Bài thu hoạch Bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đại học: Nâng cáo chất lượng tự học
lượt xem 33
download
Nội dung của bài thu hoạch nhằm phân tích hoạt động tự học và làm rõ những kỹ năng tự học; vận dụng các kỹ năng tự học vào quá trình học tập như thế nào để mang lại hiệu quả; ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch học tập; các bước trong lập kế hoạch học tập hiệu quả. Anh chị chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về kỹ năng lập kế hoạch học tập của bản thân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thu hoạch Bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đại học: Nâng cáo chất lượng tự học
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ♦ ♦ ♦ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐẠI HỌC BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC Học viên: PHẠM ANH XUÂN Ngày sinh: 25/02/1992 Nơi sinh: Liên Bang Nga Đơn vị công tác: Công ty TNHH Thiên Tường Năm 2021 NỘI DUNG THU HOẠCH Câu hỏi: Câu 1. Anh chị phân tích hoạt động tự học và làm rõ những kỹ năng tự học. Vận dụng các kỹ năng tự học vào quá trình học tập như thế nào để mang lại hiệu quả.
- Câu 2. Anh chị làm rõ ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch học tập. Làm rõ các bước trong lập kế hoạch học tập hiệu quả. Anh chị chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về kỹ năng lập kế hoạch học tập của bản thân mình thời gian qua. BÀI LÀM Câu 1: Anh chị phân tích hoạt động tự học và làm rõ những kỹ năng tự học. Vận dụng các kỹ năng tự học vào quá trình học tập như thế nào để mang lại hiệu quả. I. Phân tích hoạt động tự học và làm rõ những kỹ năng tự học Tự học được xuất phát từ chính nhu cầu muốn học hỏi, muốn gia tăng sự hiểu biết để làm việc và sống tốt hơn của mỗi người, là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Thực tế giảng dạy tại các trường đại học cho thấy, nếu sinh viên không chịu khó học tập, đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức bằng cách học tập độc lập thì các thầy giáo, cô giáo có dạy giỏi, có kiến thức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy chất lượng học tập cũng không thể cao. Hiện nay, xã hội đặt ra cho giáo dục và đào tạo ngày càng khắt khe, đòi hỏi các trường đại học không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực thông thạo về lý thuyết mà còn phải biết vận dụng, ứng dụng những kiến thức đó vào thực tiễn đời sống. Để đáp ứng yêu cầu đó, các trường đại học đã phát động đổi mới phương pháp học tập. Tuy các đội ngũ giảng viên đã tiến hành ứng dụng nhưng chuyển biến về chất lượng trong giờ dạy chưa thật sự có kết quả cao. Bởi sinh viên quen với việc thụ động trong việc tiếp nhận, áp đặt. Trong bài giảng của thầy giáo, cô giáo đều có phần định hướng, tổ chức tự học cho sinh viên nhưng nhiều khi sinh viên chỉ thực hiện một cách sơ sài, chiếu lệ. Như vậy, việc tự học của sinh viên được đặt ra như một nhu cầu bức thiết. Giáo sư Thái Duy Tuyên trong: Chuyên đề dạy tự học cho sinh viên trong các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học khẳng định: “Tự học là một hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các phẩm chất
