intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch môn Lịch sử nhà nước pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Hoa Thanh Quế | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:45

136
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thu hoạch môn Lịch sử nhà nước pháp luật Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch môn Lịch sử nhà nước pháp luật Việt Nam

  1. BÀI THU HOẠCH MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT  VIỆT NAM NHÓM 9:     Đoàn Thị  Thùy Dung ( Gmail:  dungbagia1995@gmail.com) Đặng Nguyệt Ánh Đinh Thị Trang NGUYỄN THỊ  DUNG (03/06) Bài làm được, nhưng trình bày còn chưa đẹp, chưa bố trí bố cụ phù hợp Đánh giá chung:  8 điểm PHẦN 1: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM  TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 Câu 1: Các yếu tố, điều kiện hình thành và tổ chức bộ máy nhà nước Văn  Lang – Âu Lạc Trả lời: ́ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ ước. Cac yêu tô, điêu kiên hinh thanh Nha n ­ Tiền đề kinh tế
  2. Nền kinh tế  nông nghiệp phát triển  ở  mức   độ  nhất định. Nghề  trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề  gốm, cũng như  sự  xuất hiện   của nghề luyện kim đồng thau. Đặc biệt là lưỡi cày đồng đã tìm thấy  ở  các di  tích thuộc văn hóa Đông Sơn. Riêng ở Cổ Loa Hà Nội đã tìm thấy gần 100 lưỡi  cày đồng. Đây là lưỡi cày dùng để rẽ đất và lật đất một cách liên tục bằng lực   kéo. Bước chuyển từ nền nông nghiệp dùng cuốc sang  nền nông nghiệp dùng cày đã góp phần nâng cao năng suất lao động và nền kinh  tế bao gồm nhiều nghành nghề ngày càng phát triển. Về  trồng trọt thì cây trồng câytrồng chủ  yếu là  lúa nước . Cùng với nghề trồng lúa nước nghề trồng rau củ, câu ăn quả tiếp tục   phát triển. Chăn nuôi cũng được đấy mạnh theo đà của trồng trọt Hái lượm và săn bắn vẫn tồn tại nhưng bị  đẩy  xuống thứ  yếu bởi trồng trọt và chăn nuôi cho sản phẩm nhiều hơn và không   bếp bênh như hái lượm và săn bắn. Các nghề  thủ  công cũng phát triển mạnh. Nghề  dệt đã khá phổ biến ­ Tiền đề xã hội Sự phát triển của sức sản xuất và kinh tế đã tạo ra sản phẩm thặng dư trong xã   hội, từ  đó tác động trực tiếp tới phân hó xã hội, thể  hiện nổi bật  ở  hai hiện  tượng:  Vào   cuối   thời   Hùng   Vương   xã   hội   có   những  chuyển biến quan trọng, là hệ  quả  từ  sự  phát triển của nền KT.  Chế  độ  mẫu   hệ  dần dần chuyển sang chế  độ  phụ  hệ. Những gia đình nhỏ  trở  thành những   đơn vị  kinh tế  độc lập. Những truyền thuyết Sơn Tinh­Thủy Tinh, Chử Đồng  Tử­Tiên Dung, Trầu cau… đều pản ánh tập tục cư trú bên nhà chồng­hình thức   hôn nhân phụ hệ của gia đình nhỏ. Công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chổ cho   công xã nộng thôn, kết hợp cả 3 quan hệ là láng giềng, địa lý và huyết thống. Sự  hình thành và tồn tại bền vững của công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung   về ruộng đất.  ̉ ợi, chông ngoai xâm ­ Yêu câu vê lam thuy l ̀ ̀ ̀ ́ ̣
  3. Nền nông nghiệp ngày càng phát triển, yêu cầu  về các công trình thủy lợi ngày càng cấp bách.Cuộc đấu tranh tự vệ và trị thủy­ thủy lợi là những công cuộc lớn lao đặc biệt quan trọng, phải tiến hành thường   xuyên, có tính cấp bách vì nó liên quan trực tiếp đến sự  tồn vong của cả  cộng  đồng. Cơ  cấu tổ  chức  trong chế   độ  cộng sản nguyên  thủy không thể   đảm   đương nổi công việc lớn lao trong tự vệ và trị thủy­thủy lợi mà đòi hỏi phải có  một loại cơ  cấu tổ  chức mới khác hẳn, đó là nhà nươc. Vì vậy, nhà nước có  khả  năng huy động lực lượng lớn sức người, sức của để  thực hiện công cuộc  đấu tranh để tự vệ và trị thủy­thủy lợi Giặc ngoại xâm từ  phương bắc dòm ngó, chuẩn  bị xâm lược.Vị trí địa lý nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông  tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở  nên bức thiết.Trong giai đoạn Phùng Nguyên, tỉ lệ vũ khí so với toàn bộ hiện vật  rất nhỏ. Đến giai đoạn Đông Sơn tỉ lệ vũ khí tăng vọt.  Thời bấy giờ  chiến tranh đã trở  thành một hiện  tượng kịch liệt và phổ biến trong xã hội, bao gồm cả những cuộc xung đột bên   trong và bên ngoài. Bắt   nguồn   từ   chổ   nền   SX   phát   triển   cao,   sản  phẩm làm ra nhiều, xã hội phân chia thành giai cấp, sự bóc lột giữa các giai cấp   dẫn đến sự  đấu tranh lẫn nhau.Sự  phát triển của sức sản xuất với xuất hiện   của sản phẩm thặng dư  trong xã hội đã dẫn đến sự  tích tụ  và phân hóa giàu  nghèo.,  Xã hội lúc bấy giờ phân hóa thành 3 tầng lớp Tầng lớp quý tộc: có nhiều quyền lực của cải và  người phục dịch, sống cách biệt đông đảo với nhân dân lao động. Tầng lớp nông dân: bị  quý  tộc bóc lột qua các  hình thức cống nạp, lao dịch. Tầng lớp nô tì: có địa vị  thấp nhất trong xã hội   lúc bấy giờ, họ chủ yếu phục dịch trong gia đình quý tộc.  Sự đấu tranh giai cấp. Câu 2: Pháp luật và những hoạt động cơ bản của nhà nước Văn Lang­Âu  Lạc Trả lời:
