intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch Bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đại học: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam

Chia sẻ: An Bình | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

101
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài thu hoạch tiến hành phân tích tác động của cuộc CMCN 4.0 tới giáo dục Đại học Việt Nam trên các khía canh triết lý giáo dục; phương pháp tiếp cận; tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá và chuẩn đầu ra sản phẩm đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch Bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đại học: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ­­­♦ ­­­♦ ­­­♦ ­­­ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG  NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐẠI HỌC BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ  VIỆT NAM                             Học viên: PHẠM ANH XUÂN Ngày sinh: 25/02/1992                                Nơi sinh: Liên Bang Nga                                Đơn vị công tác: Công ty TNHH Thiên Tường Năm 2021 NỘI DUNG THU HOẠCH Câu hỏi: Anh chị hãy phân tích tác động của cuộc CMCN 4.0 tới giáo dục Đại học Việt Nam   trên các khía canh triết lý giáo dục; phương pháp tiếp cận; tổ chức giảng dạy, kiểm   tra đánh giá và chuẩn đầu ra sản phẩm đào tạo
  2. BÀI  LÀM: Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới giáo dục đại học Việt Nam trên các khía  cạnh triết lý giáo dục 1. Khái quát về cuộc cách mạng 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) bắt đầu xuất hiện từ thập  niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Cuộc cách mạng 4.0 là sự gắn kết giữa các nền công  nghệ, làm xóa đi ranh giới giữa thế  giới vật thể, thế giới số hóa và thế  giới sinh   học. Đó là các công nghệ internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, người máy, xe tự lái, in   ba chiều, máy tính siêu thông minh, công xưởng thông minh, công nghệ nano, công   nghệ sinh học… Đây là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành   tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau với nền tảng là các đột phá của   công nghệ số. Trung tâm củacuộc cách mạng 4.0là công nghệ thông tin và internet   kết nối vạn vật (IoT), không chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là  con người giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với  nhau. Cuộc cách mạng 4.0 sẽ  tạo ra sự  thay đổi mạnh mẽ  về  phân bố  nguồn lực  sản xuất, cách thức sản xuất và tiêu dùng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa   học công nghệ. Nền sản xuất “tự động” đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần  thứ 3 sẽ sớm chuyển sang nền sản xuất “thông minh”, trong đó các máy móc được  kết nối internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự  vận hành toàn bộ  quá trình sản xuất theo một kế hoạch đã được xác lập từ trước. Làn sóng công nghệ  mới với sản xuất thông minh sẽ  giúp công nghệ  phát  triển và kéo theo năng suất tăng cao. Nhưng để  có thể  áp dụng được “sản xuất  thông minh” vào thực tiễn thì không thể thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao.  Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Giáo dục là cần phải có định hướng cụ thể  để thích ứng với thời cuộc, để đào tạo ra nguồn nhân lực tốt, đáp ứng với yêu cầu  đòi hỏi của thị trường lao động. Bởi, nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là yếu tố  quyết định cho sự phát triển. 2. Lực lượng lao động trước đòi hỏi của cuộc cách mạng 4.0 Theo Báo cáo phân tích môi trường kinh doanh (Doing Business Report) của  Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2016, Việt Nam xếp thứ 90 trong 189 nước tham gia  xếp hạng. Với sự tác động của cách mạng 4.0, các nước đang phát triển như  Việt  Nam sẽ buộc phải thay đổi lợi thế cạnh tranh. Dự báo, từ năm 2020 trở đi, chúng ta   không cạnh tranh với các quốc gia như  Trung Quốc, Bănglađét, Malaixia,  Ấn Độ  hay Mêxicô, mà là cạnh tranh với những công ty tự  động hóa của Mỹ  hay Nhật   Bản.
