Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN13: Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
lượt xem 9
download
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN13: Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm với mục tiêu nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên trong nhân cách trẻ thơ. Mời các bạn cùng tham khảo bài thu hoạch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN13: Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
- Bài thu hoạch BDTX module GVMN 13: Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân tạo nền móng cho các bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên trong nhân cách trẻ thơ. 1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 4 TUỔI Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Phương pháp cũ lấy phương pháp dùng lời là chính và trẻ làm theo những gì giáo viên yêu cầu đã quá lỗi thời. Việc thực hiện giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ chức, giáo viên vẫn còn nói nhiều, hướng dẫn nhiều mà chưa chú trọng đến việc thực hành trao đổi dẫn đến trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động học tập, hiệu quả hoạt động học chưa cao. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi, trẻ mới đi học, khả năng tập trung chú ý chưa cao trẻ đang trải qua giai đoạn: “ Khủng hoảng tuổi lên ba”, trẻ muốn được làm những gì trẻ thích theo cách riêng của mình nên việc thực hiện giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm” là một điều quan trọng và cần thiết. Mục tiêu của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là: Trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động, chủ động tham gia hoạt động, biết trao đổi, chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình. Trẻ thích được tìm tòi,khám phá, phát triển tư duy, ngôn ngữ, trí tưởng tượng, biết phối hợp làm việc trong nhóm nhỏ. Trẻ nắm vững các kỹ năng cơ bản và vận dụng linh hoạt vào thực tế. Giáo viên tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề ở mỗi trẻ.
- Cô giáo..............đã tìm tòi, nghiên cứu, thực nghiệm và tổ chức một số hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi tại lớp mẫu giáo 3 tuổi C, trường mầm non ................ với các biện pháp như: Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục phù hợp thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động chú trọng tới khả năng thực hành trải nghiệm, thí nghiệm Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ trong và ngoài lớp học. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động giáo dục dưới hình thức thi đua, khen thưởng Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động giáo dục. * Kết quả đạt được: Đối với học sinh: Trẻ thích thú hơn khi gia gia hoạt động, không nói chuyện riêng trong giờ học. Các con tự nguyện và thích được chia sẻ cùng cô giáo, bạn bè. Trẻ gần gũi với cô hơn, sẵn sàng chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình với cô giáo, với bạn, với những người thân trong gia đình, biết lắng nghe và trình bày ý kiến của mình không còn nhút nhát, rụt rè, biết tự khởi xướng trò chơi, biết thảo luận theo nhóm nên kết quả hoạt động theo nhóm rất tốt. Trẻ tò mò ham hiểu biết hơn, thích được tham gia các hoạt động khám phá trải nghiệm. Có thói quen học tập và thực hiện yêu cầu của cô giáo. Đối với giáo viên và phụ huynh: Cô giáo tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trong giảng dạy, cô chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. Bản thân cô giáo có thêm kinh nghiệm trong phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ. Cha mẹ thấu hiểu tâm lý của con hơn, biết phối hợp với giáo viên trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Phụ huynh cũng tôn trọng khả năng và ý thích tích cực của trẻ, thường xuyên thực hiện công việc cùng con và để con nêu ra ý tưởng mới để phát triển tư duy cho trẻ. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn. Đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ.
- 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO 56 TUỔI Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: Thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn của trẻ, trẻ không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản có hệ thống như ở phổ thông. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ hoạt động, trải nghiệm, vui chơi từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của trẻ, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “Dạy học tích cực”, “Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lại hiệu quả cao. Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ. Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
- Module MN1 “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thong qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Cô giáo........... đã tìm tòi, nghiên cứu thực nghiệm và tổ chức một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp 5 tuổi A, trường mầm non ................ như sau: Biện pháp 1: Tự học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng học liệu đa dạng, hấp dẫn và tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Biện pháp 3: Thực hiện tổ chức tốt biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua các hoạt động của trẻ. Biện pháp 4: Lựa chọn nội dung và trò chơi phù hợp để rèn luyện tính tích cực hoạt động của trẻ. Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vào các hoạt động cho trẻ. Biện pháp 6: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ học tốt qua các hoạt động. Những biện pháp trên đã mang lại kết quả tốt sau thời gian áp dụng tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A, trường Mầm non .................
- * Kết quả đạt được: Đối với trẻ: Hình thành cho trẻ mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, chất lượng của trẻ qua các hoạt động được nâng cao rõ rệt, ý thức cũng như sự hứng thú của trẻ được nâng cao, trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, có thể giải quyết được vấn đề linh hoạt và sáng tạo, đồng thời ngôn ngữ của trẻ phát triển rõ ràng, mạch lạc hơn. Nhìn vào những lợi ích đã đạt được thông qua việc thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A, trường mầm non ................” thì trẻ lớp tôi đã đạt được các mục tiêu chất lượng giáo dục qua các lĩnh vực phát triển cụ thể như sau: - Về lĩnh vực phát triển thể chất trẻ đạt 32/ 33 trẻ = 97% - Về lĩnh vực phát triển nhận thức trẻ đạt 32/33 trẻ = 97% - Về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ đạt 33/ 33 trẻ = 100% - Về lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội trẻ đạt 33/ 33 trẻ = 100% - Về lĩnh vực phát triển thẩm mỹ trẻ đạt 33/ 33 trẻ = 100% Với những kết quả như trên trẻ lớp tôi đã đạt được các mục tiêu giáo dục của độ tuổi, 100% trẻ lớp 5 tuổi A đã hoàn thành chương trình giáo dục mầm non năm học............ Đối với giáo viên: Mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân khi thiết kế, lựa chọn chủ đề sát với đặc điểm nhận thức của trẻ mình trực tiếp dạy. Qua đó hình thành các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, sáng tạo trong các hình thức tổ chức các hoạt động ở trường cho trẻ. Luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, có kinh nghiệm trong việc tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”. Đối với phụ huynh: Phụ huynh cảm thấy an tâm, tin tưởng khi cho con em mình đến trường, lớp mầm non, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức, nhiệt tình đóng góp đồ dùng, nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải phục vụ cho việc làm đồ chơi sáng tạo phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Qua đó, phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của nền giáo dục Mầm non trong thời đại mới và sẽ có tầm nhìn mới về vai trò và trách nhiệm đối với con em mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH12: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học
9 p | 99 | 12
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN8: Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non
24 p | 167 | 10
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN5: Hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non
3 p | 232 | 10
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN16: Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
20 p | 152 | 9
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN31: Phòng chống bạo lực học đường ở các cơ sở giáo dục mầm non
44 p | 116 | 9
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN4: Sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở giáo dục mầm non
5 p | 112 | 9
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN7: Phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương
9 p | 188 | 8
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN7: Kĩ năng sơ cứu - phòng tránh và xử lí một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em
4 p | 115 | 8
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN15
3 p | 91 | 7
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN12: Tư vấn cho các bậc cha mẹ về chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3-6 tuổi
5 p | 73 | 7
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN10: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
2 p | 100 | 7
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN9: Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non
5 p | 234 | 7
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH6: Kế hoạch dạy học ở lớp ghép
5 p | 48 | 5
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH13: Kỹ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực
9 p | 99 | 5
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH33: Thực hành dạy học phân hóa ở tiểu học
8 p | 56 | 4
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH19: Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học
4 p | 42 | 4
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 04: Lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học
4 p | 180 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn