intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch Bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đại học: Tâm lý dạy học đại học

Chia sẻ: An Bình | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

97
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thu hoạch phân tích và đưa ra các biện pháp để tạo dựng động cơ học tập cho sinh viên tại nơi đang công tác, giảng dạy để phục vụ cho giao tiếp và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch Bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm đại học: Tâm lý dạy học đại học

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ­­­♦ ­­­♦ ­­­♦ ­­­ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG  NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐẠI HỌC BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ: TÂM LÝ DẠY HỌC ĐẠI HỌC                             Học viên: PHẠM ANH XUÂN Ngày sinh: 25/02/1992                                Nơi sinh: Liên Bang Nga                                Đơn vị công tác: Công ty TNHH Thiên Tường Năm 2021 NỘI DUNG THU HOẠCH Câu hỏi:  Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích và đưa ra các biện pháp để tạo dựng động cơ học  tập cho sinh viên tại nơi các anh (chị) đang công tác, giảng dạy.
  2. Câu 2: Để phục vụ cho việc giao tiếp và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên,  Anh (chị) hãy xây dựng bảng mô tả nghề nghiệp mà anh (chị) được đào tạo hoặc  đào tạo sinh viên tại các trường của anh (chị). BÀI LÀM Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích và đưa ra các biện pháp để tạo dựng động cơ  học tập cho sinh viên tại nơi các anh (chị) đang công tác, giảng dạy. 1.Đặt vấn đề           Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng đặt ra  đối với các trường nhằm đáp  ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Có  nhiều yếu tố  ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, trong đó động  cơ  là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập, tự  học của người   học. Khi người học xây dựng được cho mình động cơ  học tập đúng đắn sẽ  học tập một cách tích cực, hứng thú, say mê. Ngược lại, việc học tập mang  tính chất đối phó, miễn cưỡng thường xuất phát từ  động cơ  học tập không  phù hợp. Do vậy, nghiên cứu để  xây dựng động cơ  học tập đúng đắn cho  người học là rất cần thiết để  nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà  trường. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm động cơ học tập            Động cơ trong tiếng Latin là Motif, có nghĩa là nguyên nhân thúc đẩy con   người hành động. Nguyên nhân này nằm bên trong chủ thể  có thể  xuất phát   từ nhu cầu sinh lý hay tâm lý (vì đói khát mà con người đi tìm thức ăn, nước   uống; vì yêu quý thầy cô mà trẻ học hành…)           Theo từ điển Tiếng Việt: “Động cơ là những gì thôi thúc con người có  những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với  những nhu cầu”.              Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Động cơ  là cái thúc đẩy con người hoạt  động nhằm thoả mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và quy định xu  hướng của hướng tích cực đó. Động cơ  là động lực kích thích trực tiếp, là  nguyên nhân trực tiếp của hành vi”.           Theo Phan Trọng Ngọ: “Động cơ  học tập là cái mà việc học của họ  phải đạt được để thoả mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học vì  cái gì thì đó chính là động cơ học tập của học viên”.           Như vậy, động cơ  học tập là yếu tố  định hướng, thúc đẩy hoạt động   học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri   thức của người học.
  3. 2.2. Sự hình thành động cơ học tập           Theo Nguyễn Thạc: Tất cả sự kiện, vật chất hay hành động đều trở  thành động cơ nếu chúng liên quan đến nguồn gốc tích cực (các nhu cầu) của  con người .           Theo Phạm Minh Hạc: “Động cơ tâm lý không phải cái thuần tuý bên  trong cá thể. Nó phải được vật thể hoá vào đối tượng của hoạt động. Điều   đó có nghĩa động cơ phải có một hình thức tồn tại vật chất, hiện thực  ở bên  ngoài. Với ý nghĩa đó đối tượng của hoạt động là nơi hiện thân của hoạt  động ấy”.           Theo Piaget: Động cơ  là tất cả  các yếu tố  thúc đẩy cá thể  hoạt động  nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó. Động cơ  tồn tại  ở  hai dạng: động cơ  bên trong và động cơ  bên ngoài. Động cơ  bên trong của   mỗi người được hình thành từ  sự  thích thú đối với hoạt động học tập nhằm   thỏa mãn nhu cầu hiểu biết. Động cơ bên ngoài được hình thành không phải   do sự hứng thú của bản thân trong việc học mà là sự hứng thú từ kết quả của   việc học tập mang lại (được điểm cao, được khen thưởng, tránh bị  phạt, để  làm vui lòng ai đó,…).           Willis J. Edmondson cho rằng: Động cơ học tập bên trong do xuất phát  từ  đam mê, yêu thích, niềm vui và có nhu cầu thực sự, động cơ  học tập bên  ngoài do chịu tác động của ngoại cảnh như khen ngợi của thầy cô và cha mẹ,  môi trường giảng dạy, tài liệu học tập.                Nguồn gốc bên trong của động cơ  như: hứng thú, chú ý, ý chí, nhu   cầu… trong đó quan trọng nhất là nhu cầu của con người. Nhu cầu gặp được  đối tượng có điều kiện thực hiệnsẽ  trở  thành động cơ. Đối tượng của hoạt   động học là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Đối tượng này tồn tại bên ngoài  chủ thể, có ý nghĩa đối với chủ thể, làm nảy sinh chủ thể nhu cầu chiếm lĩnh  nó. Khi nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng được chủ thể ý thức sẽ trở thành động   cơ  thúc đẩy, định hướng, duy trì hoạt động học tập. Như  vậy động cơ  gắn  liền với nhu cầu, mong muốn của cá nhân. Nói cách khác nhu cầu, mong   muốn chính là yếu tố  bên trong quan trọng hình thành nên động cơ  của chủ  thể.                Nguồn gốc bên ngoài của động cơ: giảng viên, nội dung học tập,   phương pháp học tập, hình thức tổ  chức dạy học, môi trường học tập, gia  đình, xã hội… Khi nhu cầu học tập của người học chưa cao thì giảng viên   cần phải khai thác và phát huy các thành tố  của quá trình dạy học, khơi dậy   tính tích cực của người học, chuyển hoá dần động cơ  bên ngoài thành động  cơ bên trong của người học. 2.3. Giảng viên trong việc tạo động cơ học tập cho học viên           Để hình thành động cơ học tập cho học viên,vai trò của giảng viên rất quan   trọng. Thật vậy, cùng với sự hấp dẫn của nội dung bài học, thì sự vận dụng khéo   léo, linh hoạt, phù hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học và nhất là cách giao  tiếp  thân thiện, nhiệt tình, tôn trọng, nghiêm túc, vui vẻ, quan tâm tới người học… 
  4. của giảng viên sẽ  tạo những cảm xúc dương tính, trở  thành động cơ  thúc đẩy họ  tích cực trong học tập.            Nội dung bài giảng phù hợp với trình độ, đáp  ứng nhu cầu của học viên.   Điều này, sẽ cuốn hút học viên vào bài giảng, tạo hứng thú trong học tập, thu hút  sự  chú ý lắng nghe của họ  đối với những vấn đề  mà họ  quan tâm, họ  cần.Giảng  viên chia sẻ  cùng học viên những kinh nghiệm làm tốt, làm hay của cá nhân, tập   thể. Người học rất muốn nghe những kinh nghiệm này. Họ  muốn được chia sẻ  kinh nghiệm giải quyết tình huống của bạn học, giảng viên. Họ cũng muốn chia sẻ  những khó khăn, vướng mắc của mình trong công việc để  giảng viên và lớp cùng   tháo gỡ.           Nội dung bài giảng thể hiện ở những line của giáo án điện tử. Do vậy, trong   thiết kế giáo án điện tử cũng cần chú ý: ở mỗi slide bài giảng không quá nhiều chữ,  màu sắc đơn giản để tập trung sự chú ý của người học và tiện việc ghi chép những   nội dung mà họ  thấy cần. Kích cỡ  chữ, cách dòng phù hợp giúp cho việc tri giác  được dễ  dàng… Khai thác hiệu quả  công nghệ  thông tin trong bài giảng làm nổi   bật thông điệp người dạy muốn truyền tải.           Trong giảng dạy giảng viên nên sử dụng phương pháp thuyết trình cho phù  hợp với lớp đông học viên. Khi sử dụng phương pháp thuyết trình, người dạy chú ý  tới âm lượng, nhịp điệu trong giọng nói; nên có những ví dụ, liên hệ  thực tế, giúp  người học liên hệ  được kiến thức với kinh nghiệm của bản thân, cần chủ  động  phát huy kinh nghiệm của người học trong quá trình xây dựng bài học.           Phương pháp thuyết trình có thể kết hợp với phương pháp vấn đáp bằng hệ  thống câu hỏi linh hoạt sẽ  tạo được hứng thú cho học viên trong lớp học.Người   học với đặc điểm tâm lý là ngại giơ tay phát biểu ý kiến, vì sợ sai, bị đánh giá nên   khi xây dựng hệ  thống câu hỏi chú ý tới nguyên tắc dạy học “sát đối tượng”.  Giảng viên có thể tăng dần mức độ khó của các câu hỏi, tùy từng lớp học, từng học  viên mà có những câu hỏi vừa sức, khuyến khích học viên trả  lời bằng lời nói,  điểm số…kích thích học viên trong học tập.           Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp tích cực có thể áp dụng trong giảng dạy   học viên như thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình qua câu chuyện kể,   đoạn clip, trò chơi ô chữ, những trò chơi phá “tảng băng”. Những phương pháp này  sẽ  góp phần tạo sự  hào hứng, tạo  ấn tượng cho người học nhằm truyền tải nội   dung giảng dạy một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.           Giảng viên tùy theo mục tiêu, nội dung bài giảng, khả  năng, trình độ  người  học, trang thiết bị dạy học mà lựa chọn, phối hợp các phương pháp giảng dạy cho   phù hợp, tăng cường hoạt động của người học, hướng tới mục tiêu hình thành năng  lực cho người học. 3. Kết luận                Tóm lại, động cơ  học tập không có sẵn, cũng không thể  áp đặt mà   được hình thành dần dần trong quá trình người học đi sâu chiếm lĩnh đối  tượng học tập. Từ nhu cầu với các đối tượng học tập, từ những yếu tố bên  ngoài mà hình thành nên động cơ thúc đẩy hoạt động học tập của người học.   Đối với giảng viên có thể tạo động cơ học tập cho người học thông qua nội  dung bài giảng, sử  dụng phương pháp, hình thức tổ  chức dạy học… nhằm  
  5. kích thích tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học viên để  việc học trở  thành nhu cầu không thể thiếu được của người học.  Câu 2: Anh (chị) hãy xây dựng bảng mô tả nghề nghiệp mà anh (chị)  được đào tạo hoặc đào tạo sinh viên tại các trường của anh (chị). ­Tôi đã tốt nghiệp ngành dược sĩ đại học sau đây tôi xin mô tả  nghê nghiệp  đã được đào tạo của mình :  1. Những điều cần biết về nghề Dược sĩ 1.1 Nghề Dược là gì? Ngành Y Dược là tên gọi chung của những nhóm ngành sức khỏe, gồm Y học  kết hợp với Dược học. Trong đó Y học thiên về việc chẩn đoán, điều trị  bệnh cho con người bằng các biện pháp kỹ thuật cổ truyền hay hiện đại thì  Dược học chuyên đi sâu nghiên cứu, phát triển những loại thuốc có ích cho  con người. 1.2 Sản phẩm của nghề Dược là gì? Sản phẩm của nghề dược là thuốc rất phong phú về chủng loại, bao gồm các  loại thuốc tây y (tân dược) và thuốc đông y (đông dược) với chức năng phòng  và trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho con người. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người đều cần và sử dụng thuốc ở mức độ  khác nhau từ viên thuốc cảm sốt, thuốc bổ thông thường đến những loại  thuốc đặc biệt để trị các chứng bệnh nan y, vì vậy, sản phẩm của nghề dược  mang tính phổ thông cao. Đây chính là điều kiện tạo ra thuận lợi và cả rủi ro  khi bạn lựa chọn học ngành dược. Sản phẩm dược (thuốc) ở Việt Nam được phân làm hai loại căn cứ trên  nguồn gốc thuốc: 1.2.1 Tân Dược Tân dược du nhập vào nước ta cùng với y học hiện đại (tây y) nên thường  gọi là thuốc tây. Đó là những loại thuốc được sản xuất từ hóa chất, một số  loại vi nấm, hợp chất từ cây cỏ bào chế dưới dạng tinh khiết hoặc một số  hợp chất tự nhiên bán tổng hợp thành chất khác. Một số ít tân dược được bào  chế từ sản phẩm động vật. Tân dược có hiệu lực trị bệnh mạnh, tiện dụng, tuy nhiên, nguồn gốc chủ  yếu của tân dược là từ hóa chất nên có thể gây một số phản ứng phụ tác  dụng bất lợi cho người bệnh. 1.2.2 Đông Dược Đông dược gắn liền với đông y, là những thuốc có nguồn gốc từ thực vật  (Dược liệu) như cây cỏ, thân, lá củ, quả, khoáng vật, động vật. Hiện nay,  một số đông dược vẫn được bào chế theo phương pháp cổ truyền, số khác 
  6. được bào chế dưới dạng hiện đại như viên nén, viên nang, chè tan… để tăng  thêm độ tiện dụng cho người dùng. Đông dược có hiệu lực trị bệnh tác dụng chậm hơn tân dược nhưng đông  dược lại có thể giải quyết một số căn bệnh mãn tính theo cơ chế điều hòa  cân bằng cho cơ thể. Đây chính là điểm mạnh riêng của đông dược mà y học  hiện đại không thể phủ nhận. 1.3 Dược sĩ là gì? Dược sĩ là những chuyên gia chuyên điều trị cho bệnh nhân bằng cách cho  dùng thuốc, biết cách tối ưu hóa thuốc sử dụng để cung cấp và hướng dẫn  chi tiết cho bệnh nhân với mong muốn mang lại những kết quả tích cực nhất.  Họ có thể là những người làm việc độc lập tại các cơ sở kinh doanh thuốc  tây, trực tiếp kê đơn cho người bệnh đồng thời có thể phối hợp với các bác sĩ  điều trị trong việc kê đơn thuốc nếu họ công tác ở bệnh viện. 1.4 Điều kiện để trở thành Dược sĩ Khi học bất kỳ ngành học nào cũng cần phải có quá trình rèn luyện, học tập.  Như trên, chúng ta có thể thấy, để trở thành một dược sĩ thì lúc đầu ít nhất  bạn phải trải qua ít nhất một khóa học dược trung cấp. Tuy nhiên, để cải  thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã quyết định không  nhận và loại bỏ tất cả những nhân viên có bằng Trung cấp đang làm việc tại  các bệnh viện, trạm y tế,…trên cả nước. Vì vậy, nếu muốn học các ngành  về y dược ít nhất bạn phải học từ Cao đẳng Dược trở lên. 1.5 Học Dược thi khối gì? Bạn muốn trở thành Dược sĩ, muốn thi vào những trường đại học Y – Dược  trên cả nước bắt buộc bạn phải thi, xét tổ hợp khối Toán – Hóa – Sinh ( khối  B). Tuy nhiên ngoài khối B, một số trường đại học Y – Dược cũng xét một  số tổ hợp khối khác là Toán – Lý – Hóa, Toán – Hóa – Anh hay Văn – Hóa –  Sinh. Nhìn chung những khối thi vào đại học Y – dược đều là tổ hợp khối B và A.  Đây là hai khối rất khó, không phải ai cũng có thể theo học được. Khối học  này đòi hỏi người học tư duy tốt, trí thông minh và sự chăm chỉ, … 1.6 Tiềm năng của ngành Dược trong tương lai Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngành Dược được đánh giá có tiềm năng lớn  trong tương lai. Bởi lẽ, ngành này luôn trong tình trạng “khát” nhân lực khi: Tỷ lệ chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe ở nước ta dự kiến  tăng từ 13 tỷ đến 24 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Doanh thu từ ngành Dược dự kiến tăng từ 3,8 lên đến 7,3 tỷ đô la  Mỹ, tăng 14,1%.
  7. Tỷ lệ nhập khẩu trang thiết bị Y tế tại nước ta dự đoán tăng lên  đến 90% vào năm 2020. Số lượng các bệnh viện ở Việt Nam dự kiến vào năm 2020 là  200 cơ sở. Tỷ lệ gia tăng số dân ở nước ta dự kiến tăng lên 1,05%, đạt 97  triệu dân vào năm 2015, trở thành nước có dân số đông thứ 4 trong  nhóm các nước Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới. 2. Vai trò của Dược sĩ và nghề Dược Từ những công việc làm ta đã phân tích ở trên, có thể nói rằng dược sĩ là có  vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Vai trò trực tiếp mà ta phải nhắc tới đó là dược sĩ giúp duy trì, đảm bảo an  toàn về tính mạng, sức khỏe của con người, của cộng đồng người, xa hơn đó  là tính mạng của cả một dân tộc. Là người trực tiếp bán thuốc, cấp thuốc  hay là những người nghiên cứu thuốc thì dược sĩ vẫn là những người tác  động trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhìn từ cái nhìn gián tiếp, dược sĩ, họ không trực tiếp tham gia vào quá trình  phát triển kinh tế, văn hóa hay bình ổn chính trị những thực tế họ gián tiếp  tác động và quá trình đó. Điều này có đúng hay không bạn chỉ cần nhìn lại  quá khứ, nhìn lại thời kì bệnh dịch xảy ra liên miên thì sẽ rõ. Một xã hội bình ổn, một nền kinh tế chỉ vững mạnh khi nơi đó có những con  người khỏe mạnh. Bởi lẽ chỉ khi có sức khỏe người ta mới có thể xây dựng,  mới có thể học tập mới có thể đấu tranh vì lẽ sống của mình. Từ những điều  trên, ta thấy rằng dược sĩ có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức  khỏe cũng như bình ổn về kinh tế, chính trị. 3. Học Dược ra làm gì? Theo tạp chí nổi tiếng nước ngoài bình chọn, nó đứng đầu trong 10 công việc  kiếm nhiều tiền nhất dành cho nữ giới. Trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm,  Dược sĩ là người tham gia vào quá trình bào chế, kinh doanh, quản lý, phân  phối thuốc. Ở khâu kiểm nghiệm thuốc, họ là những kỹ thuật viên kiểm tra  đảm bảo chất lượng của sản phẩm,…Như vậy, công việc cụ thể sau khi ra  trường của Dược sĩ có thể là: Làm việc tại khoa Dược của bệnh viện: kê hoặc phối hợp với  bác sĩ trong việc chỉ định loại thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân;  kiểm kê đầu ra đầu vào, quản lý thuốc tồn, phát hiện, báo cáo nếu  phát hiện thuốc kém chất lượng, thuốc giả, nhái,… Làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm thuốc: vai trò của Dược  sĩ như những kỹ thuật viên xét nghiệm, kiểm tra các tính chất, thành 
  8. phần của thuốc nhằm đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người  dùng. Làm việc tại các cơ sở kinh doanh: là trình dược viên giới thiệu  thuốc đến cho các bác sĩ hoặc các dược sĩ khác tại nhà thuốc. Bạn  cũng có thể trở thành nhân viên Marketing Dược với trách nhiệm xây  dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, thu hút khách hàng quan tâm  đến sản phẩm của công ty mình. Làm giảng viên giảng dạy chuyên ngành: nếu có học lực giỏi,  bạn dễ dàng được nhận lại trường làm công tác truyền đạt kiến  thức cho các thế hệ sinh viên sau. Mở nhà thuốc: nếu có bằng Dược sĩ và những điều kiện mở nhà  thuốc khác, bạn hoàn toàn có thể tự lập kế hoạch, chiến lược và  kinh doanh tự do miễn tuân theo quy định của pháp luật. 4. Những tố chất để trở thành Dược sĩ Tương tự như các ngành nghề khác, những người làm nghề Dược cũng cần  có những phẩm chất đạo đức nhất định. 4.1 Giỏi chuyên môn Trước hết là phải giỏi kiến thức chuyên môn về ngành Dược cùng những  kiến thức chăm sóc sức khỏe cơ bản: Am hiểu về cơ chế tác động của môi trường đến sức khỏe và  các biện pháp cải thiện Hiểu biết về các công nghệ Y Dược hiện đại như Dược động  học, công nghệ nano, sinh học phân tử,… Tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo về những công nghệ  Y học tiên tiến trên thế giới. Am hiểu về các bệnh, quy trình chăm sóc bệnh nhân, chế độ  dinh dưỡng cần thiết với từng loại bệnh,…Có như vậy thì sau khi  tốt nghiệp mới có thể tự đánh giá được tình trạng sức khỏe, tư vấn  cách dùng thuốc đồng thời lập kế hoạch để chăm sóc bệnh nhân  một cách an toàn, hiệu quả. 4.2 Giàu kỹ năng nghiệp vụ Bên cạnh sự uyên thâm về kiến thức, Dược sĩ cần trau dồi cho mình những  kỹ năng nhất định, chẳng hạn: giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập,  tin học, văn phòng, đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ để tự tin làm  việc trong môi trường quốc tế năng động và hiện đại.
  9. Trên hết, điều cần có ở một người “thầy” đó là tấm lòng nhân hậu, làm việc  với tinh thần trách nhiệm và tình thương người. Mỗi quyết định, hành động  của họ đều vì lợi ích của người bệnh, người nhà,… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà  Nội 2. Ngô Minh Duy (2011), Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một   số trường ở Tp.HCM, luận văn Tâm lý học, Tp.HCM 3. Nguyễn Thị  Duyên  (2015), Động cơ  học tập một số  môn học thực   hành của học viên trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang , Nxb ĐHQG Hà  Nội 4. Trần Đức Hiển dịch và Phan Thăng hiệu đính (2006), Tâm lý học,   nguyên lý và ứng dụng, NXB Lao động Xã hội. 5. Nguyễn Trọng Nhân, Trương Trọng Thủy (2014),  Những nhân tố ảnh   hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ngành Việt Nam HọcTrường   Đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 33 –   2014 6. Trịnh Quốc Thái (1996), Nghiên cứu động cơ học tập của học sinh lớp   1 dưới  ảnh hưởng của phương pháp nhà trường, Luận án PTS Khoa  học sư phạm – Tâm lý, Hà Nội 7. Huỳnh Mộng Tuyền (2015), Động cơ  học tập của sinh viên trường   Đại học Đồng Tháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 8. Trần Quốc Thành (2015), Thực trạng động cơ đi học lý luận chính trị   của học viên Trường chính trị tỉnh Hà Nam, NXB Đại học Quốc Gia Hà  Nội 9. Trần Thị  Thìn (2004), Động cơ  học tập của sinh viên sư  phạm ­ thực   trạng và phương hướng giáo dục, Luận án TS Tâm lý học, Hà Nội 10.   Nguyễn   Quang   Uẩn   (chủ   biên),2003,   Giáo   trình   Tâm   lý   học   đại  cương, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 11. http://www. Tamlyhoc.net
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2