  3. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp đều đi kèm với những hệ lụy   như  bất công gia tăng kéo theo hàng loạt những chuyển dịch lớn về chính trị  cũng  như thể chế. Diễn đàn kinh tế thế giới đã rung một hồi chuông cảnh báo người lao   động và chính phủ  các nước cần chuẩn bị  cho việc nguồn lực lao  động sẽ  có   những dịch chuyển đột ngột, khiến cho người lao động đối diện nguy cơ mất việc   làm. Có khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể biến mất vì tự động hóa,   dẫn đến nguy cơ phá vỡ thị trường lao động và gia tăng căng thẳng về việc làm. Nhìn vào một ngành cụ thể như ngành Dệt may, đã xuất hiện rô­bốt làm việc  cùng con người trong các nhà máy. Điều đó còn chưa dừng lại. Theo ILO, 2/3 trong   số  9,2 triệu lao động ngành Dệt may và Da giày tại Đông Nam Á đang bị  đe dọa,   trong đó 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao   động Inđônêxia trong ngành May mặc, Da giày sẽ  chịu  ảnh hưởng nặng nề từ làn  sóng tự  động hóa, công nghiệp hóa trong ngành. Hay như  hệ  thống tổng đài (Call  Center) trả lời trong ngành Viễn thông, Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán cũng bị  đe dọa, khi mà hàng trăm nghìn người đang làm việc cho các “call center” trên khắp  thế giới có thể mất việc. Cùng với sự   ảnh hưởng của công nghệ, việc gia tăng tầng lớp trung lưu và   quá trình đô thị  hóa  ở  các thị  trường mới nổi cũng sẽ   ảnh hưởng đến xu hướng  việc làm. Nhu cầu lao động có tay nghề cao gia tăng trong khi nhu cầu đối với lao   động có tay nghề và kỹ năng thấp đã giảm. Điều đó có lợi cho tầng lớp giàu hơn là   nghèo và dẫn đến tình trạng bất bình đẳng lớn hơn. Diễn đàn Kinh tế  Davos năm  ngoái đã dự đoán, cách mạng 4.0 diễn ra sẽ khiến 7 triệu việc làm trước đây biến   mất và 2.000.000 việc làm mới được tạo ra. Với khoảng 60% dân số  trong độ  tuổi lao động, Việt Nam còn ở  thời kỳ dân   số  vàng trong ít nhất 20 năm nữa. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực có sự  thiếu hụt   trầm trọng lao động có trình độ  tay nghề  cao và công nhân kỹ  thuật lành nghề  khiến cho chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,39/10 điểm và năng  lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước (WB, 2014). Hi ện   có khoảng 52% dân số  Việt Nam sử  dụng internet, dự  báo đến năm 2020 sẽ  có  khoảng 1000.000 lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ  thông tin. Đây là   những nền tảng và lợi thế  rất quan trọng mà nhiều tập đoàn công nghệ  cao như  Fujitsu, Intel, Samsung, Siemens, Acatel... đang tranh thủ  để  mở  rộng đầu tư  vào  Việt Nam. Năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam có hơn 110.000 doanh nghiệp thành lập   trong một năm, bình quân một giờ  đồng hồ  có 12 doanh nghiệp mới ra đời. Việt  Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 có hơn 1.000.000 doanh nghiệp, hỗ  trợ  khoảng   600 doanh nghiệp, với 2.000 dự án trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo để thúc đẩy  các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới. Đồng thời, việc đàm phán hoặc ký  kết các Hiệp định thương mại tự  do thế  hệ  mới hy vọng đem lại những cơ  hội 
  4. việc làm mới. Tuy nhiên, nền kinh tế  Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các  ngành thâm dụng lao động giá rẻ. Nhà vật lý, vũ trụ  học Stephen Hawking gần đây đã có phát ngôn chấn động  khi dự đoán về tác động khủng khiếp của công nghệ  rô­bốt trong tương lai: “Loài   người đang đối diện với khả năng diệt vong trong 1.000 năm nữa, nếu không phải   vì chiến tranh hạt nhân, thì cũng vì công nghệ  rô bốt phát triển”. Mới đây, Elon  Musk tuyên bố  thành lập một công ty chuyên nghiên cứu cách liên kết bộ  não con  người với trí tuệ nhân tạo của máy tính. Viễn cảnh các nhà máy thông minh, trong   đó các máy móc được kết nối internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể  tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có lẽ sẽ không còn xa   xôi nữa. Thách thức lớn nhất của mỗi cá nhân là vượt qua chính mình, vượt qua tâm lý   tư duy phát triển tự hài lòng của người tiểu nông, không dám chấp nhận mạo hiểm   để  khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Cần chủ  động đưa tư  duy của mình thoát khỏi  lối mòn với những ý tưởng, những hệ  thống thậm chí chưa bao giờ  nghĩ tới. Xét   đến cùng, nếu không muốn bị  lệ  thuộc vào những quốc gia đi trước thì mỗi cá  nhân, doanh nghiệp hay rộng hơn là đất nước, đều cần phải liên tục đổi mới để  sinh tồn. Cách mạng 4.0 trong đó cách mạng năng lượng, cách mạng ICT và trí tuệ nhân   tạo cùng công nghệ  in 3D đang tạo ra môi trường kinh doanh mới mẻ. Nơi mà tài  năng, tri thức sẽ đại diện cho yếu tố quan trọng của sản xuất, hơn là yếu tố  vốn.   Đồng thời, tạo cơ  hội phát sinh một thị  trường việc làm ngày càng tách biệt và có  thu nhập cao trong xã hội. Lực lượng lao động của nước ta hiện nay không thiếu về số lượng nhưng lại  thiếu về  kiến thức chuyên môn, yếu về  kỹ  năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo và  giao tiếp dẫn đến năng suất lao động thấp (chỉ  bằng 4,4% Singapore; bằng 17,4%   của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesia).   Với thực trạng như vậy, lợi thế về chi phí nhân công thấp tại Việt Nam đang dần   mất đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trước thực tế  trình độ  lao động như  vậy, cùng với làn sóng của cuộc cách   mạng công nghiệp 4.0, mối lo này càng trở  nên lớn hơn. Một số  báo cáo về  thị  trường lao động đánh giá cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa tới việc làm  của những lao động trình độ thấp (lực lượng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất) mà ngay  cả các lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị  kiến thức mới, chủ yếu là kỹ năng sáng tạo. Một số nghề như lái xe, lắp ráp điện  tử, rô bốt cũng sẽ  dần thay thế. Thách thức  ở  đây chính là, nếu muốn  ứng dụng  được công nghệ  4.0, con người phải có trí tuệ  mới tham gia được quá trình sản  xuất, bản thân mỗi con người trong đó phải có sự sáng tạo.
