intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng cơ bản thuộc dự án Nhà xưởng thực phẩm GN mở rộng tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

21
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng cơ bản thuộc dự án Nhà xưởng thực phẩm GN mở rộng tỉnh Long An” với mục đích: Nắm được các quy trình lập hồ sơ dự thầu; biết đọc hồ sơ mời thầu, từ đó đưa ra chiến lược dự thầu cho công ty; Đưa ra giải pháp nâng cao khả năng trúng thầu của nhà thầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng cơ bản thuộc dự án Nhà xưởng thực phẩm GN mở rộng tỉnh Long An

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA: KINH TẾ VẬN TẢI --------  ------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC DỰ ÁN NHÀ XƯỞNG THỰC PHẨM GN MỞ RỘNG TỈNH LONG AN Ngành: Kinh tế xây dựng Chuyên ngành: Kinh tế xây dựng Giáo Viên hướng dẫn: Ths.Lê Quang Phúc Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Lan Anh MSSV: 1854020004 Lớp: KX18A TP Hồ Chí Minh, năm 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “ Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng cơ bản thuộc dự án Nhà xưởng thực phẩm GN mở rộng” là đề tài tôi nghiên cứu trong suốt thời gian làm luận văn. Tất cả số liệu tôi sử dụng trong bài luận văn là do tôi nghiên cứu và tìm hiểu, phân tích một cách trung thực nhất, khách quan và có hình thức rõ ràng. Tôi sẽ chịu mọi trách nhiệm khi trong bài có sự không trung thực. TP Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2022 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Lan Anh
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................... 1 3. Mục đích nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 2 6. Các kết quả đạt được của đề tài .............................................................. 2 7. Kết cấu LVTN .......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU ........................................... 4 1.1 Các căn cứ pháp lí liên quan đến đấu thầu.......................................... 4 1.2 Tổng quan về đấu thầu ......................................................................... 4 1.2.1 Khái niệm về đấu thầu.................................................................... 4 1.2.2 Đặc điểm của đấu thầu .................................................................. 6 1.2.3 Nguyên tắc trong đấu thầu ............................................................. 7 1.2.4 Mục đích của công tác đấu thầu .................................................... 8 1.2.5 Vai trò của công tác đấu thầu ........................................................ 8 1.2.6 Hình thức và phương thức đấu thầu ............................................ 10 1.2.7 Trình tự thực hiện đấu thầu.......................................................... 12 1.2.8 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu .......................................... 14 1.3 Trình tự lập hồ sơ dự thầu .................................................................. 16 1.4 Nội dung của hồ sơ dự thầu................................................................ 19 1.5 Phương pháp lập giá dự thầu ............................................................. 20 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ GÓI THẦU VÀ NHÀ THẦU, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU .............................. 24 2.1 Giới thiệu chung về công ty: .................................................................. 24 2.1.1 Các thông tin chung ......................................................................... 24 i
  4. 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh ........................................................................... 24 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh ................................................................... 25 2.1.4 Một số dự án của công ty cổ phần xây dựng An Phú Gia ............... 25 2.1.5 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................. 26 2.1.6 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây dựng An Phú Gia ............ 27 2.1.7 Năng lực công ty .............................................................................. 28 2.3 Năng lực thực hiện dự thầu của công ty thông qua ma trận SWOT ...... 31 2.4 Giới thiệu chung về gói thầu .................................................................. 32 2.4.1 Dự án................................................................................................ 32 2.4.2 Địa điểm dự án................................................................................. 32 2.4.3 Quy mô xây dựng ............................................................................. 32 2.4.4 Hình thức và phương thức hợp đồng của gói thầu .......................... 33 2.5 Yêu cầu đối với hồ sơ dự thầu của gói thầu........................................... 33 2.6 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu ......................... 40 2.7 Chiến lược dự thầu gói thầu xây dựng cơ bản ...................................... 41 CHƯƠNG 3: LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC DỰ ÁN NHÀ XƯỞNG GN MỞ RỘNG ......................................... 42 3.1 Hồ sơ hành chính – pháp lí .................................................................. 42 3.1.1 Đơn dự thầu ..................................................................................... 42 3.1.2 Bảo lãnh dự thầu.............................................................................. 46 3.1.3 Thông tin chung của nhà thầu ......................................................... 49 3.2 Hồ sơ năng lực và kinh nghiệm: ......................................................... 52 3.2.1 Nhân sự chủ chốt ............................................................................. 52 3.2.2 Danh sách máy móc, thiết bị............................................................ 73 3.2.3 Danh mục vật tư ............................................................................... 74 3.2.4 Báo cáo tài chính ............................................................................. 87 3.2.5 Hợp đồng tương tự ........................................................................... 88 3.2.6 Hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ .................................... 99 3.2.7 Kiện tụng đang giải quyết .............................................................. 100 ii
  5. 3.2.8 Biện pháp thi công ......................................................................... 100 3.2.9 Tiến độ thi công ............................................................................. 113 3.2.10 Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình .................................. 121 3.2.11 Biện pháp quản lí và đảm bảo an toàn lao động ......................... 126 3.2.12 Biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường..................... 127 3.3 Hồ sơ đề xuất tài chính: ..................................................................... 130 3.3.1 Giá dự thầu tổng hợp ..................................................................... 130 3.3.2 Giá dự thầu chi tiết ........................................................................ 131 3.3.3 Đơn giá dự thầu chi tiết ................................................................. 131 KẾT LUẬN .................................................................................................. 140 Tài liệu tham khảo: ..................................................................................... 154 iii
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HSMT : Hồ sơ mời thầu BMT : Bên mời thầu BQLDA : Ban quản lí dự án BQL : Ban quản lí CĐT : Chủ đầu tư HSDT : Hồ sơ dự thầu HSMT : Hồ sơ mời thầu HSĐXKT : Hồ sơ đề xuất kỹ thuật HSĐXTC : Hồ sơ đề xuất tài chính NTC : Nhà thầu chính NTP : Nhà thầu phụ TVGS : Tư vấn giám sát iv
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Bảng mẫu giá dự thầu 22 Bảng 1.2 Bảng mẫu tính giá dự thầu 22 Bảng 2.1 Bảng ma trận swot của An Phú Gia 32 Bảng 2.2 Bảng yêu cầu nhân sự chủ chốt 35 Bảng 2.3 Bảng yêu cầu máy móc thiết bị 38 Bảng 2.4 Bảng tiêu chuẩn đánh giá giải pháp kỹ thuật 39 Bảng 2.5 Bảng đánh giá tiến độ thi công 40 Bảng 2.6 Bảng đánh giá biện pháp đảm bảo chất lượng 40 Bảng 2.7 Bảng đánh giá ATLĐ, PCCC, VSMT 41 Bảng 3.1 Bảng kê khai thông tin nhà thầu 49 Bảng 3.2 Bảng đề xuất nhân sự chủ chốt 53 Bảng 3.3 Bảng lí lịch chuyên môn Ngô Quang Ninh 54 Bảng 3.4 Bảng lí lịch chuyên môn Lê Anh Cảnh 55 Bảng 3.5 Bảng lí lịch chuyên môn Huỳnh Minh Hiền 56 Bảng 3.6 Bảng lí lịch chuyên môn Trần Đình Tư 57 Bảng 3.7 Bảng lí lịch chuyên môn Ngô Đức Quyền 58 Bảng 3.8 Bảng lí lịch chuyên môn Nguyễn Đình Hưng 59 Bảng 3.9 Bảng kinh nghiệm chuyên môn Ngô Quang Ninh 60 Bảng 3.10 Bảng kinh nghiệm chuyên môn Lê Anh Cảnh 61 v
  8. Bảng 3.11 Bảng kinh nghiệm chuyên môn Huỳnh Minh Hiền 62 Bảng 3.12 Bảng kinh nghiệm chuyên môn Nguyễn Đình Hưng 63 Bảng 3.13 Bảng kinh nghiệm chuyên môn Trần Đình Tư 64 Bảng 3.14 Bảng kinh nghiệm chuyên môn Ngô Đức Quyền 65 Bảng 3.15 Bảng danh sách máy móc thiết bị 68 Bảng 3.16 Bảng danh mục vật tư 79 Bảng 3.17 Bảng báo cáo tài chính 82 Bảng 3.18 Bảng doanh thu bình quân 83 Bảng 3.19 Bảng hợp đồng tương tự nhà máy gia công thuốc 85 Bảng 3.20 Bảng hợp đồng tương tự nhà xưởng B7 93 Bảng 3.21 Bảng hợp đồng không hoàn thành trong quá khứ 94 Bảng 3.22 Bảng kiện tung đang giải quyết 95 Bảng 3.23 Bảng biểu đồ máy thi công 114 Bảng 3.24 Bảng biểu đồ nhân công 114 Bảng 3.25 Bảng điều đồ vật tư 115 Bảng 3.26 Bảng giá dự thầu tổng hợp 130 Bảng 3.27 Bảng giá dự thầu chi tiết 131 Bảng 3.28 Bảng đơn giá dự thầu chi tiết 140 vi
  9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: - Xây dựng là một trong những nghành nghề phát triển nhất của đất nước ta, từ đó sự xuất hiện của các công ty xây dựng ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng tăng cao do đó việc lập hồ sơ dự thầu là rất cần thiết cho các bên mời thầu để chọn ra nhà thầu tốt nhất, đồng thời tránh được việc gian lận của các nhà thầu. - Với sự phát triển ngày càng vượt bậc của đất nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế ngày càng lớn thì sẽ luôn hiện hữu những khó khăn và thách thức. Đất nước ngày càng phát triển thì đi đôi với sự phát triển đó là năng lực của các doanh nghiệp ngày càng tăng và phát triển. Từ đó Chủ đầu tư, bên mời thầu sẽ yêu cầu cao hơn về các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn về chất lượng, đưa ra nhiều yêu cầu hơn cho nhà thầu. Do đó việc lập hồ sơ dự thầu là một giải pháp cần thiết để có thể đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư, bên mời thầu. - Nhờ có hồ sơ dự thầu mà các nhà thầu dễ dàng phát huy được tất cả điểm mạnh của mình, dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu, đồng thời tăng tính chủ động của các nhà thầu trong đấu thầu. - Thông qua việc đấu thầu và lập hồ sơ dự thầu mà nhà thầu có thể biết được điểm mạnh của mình để phát huy nó một cách tốt nhất và khắc phục được các điểm yếu của mình để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao. - Qua đó cho thấy việc lập hồ sơ dự thầu là rất cần thiết cho cả bên mời thầu và nhà thầu. 2. Tình hình nghiên cứu: - HSDT có thể nói là một chuyên đề truyền thống, nhưng lại rất phổ biến và được nhiều bạn sinh viện chọn làm đề tài, điển hình như một số bài nghiên cứu sau: 1
  10. - Bài luận văn tốt nghiệp “ lập hồ sơ dự thầu công trình đường Tầm Phô, Sân Bay của tác giả Nguyễn Thế Phong” bảo vệ tại trường đại học Giao Thông Vận Tải TP.Hồ Chí Minh. - Bài luận văn tốt nghiệp “lập hồ sơ dự thầu công trình đường 24 – Lộ Nam Dương của tác giả Nguyễn Thị Mộng Tuyền” bảo vệ tại trường đại học Giao Thông Vận Tải TP.Hồ Chí Minh. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Em nghiên cứu đề tài “ lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng cơ bản dự án nhà xưởng thực phẩm GN” với mục đích: - Nắm được các quy trình lập hồ sơ dự thầu. - Biết đọc hồ sơ mời thầu, từ đó đưa ra chiến lược dự thầu cho công ty - Đưa ra giải pháp nâng cao khả năng trúng thầu của nhà thầu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đưa ra các cơ sở lí luận của đấu thầu - Hiểu rõ về hồ sơ mời thầu, nắm được các yêu cầu trong HSMT - Phân tích các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, từ đó lập ra một hồ sơ dự thầu đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: tìm hiểu nghiên cứu và sưu tập các thông tin của hồ sơ dự thầu và hồ sơ mời thầu của dự án nhà xưởng thực phẩm GN mở rộng. - Phương tháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia: tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, giáo viên có chuyên môn cũng như các anh chị đi trước. Nhờ có sự góp ý của mọi người mà bài luận văn sẽ đầy đủ kiến thức và tốt hơn. 6. Các kết quả đạt được của đề tài: 7. Kết cấu LVTN: 2