- tâm lý để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”(1) . Tự học là quá trình cá nhân tự giác, tự lực, tích cực lĩnh hội những vấn đề thực tiễn đặt ra bằng hành động của chính mình để đạt được những mục đích nhất định. Trong nhà trường bản chất của sự học là tự học, cốt lõi của dạy học là dạy việc học, kết quả của người học là tỷ lệ thuận với năng lực tự học của người học. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời. Tuy nhiên, trong các phương thức đào tạo khác nhau, hoạt động này có nét đặc thù riêng. Sự khác biệt giữa hoạt động tự học trong niên chế so với học tín chỉ được thể hiện như sau: Thứ nhất, trong phương thức đào tạo theo niên chế, sinh viên tuân thủ theo chương trình do nhà trường định sẵn của từng học kỳ, từng năm học, từng khóa học căn cứ vào thời khóa biểu. Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính bản thân sinh viên. Sinh viên có nhiệm vụ và quyền được lựa chọn môn học, thời gian học, tiến trình học tập nhanh, chậm phù hợp với điều kiện của mình. Phương thức này tạo cho sinh viên năng lực chủ động trong việc lập kế hoạch học tập, xác định thời gian, phương tiện, biện pháp thực hiện mục tiêu học tập đã đề ra trong kế hoạch học tập đó. Khi đó sinh viên phải ý thức xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để quá trình học tập đạt hiệu quả. Thứ hai, hình thức tổ chức dạy học trong phương thức đào tạo tín chỉ qui định hoạt động tự học của sinh viên như là một thành phần bắt buộc trong thời khóa biểu và là nội dung quan trọng đánh giá kết quả học tập. Hoạt động dạy học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên lớp, thực hành và tự học. Trong ba hình thức tổ chức dạy học này, hai hình thức đầu được tổ chức có sự tiếp xúc giữa giảng viên và sinh viên (giảng viên
- giảng bài, hướng dẫn; sinh viên nghe giảng, thực hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên). Hình thức thứ ba có thể không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên (giảng viên giao nội dung học tập để sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành). Ba hình thức tổ chức dạy học tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự học. Nếu hoạt động tự học trong dạy học theo niên chế mang tính chất tự nguyện thì phương thứ đào tạo theo học chế tín chỉ coi tự học là một thành phần hợp pháp và bắt buộc phải có trong hoạt động học tập của sinh viên. Để học được 1 giờ lý thuyết hay 2 giờ thực hành trên lớp sinh viên cần phải có 1hay 2 giờ chuẩn bị ở nhà. Đó là yêu cầu bắt buộc trong cơ cấu giờ học của sinh viên. Thứ ba, nội dung một bài giảng trong hệ thống tín chỉ thường gồm 3 thành phần chính: Phần nội dung bắt buộc phải biết được giảng trực tiếp trên lớp; phần nội dung nên biết có thể không được giảng trực tiếp trên lớp, giảng viên có trách nhiệm hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp; phần nội dung có thể biết dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm bài tập, thảo luận nhóm,… và các hoạt động khác liên quan đến môn học. Như vậy, kiến thức của môn học được phát triển thông qua những tìm tòi của người học dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Nếu sinh viên không tự học thì chỉ lĩnh hội được 1/3 khối lượng kiến thức của môn học và như vậy đồng nghĩa với việc sinh viên không đạt được yêu cầu của môn học. Thứ tư, khác biệt với đào tạo theo niên chế, trong học chế tín chỉ, hoạt động tự học được kiểm tra đánh giá thường xuyên thông qua các bài kiểm tra, bài tập, các buổi thảo luận,… trong suốt quá trình học. Như vậy, điều chúng ta cần khẳng định là trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hoạt động tự học của sinh viên trở thành hoạt động bắt buộc với các chế tài cụ thể. II. Vận dụng các kỹ năng tự học vào quá trình học tập như thế nào để mang lại hiệu quả.
- Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học và công nghệ phát triền rất nhanh, tự học là một trong những kỹ năng mềm quan trọng trong chuẩn đầu ra của các trường đại học và cao đẳng. Kỹ năng tự học của sinh viên được xác định qua các hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Việc tự học không chỉ giúp sinh viên nắm vững tri thức khoa học mà còn bồi dưỡng nhân cách, rèn luyện tư duy, hình thành thói quen để có thể học tập suốt đời. Dưới đây là một số phương pháp góp phần bồi dưỡng kỹ năng tự học hiệu quả cho sinh viên. 1. Sinh viên cần nghiên cứu bài học trước khi đến lớp , đánh dấu những nội dung chưa hiểu. Như vậy khi đến lớp, sinh viên sẽ nhanh hiểu bài hơn và biết được vấn đề nào cần chú ý hoặc hỏi thầy, hỏi bạn. 2. Sinh viên cần biết cách lựa chọn tài liệu: tài liệu có thể mua, tìm ở thư viện hoặc trên internet,... Sinh viên cần đọc cách tra cứu tài liệu thành thạo để không mất thời gian khi tra cứu. Khi chọn sách nên chú ý tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản. Ngoài tài liệu do giáo viên giới thiệu, sinh viên cần tham khảo thêm nhiều loại tài liệu bổ trợ, nếu giỏi ngoại ngữ, sinh viên có thể đọc tài liệu gốc của các tác giả nước ngoài. Sinh viên cũng nên dành thời gian đọc thêm các loại sách khác, ví dụ sách về công nghệ thông tin, sách hướng dẫn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,... để có kiến thức tổng hợp và rèn luyện các Kỹ năng mềm cơ bản. 3. Cách đọc sách: Tùy theo từng mục đích của việc đọc sách mà người học có cách đọc phù hợp. Chẳng hạn, nếu chỉ đọc để lấy dẫn chứng thì có thể đọc lướt qua. Nếu là sách học, cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Lần thứ nhất nên đọc mục lục, lời giới thiệu của tác giả, đọc nhanh qua toàn bộ nội dung (nội dung này có thể là một bài, một chương,...) với những nội
- dung chưa hiểu rõ có thể đánh dấu lại, tạm thời bỏ qua; tiếp tục đọc lại, chú ý vào các vấn đề chưa hiểu để tự giải thích. Những lần đọc sau có thể đọc chậm hơn, nên đọc đi đọc lại ít nhất khoảng bốn lần. Nếu đọc quá nhanh hoặc quá chậm sẽ đều không đạt hiệu quả cao. Tập thói quen đọc nhanh, không đọc lần lượt từng chữ theo từng dòng mà có thể lướt mắt theo một khoảng, dừng rồi đọc tiếp,...Khi đọc nhanh, yêu cầu phải rất tập trung. Đọc giáo trình cần kết hợp với tài liệu gốc, vì các tài liệu gốc thường được cung cấp nhiều nội dung hơn Khi đọc tài liệu phải ghi chép, có thể gạch chân, đánh dấu những nội dung chính, quan trọng và ghi ra ngoài lề, ghi lại theo ý hiểu của mình. Trong quá trình đọc, phải có tư duy phản biện, có thể đặt ra những câu hỏi,dự đoán những vấnđề tác giả sẽ trình bày tiếp theo. Khi đọc xong cần suy ngẫm, ôn lại những điều đã đọc, làm bài tập áp dụng, tự kiểm tra lại xem mình đã nắm được vấn đề đến đâu. 4. Sinh viên phải biết lập và thực hiện kế hoạch học tập. Các hoạt động chủ yếu của sinh viên trong quá trình học tập thường là: học trên lớp, học ôn tập tại nhà, học tậpnghiên cứu theo nhóm, sinh hoạt cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội,... Sinh viên cần lập thời gian biểu cho từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ,... đánh dấu vào những việc quan trọng phải làm, các mốc thời gian để hoàn thành mục tiêu (ví dụ ngày kiểm tra, ngày thi, ...) Cuối mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng,..., sinh viên cần tự tổng kết lại xem mình đã thực hiện theo kế hoạch đề ra hay chưa; nếu chưa, cần điều chỉnh thời gian biểu của những ngày tiếp theo. Quá trình học tập phải được tiến hành liên tục, đều đặn, có tính kỷ luật, không nên học suốt ngày đêm, sau đó lại chơi dài nhiều ngày, như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và không rèn luyện được tác phong
- làm việc khoa học. Khi học, cần có thời gian nghỉ để đầu óc được thư giãn, cần tập trung cao độ, không suy nghĩ lan man và nói chuyện, làm việc riêng,.. Có thể suy nghĩ sâu vấn đề ở bất cứ nơi đâu, chẳng hạn khi tập thể dục, khi đến trường, khi chờ xe buýt,... Thực tế, nhiều nhà khoa học đã có các ý tưởng mới trong những trường hợp như vậy. 5. Nếu số lượng bài tập nhiều, nên chọn làm các bài tập tiêu biểu. (các bài tập có dạng tương tự sẽ giải khi có nhiều thời gian hơn hoặc khi ôn tập) Câu 2. Anh chị làm rõ ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch học tập. Làm rõ các bước trong lập kế hoạch học tập hiệu quả. Anh chị chia sẻ những kinh nghiệm thực tế về kỹ năng lập kế hoạch học tập của bản thân mình thời gian qua. Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi hoặc thậm chí kế hoạch của từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi, là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó.Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học được trôi chảy thuận lợi. Việc lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể cái gì cần được học trước, cái gì sẽ được học sau, làm như thế không những sẽ giúp quản lí và tiết kiệm được thời
- gian mà còn giúp chúng ta hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học. Kế hoạch tự học của SV phải thực tế và linh hoạt, không thể lập một kế hoạch mà trong đó mỗi công việc đều quy định thời gian cụ thể chi tiết. Vì như vậy, chúng ta có thể gặp những tình huống bất ngờ và kế hoạch bị phá vỡ. Do đó, kế hoạch học tập của SV không phải là cứng nhắc, mà là một kim chỉ nam, một phương hướng có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi để SV hành động nhằm sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý và hiệu quả, sao cho kế hoạch đó phải ở trong tầm với, phù hợp với điều kiện của mình, có như vậy các em mới làm chủ được quỹ thời gian, không bị động trước nhiều nguồn tư liệu cần phải đọc và các công việc phải hoàn thành theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV. Kỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự ôn tập, kiểm tra. Trước hết cần xác định xem học cái gì, học trong bao lâu và học bao nhiêu (bao nhiêu chương, bao nhiêu trang, bao nhiêu vấn đề… chẳng hạn, đây là một việc không quá khó). Sắp xếp thời gian tự học, đề ra thời gian học từng thứ và phải tuân thủ đúng theo lịch thời gian đó. Hãy học những vấn đề khó trước, nếu không thì hãy bắt đầu với việc học những phần mà cảm thấy dễ và thú vị. Nên ấn định cho mình một khoảng thời gian làm việc cụ thể, ví dụ thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Việc xác định thời gian này ngay từ đầu sẽ giúp chúng ta tránh được sự lo lắng, sợ hãi một cách bản năng về những khó khăn, nản chí có thể xảy ra trong quá trình học. Bản thân chúng ta sẽ cảm thấy nặng nề khi không xác định được mình sẽ tự học trong bao lâu? Ít quá thì sợ không hiệu quả, mà