  4. a.  Hệ thống pháp luật Pháp luật ra đời từ khi nhà nước xuất hiện Khách quan: nhà nước và pháp luật cùng phát sinh từ  một nguồn gốc, là  kết quả  của sự phát triển kinh tế và phân hóa xã hội. Chủ  quan: pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và trở  thành   một phương tiện của nhà nước để  bảo vệ  địa vị  của lực lượng thống trị, điều   hành và quản lý xã hội. Trước đây quan hệ giữa cá thành viên được điều chỉnh băng các phong tục  tập quán. Đến một giai đoạn nhất định, các phong tục tập quán đó sẽ không còn   phù hợp nữa.Khi mà nhà nước ra đời cùng với sự mở rộng phạm vi về các quan   hệ  xã hội hay tính chất thì các phong tục tập quán không còn có khả  năng để  điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội =>  pháp luật ra đời. Vào cuối thời Hùng Vương nhà nước xuất hiện cùng với sự  ra đời của   pháp luật. Qua sự  phản ánh gián tiếp của truyền thuyết dân gian và sử  sách cổ, có   thể  đưa ra giả  thuyết về  các nguồn gốc pháp luật của  hà nước Văn Lang­Âu  Lạc như sau: Pháp luật tập quán: Tập quán pháp giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất Đó là: một số tập quán vốn có từ thời nguyên thủy và được bảo đảm thực   hiện không chỉ bằng sự tự nguyện mà bằng cả biên pháp cưỡng chế của quyền   lực nhà nước. Đối tượng điều chỉnh: ­ Quan hệ sở hữu, chiếm hữu và sử dụng ruộng đất  ­ Các quan hệ về trật tự an toàn xã hội.... Tập quán chính trị: được hình thành trong quá trình vận hành bộ  máy nhà   nước và điều hành xã hội, như  tập quán truyền ngôi của vua và các chức quan   cho con cái, tập quán cống nạp, “ăn ruộng”... Lệ của công xã nông thôn cũng là một loại tập quán pháp, được đảm bảo   và thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của tổ chức ccong xã. Pháp luật khẩu truyền: Ý chí của người thống trị đối với xã hội nhiều khi  được ban ra bằng miệng và không được ghi bằng văn bản. Những mệnh lệnh đó  được đảm bảo thực hiện bằng cả sự cưỡng chế nên đó là pháp luật. Ở cáccấp   chính quyền  địa phương, hình thức pháp luật khẩu truyền thường dùng  để giải 
  5. quyết những vụ việc cụ thể hoặc đột xuất, như thăng quan bãi chức, xử tội, tổ  chức chống giặc… Pháp luật thành văn: khi phạm vi lãnh thổ của nhà nước đã được mở rộng   hơn nhiều so với các thị, tộc  bộ lạc thì nhất định phải có cách thức thể  hiện và   truyền mệnh lệnh của người chỉ huy bằng  các dấu hiệu đặc thù, ngắn gọn và  cụ  thể. Các hình thức biểu hiện đó có thể rất phong phú, sinh động và đó sẽ  là  đề tài thú vị cho sự nghiên cứu để tìm lời giải đáp. Về  nội dung pháp luật nhà nước Văn Lang­ Âu Lạc chỉ  được phản ánh  một cách gián tiếp, mơ hồ. Pháp luật thời này chủ yếu điều chỉnh một số quan hệ cơ bản như: ­ Về quan hệ hôn nhân gia đình và chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Ví  dụ: truyền thuyết Sơn Tinh­Thủy Tinh, Tiên Dung, Chử Đồng Tử, Trầu cau.. ­ Về  quan hệ  tài sản, qua tài liệu khảo cứu về  mộ  táng, người chết cũng   được chia tài sản, điều đó chứng tỏ người sống khi ra ở riêng đã được phân chia   tài sản. ­ Về  quan hệ  sở  hữu ruộng đất,ruộng đất thuộc quyền sở  hữu chung của   cả công xã, còn các thành viên chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng. ­ Về hình phạt, người phạm trọng tội có thể bị phạt lưu đày, sau khi đã thụ  hình xong có thể được khôi phục quyền lợi(truyền thuyết Mai An Tiêm) hoặc  có thể bị giết chết(truyền thuyết Mị Châu­ Trọng Thủy)...  Nhà nước Văn Lang­Âu Lạc đã có pháp luật nhưng đó là hình  thức pháp  luật sơ khai và chủ yếu là tập quán pháp, còn mang đậm tàn dư của chế độ  nguyên thủy và như Việt sử lược nhận xét, đó là xã hội còn có tính “phong tục  thuần hậu chất phác”. b.  Các hoạt động chính ­ Về kinh tế Trồng và chăn nuôi gia súc, dùng công cụ bằng sắt để cày cấy, biết đắp đê  phòng lụt, áp dụng phong phú các phương pháp để tạo ra văn minh, thuật luyện  kim phát triển và tiến từ Trung du xuống đồng bằng, định cư và hình thành kết  cấu xóm làng.  ­ Về chính trị ­ xã hội Thánh lập nhà nước sớm Văn Lang ( Thế kỉ VII TCN) và Âu Lạc ( Thế kỉ  III TCN).
