Luận văn tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu số 01: Xây lắp trung tâm văn hóa, thể thao huyện Dương Minh Châu
lượt xem 20
download
Bài luận văn gồm 3 phần như sau: Chương 1: Tổng quan về đấu thầu và công tác lập hồ sơ dự thầu; Chương 2 Giới thiệu về gói thầu và nhà thầu tham dự thầu; Chương 3 Lập hồ sơ dự thầu cho công trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu số 01: Xây lắp trung tâm văn hóa, thể thao huyện Dương Minh Châu
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU SỐ 01: XÂY LẮP TRUNG TÂM VĂN HÓA, THỂ THAO HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU Ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ DỰ ÁN Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Triết MSSV: 1834 022 023, Lớp: QX18TN-B2 Điểm trung bình: 6,69 – 2,66 Tp HCM: 2020 BM-LVTN-06
- LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư nói chung được hiểu là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm đem lại lợi ích cho chủ đầu tư. Đầu tư có vai trò to lớn đối với nền kinh tế và có thể khẳng định rằng đầu tư là yếu tố cốt lõi duy trì và động lực cho sự tăng truởng và phát triển kinh tế – xã hội. Theo nhiều tiêu chí khác nhau, đầu tư có nhiều cách phân loại. Theo tiêu chí lĩnh vực đầu tư, đầu tư xây dựng là một trong những loại hình đầu tư được ưa chuộng trên thị trường. Việc xây dựng, mở rộng hoặc cải tạo các công trình xây dựng nhằm mục đích mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và một số đối tượng liên quan gọi chung là đầu tư xây dựng. Đầu tư xây dựng là hoạt động đầu tư phổ biến và diễn ra sôi động trên thị trường hiện nay, thu hút nguồn lực lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên thực tế, đầu tư xây dựng là một nhân tố cốt lõi trong việc hình thành mới, cải tạo hoặc mở rộng các công trình xây dựng, cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu xã hội. Nền kinh tế nước ta từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi đó đã có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng cơ bản nói riêng. Sự phát triển này thể hiện bằng việc các nhà thầu phải tham gia đấu thầu. Đấu thầu là một hình thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh công khai của thị trường, không có cạnh tranh thì không có đấu thầu và cũng không cần đến đấu thầu. Trong một vụ kinh doanh mua bán hay xây dựng các công trình dân sự có liên quan đến nhiều người, nhiều bên khác nhau thì người ta thường áp dụng hoặc bắt buộc phải áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh công khai. Đối với nhà thầu tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu, các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện. Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu thầu: các nhà thầu cạnh tranh bình đẳng trên thương trường, các nhà thầu phải phát huy tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu và kí kết hợp đồng (khi trúng thầu) tạo công ăn việc 1
- làm cho người lao động, phát triển sản xuất. Nhờ đấu thầu, các nhà thầu phải đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực công nghệ và kỹ thuật của mình. Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong tham gia đấu thầu. Để đạt mục tiêu thắng thầu, các công ty xây lắp phải tự hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham gia đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu. Thông qua phương thức đấu thầu, các công ty xây lắp sẽ tự nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Với những kiến thức đã được trau dồi sau bốn năm học dưới mái trường Đại học, với lòng ham muốn được hiểu biết thêm về những chính sách mới của Nhà nước đặc biệt là những chính sách về đấu thầu. Sau một thời gian tìm hiểu thực tế và thực tập tại Công ty TNHH Tân Ngọc Lực em đã hiểu biết hơn về hoạt động đấu thầu, nhất là hoat động lập hồ sơ dư thầu xây lắp trong các ngành xây dựng cơ bản nói chung vì vậy: Công tac lập hồ sơ dự thầu xây lắp tại Công ty TNHH Tân Ngọc Lực là đề tài em chọn để trình bày trong chuyên đề của mình. Bài luận văn gồm 3 phần như sau: Chương 1: Tổng quan về đấu thầu và công tác lập HSDT. Chương 2: Giới thiệu về gói thầu và nhà thầu tham dự thầu. Chương 3: Lập HSDT cho công trình. 2
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU VÀ CÔNG TÁC LẬP HSDT 1.1 Tổng quan về đấu thầu 1.1.1 Khái niệm về đầu thầu: Căn cứ theo Luật Đấu thầu năm 2013; Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ta có khái niệm cơ bản về đấu thầu như sau: Đấu thầu là quá trình lựa chọn các ứng viên nhà thầu có thể đáp ứng được hết những yêu cầu đưa ra của bên mời thầu. Bên mời thầu là chủ của một dự án, chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn. trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. 1.1.2 Vai trò của đầu thầu: Nhằm mục đích thể hiện tính cạnh tranh trong việc nhận dự án một cách công khai, minh bạch và công bằng nhất cho các ứng viên đấu thầu. Giúp bên mời thầu có thể lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất đảm bảo cho việc hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư dự án. 1.1.3 Nguyên tắc đấu thầu Trong đấu thầu , có một số nguyên tắc mà cả bên mời thầu lẫn nhà thầu đều phải tìm hiểu và tuân thủ một cách nghiêm túc khi tham gia dự thầu , đó là những nguyên tắc: hiệu quả, cạnh tranh, công bằng và minh bạch . Hiệu quả: Được tính cả trên hai phương diện : hiệu quả về mặt thời gian và hiệu quả cả về mặt tài chính.Về thời gian, sẽ được đặt lên hang đầu khi yêu cầu về tiến độ là cấp bách. Còn nếu thời gian không yêu cầu phải cấp bách thì quy trình đấu thầu phải được thực hiện từng bước theo đúng kế hoạch để lựa chọn nhà thầu đạt hiệu quả về mặt tài chính. Cạnh tranh: là nguyên tắc nổi bật trong đấu thầu. Nó đòi hỏi bên mời thầu phải tạo điều kiện cho các nhà thầu được tham gia một cách tối đa. 3
- Công bằng: Khi tham gia dự thầu các nhà thầu đều phải được đối xử như nhau ( thông tin đều được cung cấp như nhau ).Tuy nhiên , nguên tắc này chỉ là tương đối, vì có một số nhà thầu vẫn được ưu tiên và điều này được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu. Minh bạch: Không được phép có bất kì sự khuất tất nào đó làm nảy sinh nghi ngờ của bên mời thầu đối với nhà thầu và có điều gì đó khiến các nhà thầu nghi ngờ lẫn nhau. 1.1.4 Phương thức đấu thầu Dựa vào cách thức nộp hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu yêu cầu , người ta chia phương thức đấu thầu thành 3 loại cơ bản : - Một túi hồ sơ, một giai đoạn. - Hai túi hồ sơ, một giai đoạn. - Hai giai đoạn, một túi hồ sơ. - Hai giai đoạn, hait túi hồ sơ. Một túi hồ sơ , một giai đoạn Khi đưa ra yêu cầu thực hiện theo phương thức một túi hồ sơ, một giai đoạn tức là nhà thầu phải bỏ cả hai đề xuất: đề xuất kĩ thuật và đề xuất tài chính vào chung một túi hồ sơ và túi đó được niêm phong. Bên mời thầu được bóc và chấm thầu riêng cho từng đề xuất. Phương thức này thường được sử dụng với đầu thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá. Khi đó các bên tham dự thầu đều biết rõ về giá của nhau. Hai túi hồ sơ , một giai đoạn Lúc này hai đề xuất kĩ thuật và tài chính được bỏ vào cùng hai túi hồ sơ và hai túi đều được niêm phong. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu yêu cầu hoặc phải nộp hai túi cung một lúc , hoặc túi tài chính nộp sau. Trong quá trình đánh giá, nếu những nhà thầu không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật thì hồ sơ tài chính được trả lại còn nguyên niêm phong . Hiện tại ở Việt Nam phương 4
- thức này chỉ cho phếp áp dụng với đầu thầu tuyển chọn tư vấn còn đấu thầu xây lắp và mua sắm hàng háo thì không được áp dụng. Hai giai đoạn , một túi hồ sơ Là phương thức mà bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật hoặc có thể cả đề xuất tài chính và sẽ loại bỏ luôn những nhà thầu có đề xuất kỹ thuật không khả thi. Kết thúc giai đoạn 1 lựa chọn những nhà thầu có đề xuất kỹ thuật hoàn thiện và tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2 bằng cách yêu cầu các nhà thầu vượt qua giai đoạn 1 nộp đề xuất tài chính có kèm theo dự án cụ thể. Phương thức này thường được áp dụng với công việc có nhiều phương án thực hiện mà bên mời thầu chưa biết