  11. Gồm có 3 chương: CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về đấu thầu: CHƯƠNG 2: Giới thiệu tổng quan về gói thầu và nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: CHƯƠNG 3: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây dựng cơ bản thuộc dự án nhà xưởng GN mở rộng 3
  12. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU 1.1 Các căn cứ pháp lí liên quan đến đấu thầu: - Căn cứ luật đấu thầu 43/2013/QH13 - Căn cứ nghị định 63/2014 hướng dẫn luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu - Căn cứ hồ sơ mời thầu của gói thầu xây dựng cơ bản thuộc dự án nhà xưởng thực phẩm GN mở rộng. - Căn cứ thông tư 03/2015/TT-BKHĐT Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu. - Thông tư 13/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư 11/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng - TS.Trần Quang Phú (2013), Đấu thầu trong hoạt động xây dựng, nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải. 1.2 Tổng quan về đấu thầu: 1.2.1 Khái niệm về đấu thầu: - Theo chủ đầu tư: Đấu thầu trong hoạt động xây dựng như là quá trình lựa chọn ra nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư (bên mời thầu) để thực hiện gói thầu dựa trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. - Theo nhà thầu: Đấu thầu trong hoạt động xây dựng được xem như là một cuộc cạnh tranh công khai, minh bạch và hiệu quả giữa các nhà thầu trong xây dựng nhằm giành được quyền thực hiện gói thầu, đáp ứng được các mục tiêu định sẵn của nhà thầu, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư. - Theo quản lí nhà nước: Đấu thầu được xem là một phương thức quản lí nhằm mục đích kích thích và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, hiệu quả đúng theo quy định của pháp luật, nhằm hạn chế các điều tiêu cực xảy ra trong quá 4
  13. trình đầu tư xây dựng, đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư và nhà thầu, góp phần vào việc phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Giải thích một số từ ngữ: - Hồ sơ dự thầu: là toàn bộ tài liệu do chính nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu, HSDT được lập dựa trên các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đưa ra. - Hồ sơ mời thầu: là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc hình thức đấu thầu hạn chế, nó bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lí để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu, là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn kiện và kí kết hợp đồng. - Bên mời thầu: là cơ quan tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động trong đấu thầu. Bên mời thầu có thể là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ đầu tư. - Chủ đầu tư: là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lí quá trình thực hiện dự án - Nhà thầu chính: là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp kí, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn làm nhà thầu. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của liên doanh. - Bảo đảm dự thầu: là nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện các biện pháp đặt cọc, kí quỹ, hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được được thành lập theo pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Bảo đảm dự thầu cần quan tâm đến 3 yếu tố chính: - Giá trị bảo đảm dự thầu: 1% đến 3% giá gói 5
  14. - Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: thời gian có hiệu lực HSDT+30 ngày - Hoàn trả bảo đảm dự thầu - Bảo đảm thực hiện hợp đồng: là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện các biện pháp đặt cọc, kí quỹ, hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được được thành lập theo pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Bảo đảm thực hiện hợp đồng cần quan tâm đến: - Thời điểm thực hiện: kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. - Giá trị bảo đảm hợp đồng: 2-10% giá trúng thầu - Thời gian có hiệu lực: kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ nêu trong hợp đồng. - Hoàn trả 1.2.2 Đặc điểm của đấu thầu: - Đấu thầu được xem như là một hoạt động thương mại: là những thương nhân, bên mời thầu hướng tới mục tiêu là xác nhận hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ, còn nhà thầu hướng đến mục tiêu là lợi nhuận và giành được hàng hoá dịch vụ đó. - Đấu thầu được xem như là một giai đoạn tiền hợp đồng. Bởi mục đích cuối cùng của đấu thầu đó là giúp cho bên mời thầu tìm được nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ có giá thấp nhất, nhưng chất lượng hàng hoá vẫn tốt nhất. - Quan hệ đấu thầu không qua hình thức trung gian, nó được xác định giữa 1 bên là bên mời thầu và một bên là nhà thầu, nhưng vẫn có trường hợp đặc biệt đó là chỉ định thầu, tự thực hiện gói thầu. - Hình thức pháp lí về quan hệ đấu thầu là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu do bên mời thầu lập có đầy đủ các yêu cầu về năng lực, kinh 6
  15. nghiệm, tiêu chuẩn kỹ thuật… Hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, trình độ, kinh nghiệm của bên nhà thầu, khả năng đáp ứng hồ sơ mời thầu. 1.2.3 Nguyên tắc trong đấu thầu: Phải đảm bảo được 6 nguyên tắc: - Công khai: Bên mời thầu phải cung cấp đầy đủ các dữ liệu liên quan cho các nhà thầu, tất cả thông tin cơ bản của HSDT phải được công khai một cách rõ ràng và được ghi vào biên bản. Các thông tin trong giai đoạn mời thầu, mở thầu, kết quả trúng thầu phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và các bản tin chuyên ngành. - Công bằng: Tức là các hồ sơ dự thầu hợp lệ đều phải được xem xét một cách công bằng được đánh giá với một tiêu chí như nhau và cùng một hội đồng xem xét, không được tự ý thay đổi các điều trong HSMT để thiên vị cho nhà thầu nào đó. Lý do được chọn hay bị loại được giải thích đầy đủ tránh sự ngờ vực. - Minh bạch: Trong quá trình thực hiện đấu thầu, từ giai đoạn chuẩn bị, lập kế hoạch đấu thầu, soạn thảo hồ sơ mời thầu, mở thầu, chấm thầu và công bố kết quả đấu thầu phải được quy định cụ thể từng nhiệm vụ. Mỗi giai đoạn đều phải được kiểm tra kỹ càng, phải có đánh giá của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Hiệu quả: Mục đích cuối cùng là mang lại hiệu quả cho việc thực hiện gói thầu. Phải đảm bảo hiệu quả cả về tài chính lẫn kĩ thuật, chi phí thực hiện không được quá cao, thời gian thi công ngắn. CĐT có sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lí, thấp hơn so với mặt bằng thị trường. Nhà thầu có việc làm, nâng cao năng lực, có lợi nhuận. 7
  16. - Pháp lí: Tất cả các hồ sơ thủ tục pháp lí phải phù hợp với yêu cầu của pháp luật cũng như nội dung của hồ sơ mời thầu. Cả bên mời thầu và bên nhà thầu đều phải tuân thủ theo quy định của nhà nước. - Bí mật: Do tính chất cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu nên cần phải bảo mật thông tin về giá của các nhà thầu tham gia, nghiêm cấm trường hợp bên mời thầu tiết lộ giá của nhà thầu tham dự ra bên ngoài. Đề phòng sự cạnh tranh thiếu minh bạch trong đấu thầu, một số tài liệu càn phải được bảo mật như là: giá tham gia dự thầu, ý kiến trao đổi của nhà thầu với CĐT, hồ sơ dự thầu…. 1.2.4 Mục đích của công tác đấu thầu: - Để lựa chọn được nhà thầu tốt nhất có thể đáp ứng được các yêu cầu - Giá thành: Giúp cho bên mời thầu chọn được nhà thầu có giá thầu thấp nhất, tiết kiệm chi phí gói thầu. - Chất lượng: Đấu thầu giúp cho bên mời thầu chọn ra một nhà thầu tốt nhất, có năng lực có thể đáp ứng được các yêu cầu đưa ra, chất lượng sản phẩm, công trình tốt hơn.. - Tiến độ: Chọn được nhà thầu có năng lực kinh nghiệm tốt, nguồn nhân lực dồi dào sẽ giúp rút ngắn tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. - Thẩm mỹ, an toàn: Đấu thầu sẽ lựa chọn ra một nhà thầu tốt, phù hợp cho việc thực hiện gói thầu nên tính thẩm mỹ sẽ cao hơn, đảm bảo an toàn chất lượng công trình hơn. 1.2.5 Vai trò của công tác đấu thầu: Vai trò của đấu thầu đối với chủ đầu tư: - Lựa chọn được nhà thầu có thể đáp ứng được các yêu cầu như: kỹ thuật, tài chính và tiến độ thi công. 8
  17. - Giúp chủ đầu tư tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng thông qua việc lựa chọn nhà thầu có giá thấp nhất. - Nhờ đấu thầu mà chủ đầu tư có thể tăng cường quản lí, chi phí hợp lí không bị thất thoát chi phí. - Đấu thầu giúp cho Chủ đầu tư nâng cao trình độ năng lực, quản lí . - Giúp chủ đầu tư có tính chủ động, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một nhà thầu - Giúp chủ đầu tư tạo ra một môi trường cạnh tranh đấu thầu bình đẳng, công khai, minh bạch, hiệu quả Vai trò đối với nhà thầu: - Giúp nhà thầu tìm kiếm các công ăn việc làm cho doanh nghiệp. - Nhà thầu sẽ hoàn thiện mình một cách tốt nhất để hướng tới việc thắng thầu. - Tăng tính chủ động của nhà thầu trong việc tìm kiếm lựa chọn các gói thầu để tham gia thầu và trúng thầu. - Nhà thầu ngày càng hoàn thiện hồ sơ năng lực của nhà thầu, phát huy những điểm tốt nhất của hồ sơ năng lực. - Đầu tư có trọng điểm các phương tiện, máy móc, thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng đổi mới các công nghệ mới vào thi công. - Có trách nhiệm hơn trong việc thi công để nâng cao uy tín và thương hiệu của nhà thầu. - Đảm bảo tính ổn định về tình hình tài chính, tìm các nguồn để huy động vốn để nâng cao năng lực tài chính. Vai trò đối với quản lí nhà nước: - Giúp đảm bảo các hiệu quả trong đầu tư công 9