  5. Do đó, để  phát huy được sự  sáng tạo của mỗi lao động, không còn cách nào  khác là phải cải cách, thay đổi ngay từ khâu đào tạo. 3. Tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục của Việt Nam Trước những đòi hỏi của thị  trường lao động ngày càng cao để  phù hợp với   môi trường sản xuất mới, các hoạt động đào tạo của các cơ  sở  đào tạo càng phải  được gắn kết với doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo, nghiên   cứu và triển khai. Đẩy mạnh phát triển đào tạo tại doanh nghiệp, phát triển các  trường trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực phù hợp với công nghệ và tổ  chức  của doanh nghiệp. Tăng cường việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp,  trên cơ sở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là  “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của cơ  sở  giáo dục nhằm sử  dụng có   hiệu quả  trang thiết bị và công nghệ  của doanh nghiệp phục vụ  cho công tác đào  tạo, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực   tập tại doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục là rất   lớn, vừa tạo ra cơ  hội nhưng cũng đặt ra những thách thức ngày càng nhiều hơn   cho các cơ sở giáo dục. Cơ hội và thách thức đối với các cơ  sở  giáo dục trước sự  tác động của cuộc cách mạng 4.0 luôn có sự đan xen lẫn nhau. Cụ thể là: Thứ nhất, tạo ra nhu cầu đào tạo cao cho các cơ sở giáo dục. Trong mọi lĩnh   vực ngành nghề, những bước đi có tính đột phá về  công nghệ  mới như  trí thông  minh nhân tạo, robot, mạng internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ  nano,   công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử  sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn tới đời sống xã hội. Trong cuộc cách mạng 4.0, hệ  thống giáo dục nghề nghiệp sẽ bị tác động rất mạnh và toàn diện, danh mục nghề  đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì các ranh giới giữa các lĩnh vực rất  mỏng manh. Theo đó, sẽ  là sự  liên kết giữa các lĩnh vực lý ­ sinh; cơ  ­ điện tử  ­  sinh, từ đó hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽ mất đi và thay vào đó là cơ hội cho sự phát  triển của những ngành nghề đào tạo mới, đặc biệt là sự liên quan đến sự tương tác   giữa con người và máy móc. Thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế sẽ  có sự phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có trình độ thấp và nhóm lao động có   trình độ  cao. Các nhà nghiên cứu chỉ  ra rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0   không chỉ  đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ  thấp, mà ngay cả  lao   động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không được trang bị kiến   thức mới ­ kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0. Cách mạng công nghiệp 4.0 không  chỉ tạo ra cơ hội đào tạo những người mới chưa qua đào tạo, còn đòi hỏi ngay cả  những người đã đi làm, từ  công nhân đến kỹ  sư  đều phải thay đổi, cập nhật về  kiến thức, kỹ  năng  ở  mức độ  cao hơn. Theo mục tiêu của Chính phủ, năm 2020,  nước ta sẽ  có khoảng 1.000.000 doanh nghiệp, tức là cũng cần một triệu cán bộ  công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới có 300.000 cán bộ công nghệ  thông tin, nên chỉ riêng nhu cầu đào tạo mới của ngành này để cung cấp cho xã hội  