- nhiều quá sẽ mệt mỏi. Việc ấn định thời gian sẽ giúp ta làm việc có hiệu quả và tăng năng suất hơn. Nếu chúng ta thành công trong mục tiêu đặt ra chẳng hạn như học xong hai phần của một chương trong sách theo đúng tiến độ thời gian, chúng ta có thể tự thưởng cho mình một phần thưởng nho nhỏ nào đó, ví dụ như cho phép mình chơi game để thư giãn. Một số người có thể xem đây là vô lý, vì chúng ta đang tập trung thiết lập giới hạn thời gian tự học cho mình, nếu cho phép vui chơi thì rất có thể sẽ dễ dàng vi phạm những quy định ấy. Nhưng bằng cách thiết lập những giới hạn về hành vi của mình, chúng ta đang thực sự tự tuân theo kỷ luật, đó sẽ là một kỹ năng hữu ích để có thể tự học trong suốt cuộc đời. Nhiều Sinh viên đã cố gắng để thời gian tự học trở nên thường xuyên một cách nhiều nhất có thể, tuy nhiên tần số không quan trọng bằng cách tự học một cách thực sự. Chi tiêu 30 hoặc 60 phút mỗi ngày để tự học có hiệu quả thì chúng ta dễ dàng thẩm thấu kiến thức hơn rất nhiều. Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 2030 phút để thư giãn cũng là điều nên làm. Hiệu suất học buổi trưa cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó.Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn để xác định mình đã học được tới đâu, đồng thời gửi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ. Một trong những lí do khiến sinh viên dễ chán nản, không còn hứng thú với việc tự học là không hoàn thành tốt lịch trình đã đề ra. Nhiều lần như thế dễ
- làm họ cảm thấy mất dần niềm tin vào chính mình và ngày càng buông thả, bỏ bê chuyện tự học. Đã có khẳng định rằng nếu bỏ ra một giờ để lập kế hoạch chúng ta sẽ tiết kiệm được ba giờ khi thực hiện nó. Bởi khi thời gian học tập cũng như thời gian tự học của mình được lên kế hoạch thì chúng ta sẽ thấy nó trở nên ít rắc rối trong thời gian dài. + Chú ý sau khi lập kế hoạch tự học ta cần phải thường xuyên kiểm tra tiến độ kệ hoạch học tập của mình Đanh gia viêc tim hiêu ch ́ ́ ̣ ̀ ̉ ương trinh đao tao cua nganh hoc ma SV theo ̀ ̀ ̣ ̉ ̀ ̣ ̀ hoc. ̣ ̀ ̣ ươc kha quan trong trong qua trinh hoc tâp theo hoc chê tin Đây la môt b ́ ́ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̉ chi. Sinh viên khoa 9 không nh ́ ưng chi đanh gia viêc tim hiêu quy chê đao tao ̃ ̉ ́ ́ ̣ ̀ ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ̉ cua Bô Giao duc, ma con phai đanh gia viêc tim hiêu ch ̀ ̀ ́ ương trinh đao tao cua ̀ ̀ ̣ ̉ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ́ở bước 1 va 2 diên ra th nganh ma minh đang theo hoc. Nêu viêc đanh gia ̀ ̃ ường ̃ ̀ ̣ xuyên, thi se giup sinh viên theo doi va đinh h ̀ ̃ ́ ướng được con đường hoc tâp ̣ ̣ ̉ ̉ ̣ ́ ̃ ơn. cua ban thân môt cach ro h Kiêm tra lai viêc xac đinh muc tiêu hoc tâp ̉ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ Co 4 muc tiêu hoc tâp dài h ́ ạn chính la:̀ § ̣ Muc tiêu ra tr ương đung ki han 4 năm ̀ ́ ̀ ̣ § ̣ Muc tiêu ra tr ương tr ̀ ươc ki han 4 năm ́ ̀ ̣ § ̣ Muc tiêu ra tr ương sau ki han 4 năm ̀ ̀ ̣ § ̣ ̣ Muc tiêu hoc song song hai chương trinh ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ Viêc xac đinh muc tiêu hoc tâp phu thuôc vao năng l ̀ ực cung nh ̃ ư hoan canh ̀ ̉ ̉ ưng sinh viên. Sau môi hoc ky hay năm hoc, sinh viên cân phai kiêm tra lai cua t ̀ ̃ ̣ ̀ ̣ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ợp vơi khôi l viêc xac đinh muc tiêu hoc tâp đa đê ra co phu h ̃ ̀ ́ ́ ́ ượng hoc phân ̣ ̀ theo chương trinh đao tao cua nha tr ̀ ̀ ̣ ̉ ̀ ương hay không. Nêu không, sinh viên cân ̀ ́ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ưc, tranh tinh trang hoc th phai thay đôi muc tiêu hoc tâp ngay lâp t ́ ́ ̀ ̣ ̣ ưa hay thiêu ̀ ́ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ cac hoc phân, gây gian đoan tiên đô hoc tâp cua ban thân.
- Kiêm tra sô tin chi cân hoc trong môi ky ̉ ́ ́ ̉ ̀ ̣ ̃ ̀ ̉ ́ ̣ ̣ Đê tranh tinh trang hoc th ̀ ưa hay thiêu cac hoc phân, sinh viên cân phai kiêm ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̉ ̉ ̉ ̀ ̣ ̃ ̀ ̀ ựa vao muc tiêu hoc tâp cua ban thân. tra sô tin chi cân hoc trong môi ky va d ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ ̀ ự chon va hoc phân băt buôc. Cac sinh Co 2 loai hoc phân chinh la: Hoc phân t ́ ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ươc, sau đo m viên luôn phai đăng ky hoc phân băt buôc tr ̀ ́ ́ ́ ới đăng ky hoc phân ́ ̣ ̀ tự chon. Tuy nhiên trong giai đoan đăng ky hoc phân, nêu sinh viên không tim ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ̉ ̃ ̣ ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ưà hiêu ky nôi dung đao tao cua Hoc viên, se dân đên viêc sinh viên đăng ky th ̃ ̃ ́ ́ ượng hoc phân. hay thiêu khôi l ́ ̣ ̀ Kiêm tra bang theo doi qua trinh hoc tâp ̉ ̉ ̃ ́ ̀ ̣ ̣ ̃ ̀ ̣ ̉ ̉ ̉ ̣ ̣ Sau môi ky hoc, sinh viên cân phai kiêm tra bang theo doi qua trinh hoc tâp va ̀ ̃ ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ươc vô cung quan trong. Sinh viên phai xac đinh nôi dung cua bang đây la môt b ́ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̉ ̉ ́ ượng tin chi đa hoc, va điêm sô cho t theo doi bao gôm khôi l ̃ ̀ ́ ̉ ̃ ̣ ̀ ̉ ́ ừng hoc phân. ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ Điêu nay se giup sinh viên theo doi va giam sat tiên đô hoc tâp cua ban thân. ̀ ̀ ̃ ́ ̃ ̀ ́ ́ ́ Đông th ̀ ơi, sinh viên co thê dê dang chi ra đ ̀ ́ ̉ ̃ ̀ ̉ ược khôi l ́ ượng cac hoc phân con ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̉ ̉ ́ ̣ lai cua ca khoa hoc cung nh ̃ ư ra quyêt đinh co thê hoc cai thiên hay hoc lai cac ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ựa trên bang theo doi qua trinh hoc tâp. hoc phân d ̉ ̃ ́ ̀ ̣ ̣ Ở bươc 5 nay, nêu th ́ ̀ ́ ực ̣ ́ ̉ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ ược tinh trang hiên tôt, sinh viên co thê yên tâm vao tiên đô hoc tâp va tranh đ ́ ̀ ̣ ̣ ưa cac hoc phân. hoc th ̀ ́ ̣ ̀ Đanh gia nh ́ ́ ưng ̃ ưu điểm và hạn chế cua ban thân trong quá trình xây ̉ ̉ dựng kế hoạch học tập. ̀ ̣ ươc cân thiêt đôi v Đây la môt b ́ ̀ ́ ́ ới môi sinh viên sau qua trinh hoc tâp theo hoc ̃ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ chê tin chi. Thông th ́ ́ ương, cuôi môi ky hoc, sinh viên nhân đ ̀ ́ ̃ ̀ ̣ ̣ ược điêm cuôi ky ̉ ́ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ững ưu va không co thoi quen xem xet lai hoat đông hoc tâp.Viêc đanh gia nh ̉ ̀ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ điêm va han chê cua ban thân se giup sinh viên nhân th ̃ ́ ức được năng lực hoc̣ ̣ ̉ ̀ ̣ tâp cua minh va kip th ̀ ơi điêu chinh hoat đông hoc tâp phu h ̀ ̀ ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ợp vơi muc tiêu đa ́ ̣ ̃ đê ra. H ̀ ơn nưa, nêu th ̃ ́ ực hiên tôt ̣ ́ ở bươc nay, sinh viên co thê ap dung cac ́ ̀ ́ ̉ ́ ̣ ́ phương phap hoc tâp khac nhau phu h ́ ̣ ̣ ́ ̀ ợp vơi môi hoc phân, dân đên kêt qua ́ ̃ ̣ ̀ ̃ ́ ́ ̉ cao hơn trong cac ky hoc m ́ ̀ ̣ ơi. Xây d ́ ựng kê hoach hoc tâp cua sinh viên khoa ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ̣ 9, qua đo giup sinh viên đinh h ́ ́ ương đ ́ ược con đường hoc tâp va hoan thiên cac ̣ ̣ ̀ ̀ ̣ ́
- ̉ ̉ ky năng cua ban thân., hy v ̃ ọng chuyên đề được đề xuất ở trên sẽ được sinh viên thực hiện rèn luyện tốt, nhằm nâng cao chât l ́ ượng va kêt qua hoc tâp cua ̀ ́ ̉ ̣ ̣ ̉ sinh viên cung nh ̃ ư nâng cao chât l ́ ượng đao tao. ̀ ̣
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch Bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đại học: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
12 p | 100 | 25
-
Bài thu hoạch Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đại học: Đánh giá trong giáo dục đại học
12 p | 99 | 17
-
Bài thu hoạch Bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đại học: Tâm lý dạy học đại học
9 p | 96 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn