SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
MÔN LỊCH SỬ<br />
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:.......................<br />
<br />
Mã đề thi 188<br />
<br />
Câu 1: Sự kiện đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN là<br />
A. năm 1992 thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á(AFTA).<br />
B. Hội nghị Bali tháng 2/1976.<br />
C. năm 1996 thành lập diễn đàn hợp tác Á Âu.<br />
D. năm 2007 Hiến chương ASEAN được thông qua.<br />
Câu 2: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?<br />
A. Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.<br />
B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.<br />
C. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.<br />
D. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.<br />
Câu 3: Ta mở chiến dịch Biên Giới nhằm mục đích?<br />
A. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.<br />
B. Bảo vệ thủ đô Hà Nội.<br />
C. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.<br />
D. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung<br />
Câu 4: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 là<br />
A. kết quả nhất trí cao của hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Đại hội lần thứ nhất.<br />
B. xu thế vận động khách quan của cuộc vận động đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường Cách<br />
mạng Vô sản.<br />
C. bước chuẩn bị đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.<br />
D. quyết định của Nguyễn Ái Quốc.<br />
Câu 5: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là<br />
A. sự liên minh kinh tế quốc tế và khu vực.<br />
B. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.<br />
C. sự phân chia giàu – nghèo giữa các quốc gia.<br />
D. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc.<br />
Câu 6: Ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5<br />
quốc gia, gồm<br />
A. Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunay, Mianma.<br />
B. Inđônêxia, Mailaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.<br />
C. Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam, Thái Lan, Xingapo. D. Malaixia, Xingapo, Campuchia, Thái Lan, Mianma.<br />
Câu 7: Từ sau ngày 2-9-2945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương<br />
A. hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân Quốc.<br />
B. đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp.<br />
C. đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và hòa với Pháp<br />
D. hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc và kháng chiến chống pháp<br />
Câu 8: Yếu tố quyết định thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là<br />
A. uy tín và năng lực của Nguyễn Ái Quốc.<br />
B. sự quan tâm của Quốc tế cộng sản.<br />
C. đại biểu các tổ chức cộng sản đều thống nhất về quan điểm.<br />
D. các đại biểu đã nhận thức được yêu cầu cần có Đảng Cộng sản.<br />
Câu 9: Từ ngày 6 - 1 đến ngày 8-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở đâu?<br />
A. Quảng Châu (Trung Quốc).<br />
B. Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc).<br />
C. Câu A và B đúng.<br />
D. Ma Cao (Trung Quốc),<br />
Câu 10: Nội dung nào không phải là hậu quả của chính sách bóc lột và thống trị của Pháp-Nhật ở Việt Nam trong<br />
những năm 1939-1945?<br />
<br />
Trang 1/4- Mã Đề 188<br />
<br />
A. Mọi tầng lớp nhân dân đều tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc.<br />
B. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng kiệt quệ.<br />
C. Nhân dân ta được khuyến khích phát triển kinh tế.<br />
D. Đời sống của các tâng lớp nhân dân vô cùng điêu đứng, khổ cực.<br />
Câu 11: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ ta kí với G.Xanhtơri đại diện chính phủ Pháp bạn hiệp<br />
định sơ bộ?<br />
A. Tạm hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa dân quốc về nước, tránh một lúc đối phó với nhiều kẻ thù mạnh.<br />
B. Tạm hòa hoãn với Pháp để tập trung đối phó với quân Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc.<br />
C. Để củng cố khối đoàn kết toàn dân.<br />
D. Chính quyền đang gặp khó khăn về đối nội.<br />
Câu 12: Định ước Henxinki, được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo ra một cơ chế giải quyết<br />
những vấn đề gì?<br />
A. Vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.<br />
B. Vấn đề chống khủng bố ở châu Âu.<br />
C. Vấn đề văn hóa.<br />
D. Vấn đề liên quan kinh tế, tài chính.<br />
Câu 13: Để đối phó với tình hình mới khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, từ tháng 9-1939 thực dân Pháp đã thực<br />
hiện chính sách gì ở Đông Dương?<br />
A. Mở cửa cho Nhật vào Đông Dương.<br />
B. Thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.<br />
C. Thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng.<br />
D. Tăng các loại thuế gấp ba lần.<br />
Câu 14: Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là<br />
A. phát triển trồng cây công nghiệp.<br />
B. lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.<br />
C. phát triển công nghiệp.<br />
D. phá hoại nền nông nghiệp của ta.<br />
Câu 15: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?<br />
A. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công- nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí<br />
thức, trung nông... để kéo họ vào phe vô sản giai cấp”.<br />
B. Nhiệm vụ cách mạng là đánh phong kiến, đánh đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.<br />
C. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác Lênin lãnh đạo<br />
D. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.<br />
Câu 16: Âm mưu mới của Pháp- Mĩ ở Đông Dương trong khi vạch ra kế hoạch quân sự Na-va là gì?<br />
A. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.<br />
B. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.<br />
C. Xoay chuyển cục diện chiến tranh trong vòng 18 tháng để giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến<br />
tranh trong danh dự.<br />
D. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.<br />
Câu 17: Sự phân hóa của Tân Việt cách mạng đảng đã dẫn đến thành lập tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam năm 1929?<br />
A. An Nam Cộng sản đảng.<br />
B. Đông Dương Cộng sản đảng.<br />
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.<br />
D. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.<br />
Câu 18: Từ nội dung hãy rút ra điểm then chốt của của kế hoạch Nava?<br />
A. Tiến công chiến lược ở chiến trường miền Bắc<br />
B. Phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc<br />
C. Tập trung lực lượng cơ động mạnh ở ĐBBB<br />
D. Tiến công chiến lược ở miền nam<br />
Câu 19: Năm 1992, những quốc gia nào tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali)?<br />
A. Việt Nam, Campuchia.<br />
B. Lào, Campuchia.<br />
C. Lào, Mianma.<br />
D. Việt Nam, Lào.<br />
Câu 20: Yếu tố nào sau đây không tác động tới sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?<br />
A. Tác động của xu thế toàn cầu hoá.<br />
B. Sau chiến tranh, các nước Đông Nam Á giành được độc lập.<br />
C. Nhu cầu hợp tác để cùng phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.<br />
D. Sự xuất hiện và thành công của các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới.<br />
Câu 21: Trong các nguyên nhân sau, nguyên nhân nào là cơ bản, quyết định nhất đến sự bùng nổ phong trào cách<br />
mạng 1930 1931?<br />
A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.<br />
B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.<br />
<br />
Trang 2/4- Mã Đề 188<br />
<br />
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến.<br />
D. Địa chủ phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân.<br />
Câu 22: Vì sao thủ tướng Pháp Lanien lại nhận định ” kế hoạch Nava…cho phép hi vọng đủ mọi điều”.<br />
A. Pháp đang đánh giá cao khả năng của mình.<br />
B. Đang được Mĩ tăng thêm viện trợ.<br />
C. Có tướng giỏi, quân số đông và được Mĩ tăng thêm viện trợ.<br />
D. Dựa vào thực lực quân sự của Pháp lúc đó.<br />
Câu 23: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?<br />
A. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.<br />
B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.<br />
C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.<br />
D. Là sự kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.<br />
Câu 24: Thủ đoạn chính trị của Nhật khi vào Việt Nam là<br />
A. Pháp và Nhật cùng giúp đỡ dân tộc Việt Nam.<br />
B. dùng thủ đoạn lừa bịp để nhân dân ta tưởng chúng là “bạn” chứ không phải là “thù”.<br />
C. Đông Dương nằm trong khối Liên hiệp Nhật.<br />
D. tuyên truyền “ Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”, sức mạnh vô địch của người Nhật.<br />
Câu 25: Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản<br />
nào trong năm 1929 ?<br />
A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.<br />
B. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.<br />
C. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.<br />
D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.<br />
Câu 26: Hội đồng chính phủ và Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua kế hoạch quân sự Nava vào thời gian nào?<br />
A. Tháng 8-1953.<br />
B. Tháng 5-1953<br />
C. Tháng 7-1953.<br />
D. Tháng 6-1953.<br />
Câu 27: Những biện pháp đấu tranh với quân Trung Hoa dân quốc và tay sai có tác dụng như thế nào?<br />
A. Chính quyền cách mạng vẫn được giữ vững.<br />
B. Làm thất bại âm mưu câu kết của Pháp với quân Trung Hoa dân quốc<br />
C. Kéo dài thời gian hòa hoãn<br />
D. Hạn chế đến mức thấp nhất sự chống phá của quân Trung Hoa dân quốc, làm thất bại âm mưu của chúng<br />