  6. một lực lượng lao động làm chủ  công nghệ  thông tin đã là cơ  hội lớn cho các  trường đào tạo. Thứ hai, làm thay đổi mọi hoạt động trong các cơ sở đào tạo. Để đáp ứng đủ  nhân lực cho nền kinh tế  sáng tạo, đòi hỏi phải thay đổi các hoạt động đào tạo,   nhất là ngành nghề  đào tạo, hình thức và phương pháp đào tạo với sự   ứng dụng   mạnh mẽ  củacông nghệ  thông tin. Theo đó, các phương thức giảng dạy cũ không  còn phù hợp với nhu cầu của xã hội. Với sự  vận dụng những thành tựu của cách   mạng 4.0 thì người học  ở  bất cứ  đâu đều có thể  truy cập vào thư  viện của nhà  trường để tự học, tự nghiên cứu. Như vậy, không thể chỉ tồn tại mô hình thư viện   truyền thống mà các trường phải xây dựng được thư  viện điện tử. Hoặc chúng ta   sẽ  có những mô hình giảng dạy mới như  đào tạo trực tuyến không cần lớp học,  không cần giáo viên đứng lớp, người học sẽ   được hướng dẫn học qua mạng.   Những lớp học  ảo, thầy giáo ảo, thiết bị  ảo có tính mô phỏng, bài giảng được số  hóa và chia sẻ  qua những nền tảng như  Facebook, YouTube, Grab, Uber... s ẽ trở  thành xu thế  phát triển trong hoạt động đào tạo nghề  nghiệp trong thời gian tới.   Khi đó, kiến thức không thể  bó hẹp và độc quyền bởi một người hay trong một  phạm vi tổ  chức. Người học có nhiều cơ  hội để  tiếp cận, tích lũy, chắt lọc cái  mới, cái hay, có nhiều cơ hội để trở thành một công dân toàn cầu ­ người lao động  tương lai có khả  năng làm việc trong môi trường sáng tạo và có tính cạnh tranh.  Phần thưởng cuối cùng không còn là bằng cấp trên giấy tờ  nữa, mà là bằng cấp   theo nghĩa mở rộng, trao đổi tri thức, sáng tạo, giá trị đóng góp cho xã hội. Bởi một   doanh nghiệp tuyển dụng là cần người làm được việc chứ không cần người có văn   bằng cao. Từ đó có thể bỏ việc yêu cầu về bằng cấp hay xem đó là điều kiện tiên   quyết khi tuyển dụng lao động. Như  vậy, các cơ  sở  giáo dục sẽ  phải chuyển đổi  mạnh mẽ sang mô hình chỉ đào tạo “những gì thị trường cần”, những nội dung của   các môn cơ  bản sẽ  phải được rút ngắn và thay thế  vào đó là những nội dung cần  thiết để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, của nền kinh tế nói chung và đảm  bảo để người học thực hiện được phương châm “học tập suốt đời”. Theo mô hình   mới này, việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục đào tạo với doanh nghiệp là yêu cầu tất   yếu để bổ sung cho nhau. Đồng thời, đẩy mạnh việc hình thành các cơ  sở đào tạo   trong doanh nghiệp để phân chia các nguồn lực chung, làm cho các nguồn lực được  sử dụng một cách tối ưu hơn. Điều này sẽ tác động đến việc bố trí cán bộ quản lý,   phục vụ và đội ngũ giáo viên của các cơ  sở giáo dục nghề  nghiệp. Khi đó, tại các   cơ  sở  giáo dục, tất cả  các dữ  liệu của người học từ mã số, điểm số, thông tin cá   nhân... đều đã được số hóa tại một nơi lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, người dạy  chỉ cần “vứt” tài liệu lên “mây” (Cloud), tất cả mọi người tranh luận trên “mây” mà  vẫn đảm bảo được sự riêng tư, hiệu quả và tính đồng bộ. Trước thực tế này, nếu  các trường không thay đổi thì sẽ không có người học. Doanh nghiệp nói riêng và thị  trường nói chung có nhu cầu như thế nào, thì người học sẽ càng hướng tới tìm học  những nơi đáp ứng được nhu cầu đó. Đây thực sự là một thách thức vì hầu như các  trường hiện nay mới chỉ dừng lại  ở mức độ  giáo viên giảng dạy bằng máy chiếu, 
  7. video, chia sẻ  tài liệu trên mạng. Kinh phí eo hẹp cũng là một trong những điểm  chính khiến các ứng dụng khoa học công nghệ chưa phát triển trong trường học.       Phương pháp tiếp cận          Chúng ta cần phải đẩy mạnh các hoạt động đào tạo để  thích ứng với cuộc   CMCN 4.0. Cụ thể, trước mắt cần phải xác định lĩnh vực đào tạo hướng về tương  lai vì CMCN 4.0 đã diễn ra mạnh mẽ với những xu hướng khá rõ ràng về  chuyển   dịch cơ  cấu ngành nghề  của nền công nghiệp. Xu hướng thay đổi công nghiệp   cũng đã được thảo luận và làm rõ tại các diễn đàn công nghiệp thế giới, từ kết quả  các công trình nghiên cứu về CMCN 4.0 và thực tế triển khai các chương trình công   nghiệp tại các quốc gia hàng đầu, như  Đức, Mỹ, Nhật Bản… Trên cơ  sở  đó, các   trường đại học cần xác định các lĩnh vực đào tạo trọng tâm, các lĩnh vực đào tạo   hướng về tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu thời đại và chuẩn bị nguồn lực đào tạo  đáp  ứng yêu cầu công nghiệp. Các lĩnh vực đặc biệt nên hướng vào đểđào tạo   gồm: công nghệ  thông tin, quản lý mạng, khai thác dữ  liệu, bảo mật, vật liệu, y   sinh học, rô­bốt …     Bên cạnh đó, các cơ  sở  đào tạo cần phải thiết kế  chương trình linh động hơn,  kiến thức cập nhật hơn, hướng tới phát triển các kỹ năng phù hợp với CMCN 4.0,   phát triển tư duy hệ thống và liên ngành. Đối với các chương trình đào tạo bậc cử  nhân, bên cạnh các kiến thức về  nghề  nghiệp, cần phải mở  rộng cung cấp thêm  các khối kiến thức tự  nhiên xã hội, công nghệ  thông tin, quản lý mạng… nhằm  mục đích làm cho người học có thể  thích nghi nhanh với sự  thay đổi của công   nghệ, làm việc hiệu quả  trong môi trường có tính kết nối cao, giữa các lĩnh vực,  giữa thế giới ảo và thật. Các kỹ năng quan trọng đối với nguồn nhân lực trong môi  trường tương tác công nghệ cần phải được đưa vào chuẩn đầu ra của chương trình   đào tạo: kỹ  năng làm việc nhóm, kỹ  năng sáng tạo, tư  duy phản biện, tư  duy hệ  thống, kỹ năng ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn… đặc biệt giáo dục  người học phương pháp và ý thức học tập suốt đời.     Thiết kế các khóa đào tạo ngắn hạn hay các chương trình bổ sung kiến thức cho   từng đối tượng khác nhau tại các doanh nghiệp là thực sự cần thiết trong bối cảnh  CMCN 4.0. Nhu cầu của xã hội về  bổ  sung kiến thức sẽ  vô cùng lớn khi có sự  chuyển dịch trong cơ cấu ngành nghề, sự thay đổi công nghệ. CMCN 4.0 sẽ mở ra   thị trường đào tạo và huấn luyện vô cùng lớn đối với các công ty cung cấp dịch vụ  giáo dục, đặc biệt đối với các trường đại học vốn có thế  mạnh về  đào tạo. Tuy   nhiên, các trường đại học cần phải cởi mở và đối thoại nhiều hơn với xã hội, với   thị  trường lao động để  triển khai và thực hiện các chương trình thiết thực và hiệu  quả, nhưng vẫn không đánh mất bản chất học thuật riêng biệt và nhiệm vụ  giáo   dục rộng hơn.      Ngoài ra, cách thức tổ  chức và phương pháp giảng dạy tại các trường đại   học cũng phải thay đổi.Công nghệ  phát triển với chi phí rẻ  là điều kiện thuận lợi  để  các trường đại học đầu tư  cơ  sở  vật chất, các công cụ  và phương tiện giảng   dạy hiện đại. Bên cạnh hình thức giảng dạy trực tiếp cho người học, các trường  
  8. cần sử dụng nhiều hơn các hình thức khác như đào tạo online, thiết kế môi trường  ảo để  người học và người dạy có thể  tương tác lẫn nhau và truyền đạt thông tin,  tổ  chức thực hành tại các phòng thí nghiệm hay phòng mô phỏng  ảo. Sử  dụng hệ  thống máy tính và dữ liệu big data để thiết kế chương trình, tổ chức giảng dạy cho   từng đối tượng một cách hiệu quả nhất. Hệ thống học online ngày càng được phổ  biến hơn, thông qua hệ thống online sẽ thu thập dữ liệu cho từng cá nhân. Khi tích   tụ được lượng data đủ lớn về cá nhân người học (thời lượng học, phương pháp, lộ  trình   đào   tạo,   mức   độ   tương   tác,   kết   quả   học   tập…),   các   thuật   toán   Machine  Learning sẽ  đưa ra một phương pháp giáo dục tốt nhất cho từng học sinh với lộ  trình tối  ưu cá nhân hóa phương pháp học tập mà ngay cả  giáo viên tốt nhất cũng  không bằng được. Do vậy các trường đại học cần đẩy mạnh hơn việc sử  dụng   cách   thức   tổ   chức   đào   tạo   và   học   tập   này.      Đào tạo đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0 đòi hỏi đội ngũ giảng dạy phải có trình độ  cao về chuyên môn, công nghệ thông tin, hệ thống mạng…, do vậy công tác chuẩn  bị  nguồn nhân lực cũng là yếu tố  đòi hỏi các trường đại học phải chuẩn bị  kỹ  lưỡng.   Cán  bộ   giảng   dạy   phải  liên   tục   cập   nhật   kiến   thức   chuyên  môn,   công  nghệ… bằng cách thường xuyên tham gia các lớp huấn luyện, hội thảo, hội nghị.   Ngoài ra, các trường đại học phải mở  rộng đối thoại, hợp tác với doanh nghiệp   trong các hoạt động nghiên cứu, tập huấn và tư vấn; qua đó cán bộ giảng dạy có cơ  hội tiếp cận điều kiện sản xuất, kinh doanh thực tế và nắm bắt được những thay  đổi của thị trường để thực hiện các điều chỉnh trong giảng dạy.  Chiến lược phát triển con người ­ Chủ thể và trung tâm của sự sáng tạo Sự  phát triển như  vũ bão của KH&CN trong 2 thập kỷ  đầu tiên của thế  kỷ  XXI với Internet kết nối vạn vật, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và những sáng chế  mới trong nhiều lĩnh vực chính là những nền tảng then chốt tạo nên những cú hích  cho sự tăng trưởng và phát triển. Trong thời đại CMCN 4.0, KH&CN sẽ  mang tính liên ngành và xuyên ngành  ngày càng sâu rộng, viễn cảnh đó đặt ra thách thức phải có chiến lược về  phát  triển con người. Trong khi chúng ta nói nhiều về những đặc trưng của CMCN 4.0,   những thành tựu về  công nghệ  với những thách thức và cơ  hội, chúng ta cần đặc  biệt chú trọng phát triển nguồn lực con người, cần xây dựng một kịch bản cho sự  phát triển của xã hội Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0, trong đó con người là  chủ thể và là trung tâm của sự sáng tạo.             Trong thời đại CMCN 4.0, các cơ  sở  giáo dục đại học sẽ  không còn chỉ  là  thầy, trò, giảng đường, thư viện, các phòng thí nghiệm… mà sẽ là môi trường sinh  thái với 3 đặc trưng cốt lõi xuyên suốt và tác động lên mọi hoạt động của nhà  trường là: số  hóa, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Vì vậy, trong chiến lược phát  triển của mình, các trường đại học phải bám sát những nội dung này. Đầu ra của  quá trình đào tạo trong CMCN 4.0 là nguồn nhân lực có năng lực, tinh thần đổi mới   sáng tạo và khởi nghiệp.
  9.              Thời đại CMCN 4.0, các kiến thức có tính liên ngành, xuyên ngành (một   ngành được nhúng sâu vào ngành khác) và ngày càng có xu hướng xóa nhòa ranh  giới giữa các ngành. Trong khi đào tạo lại có tính cá thể  hóa ngày càng cao. Xu   hướng “Uber hóa” trong giáo dục là tất yếu và ngày càng trở  nên phổ  biến. Kiến   thức và thông tin, cơ sở dữ liệu, cơ hội cho mọi người, mọi cơ sở giáo dục ở mọi   nơi, mọi chỗ, không còn cứng nhắc và bó hẹp trong không gian và thời gian, biên   giới, vùng lãnh thổ.              Các nghiên cứu và tổng kết từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để đạt được   đầu ra đó, các nội dung cơ  bản mà nhà trường cần cung cấp cho người học trong   thời đại CMCN 4.0 sẽ  là giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ  thuật và toán   học) và giáo dục khai phóng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bên cạnh đào tạo kiến   thức và kỹ năng, tăng cường thực hành thực tập, công nghệ thông tin và ngoại ngữ,  thì đào tạo với tư  duy tầm nhìn, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững rất quan  trọng. Các giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và sự hài hòa phải là bệ đỡ  và nền   tảng cho sự phát triển của xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0. Chính vì vậy, chúng ta  cần có kịch bản phát triển con người trong giai đoạn mới, với nòng cốt và nền tảng   là giáo dục. Trong bối cảnh CMCN 4.0, lợi thế cạnh tranh lớn nhất không phải tài nguyên, công   nghệ  mà là con người. Ai có nhân tài, sẽ  nắm trong tay lợi thế cạnh tranh và phát   triển trong thời đại mới. Cần xây dựng chiến lược phát triển con người và đổi mới  mạnh mẽ  giáo dục để  trang bị  kiến thức, phát huy năng lực sáng tạo và kỹ  năng,  tầm nhìn cho người học. Song song với đào tạo và thu hút nhân tài, đặc biệt trong   lĩnh vực KH&CN, việc chú trọng phát triển con người trong một xã hội hài hòa và  nhân văn là cốt lõi để Việt Nam nắm bắt được các cơ hội cũng như vượt qua thách  thức để phát triển và hội nhập.              Các nước như  Anh, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Đức... đã tận dụng và nắm bắt   được cơ hội ngay từ cuộc CMCN lần thứ 2 để  phát triển; Trung Quốc, Nhật Bản,  Hàn Quốc,  Ấn Độ... đã nắm bắt được cơ  hội  ở  cuộc CMCN lần thứ  3 để  vươn  lên... Việt Nam hoàn toàn có thể  nhận diện và nắm bắt được thời cơ để vươn lên  thành “con rồng, con hổ” của châu Á và thế  giới trong thế  kỷ  XXI nếu biết tận  dụng những cơ hội và vượt qua thách thức của cuộc CMCN 4.0. Mấu chốt là chúng   ta phải có nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút được nhân tài để phát triển các   công   nghệ   lõi,   các   hình   thức   kinh  doanh  mới.   Nguồn   lực   con   người,   cùng  với   KH&CN chính là “chiếc đũa thần” để đưa dân tộc ta theo kịp và sánh vai các nước   trên thế giới. Suy cho cùng, Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội từ cuộc CMCN  4.0 thông qua việc thay đổi cách tiếp cận giáo dục, nhanh chóng hội nhập sâu rộng  với quốc tế và then chốt là xây dựng chiến lược phát triển con người.   Đổi mới giáo dục đại học ­ Đòn bẩy quan trọng của sự phát triển
  10. Từ  thực tiễn và kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung   Quốc và Ấn Độ cho thấy, đổi mới giáo dục (đặc biệt là giáo dục đại học ­ cả  đào  tạo bậc đại học và sau đại học), để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao có ý   nghĩa quyết định đến sự  thành công của Việt Nam trong CMCN 4.0. Để  đổi mới  giáo dục đại học, trong thời gian tới chúng ta nên thực hiện một số  giải pháp cơ  bản sau: Một là, phải xây dựng một triết lý mới về giáo dục đại học : nhu cầu đổi mới  giáo dục xuất phát từ  yếu tố  thời đại. Hiện nay, các đại học nghiên cứu của các  nước phát triển trên thế giới đang chuyển mình sang đại học đổi mới sáng tạo, gắn  kết nghiên cứu khoa học và chuyển giao các kết quả nghiên cứu với doanh nghiệp.   Vì vậy, triết lý đào tạo phải thay đổi. Triết lý của đào tạo nhân lực trong thời đại  CMCN 4.0 là số hóa, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Hai là, đổi mới cấu trúc và yêu cầu, chuẩn đầu ra của các chương trình đào   tạo,   hội   nhập   với   quốc   tế   và   phù   hợp   với   điều   kiện,   hoàn   cảnh   của   Việt   Nam: ngoài kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, công nghệ  thông tin và các kỹ  năng  mềm như hiện nay; các trường đại học phải trang bị được cho người học kỹ năng  thu thập, xử lý và kiểm soát thông tin, trải nghiệm học tập đồng hành với thực tế,   thực tập và các công nghệ mới. Chương trình đào tạo phải chuyển đổi phù hợp với   xu thế  liên ngành, xuyên ngành của CMCN 4.0. nhất là những ngành khoa học tự  nhiên, công nghệ ­ kỹ thuật, kinh tế…; chương trình đào tạo cần hội nhập sâu rộng  với chương trình đào tạo của khu vực và thế giới. Sinh viên ra trường không chỉ có   công ăn việc làm, mà còn phải có tầm nhìn, có khát vọng đổi mới sáng tạo và tinh  thần   khởi  nghiệp.   Hiện   nay,   ở   Việt   Nam   đang  nhắc   nhiều   đến   giáo   dục   khai   phóng, tuy nhiên, không thể  nắm bắt và làm chủ  được các công nghệ  nếu nguồn  nhân lực của chúng ta không được đào tạo và trang bị kiến thức STEM. Vì vậy, với   triết lý giáo dục như trên, trong thời đại CMCN 4.0, giáo dục khai phóng với STEM   và phát triển bền vững chính là những nội dung đổi mới cốt lõi và cần có của   chương trình đào tạo. Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 cũng đã đề  ra  nhiệm vụ  các trường đại học phải tham gia vào bảng xếp hạng đại học trên thế  giới. Đây là những sức ép và đòn bẩy quan trọng để  các trường đại học phải đổi   mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng theo các tiêu chí và chuẩn mực của giáo dục  đại học trên thế giới trong thời gian tới.            Ba là, cần có quy hoạch và phát triển ngành nghề  cho tương lai: hiện nay,  chúng ta còn quá mỏng lực lượng chuyên gia và nguồn nhân lực trong các lĩnh vực   tự động hóa và trí tuệ  nhân tạo. Bên cạnh công nghệ thông tin, chúng ta cũng phải  đẩy mạnh nghiên cứu về tích hợp hệ thống, công nghệ  tương tác thực tế, an toàn   thông tin, năng lượng mới, các vật liệu mới tiên tiến, thông minh… để   ứng dụng  cho các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật mới cũng như nguồn nhân lực quản trị doanh  nghiệp theo các mô hình mới. Gần đây, một số  trường đại học lớn của Việt Nam  (trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nhanh chóng bắt kịp xu thế thời đại, mở 
  11. đào tạo các ngành/chuyên ngành mới như  an toàn thông tin, kỹ  thuật máy tính,  robotic, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ nano, năng lượng mới, an ninh phi  truyền thống, khoa học dữ  liệu, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu… Đó là  những đáp  ứng rất phù hợp và kịp thời của giáo dục đại học Việt Nam trong thời   gian qua.          Bốn là, khẩn trương xây dựng chiến lược và giải pháp đổi mới đào tạo tài   năng và chất lượng cao trong các trường đại học: cần triển khai đẩy mạnh đầu tư  đào tạo cử  nhân/kỹ  sư  tài năng về  công nghệ  thông tin, mạng máy tính, tự  động   hóa, cơ điện tử, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực khác. Thời đại ngày nay đang có xu   thế đào tạo tài năng và chất lượng cao theo cá thể hóa, do vậy các trường đại học ở  Việt Nam cần sớm đổi mới mô hình đào tạo tài năng và chất lượng cao ở bậc đại  học. Một trong những mô hình hay là đào tạo “kỹ  sư  toàn cầu” đã bắt đầu được  đào tạo tại Nhật Bản từ  2015. Chương trình đào tạo này có các kiến thức liên   ngành về toán học, vật lý, cơ học cộng với nền tảng về công nghệ thông tin, ngoại   ngữ và phát triển bền vững.           Năm là, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập: với sự  ra đời của các  công nghệ mới và IoT đã mở ra những khả năng có thể giảng dạy và học tập ở mọi   nơi mọi lúc, học xuyên biên giới, đồng thời tạo ra các cơ hội để tranh thủ và tối ưu  hóa các nguồn lực (về con người, học liệu, cơ sở vật chất…) kiểu như “uber hóa  trong giáo dục” và đương nhiên sẽ  kéo theo những thay đổi tiêu chí đánh giá về  kiểm định chất lượng và xếp hạng các trường đại học.          Sáu là, tập hợp lực lượng, thu hút nhân tài để xây dựng và phát triển tiềm lực   KH&CN của nước nhà thông qua các nhóm nghiên cứu: để có thể tiếp cận và phát  triển công nghệ mới, theo kịp với thế giới và làm chủ  các công nghệ  lõi, chúng ta   cần có chiến lược để tập hợp lực lượng trong và ngoài nước nhằm xây dựng bằng   được các nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu xuất   sắc trong các lĩnh vực kỹ thuật ­ công nghệ chủ chốt và các lĩnh vực mới phát sinh   trong CMCN 4.0. Chúng ta cần tập hợp, tạo mọi điều kiện phát huy nguồn lực đội   ngũ trí thức tài năng trong và ngoài nước thông qua các nhóm nghiên cứu mạnh để  nắm bắt những cơ  hội của thời đại. Bên cạnh các nhóm nghiên cứu mạnh, các  nhóm nghiên cứu chính cũng cần được quan tâm phát triển. Thông qua các nhóm  nghiên cứu chính để nâng cao chất lượng đào, nghiên cứu, nâng cao chất lượng và  tiềm lực nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học. Muốn như  vậy, có  lẽ chúng ta phải có những đột phá trong chính sách phát triển các nhóm nghiên cứu,   sử dụng và đãi ngộ nhân tài.              Bảy là, cần có những đột phá về  cơ  chế  chính sách: để  có nguồn lực, các  trường   đại   học   Việt   Nam   đang   chuyển   mình   theo   xu   thế tự   chủ và   đang   rất  cần “cơ  chế  khoán 10” trong giáo dục đại học nhằm giải phóng và phát huy mọi  nguồn lực cho sự  phát triển của nhà trường. Nhà nước cần có chính sách hỗ  trợ 
  12. khởi nghiệp và triển khai mô hình 4 nhà: nhà nước ­ nhà trường ­ nhà khoa học và  doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2