lựa chọn phương án nào. Và thường đó là những công trình xây dựng mà hai bên kí kết với nhau theo loại hợp đồng “chìa khoá trao tay” – là loại hợp đồng mà nhà thầu phải thực hiện tất cả các công việc từ: lập dự án, lắp đặt, thi công xây lắp, vận hành chạy thử ...Sau đó mới bàn giao cho bên mời thầu. 1.1.5 Các loại hình đấu thầu Xét theo đặc điểm từng loại công việc trong dự án gồm 6 loại: - Đấu thầu dịch vụ tư vấn. - Đấu thầu dịch vụ phi tư vấn. - Đấu thầu mua sắm hang hóa. - Đấu thầu xây lắp. - Đấu thầu thực hiện dự án. - Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Xét theo phạm vi của hoạt động đấu thầu, gồm 3 loại: - Đấu thầu trong nước. - Đấu thầu quốc tế. - Đấu thầu qua mạng. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: Trong lĩnh vực đầu tư , tư vấn được hiểu là việc cung cấp những kinh nghiệm, chuyên môn cần thiết cho chủ đầu tư trong quá trình xem xét, kiểm tra và ra quyết định ở tất cả các giai đoạn của một dự án đầu tư. Như 5
- vậy đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cung cấp kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn cho bên mời thầu một cách tốt nhất hay nói một cách khác là lựa chọn nhà thầu tư vấn có chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lí. Đấu thầu xây lắp: Là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công trình trong lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình, hạng mục công trình và lắp đặt thiết bị cho các công trình, hạng mục công trình. Chúng ta se xem xét cụ thể hơn về đấu thầu xây lắp ở phần sau đây. Đấu thầu mua sắm hàng hoá và các dịch vụ khác: Đây chính là quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ đạt yêu cầu về chất lượng và có giá cả hợp lí nhất. Đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án: Khi chủ đầu tư có ý tưởng về một dự án dầu tư nhưng do một hạn chế nào đó(có thể là hạn chế về tài chính hoặc kĩ thuật ) mà không thể tiến hành chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và có thể là cả vận hành kết quả đầu tư thì chủ đầu tư có thể tổ chức đấu thầu để chọn một đối tác thực hiện ý tưởng của mình và sau đó có thể bàn giao dự án vào một thời điểm thoả thuận giữa hai bên. Đối với loại hình này, đối tượng mà bên mời thầu muốn mua là toàn bộ một dự án chứ không phải một phần công việc cụ thể nào. 1.1.6 Các hình thức lựa chọn nhà thầu Các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hiện nay được pháp luật về đấu thầu quy định từ Điều 20 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013, bao gồm: - Đấu thầu rộng rãi. - Đấu thầu hạn chế. - Chỉ định thầu. - Chào hang cạnh tranh. - Mua sắm trực tiếp. - Tự thực hiện. - Tham gia thực hiện của cộng đồng. 1.1.7 Trình tự đầu thầu trong xây lắp: 6
- Đấu thầu sẽ được tiến hành theo một trình tự tổng quát như sau: Phân chia gói thầu → Sơ tuyển → Hồ sơ mời thầu → Mở thầu → Xét thầu → Trao thầu. Quy trình được hiểu là trình tự, thứ tự, cách thức, thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị. Những hoạt động này bao gồm tất cả các dạng thức hoạt động (hoặc quá trình) trong đời sống xã hội của con người. Như vậy, quy trình, trình tự các bước tổ chức đấu thầu là trình tự cách thức được quy định cụ thể mang tính chất bắt buộc để lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu của hợp đồng đấu thầu. Theo Điều 11 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đấu thầu ở nước ta bao gồm các giai đoạn: Chuẩn bị đấu thầu→ Tổ chức đấu thầu→ Xét thầu→Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu→Công bố trúng thầu→Hoàn thiện hơp đồng và kí hơp đồng. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm: a) Lập hồ sơ mời thầu; b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: a) Mời thầu; b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu; d) Mở thầu. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm: a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu; c) Xếp hạng nhà thầu. Thương thảo hợp đồng. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng. 7
- Do giới hạn của đề tài nên dưới đây chỉ trình bày cụ thể vào công tác lập hồ sơ dự thầu xây lắp-loại hình đấu thầu cơ bản của các công ty xây dựng. 1.2 Lập hồ sơ dự thầu (HSDT): 1.2.1 Khái niệm: Hồ sơ dự thầu là loại hồ sơ chuyên biệt dùng để tham gia đấu thầu dự án, thường là dự án xây dựng, là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 1.2.2 Chuẩn bị lập HSDT với các gói thầu xây lắp: Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP các giấy tờ cần có trong hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu xây lắp nhà thầu cần chuẩn bị gồm: - Hồ sơ mời thầu - Đơn dự thầu (theo mẫu) - Bảo đảm dự thầu. - Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh. - Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu. - Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu. - Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu. - Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu. - Đề xuất về giá và các bảng biểu. - Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế. - Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bảng dữ liệu đấu thầu. 1.3 Nội dung chính trong lập HSDT: Bước 1: Đọc hiểu hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật thi công Trước tiên để bắt tay vào hoàn thiện hồ sơ dự thầu phải đọc hiểu về HSMT và nắm được những điều kiện tiên quyết của hồ sơ mời thầu. 8
- Ngoài ra việc đọc hiểu hồ sơ mời thầu sẽ nắm được những nội dung quan trọng của HSMT từ đó lên được danh mục các công việc cần phải làm, cần phải xử lý để quản lý và kiểm soát quá trình lập hồ sơ dự thầu. Một số nội quan trọng của HSMT: + Các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm nhà thầu; + Các yêu cầu về tài chính; + Các yêu cầu về nhân lực và máy móc thiết bị nhà thầu; + Các yêu cầu về giải pháp kỹ thuật; + Các biểu mẫu dự thầu; Bước 2: Lập hồ sơ pháp lý dự thầu Bao gồm các nội dung cơ bản sau: Đơn dự thầu: Lập theo mẫu của HSMT bao gồm Đơn dự thầu tài chính và Đơn dự thầu kỹ thuật (theo yêu cầu của HSMT). Bảo lãnh dự thầu: Lập theo yêu cầu của HSMT bao gồm giá trị bảo lãnh, thời gian, mẫu biểu theo ngân hàng hay theo mẫu biểu của HSMT. Các bản cam kết của nhà nhầu: Cam kết cung cấp vật tư, cam kết nguồn vốn, … và lập theo mẫu của HSMT. Thỏa thuận liên danh: Nếu hồ sơ dự thầu bao bồm 2 liên danh trở lên và lập theo mẫu của HSMT. Giấy ủy quyền (nếu có); Hồ sơ năng lực của công ty: Quyết định thành lập công ty, đăng ký kinh doanh, hồ sơ năng lực, báo cáo tài chính, báo cáo thuế, … Hồ sơ kinh nghiệm: Các hợp đồng tương tự đã thực hiện Năng lực tài chính để thi công gói thầu: Chứng minh được nguồn vốn của mình từ báo cáo tài chính và làm theo biểu mẫu của HSMT hoặc chứng minh bằng hợp đồng cung cấp tín dụng của công ty với ngân hàng. 9
- Vật tư thiết bị thực hiện gói thầu: Chứng minh bằng các hợp đồng nguyên tắc mua vật tư, thiết bị kèm catalog (nếu yêu cầu). Nhân lực thực hiện gói thầu: Bằng cấp, chứng chỉ, xác nhận của CĐT để chứng minh năng lực kinh nghiệm và hợp đồng lao động, xác nhận của bảo hiểm (nếu yêu cầu trong HSMT). Máy móc thiết bị thực hiện gói thầu: Hóa đơn, đăng ký, đăng kiểm của máy móc thiết bị hoặc các hợp đồng nguyên tắc thuê máy móc thiết bị (nếu công ty không có). Toàn bộ các hồ sơ nêu trên in ấn dưới dạng bản sao hoặc bản sao có công chứng hoặc sử dụng bản gốc (theo yêu cầu của HSMT) và tập hợp thành 1 bộ theo danh mục cụ thể. Bước 3: Lập biện pháp thi công Bao gồm bản vẽ biện pháp thi công và thuyết minh biện pháp thi công. Căn cứ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu mà từ đó đưa ra biện pháp thi công hợp lý cho công trình. Để chi tiết mình sẽ đưa ra trình tự biện pháp thi công xây dựng 1 công trình dân dụng cụ thể: Lập bản vẽ biện pháp thi công + Bản vẽ tổ chức mặt bằng thi công: Các bạn phải thể hiện đầy đủ các hạng mục như công trình tạm, thiết bị thi công, kho bãi vật liệu, chất thải; cổng ra vào, rào chắn, biển báo, giao thông, liên lạc, cầu rửa xe; cẩu tháp, vận thăng … theo yêu cầu trong HSMT. + Bản vẽ mặt bằng cấp điện: Thể hiện vị trí đấu nối điện vào công trường, đường đi dây điện, tủ điện tổng và các tủ điện nhánh, các bóng điện chiếu sang phục vụ ban đêm, + Bản vẽ cấp thoát nước: Thể hiện vị trí đấu nối cấp nước (nếu có) hoặc vị trí giếng khoan, đường đi cấp nước (nếu có), bể chứa nước sinh hoạt và thi công, vị trí đấu nối thoát nước, các đường cống hay rãnh thoát nước, các hố ga thu nước, … + Bản vẽ biện pháp trắc địa: Trình tự thi công biện pháp trắc địa. 10
- + Bản vẽ biện pháp cọc (đóng cọc hay cọc khoan nhồi), cừ: Thể hiện trình tự thi công, bao nhiêu mũi thi công, hướng thi công, vị trí đặt máy ép, bãi để cọc. + Bản vẽ biện pháp đào đất móng: Vẽ mặt bằng và mặt cắt đào đất, trình tự thi công, hướng thi công, số mũi thi công, hướng thu gom đất, hướng vận chuyển đất, máy đào sử dụng loại gì (dung tích gầu), thể hiện công nhân đào đất. + Bản vẽ biện pháp phá đầu cọc: Vẽ cho cọc điển hình, sử dụng máy gì, công nhân. + Bản vẽ biện pháp thi công kết cấu móng: Mặt bằng và bản vẽ điển hình cốp pha, cốt thép, bê tông móng, hướng thi công, phương pháp đổ bê tông (thủ công, bơm tự hành, bơm tĩnh). + Bản vẽ biện pháp thi công cốp pha cột, vách: Vẽ điển hình cột trung tâm, cột biên, thể hiện cốp pha loại gì (thép hay phủ phim), tăng đơ, cây chống, ti, giáo hoàn thiện …Bản vẽ biện pháp thi công cốt thép cột, vách: Vẽ điển hình cột trung tâm, cột biên, giáo hoàn thiện, sàn thao tác … + Bản vẽ biện pháp thi công đổ bê tông cột, vách: Vẽ điển hình cột trung tâm, cột biên, giáo hoàn thiện, sàn thao tác, phương pháp đổ bê tông (thủ công, bơm tự hành) … + Bản vẽ biện pháp thi công sàn: Bản vẽ điển hình cốp pha, cốt thép, đổ bê tông, bản vẽ mặt bằng thi công sàn bê tông thể hiện hướng thi công, phương pháp đổ bê tông. + Bản vẽ biện pháp các công tác hoàn thiện: Xây, trát, ốp, lát, sơn, trần thạch cao, lắp đặt điện nước, phòng cháy chữa cháy,… tùy theo yêu cầu của HSMT. + Bản vẽ biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Lập thuyết minh biện pháp thi công Theo yêu cầu của HSMT, bao gồm các công việc chính sau: 11
- + Thuyết minh nhân sự tổ chức thi công: Vẽ sơ đồ tổ chức nhân sự, bao gồm chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, bộ phận kỹ thuật, …. nêu chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. + Thuyết minh máy móc thiết bị thi công: Kê bảng máy móc thiết bị sử dụng tại công trường, kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng thiết bị thi công, … + Thuyết minh tổ chức mặt bằng thi công: Các bạn phải thuyết minh đầy đủ các hạng mục đã thể hiện trong bản vẽ thi công như công trình tạm, thiết bị thi công, kho bãi vật liệu, chất thải; cổng ra vào, rào chắn, biển báo; giao thông, liên lạc, cầu rửa xe; cẩu tháp, vận thăng … theo yêu cầu trong HSMT. + Thuyết minh biện pháp thi công chi tiết các công việc: Cốp pha, cốt thép, bê tông cột, dầm, sàn, xây, trát, sơn bả, điện nước, … Phần thuyết minh biện pháp này chính là thể hiện bằng lời cho các bản vẽ biện pháp thi công chi tiết các công việc. Ví dụ công tác xây tường các bạn sẽ nêu chi tiết các công việc chuẩn bị như thế nào, nêu biện pháp xây, nghiệm thu công tác xây tường … + Biện pháp an toàn lao động, PCCC: Các bạn nêu an toàn trong các công tác thi công, an toàn sử dụng máy móc thiết bị, an toàn trên cao, an toàn sử dụng điện, các trang thiết bị sử dụng điện, … + Biện pháp vệ sinh môi trường. + Biện pháp đảm bảo chất lượng: Nêu mô hình quản lý chất lượng và thuyết minh, quản lý chất lượng công tác thí nghiệm kiểm tra, nghiệm thu và bảo hành công trình. Bước 4: Lập tiến độ thi công Lập tiến độ dự thầu bao gồm 3 biểu sau (Theo yêu cầu của HSMT): Lập tổng tiến độ thi công; Lập tiến độ huy động thiết bị thi công; Lập tiến độ huy động nhân lực thi công. 12
- Tiến độ dự thầu phải dựa vào yêu cầu của HSMT và năng lực của nhà thầu có thể lập trên exel hoặc Project, tuy nhiên một số HSMT yêu cầu phải thực hiện theo phương pháp khác. Bước 5: Lập giá dự thầu Đây là 1 trong những bước quan trọng nhất của Hồ sơ dự thầu bởi vì giá dự thầu là tiêu chí rất quan trọng để cạnh tranh với Nhà thầu khác và quyết định bạn có trúng thầu hay không. - Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu sau khi trừ đi phần giảm giá (nếu có). Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu. - Nhà thầu phải điền đơn giá và thành tiền cho tất cả các hạng mục chi tiết của công trình nêu trong Bảng tiên lượng. Đơn giá dự thầu phải bao gồm các yếu tố quy định tại Bảng dữ liệu. - Trường hợp nhà thầu phát hiện ra tiên lượng chưa chính xác so với thiết kế, nhà thầu có thể lập một bảng riêng cho phần khối lượng sai khác này làm cơ sở thương thảo Hợp đồng khi nhà thầu trúng thầu. Nhà thầu không được tính toán phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu. - Nhà thầu có thể tham khảo định mức do cơ quan có thẩm quyền công bố để lập giá dự thầu theo khả năng của mình. Đơn giá dự thầu phải phù hợp với Biện pháp thi công. - Trường hợp Nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với Hồ sơ dự thầu hoặc nộp riêng song phải đảm bảo nộp trước thời điểm đóng thầu. Hoặc nộp riêng và phải đảm bảo trước thời điểm đóng thầu. - Trong thư giảm giá có nêu rõ nội dung và cách thức giảm giá vào các hạng mục cụ thể nêu lên trong Bảng tiên lượng. Trường hợp không nêu rõ cách thức giảm giá thì được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho từng hạng mục nêu trong Bảng tiên lượng. 13
- - Đơn giá và giá dự thầu do nhà thầu chào là giá cố định và sẽ không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, trừ khi có quy định khác tại Bảng dữ liệu. - Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần và cho phép dự thầu theo từng phần quy định trong Bảng dữ liệu thì nhà thầu có thể chào cho một hoặc nhiều phần của gói thầu. Các bước chính lập giá dự thầu như sau: Kiểm tra, bóc tách khối lượng của hồ sơ thiết kế để so sánh với khối lượng mời thầu. Việc này rất quan trọng đối với hình thức hợp đồng trọn gói, bởi vì nếu khối lượng mời thầu nhỏ hơn theo thiết kế có thể dẫn đến thua lỗ khi thực hiện gói thầu. Trong trường hợp phát hiện khối lượng thiết kế sai khác với khối lượng mời thầu thì theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà thầu có thể thông báo cho bên mời thầu và lập một bảng chào giá riêng cho phần khối lượng sai khác này để bên mời thầu xem xét, không được tính toán phần khối lượng sai khác này vào giá dự thầu. Xác định định mức sử dụng cho gói thầu: ĐM 1776, 1777, 1779 và các định mức bổ sung, sửa đổi khác cho phù hợp với công việc trong gói thầu. Tra mã công việc mời thầu. Xác định đơn giá nhân công: Cách tính đơn giá nhân công được áp dụng theo Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ xây dựng kết hợp với công bố giá nhân công trên địa bàn của từng vùng. Như ở Tây Ninh, hiện tại áp dụng đơn giá nhân công theo Quyết định số 2966/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh, ngày 21/11/2016. Xác định đơn giá ca máy: Cách tính đơn giá ca máy được áp dụng theo: + Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ xây dựng 14
- + Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 8/10/2015 của Bộ xây dựng V/v công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng. + Căn cứ Quyết định số 2967/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh, ngày 21/11/2016, về việc công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh + Bảng tính giá nhân công đã xác định ở trên (để tính nhân công lái máy); + Công bố giá sử dụng điện, nhiên liệu của địa phương tại thời điểm lập giá dự thầu, bao gồm: Biểu giá bán lẻ điện của tập đoàn điện lực Việt Nam và Công bố giá nhiên liệu (xăng, dầu) của tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Giá vật liệu: + Theo thông báo giá vật liệu của từng địa phương ví dụ như Tây Ninh là công bố giá vật liệu theo Quý do liên sở Xây dựng – Tài chính lập. + Đối với những vật liệu không có trong thông báo giá thì tham khảo theo báo giá của nhà sản xuất áp dụng trên địa bàn. Chi phí thiết bị bao gồm: + Chi phí mua sắm thiết bị; + Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; + Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; + Chi phí khác có liên quan. Một số chi phí khác: + Chi phí chung; + Thu nhập chịu thuế tính trước; + Chi phí hạng mục chung bao gồm: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, chi phí một số công tác không xác định được khối lượng từ thiết kế, các chi phí hạng mục chung khác. + Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình, lưu ý: 15
- + Chi phí hạng mục chung và Chi phí dự phòng sẽ được tách riêng 1 hạng mục hoặc phân bổ chi tiết vào các công việc của gói thầu, điều này được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu. + Đơn giá nhân công, đơn giá vật liệu, một số chi phí khác có thể để cao hoặc thấp dựa theo năng lực của nhà thầu, nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh và không thua lỗ khi thực hiện gói thầu. Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ dự thầu Phần hoàn thiện hồ sơ sẽ làm lần lượt theo các bước sau: Sau khi đã hoàn thành các bước trên, tiến hành in ấn hồ sơ và tập hợp vào 1 cặp file theo thứ tự như danh mục hồ sơ đã lập ban đầu. Đánh dấu vào những trang cần ký và đóng dấu chức danh công ty để trình ký. Sau khi ký và đóng dấu chức danh xong, đóng dấu treo lên toàn bộ hồ sơ dự thầu (hoặc đóng giáp lai). Đánh số trang toàn bộ các trang của hồ sơ dự thầu. Photocopy hồ sơ dự thầu ra thành các bản chụp (số lượng bản chụp theo yêu cầu của HSMT). Sao chép các dữ liệu vào đĩa (CD) theo yêu cầu của HSMT, thường là dữ liệu về giá dự thầu. Đóng thùng và niêm phong toàn bộ bản chính và bản chụp. Nộp hồ sơ theo đúng thời gian yêu cầu trong HSMT. 1.4 Phương pháp xây dựng giá Dự thầu 1.4.1 Cơ sở lý luận tính giá dự thầu: Hiện nay, công tác xác định giá dự toán dự thầu của được xác định chủ yếu dựa trên các cơ sở sau: - Khối lượng công trình, các bản vẽ khối lượng của chủ đầu tư chào giá cho từng hạng mục công trình và tổng giá thành. - Định mức dự toán XDCB số 10/2019 ngày 26/12/2019 của Bộ xây dựng. 16
- - Bảng dự toán ca máy và thiết bị xây dựng theo Thông tư số 11/2019/TT- BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình. Quyết định số 2967/QĐ- UBND của UBND tỉnh Tây Ninh, ngày 21/11/2016, về việc công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Quyết định số 2966/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh, ngày 21/11/2016, về việc công bố Bảng đơn giá nhân công trực tiếp sản xuất trong xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Đơn giá XDCB và vật tư thiết bị của UBND tỉnh Tây Ninh khu vực địa phương nơi thi công công trình. - Thuế VAT theo thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. - Một số văn bản khác có liên quan. Hiện nay để đưa ra một mức giá dự thầu các doanh nghiệp có rất nhiều cách để tính cho phù hợp với năng lực của DN mình. Giá dự thầu là căn cứ đầu tiên để bên mời thầu lựa chọn nhà thầu. Giá dự thầu là mức giá tối thiểu đảm bảo cho nhà thầu có lãi. Vì vậy, để đảm bảo cho đơn vị trúng thầu thì trước hết phải xác định được giá dự toán dự thầu. Mức giá dự thầu của đơn vị phải có sức hấp dẫn đối với chủ đầu tư và có khả năng cạnh tranh được với đối thủ đảm bảo được hiệu quả kinh doanh cho đơn vị. 1.4.2 Giá dự toán xây lắp theo quy định hiện hành bao gồm các bộ phận sau: 1.4.2.1. Chi phí trực tiếp (T) a. Chi phí cho nguyên vật liệu xây dựng đến công trường (theo PL 04 mục 1.2 TT 09/2019/TT-BXD) Loại chi phí này được xác định dựa trên khối lượng và đơn giá dự toán xây dựng chi tiết theo Công thức: Gvl = Gng + Cv/c + Cbx + Cvcnb + Chh 17
- Trong đó: Gng: Gía VL tại nguồn cung cấp; Cv/c: Chi phí vận chuyển đến hiện trường; Cbx : Chi phí bốc xếp (nếu có); Cvcnb: Chi phí vận chuyển nội bộ trong cong trường (nếu có); Chh: Chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường công trình (nếu có). BẢNG GIÁ VL ĐẾN CÔNG TRƯỜNG Gía VL đến chân công trình CP vận CP chuyển đến CP vận CP Loại ĐV Gía tại chân công bốc chuyển hao Gía VL đến công TT VL tính nguồn trình xếp nội bộ hụt trình [9] = [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [4]+[5]+[6]+[7]+[8] 1 2 …. b. Chi phí cho nhân công (theo PL 04 mục 1.2 TT 09/2019/TT-BXD) Chi phí cho nhân công được tính cho công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ xây lắp, theo quy định hiện hành, trong đơn giá chi phí cho nhân công, bao gồm: Tiền lương cơ bản, phụ cấp lao động ở mức thấp nhất (20% tiền lương tối thiểu), phụ cấp không ổn định ở mức bình quân (10%), lương phụ cấp cho nghỉ lễ, tết và phép..., (12%) và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động khoảng 4% so với tiền lương cơ bản. Chi phí cho nhân công (ký hiệu NC) được tính theo công thức: NC = N x Gnc Trong đó: N: Lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng; 18
- Gnc: Đơn giá NC của công nhân trực tiếp xây dựng xác định theo hướng dẫn của BXD và UBND tỉnh Tây Ninh. c. Chi phí cho sử dụng máy (MTC) (theo PL 04 mục 1.2 TT 09/2019/TT- BXD) n MTC (Mi x Gi mtc) x (1+Kmtc) i1 Trong đó: Mi: Lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷ n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng; Gmtc: Gía ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷ n) theo bảng giá ca máy và thiết bị thi công hoặc giá thuê máy xác định theo hướng dẫn của BXD và công bố của UBND tỉnh Tây Ninh; Kmtc: Hệ số tính chi phí máy so với tổng chi phí máy (nếu có), thiết bị thi công chủ yếu xác định trong định mức dự toán Vậy chi phí trực tiếp (T) là: T= Gvl +NC+MTC+CPkhác 1.4.2.2. Chi phí gián tiếp (GT) GT= C +LT+TT+GTk a. Chi phí chung: Đó là loại chi phí phục vụ chung cho mọi đối tượng sản phẩm hay công việc xây dựng nằm trong dự toán xây lắp của hạng mục công trình đang xét mà chúng ta không thể tính trực tiếp và chính xác theo từng đối tượng sảm phẩm hay công việc xây lắp. Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo hiểm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ cho các công ty ngành dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
134 p | 311 | 126
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu số 07: tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT các gói thầu 1;2;3;4;5;6 dự án - Xây dựng trung tâm điều trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Nhi đồng 2
124 p | 54 | 32
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình khách sạn Hiive Bình Dương
97 p | 47 | 29
-
Luận văn tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu số 01: Xây lắp - trường mẫu giáo Hưng Thuận
254 p | 58 | 28
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Quản lý khối lượng hợp đồng và lập hồ sơ thanh quyết toán công trình xây dựng căn hộ chung cư Green Town Bình Tân – Block B1
151 p | 34 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng Láng nhựa đường trục xã, đường ấp Rộc A, xã Thạnh Đức
172 p | 26 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình Khách sạn Hiive Bình Dương
97 p | 33 | 19
-
Luận văn tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu công trình cải tạo nâng cấp đường Hùng Hương, huyện Gò Dầu
117 p | 30 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng cơ bản thuộc dự án nhà xưởng thực phẩm GN mở rộng tỉnh Long An
162 p | 26 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng: Lập hồ sơ thanh-quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình 16 căn mẫu - Tiểu Khu 1
200 p | 39 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Lập dự toán ngân sách và dự án Novaworld – The Tropicana Hồ Tràm
92 p | 27 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Nâng cao chất lượng công tác lập Hồ sơ dự toán tại Xí nghiệp Cầu Lớn – Hầm Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDI SOUTH)
86 p | 25 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán quản lý việc kinh doanh điện của một cơ sở điện lực
78 p | 30 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây lắp thuộc dự án nâng cấp bê tông xi măng đường Ấp 1, Hưng Hòa gồm các tuyến số (05, 13, 15, 25, 89, 91)”
88 p | 29 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp: Lập dự toán và kiểm toán ngân sách dự án tòa nhà phức hợp - Văn phòng - Thương mại Vĩnh Long
113 p | 19 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý hồ sơ Đảng viên trường Đại học Võ Trường Toản
72 p | 14 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhân khẩu ở địa phương
79 p | 12 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn