan. HSS: T = (1 – 1,5 )D [v/ph] HKC T = (1,5 – 2 )D [v/ph] Trong đó : D – đường kính mũi khoan (mm) A- hệ số phụ thuộc vào điều kiện gia công
  18. 5/Các yếu tố của lớp cắt và chế đọ cắt khi khoan 1.Chiều dày lớp cắt Chiều dày lớp cắt được đo theo phương vuông góc với lưỡi cắt chính. Khi khoan lỗ đặc hoặc lỗ rỗng, chiều dày lớp cắt được tính theo công thức: a = Sz . Sin φ = (S/2) Sin φ[mm] 2.Chiều rộng lớp cắt +khi khoan lỗ đặc : b= D / (2 Sin φ) [mm] +khi khoan lỗ rỗng : b= (D –d) / (2 Sin φ) [mm] 3.Diện tích lớp cắt +khi khoan lỗ đặc : f = 2a.b = SD / 2 [mm2] +khi khoan lỗ rỗng : f = 2a.b= S(D –d) / 2 [mm2]
  19. 4.Chiều sâu cắt +khi khoan lỗ đặc : t = D / 2 [mm] +khi khoan lỗ rỗng : t = (D –d) / 2 [mm] 5.Lượng chạy dao • Lượng chạy dao khi khoan là lượng dịc chuyển của một điêm trên lưỡi cắt chính theo phương chạy dao sau một vòng quay của nũi khoan. Ký hiệu: S (mm / vòng) • Vì lưỡi dao có hai lưỡi cắt chính, nên lượng chạy dao được tính bằng: S = S / 2 (mm / răng) • Luongj chạy dao phút được tính bằng: Sph = S.n (mm / ph) 6. Tốc độ cắt + Tính vận tốc cắt theo công thức & tính số vong quay : n = 1000V / πD [rev / min] + Tính lại vận tốc cắt thực : V = (π.D.nk) / 1000 [m / min] 7.Kiểm ngiệm chế độ cắt Chế độ cắt trên phải đảm bảo các điều kiện sau: Px < Pmáy;Mx < Mmáy;Nc < Nmáy. η
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2