  18. - Là cơ hội để đánh giá tiềm năng của các nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng để có những điều chỉnh hợp lí hơn về chính sách. - Nâng cao các năng lực của các doanh nghiệp xây dựng thông qua việc các nhà thầu cạnh tranh nhau để giành quyền thực hiện gói thầu. - Tạo tiền đề để quản lí tài chính cho các dự án tốt hơn cũng như giúp các doanh nghiệp xây dựng một cách hiệu quả. 1.2.6 Hình thức và phương thức đấu thầu: Có 7 hình thức đấu thầu: - Đấu thầu rộng rãi: số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham gia dự thầu không bị hạn chế do hình thức đấu thầu này không có yêu cầu cao về kỹ thuật, không được đưa ra bất kì điều kiện nào tránh tình trạng không công bằng trong quá trình đấu thầu, phải đảm bảo luôn công bằng – minh bạch. Thông báo mời thầu được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành HSMT. - Đấu thấu hạn chế: có tính đặc thù cao, chuyên môn cao nên đòi hỏi những nhà thầu đáp ứng đủ điều kiện mới tham gia được. - Chỉ định thầu: đối với gói thầu mang tính bảo mật quốc gia, gói thầu cần thực hiện ngay, chỉ có một nhà thầu tham gia gói thầu. - Mua sắm trực tiếp: áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hoá tương tự nhau trong cùng dự án, dự toán mua sắm. Là bên mời thầu sẽ mời các nhà thầu đã trúng thầu gói đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế, và đã kí hợp đồng trước đó, mua sắm trực tiếp thường áp dụng cho gói thầu có quy mô, tính chất tương tự nhau. - Tự thực hiện: Nhà đầu tư tự mình thực hiện gói thầu không qua bất kì hình thức nào. - Lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu theo hình thức đặc biệt: đối với các gói thầu có các điều kiện riêng, các hình thức đấu thầu khác không lựa chọn được. 10
  19. - Cộng đồng dân cư tham gia thực hiện: Là chuyển toàn bộ hoặc một phần gói thầu cho cộng đồng dân cư ở địa phương đó. Thường áp dụng cho các gói thầu cho các vùng sâu vùng xa, giá trị gói thầu nhỏ… Có 4 phương thức đấu thầu: - Đấu thầu một giai đoạn, một túi hồ sơ: là nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính nộp chung với nhau, và được tiến hành mở một lần cả hồ sơ đề xuất kỹ thuật và tài chính. - Đấu thầu một giai đoạn, hai túi hồ sơ: là nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu sẽ được tiến hành hai lần mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật trước, đạt về kỹ thuật mới tiến hành mở hồ sơ đề xuất tài chính. - Đấu thầu hai giai đoạn, một túi hồ sơ: trong giai đoạn một nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu. Trao đổi với từng nhà thầu, giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một sẽ nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính theo yêu cầu của HSMT giai đoạn hai, trong đó bao gồm bảo đảm dự thầu và giá dự thầu. - Đấu thầu hai giai đoạn, một túi hồ sơ: trong giai đoạn một nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính riêng biệt theo yêu cầu của HSMT. HSĐXKT được mở ngay sau khi đóng thầu, trên cơ sở đánh giá HSĐXKT bên mời thầu sẽ hiệu chỉnh các yêu cầu kỹ thuật và đưa ra danh sách NT đáp ứng yêu cầu sẽ được mời tham gia giai đoạn 2. HSĐXTC được mở giai đoạn 2, các nhà thầu đáp ứng giai đoạn 1 sẽ nộp HSDT, HSDT bao gồm HSĐXKT và HSĐXTC theo yêu cầu hiệu chỉnh kỹ thuật. HSĐXTC được nộp ở giai đoạn 1 sẽ được mở với HSDT giai đoạn 2. 11
  20. 1.2.7 Trình tự thực hiện đấu thầu Sơ tuyển các bên dự thầu Chuẩn bị đấu thầu Phát hành HSMT Thông báo đấu thầu Bảo đảm dự thầu Tổ chức lựa chọn nhà thầu Tiến hành mở thầu Đánh giá, so sánh HSDT Xếp hạng lựa chọn nhà thầu Thông báo kết quả Thông báo kết quả, thương Thương thảo hợp đồng thảo và kí hợp đồng Kí hợp đồng Đảm bảo thực hiện hợp đồng 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2