Câu 28: Nguyên nhân nào sau đây dẫn tới sự ra đời của xu thế toàn cầu hóa?<br />
A. Do trật tự hai cực Ianta sụp đổ.<br />
B. Do chính sách đối ngoại cởi mở của Mĩ.<br />
C. Do kinh tế các nước phát triển.<br />
D. Do sự bùng nổ cách mạng khoa học- công nghệ.<br />
Câu 29: Sự kiện trở thành bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là<br />
A. sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929.<br />
B. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cách mạng vô sản (1920).<br />
C. sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930.<br />
D. sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.<br />
Câu 30: Sắp xếp các quốc gia gia nhập ASEAN từ 1976 đến nay theo trình tự thời gian từ trước đến sau.<br />
A. Campuchia, Lào và Mianma, Việt Nam, Brunây.<br />
B. Lào và Mianma, Việt Nam, Brunây, Campuchia.<br />
C. Việt Nam, Brunây, Lào và Mianma, Campuchia.<br />
D. Brunây, Việt Nam, Lào và Mianma, Campuchia.<br />
Câu 31: Sau khi mất Đông Khê, Pháp đã thực hiện cuộc hành quân kép như thế nào?<br />
A. Từ Cao Bằng lên Bắc Cạn và từ Hà Nội đánh lên Thái Nguyên.<br />
B. Quân dù tấn công Bắc Cạn và quân Thủy theo sông Lô tiến lên Tuyên Quang.<br />
C. Từ sông Lô tấn công Chiêm Hóa và từ Thất Khê đón cánh quân từ Cao Bằng về.<br />
D. Cho quân đánh lên Thái Nguyên và cho quân từ Thất Khê lên đón cánh quân từ Cao Bằng rút về.<br />
Câu 32: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn Đông - Tây (cụ thể là Liên Xô và Mĩ) trở nên gay gắt vì<br />
<br />
Trang 3/4- Mã Đề 188<br />
<br />
A. việc phân chia quyền lợi không công bằng.<br />
B. hai cường quốc đều muốn tranh giành ảnh hưởng trên thế giới.<br />
C. hai cường quốc có mục tiêu và chiến lược đối lập nhau.<br />
D. hai cường quốc có chế độ chính trị khác nhau.<br />
Câu 33: “Phát triển về kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh<br />
thần duy trì hoà bình, bảo vệ khu vực” là mục tiêu của tổ chức liên kết khu vực nào?<br />
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)<br />
B. Diễn đàn hợp tác Á – Âu ( ASEM)<br />
C. Liên minh Châu Âu (EU)<br />
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)<br />
Câu 34: Số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện<br />
A. Chi bộ cộng sản đầu tiên thành lập.<br />
B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam<br />
C. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên.<br />
D. thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.<br />
Câu 35: Khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam có cơ hội<br />
A. tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới.<br />
B. hội nhập giao lưu, hợp tác với thế giới và khu vực về mọi mặt.<br />
C. thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế.<br />
D. học hỏi trình độ quản lí kinh tế của các nước trong khu vực.<br />
Câu 36: Căn cứ vào đâu để khẳng định Cương lĩnh chính trị đẩu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn và<br />
sáng tạo?<br />
A. Cương lĩnh kêu gọi các dân tộc trên thế giới đòan kết chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.<br />
B. Cương lĩnh đã thể hiện rõ tính độc lập dân tộc và tự do của dân tộc Việt Nam.<br />
C. Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận quan trọng của cách mạng thế giới.<br />
D. Cương lĩnh đã vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam.<br />
Câu 37: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?<br />
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước Việt Nam.<br />
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.<br />
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.<br />
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.<br />
Câu 38: Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ cần có thái độ như thế nào đối<br />
với phú nông, trung- tiểu địa chủ và tư sản?<br />
A. Tiêu diệt tận gốc.<br />
B. Hạn chế mối liên hệ<br />
C. Lợi dụng hoặc trung lập.<br />
D. Lôi kéo tham gia.<br />
Câu 39: Khi Pháp bị Đức đánh bại phải đầu hàng, thực dân Pháp ở Việt Nam đã thi hành những chính sách như thế nào?<br />
A. Biến Việt Nam thành sân sau của Pháp để chống Đức.<br />
B. Bắt thanh niên Việt Nam đi lính đánh thuê cho Pháp để trả thù Đức.<br />
C. Vơ vét sức người sức của ở Việt Nam để dốc vào cuộc chiến tranh.<br />
D. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự chống Đức.<br />
Câu 40: Nội dung cơ bản trong bước I của kế hoạch quân sự Nava là gì?<br />
A. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.<br />
B. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.<br />
C. Tấn công chiến lược ở hai miền Bắc- Nam.<br />
D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc- Nam.<br />
---------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4- Mã Đề 188<br />
<br />