  6. 15 Bộ, thiết lập bộ máy nhà nước, truyền được 18 đời vua. Đóng đô ở Phong Châu, Phong Khê, xây thành Cổ Loa. ­ Đối nội Tiến hành củng cố, xây dựng đất nước, kiện toàn bộ máy chính quyền, quyền  lực trên danh nghĩa phục vụ, thực hiện các chức năng xã hội, nhưng mục đích  vẫn là mang lại lợi ích cho giai cấp cầm quyền. ­ Đối ngoại Chuẩn bị lực lượng, xây dựng quân đội, chống giặc ngoại xâm. Câu 3: Hệ thống chính quyền, pháp luật và hoạt động thời kì bắc thuộc. Trả lời: a. Hệ thống chính quyền Căn cứ vào không gian trực trị, có thể chia quá trình diễn biến của tổ chức bộ  máy chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc làm 2 giai đoạn chính: ­ Giai đoạn từ năm 179 TCN­40SCN: Chính quyền đô hộ mới chỉ tổ chức  được bộ máy trực trị tới cấp quận. ­  Giai đoạn từ năm 43 trở đi: Chính quyền đô hộ tổ chức bộ máy trực trị  tới cấp huyện. b. Hệ thống pháp luật ­ Nguồn  luật  Theo các thư tịch cổ Trung Quốc và Việt sử lược, Đại việt sử ký toàn thư, có  thể thấy trong thời Bắc thuộc có hai nguồn luật. Một là,  những luật tục của người Việt đã có từ thời đại Hùng Vương, được chính  quyền đô hộ mặc nhiên thừa nhận Trong các thư tịch cổ từ Triệu, Hán đến Tùy, Đường, chính quyền đô hộ đều  phải “ lấy tục cũ của người Việt mà cai trị”. Luật tục của người Việt được tồn tại trong thời Bắc  thuộc chỉ có thể chủ yếu  là lệ làng. Luật tục đó được chính quyền đô hộ thừa nhận nên không chỉ là luật  riêng của người Việt mà còn trở thành một nguồn luật, một bộ phận trong luật  pháp của chính quyền đô hộ.Trong thời kì này, luật tục của người Việt có không  gian rộng lớn là các làng xã, có đối tượng điều chỉnh là đại đa số dân cư người 
  7. Việt và chủ yếu ở các lĩnh vức hôn nhân gia đình, dân sự, quan hệ ruộng đất  trong nội bộ làng xã... Hai là,  một số luật pháp của phong kiến Trung Hoa đã được mang sang áp dụng ở Âu  Lạc. Các luật này chủ yếu điều chỉnh quan hệ hành chính giữa quận­bộ(thời  Triệu) và quận­huyện(Tây Hán) và cũng chỉ có hiệu lực ở mức độ hạn chế,  “ước thúc” các Lạc tướng mà thôi. Những luật nào của phong kiến Trung Hoa đã được áp dụng ở Âu Lạc thì không  thấy nói trong các thư tịch cổ. Luật Hán ở Âu Lạc có những luật sau đây: Những  luật lệ của phong kiến Trung Quốc bổ nhiệm các chức quan cai trị ở Âu Lạc,  quy định về cống nạp thuế khóa của Âu Lạc... Một số  trong các bộ luật của Trung Quốc có thể được áp dụng ở Âu Lạc: bộ Hán luật  triều Hán, Bắc Tề luật của nhà Tề, bộ Khai hoàng, và bộ luật Đại nghiệp của  nhà Tùy, bộ Đường luật sớ nghị của nhà Đường... Những  luật lệ của Thứ sử, Tiết độ sứ, Thái thú cai trị ở Âu Lạc. Luật pháp Trung Quốc chỉ tác động đến người Hán ở Âu Lạc và những quý tộc  người Việt, trong những lĩnh vực, hành chính, hình sự, tài chính(thuế khóa)  Sự tồn tại  song song luật tục của người Việt và một số luật pháp phong kiến của Trung  Quốc ở Âu Lạc là đặc thù của tình hình pháp luật thời Bắc thuộc. ­ Một số  nội dung của pháp luật Luật hình:  Theo thư tịch cổ, những lãnh tụ nghĩa quân đều bị chính quyền đô hộ khép tội  phản loạn, phản nghịch. Hình phạt phổ biến của tội này là tử hình hoặc lưu. Đối với những tội phạm về chức vụ, luật Hán ở Giao Châu quy định 6 điều  lệnh. Điều 1: Những đại tộc, cường hào thì ruộng nhà quá pháp chế, lấy mạnh hiếp  yếu, lấy đông hiếp ít.
  8. Điều 2: Quan vào bậc 2000 thạch không vân gtheo chiếu thư của nhà vua, không  tuân theo điển chế, bỏ công theo tư, nhân chiếu thư mà thủ lợi, hà hiếp trăm họ,  vơ vét gian tham. Điều 3: Quan vào bậc 2000 thạch không để ý xét các nghị án, hung giữ giết  người, giận thì mặc sức giết, vui thì tha hồ hưởng, phiền nhiễu hà khắc, bcs lột  nhân dân, trăm họ đều gét, phao đặt những điểm gỡ như núi lỡ, đá tan. Điều 4: Quan vào bậc 2000 thạch mà tuyên bố không công bình, a dua người  yêu, che lấp người hiền, yêu dùng kẻ dở. Điều 5: Các con các em vào bậc 2000 thạch mà cậy thần cậy thế, xin xỏ công  việc. Điều 6: Quan vào bậc 2000 thạch mà làm trái lẽ công, bè đảng với kẻ dưới, a  phụ cường hào, thông hành hối lộ, tổn phạm chinh lệnh  Những quy đinh trên  hạn chế người Hán ở Âu Lạc làm thiệt hại công quỹ cống  nạp và có thể làm cho dân nổi loạn chống đối. Một số tội danh như tham nhũng, tham ô, nhận hối lộ cũng thường thấy nhắc  đến qua một số thư tịch cổ. Nhà nước phong kiến Trung Hoa thi hành chính sách độc quyền các sản vật quý  ‘thuộc quốc” , cấm tư nhân mua bán, tàng trữ. Trong nhóm tội về kinh tế, những hành vi buôn bán muối, sắt hoặc làm muối  trái phép đều bị coi là tội phạm vì đã xâm hại độc quyền về muối, sắt của chính  quyền đô hộ. Luật lệ  dân sự và tài chính: Trong thời Bắc thuộc, ruộng đất có 2 hình thức sở hữu, đó là sở hữu tối cao của  Hoàng Đế Trung Quốc( sở hữu nhà nước) và sở hữu tư nhân. Quyền sở hữu tối cao của Hoàng Đế Trung Quốc đối với ruộng đất các làng xã  đồn điền do chính quyền đô hộ lập ra. Chính quyền đô hộ là nười thay mặt  Hoang Đế thực hiện quyền sở hữu đó. Đối với mỗi thời có mỗi cách thun thuế khác nhau. Đối với ruộng đất ở làng, xã luật Hán điều chỉnh về thuế khóa còn luật tục làng  xã điều chỉnh việc phân phối ruộng đất cho các gia đình cày cấy.
  9. Ruộng đất ở các đồn điền thường được gọi là ruộng quốc khố do chính quyền  đô hộ trực tiếp quản lý. Hoa lợi của đồn điền phần lớn thuộc chính quyền đô  hộ, một phần nhỏ các nông nô cày cấy ở đồn điền được hưởng dụng. Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân còn ít. Các chủ sở hữu chỉ có thể là các quan  lại và địa chủ người Hán, một số quý tộc Việt.  Cho đến nay chưa thấy một tư  liệu lịch sử nào cho biết có sự mua bán, thừa kế, chuyển nhượng ruộng đất tư. Luật lệ về hôn nhân và gia đình: Từ thời Đông Hán, chính quyền đô hộ đã buộc  dân Việt khi kết hôn phải theo luật lệ Hán, kết hôn phải theo hạng tuổi(trai từ   tuổi 20­25, gái từ 15­40) và phải có đồ sính lễ...Chức môi quan được đặt ra để   kiểm soát thực hiện kết hôn theo đúng tập quán hôn nhân Nho giáo.Tuy nhiên,  trong thực tế chỉ có người Hán mới theo luật lệ hôn nhân và gia đình đó còn  người Việt vẫn theo truyền thống của mình c. Những hoạt động cơ bản ­ Về chính trị Xóa bỏ chủ quyền của Âu Lạc, sáp nhập vào lãnh thổ của Trung Hoa,  những năm sau thì xóa bỏ hẳn cơ sở chính quyền của Âu Lạc. Trấn áp phòng trào đấu tranh trong nhân dân Sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa HBT, chính quyền áp dụng cùng lúc hai  chính sách, giết rất nhiều thủ lĩnh nhưng đồng thời áp dụng chính sách mua  chuộc nhiều quý tộc Lạc Việt. Thực hiện triệt để các biện pháp nhằm đồng hóa dân tộc ta.  ­ Vê kinh t ̀ ế Du nhập và áp đặt quan hệ sở hữu phong kiến Chiếm đất  đai lập trang trại tư nhân, hình thành tầng lớp địa chủ người Hán trên lãnh thổ  Việt. Áp đặt các  chính sách thuế ruộng, lao dịch,…bên cạnh thủ đoạn truyền thống là cống nạp. Nói chung  là chúng thực hiện chính sách bóc lột nặng nề về kinh tế, thu thuế bạo ngược  đối với cư dân Lạc Việt. ­ Vê văn hoa ̀ ́
  10. Chúng cho gia nhập, tuyên truyền các luồng tư tưởng, tôn giáo lớn  như Đạo nho, đạo lão, đạo phật…..Coi những tư tưởng, lễ nghi đó là những  công cụ để thực hiện chính sách đồng hóa về mặt tư tưởng đối với ND ta. Mở  trường dạy học chữ Hán. Tuy nhiên, tất cả những âm mưu, chính sách của chúng đều thất bại trước sự  bài trừ của nhân dân Lạc Việt. Câu 4: Tổ chức bộ máy chính quyền hai nhà nước tự chủ Vạn Xuân và  Chăm Pa Trả lời: a. Nhà nước Vạn Xuân ­ Đến nửa thế kỉ VI một  cuộc khởi nghĩa lớn đã nổ ra đó là cuộc khởi nghĩa Lý Bí, thắng lợi của cuộc  khởi nghĩa này  đã khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta. ­  Theo những tư liệu  lịch sử ít ỏi còn lưu giữ lại, cơ cấu triều đình Nam Đế vẫn còn đơn giản. ­ Giup việc cho Hoàng  Đế có hai ban văn võ, Triệu Túc làm thái phó, Lý Mục Man làm tướng coi giữu  miền biên ải. ­ Lý Nam Đế cho xây đài  Vạn Xuân để làm nơi văn võ bá quan hội triều. ­ Về cánh quân kháng  chiến miền trung, sau khi Lý Thiên Bảo qua đời, Lý Thiệu Long lên thay. b. Nhà nước Chăm Pa ­ Theo các bi ký, tổ chức  bộ máy nhà nước Chăm Pa không ngừng được củng cố trong đó có quyền lực  tối thượng thuộc về nhà vua. ­ Nhà vua được xem là  đấng tối cao và thiêng liêng. Vua có quyền lực tuyệt đối về ruộng đất và người  dân. ­ Giúp việc cho vua có  một bộ máy quan lại ở trung ương và địa phương
  11. ­ Quan lại được chia làm  ba hạng: Tôn quan là những  chức quan cao cấp nhất ở triều đình, gồm chỉ có hai người, một người đứng  đầu hàng ngũ quan văn, và một người đứng đầu hàng ngũ quan võ. Thuộc quan, được chia  làm ba bậc. Đây có thể là quan lại trong triều. Ngoại quan, có lẽ quan  ở địa phương phụ cấp hành chính địa phương cao nhất. ­ Về sau, Tân Đường  Thư cho thấy hệ thống quan lại ngày càng được hoàn chỉnh, có thêm chức tể  tướng đứng đầu hàng ngũ quan chức. ­ Quân đội nhà nước  Chăm Pa chú trọng xây dựng và phát triển lực lượng quân sự, quân đội có nhiều  binh chủng như bộ binh, kỵ binh, tượng binh được chia làm hai đội tiền quân và  hậu quân. Đặc biệt đã có sự xuất hiện của một số tăng lữ Ân Độ đảm đương những chức  sắc cao cấp về tôn giáo và có ảnh hưởng lớn về chính trị với triều đình Chăm  Pa. Câu 5: Tổ  chức bộ    máy chính quyền,pháp luật và những hoạt động cơ  bản của các triều đại Nhà nước Ngô­Đinh­Tiền Lê. Trả lời:  ­ Triều Ngô(939­965) Người sáng lập ra triều Ngô là Ngô Quyền.Triều Ngô bắt đầu từ  Ngô Quyền,   qua Ngô Xương Văn, và Ngô Xương Ngập, đến Ngô Xương Xí, truyền được 3   đời kéo dài 26 năm. ­ Triều Đinh(968­980) Người sáng lập ra triều Đinh là Đinh Bộ Lĩnh.Triều Đinh tồn tại được 12 năm,  trải qua 2 đời vua ­ Triều Tiền­Lê(980­1009) Người sáng lập ra triều Tiền­Lê là Lê Hoàn.Triều đại Tiền­Lê tồn tại 29 năm   trải qua 3 đời vua.
  12. a. Tổ chức bộ máy nhà nước ­ Triều đình nhà Ngô, Đại Việt sử kí  toàn thư  chỉ  có một câu: “Mùa xuân, vua   bắt đầu xưng vương, lập Dương Thi làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế  định   triều nghi phẩm thục”. Như vậy, tư liệu lịch sử hoàn toàn không cho biết gì cụ  thể về tổ chức bộ máy nhà nước triều Ngô. ­ Triều đình nhà Đinh  Sau   khi  dẹp loạn 12 sứ  quân, Đinh Bộ  Lĩnh lên ngôi, xây dựng chính quyền nhà Đinh,  đổi tên nước là Đại Cồ Việt.  Đinh   bộ  Linh chia đ ̃ ất nước thành 10 đạo, không có tài liệu nào cho thấy tên các đạo và   cấp chính quyền dưới đạo. Có hiện tượng đổi đạo thành châu. Hơn nữa gắn   liền với 10 đạo hành chính còn có 10 đạo quân, với chức Thập đạo tướng quân   của Lê Hoàn . Tổ   chức  quân đội cho mỗi đạo, tăng cường sức mạnh về  số  lượng cũng như  tổ  chức   quân đội để tránh khả năng cát cứ địa phương. Năm   979,  Đinh Tiên Hoang và Đinh Li ̀ ễn bị  ám sát, Lê Hoàn lên ngôi vua và bắt đầu xây   dựng CQ Tiền Lê. ­ Triều đình nhà Tiền ­ Lê Bộ   máy  chinh quyên trung  ́ ̀ ương nhà Lê mô phỏng cách bố trí quan lại của Nhà Tống TQ Tổ   chức  lại quân đội, định quân ngũ, phân tướng hiệu Các cấp Chinh quyên: L ́ ̀ ộ, phủ, châu, hương, xã.Lê đại Hành “ đổi mười đạo  làm lộ, phủ, châu”. Sử  sách không ghi gì về  tổ  chức chính quyền  ở các cấp lộ,  phủ, châu về  tổ  chức hành chính cấp cơ  sở( cấp dưới châu). Đối với cấp lộ,   phủ, châu thời Tiền­Lê có thể  cũng như  cấp đạo ở  thời Đinh, triều  đình hoặc  vẫn để  cho các hào trưởng địa phương quản lý và phong chức tước cho họ,   hoặc cử người từ triều đình về trực trị. Có lẽ cấp cơ sở vẫn là cấp giáp( có địa   phương gọi là hương) và cấp xã như thời Ngô­Đinh
  13. Nhìn  chung, qua các đời từ  nhà Khúc, đến nhà Lê, bộ  máy NN đã từng bước được   kiện toàn, song nhìn chung thì cơ cấu tổ chức và chế độ quan lại vẫn chưa chặt  chẽ, chính quyền trung ương chưa với tay quản lý được tất cả các vùng của đất  nước. b. Hệ thống pháp luật ­ Nguồn tài liệu về pháp luật thời Ngô­ Đinh­Tiền Lê rất ít ỏi, tuy nhiên chúng  ta có thể hình dung như sau: ­ Pháp luật thế kỉ X là nền pháp luật sơ khai của nhà nước tự chủ, còn đơn giản,  sơ sài và phiến diện. Pháp luật lúc này chưa thể phát triển được, vì các vương  triều phải tập trung cho việc bình định chống cacts cứ và ngoại xâm là chính,  chưa có điều kiện bỏ nhiều công sức cho việc xây dựng pháp luật. ­ Chắc chắn thời kì này đã có luật pháp thành văn. Bởi người Việt đã tiếp thu  chữ Hán từ thời Bắc thuộc, đến thế kỉ X, tầng lớp đông đảo người có chữ nghĩa  chính là vua quan, quý tộc, sư sãi, nho sĩ. ­ Về tính chất của pháp luật thì người xưa cho rằng mang tính chất hà khắc và  tàn bạo. Thực ra không phải hoàn toàn như vậy. Trong thời cổ trung đại ở các  nước không thiếu những biện pháp hình sự dã man tàn bạo. Nhưng phải xem xét  nó trong những hoàn cảnh cụ thể, những đối tượng cụ thể thì mới đánh giá đúng  được. c. Các hoạt động chính ­ Củng cố địa vị tự chủ và độc lập của nhà nước Kế thừa sự nghiệp họ Khúc, họ  Dương, vương quốc độc lập đời Ngô và quốc   gia Đại Cồ Việt đời Đinh, Tiền – Lê đã có nhà nước riêng, giang sơn riêng, thần   dân riêng. ­ Đấu tranh chống xu hướng cát cứ, xác lập hình thức nhà nước trung ương tập   quyền Các vương triều Ngô, Đinh, Tiền – Lê đã đặt nền móng ban đầu cho hình thức  kết cấu nhà nước trung  ương tập quyền trong lịch sử, chế độ  phong kiến, tuy  vậy nhưng chưa vững chắc. ­ Thi hành và áp dụng những chính sách, chức năng về kinh tế ­ xã hội.
  14. Câu 6. Tổ chức bộ máy chính quyền pháp luật và những hoạt động cơ bản  của triều đại nhà nước Lý­Trần­Hồ Trả lời: a. Tổ chức bộ máy nhà nước Tổ chức bộ máy triều đình Các vương triều Lý – Trần – Hồ đã phân định rõ ràng hai ngạch quan văn và  quan võ. Xét về chức năng thẩm quyền thì bộ máy triều đình có các khối : Các quan đại thần: gồm 9 quan văn  gồm Tam thái, Tam thiếu và Tam tư. Và các   quan võ gồm Thái úy, Thiếu úy, Binh chương sự. các quan đại thần văn võ có  chức năng và thẩm quyền là cố  vấn cao cấp của nhà vua. Các chức quan đại  thần thường được phong cho hoàng thân quốc thích. Các bộ: Các bộ đều là những cơ quan thực thi quyền hành pháp do nhà vua giao  trong lĩnh vực mà bộ  quản lý. Đứng đầu mỗi bộ  là thượng thư, chức phó là thị  lang. Các cơ quan chuyên môn: Các cơ quan này độc lập với các bộ và giúp vua quản  lý các lĩnh vực chuyên môn khác nhau như các đài, viện, giám, phủ.  Chính quyền địa phương Về  cơ  quan hành chính nhà trần thì CQ chia đất nước thành 24 lộ, dưới lộ  là  phủ, huyện, hương, giáp, thôn. Riêng khu vực miền núi thì lãnh thổ  chia thành  châu, trại. b. Hệ thống pháp luật Trong 400 năm, các vương triều Lý – Trần – Hồ  có điều kiện thuận lới cả  về  không gian và thời gian để  tiến hành việc xây dựng pháp luật ngày càng hoàn   thiện, ổn định và củng cố kỷ cương phép nước. ­ Hoạt động ban hành các bộ luật và các tập luật lệ.
  15. Nhà Lý ban hành bộ Hình thư (1042). Nhà Trần soạn sách Quốc triều hình luật. Ngoài ra còn ban hành: Quốc triều thường lễ (1230)  Hoàng triều Đại điển (1341) Hoàng triều Ngọc điệp (1267) Công văn cách thức (1290) Hình thư luật Ngoài hai luật và một số  tập luật lệ, các vua Lý, Trần còn ban hành các   chieeau, lệnh ­ Một số quy định trong pháp luật Trong lĩnh vực hình sự: Một số  nguyên tắc chung: mọi vi phạm pháp luật đều bị  trừng trị  bằng hình   phạt, chuộc hình phạt bằng tiền, truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới. Hình phạt: ngũ hình và một số hình phạt khác ( phạt tiền, thích chữ vào thân thể,   chặt chân; tay, tịch thu tài sản …) Tội phạm: tội thập ác, nhóm tội cấm vệ, nhóm tội về  chức vụ, nhóm tội về  quân sự, nhóm tội giết người, nhóm tội về đánh người, nhóm tội về trộm cướp;   trộm cắp, nhóm tội về thông gian. Trong lĩnh vực dân sự: Các chiếu, lệnh và các chính sách ruộng đất của nhà nước phong kiến Lý – Trần  – Hồ  được sử  sách ghi chép, lần đầu tiên trong lịch sử  pháp luật nước ta, các   vấn đề sở hữu hợp đồng đã được pháp luật quy định: Về chế định sở hữu chủ yếu là sở hữu về ruộng đất vì đó là tư liệu sản xuất cơ  bản.
  16. Về  chế  định hợp đồng thời Lý – Trần phân ra 2 loại hợp đồng: hợp đồng bán   đứt và hợp đồng cầm nợ. Về chế định thừa kế, luật pháp thời Trần đã ghi nhận hình thức thừa kế theo di  chúc dưới hình thức viết và quy định cả thủ tục chúc thư. Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: Thứ  nhất, mức hình phạt được quy định chưa tương xứng với hành vi và hậu  quả của tội phạm. Thứ  hai, pháp luật rất chú trọng tới điều chỉnh các quan hệ  kinh tế  thiết yếu   giữa các cá nhân và bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Thứ ba, pháp luật thời kì này thể hiện tinh thần dân tộc độc lập, tự chủ. c.  Các hoạt động chính của triều đại Lý – Trần ­ Đối nội Thời Lý – Trần thể chế chính trị quân chủ quý tộc đã rất phát triển. Đường chính trị  “thân dân” được các triều đại thực hiện nhằm thu phục lòng  dân, củng cố chế độ trung ương tập quyền, củng cố vương triều, đảm bảo khối   đại đoàn kết toàn dân trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Thể hiện qua Chiếu   dời đô: “Làm như thể để mưu nghiệp lớn, chọn  ở chỗ giữa để  làm cho con cháu muôn   vạn đời, trên kính mệnh trời dưới theo ý dân, nếu có chỗ  tiện thời dời đô, cho   nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. ­ Đối ngoại Thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo chịu thụ  phong và triều cống, kiên  quyết tổ chức kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc khi bị xâm lăng. ­ Về kinh tế Nông nghiệp: chú trọng phát triển
  17. Công thương nghiệp: tương đối phát triển và có những tiến bộ mới ­ Về tư tưởng, văn hóa  Thời Lý – Trần, Phật giáo bước vào thời kì phát triển rực rỡ. Các vua chịu ảnh  hưởng của tư tưởng từ bi, hỷ xả, bác ái, vị tha của giáo lý Phật.  Ảnh hưởng của Nho giáo và cả những truyền thống công xã còn tồn tại phổ  biến trong xã hội. Câu 7: Tổ chức bộ máy chính quyền, pháp luật và những hoạt độg cơ bản  của nhà nước Lê­ Mạc­ Tây Sơn Trả lời: a. Tổ chức bộ máy nhà nước ­ Nhà Lê Thời Lê Sơ  Chính quyền ở trung ương Chức danh của Tể tướng đầu Lê Sơ được gọi là tướng quốc, bao gồm hai  người: Tả tướng quốc. Tả,Hữu tướng quốc là quan đầu triều, giúp vua quản lý  toàn bộ đội ngũ quan lại trong nước, còn Đại hành khiển đứng đầu hàng quan  văn. Các cơ quan có tính chất văn phòng hoặc khuyên can nhà vua: Các tỉnh bao gồm Thượng thư tỉnh, Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh, Nội thị tỉnh. Các bộ: Bộ là cơ quan giúp vua quản lý chuyên ngành Các cơ quan chuyên môn: + Ngự sử đài( đã có từ th*ời Trần) + Ngũ hình viện mới đặt ra từ đầu Lê sơ, được lập ra đề chông coi việc hình án + Quốc sử viện đã có từ đời Trần. Ở đầi Lê sơ, chức quan đứng đầu quốc sử  viện là tu soạn + Quốc tử giám đã có từ thời Lý, đứng đầ là Tế tửu + Thái sử viện, đứng đầu là Thái sử lệnh, có chức năng chông coi xắp đặt cái  bài vị trong việc cúng tế Ngoài ra ở triều đình vẫn còn có các chức quan đại thần tương tự như ở triều  Trần trước đây.  Chính quyền địa phương
  18.  Cấp đạo: nước Đại Việt được chia làm 5 đạo,cụ thể như sau: + Đông đạo, gồm các lộ: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam sách thượng, Nam sách  hạ và Chấn An Bang + Bắc đạo gồm các trấn và lộ: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Giang. + Tây đạo gồm các trấn: Tam Giang,Tuyên Quang, Hưng Hóa, Gia Hưng + Hạ tây đạo gồm các lộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa Nhà Lê Thánh Tông   Chính quyền ở trung ương ­ Bỏ tể tướng, thay vào đó ông trực tiếp điều hành chính sự ­ Đại hành khiển chính thức đứng đầu hàng ngũ quan lại ­ Các quan chức đại thần như tam tư bị bãi bỏ, các chức tam thái, tam thiếu, tam  úy, thiếu úy chỉ được hưởng bổng lộc hậu chứ không được hưởng thực quyền. Một số cơ quan có chức năng văn phòng của vua : ­ Hàn lâm viện phụng mệnh vua khởi thảo một số loại văn thư như chiếu, chỉ,  biểu,… ­ Đông các viện sửa chữa các văn bản do hàn lâm viện khởi thảo. ­ Trung thư giám, biên phép các văn bản trên thành văn bản chính thức ­ Hoàng môn tỉnh giữ ấn của nhà vua ­ Bí thư giám trông coi thư viện  Ngoài ra còn có Lục Bộ, Lục tự, Lục khoa, và các cơ quan chuyên môn khác  giúp việc cho vua.  Chính quyền ở địa phương ­ Đạo – xứ: Chia cả nước thành 12 đạo: Không giao cho một người quản lý mà thành lập 3  cơ quan quản lý. Giám sát chặt chẽ cấp đạo. Mục tiêu của việc này là thuyết  tôn quân quyền, tập trung tuyệt đối quyền lực vào tay nhà vua, nếu để một  người quản lý sẽ dẫn đến nạn cát cứ. Ba cơ quan cấp đạo gồm: thừa ty, đô ty  và hiến ty. Thừa ty: hành chính, tài chính, dân sự Đô ty: trông coi việc quân Hiến ty: xét xử và giám sát 2 ty ­ Cấp phủ Đứng đầu là tri phủ và đồng tri phủ là cấp hành chính trung gian có chức năng  chủ yếu là truyền lệnh. ­ Cấp huyện, châu Đây là cấp đơn vị hành chính cơ sở. Lê thánh tông rất quan tâm đến cấp hành chính cơ sở này. ­ Nhà Mạc
  19. Cơ cấu bộ máy nhà nước nhà Mạc không có gì thay đổi nhiều so với thời vua Lê  Thánh Tông. Chủ yếu vẫn giữ nguyên như cũ. ­ Nhà Tây Sơn Đứng đầu nhà nước là vua Dưới vua là hàng ngũ quần thần bá quan văn võ gồm có: Tam công, Tam thiếu,  Đại chủng tể, Đại tư đồ, Đại tư khấu, Đại tư mã, Đại tư không, Đại tư hội,  Đại tư lễ, Thái úy, Ngự úy, Đại tổng quản, Đại tổng lý, Đại đô hộ, Đại đô đốc,  Nội hầu, Hộ giá,……  Năm 1790, hệ thống lục bộ được củng cố, triều đình được tổ chức thành 6 Bộ  chuyên trách theo chức năng: Bộ Lại: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước; Bộ Lễ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi  cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo; Bộ Hộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho  tàng, thóc tiền và lương, bổng; Bộ Binh: Trông coi việc binh, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh và ứng phó  các việc khẩn cấp; Bộ Hình: Trông coi việc thi hành pháp luật; Bộ Công: Trông coi việc xây dựng, quản đốc thợ thuyền. b. Hệ thống pháp luật ­ Nhà Lê  Pháp luật thời kỳ nhà Lê đã đạt được nhũng thành tựu đáng học hỏi:  Năm 1483, Lê Thánh Tông cho xây dựng bộ Luật Hồng Đức, tên thật là Lê  Triều Hình Luật. Nội dung chính của bộ luật này như sau:  Cơ cấu: 6 quyển  Quyển 1, 2 quy định chương danh lệ, cấm vệ, vi chế và quân chính.  Quyển 3, 4 quy định về hộ hôn, điền sản, hương hỏa, thông gian. Đạo tăc, ̣   đấu ẩu  Quyển 5, 6 quy định về Trá ngụy, tạp luật, bộ vong, đoản mục, tố tụng.  (Xem thêm Quốc triều hình luật – Viện ĐH Sài Gòn 1956).  ̣ ̀ ức là bộ luật tổng hợp nhiều ngành luật  hình sự, dân sự, hôn  Luât hông đ nhân gia đình, quân sự. Được xem là tiến bộ trong các thời kỳ PKVN. Tuy nhiên  các điều luật thuộc các lĩnh vực khác nhau nằm đan xen nhau. Chưa được phân  định một cách rõ ràng.   Những hoạt động cơ bản  c. Các hoạt động chính
  20. ­  Đối nội: Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, sử dụng Nho  giáo để tuyên truyền chính sách, pháp luật của NN, xây dựng NN PK tập quyền  tuyệt đối.  ­ Đối ngoại: Không ngừng giữ vững và mở rộng lãnh thổ về phía nam. Kiên quyết đôí với giặc ở phương Bắc “Một thước đất, một tấc sông đều được giữ vựng trong suốt thế kỷ XV”  bằng chính sách ngoại giao này. Thực hiện đường lối đối ngoại cứng rắn. Tuyên truyền tính tự tôn dân  tộc, bảo vệ chủ quyền bằng cả chính sách, đường lối và pháp luật. ­ Về kinh tế: Nhà Lê xóa bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất thời Lý Trần, hạn  chế lộc điền (ban đất cho dân) Thực hiện chính sách quân điền, theo đó CQ chia đất định kỳ cho ND cày cấy. Tạo điều kiện cho kinh tế NN, tiểu nông phát triển, hạn chế ngoại thương. NN thi hành nhiều chính sách để đề phòng và trấn áp tình trạng cát cứ. Củng cố  sức mạnh của chế độ PK trung ương tập quyền. ­ Về nho giáo: Đạo nho được suy tôn làm quốc giáo bởi tính có lợi cho NN  PK. CÂU 8: Tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật và những hoạt động cơ bản  của triều nguyễn từ 1802­1884 Trả lời: a. Tổ chức bộ máy nhà nước ­ Triều đình trung ương  Hoàng đế:Có quyền lực rất lớn, mọi quyền hành đều tập trung trong tay  hoàng đế, tuy nhiên quyền lực của Hoàng đế cũng bị hạn chế bởi một số yếu tố  như quyền tự trị của làng xã và một số tộc quán chính trị khác Giúp việc cho vua là các quan đại thần, là những người có công lớn với  triều đình ,giúp việc trực tiếp cho nhà vua được vua tin dùng, đó là: + Tứ trụ đại thần: Là 4 viên quan giữ chức vụ then chốt trong triều, đo là: Cần  tránh điện đại học sĩ, Đông các đai học sĩ, Văn minh điện đại học sĩ, Võ hiễn  điện đại học sĩ. + Cửu Khanh: Là 9 viên quan đứng đầu triều đình đặt dưới sự kiểm soát trực  tiếp của hoàng đế bao gồm 6 viên quan thương thư đứng đầu lục bộ và 3 viên  quan đứng đầu đô sát viện, Đại lý tự  và thông chính sứ ty. + Nội các(1829) : Là cơ quan văn phòng trung ương của hoàng đế dựa trên cơ sở  các cơ quan: Thị thư viện, Thị hàn viện, Nội hàn viện. Là trung tâm điều  hành  chính sự cuả các vua Nguyễn, nơi tập trung thông tin tổng hợp tình hình tư vấn, 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2