SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
MÔN LỊCH SỬ<br />
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:.......................<br />
<br />
Mã đề thi 466<br />
<br />
Câu 1: Chủ trương của Đảng ta trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc sau ngày 2-9-1945 là<br />
A. đầu hàng quân Trung Dân quốc.<br />
B. quyết tâm đánh quân Trung Hoa Dân quốc ngay từ đầu.<br />
C. hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.<br />
D. nhờ vào Anh để chống quân Trung Hoa Dân quốc.<br />
Câu 2: Âm mưu của Pháp khi mở cuộc tiến công lên Việt Bắc 1947 là gì?<br />
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.<br />
B. Khoá chặt biên giới Việt-Trung.<br />
C. Buộc ta phải đàm phán.<br />
D. Giành thắng lợi về quân sự để rút về nước.<br />
Câu 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951) họp ở đâu?<br />
A. Định Hoá, Thái Nguyên.<br />
B. Tân Trào, Tuyên Quang.<br />
C. Pác Bó, Cao Bằng.<br />
D. Chiêm Hoá, Tuyên Quang.<br />
Câu 4: Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ-Tĩnh, cuộc biểu tình có khoảng 8000 nông tham gia<br />
đã diễn ra ở đâu?<br />
A. Hương Khê.<br />
B. Thanh Chương.<br />
C. Diễn Châu.<br />
D. Hưng Nguyên.<br />
Câu 5: Phiên họp đầu tiên Quốc hội khoá I (3-1946) đã không thông qua nội dung nào?<br />
A. Lập ra Ban dự thảo hiến pháo.<br />
B. Thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến.<br />
C. Xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời.<br />
D. Bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng.<br />
Câu 6: Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, tháng 12-1944 lực lượng vũ trang được thành lập có tên gọi là<br />
A. Đội du kích Bắc Sơn - Võ Nhai.<br />
B. Đội Việt Nam Giải phóng quân.<br />
C. Trung đội Cứu quốc quân II.<br />
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.<br />
Câu 7: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai luôn quán triệt mục tiêu<br />
A. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ.<br />
B. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người.<br />
C. hoà bình, trung lập không liêt kết.<br />
D. bảo vệ hoà bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.<br />
Câu 8: Sau thất bại ở Việt Bắc thu-đông năm 1947, thực dân Pháp buộc phải chuyển từ đánh nhanh thắng<br />
nhanh sang<br />
A. vừa đánh vừa đàm.<br />
B. đánh lâu dài.<br />
C. chắc thắng mới đánh.<br />
D. đánh chắc tiến chắc.<br />
Câu 9: Năm 1960, được gọi là “Năm châu Phi” vì<br />
A. các thuộc địa còn lại ở châu Phi đã giành được độc lập.<br />
B. nhiều nước Bắc Phi và Tây Phi giành được độc lập.<br />
Trang 1/4- Mã Đề 466<br />
<br />
C. vương triều Pharúc bị lật đổ, nước Cộng hoà Ai Cập ra đời.<br />
D. 17 nước châu phi được trao trả độc lập.<br />
Câu 10: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp<br />
(1945-1954) là chiến dịch nào?<br />
A. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954.<br />
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.<br />
C. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.<br />
D. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.<br />
Câu 11: Vì sao nói giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc?<br />
A. Đây là lực lượng chính tạo ra mọi giá trị vật chất cho xã hội.<br />
B. Đây là giai cấp nhạy cảm chính trị, hăng hái với công cuộc canh tân đất nước.<br />
C. Đây là một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.<br />
D. Đây là một giai cấp có số lượng đông, có tinh thần cách mạng triệt để.<br />
Câu 12: Nhật bản đã thực hiện biện pháp nào để phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?<br />
A. Nhờ vào sự viện trợ Mĩ.<br />
B. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô.<br />
C. Thực hiện ba cuộc cải cách lớn.<br />
D. Áp dụng thành tựu về khoa học - kĩ thuật.<br />
Câu 13: Ý nào không phản ánh đúng khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành được độc lập dân tộc?<br />
A. Đói nghèo, bệnh tật và mù chữ.<br />
B. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới.<br />
C. Thiếu nhân công lao động.<br />
D. Xung đột về sắc tộc và tôn giáo.<br />
Câu 14: Liên Xô khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện nào?<br />
A. Bị tổn thất nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai.<br />
B. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh đạt được một số thành tựu.<br />
C. Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật Bản bồi thường.<br />
D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.<br />
Câu 15: Sự ra đời nước CHND Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử như thế nào?<br />
A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ ách thống trị của phong kiến.<br />
B. Đưa nhân dân Trung Quốc bước vào thời kì mới-thời kì tiến lên CNXH và cải cách mở cửa.<br />
C. Tăng cường lực lượng của CNXH trên thế giới góp phần đưa phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới<br />
thắng lợi hoàn toàn.<br />
D. Là đối trọng của Mĩ, cân bằng tiềm lực quân sự với Mĩ và các nước XHCN.<br />
Câu 16: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?<br />
A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất.<br />
B. Có sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.<br />
C. Có hoàn cảnh thuận lợi của chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh chiến<br />
thắng phát phát xit.<br />
D. Có khối liên minh công-nông vững chắc.<br />
Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào thuộc phe Đồng minh vào nước ta?<br />
A. Quân Anh, quân Mĩ.<br />
B. Quân Anh, quân Trung Hoa dân quốc.<br />
C. Quân Pháp, quân Anh.<br />
D. Quân Trung Hoa dân quốc, quân Mĩ.<br />
Câu 18: Nơi nào diễn ra trận chiến đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ?<br />
A. Đồi A1.<br />
B. Sở chỉ huy Đờ caxtơri.<br />
C. Đồi Him Lam.<br />
D. Đồi Độc lập.<br />
Câu 19: Thực dân Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakixtan dựa trên cơ sở nào?<br />
Trang 2/4- Mã Đề 466<br />
<br />
A. Trên cơ sở lãnh thổ.<br />
B. Trên cơ sở văn hoá.<br />
C. Trên cơ sở kinh tế.<br />
D. Trên cơ sở tôn giáo.<br />
Câu 20: Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới giới thứ hai là gì?<br />
A. Biết thâm nhập vào thị trường các nước.<br />
B. Nhờ quân sự hoá nền kinh tế.<br />
C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.<br />
D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.<br />
Câu 21: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 1-1930) và Luận cương (tháng 10-1930) là:<br />
A. Trong quá trình đấu tranh cần đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ.<br />
B. Đều khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.<br />
C. Đều nhấn mạnh, đề cao nhiệm vụ dân tộc.<br />
D. Đều khẳng định công-nông là động lực duy nhất của cách mạng.<br />
Câu 22: Điền thêm từ bị thiếu trong câu nói sau đây của Nguyễn Ái Quốc: “Muốn cứu nước và giải phóng dân<br />
tộc, không có con đường nào khác là con đường…..”<br />
A. Cách mạng thuộc địa.<br />
B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.<br />
C. Cách mạng tư sản.<br />
D. Cách mạng vô sản.<br />
Câu 23: Sự kiện đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là<br />
A. chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.<br />
B. thực dân Pháp rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.<br />
C. Hiệp định Giơnevơ được kí kết.<br />
D. thắng lợi trong cuộc tiến công đông-xuân 1953-1954.<br />
Câu 24: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?<br />
A. Báo Nhân đạo.<br />
B. Báo Việt Nam độc lập.<br />
C. Báo Thanh niên.<br />
D. Báo Búa liềm.<br />
Câu 25: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công<br />
nhân là gì?<br />
A. Chống chiến tranh.<br />
B. Chống chủ nghĩa thực dân.<br />
C. Chống chủ nghĩa đế quốc.<br />
D. Chống chủ nghĩa phát xít.<br />
Câu 26: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 6-1-1930 là kết quả của<br />
A. cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.<br />
B. phong trào công nhân trong những năm 1926-1930.<br />
C. phong trào công nhân trong những năm 1919-1925.<br />
D. phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.<br />
Câu 27: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra năm 1949 nhằm:<br />
A. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.<br />
B. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.<br />
C. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.<br />
D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.<br />
Câu 28: Nguồn năng lượng nào được coi là “năng lượng sạch”, “chất đốt cao thượng”?<br />
A. Năng lượng thuỷ triều.<br />
B. Năng lượng nhiệt hạch.<br />
C. Năng lượng mặt trời.<br />
D. Năng lượng nguyên tử.<br />
Câu 29: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10-1930?<br />
A. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.<br />
B. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc.<br />
Trang 3/4- Mã Đề 466<br />
<br />
C. Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do.<br />
D. Động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.<br />
Câu 30: Tháng 3-1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành<br />
A. Mặt trận Dân tộc thống nhất.<br />
B. Mặt trận Liên Việt.<br />
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.<br />
D. Mặt trận Việt Minh.<br />
Câu 31: Nha Bình dân học vụ được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (8-9-1945) là cơ quan<br />
chuyên trách về<br />
A. chống nạn thất học.<br />
B. chống “giặc dốt”.<br />
C. bổ túc văn hoá.<br />
D. giáo dục phổ thông.<br />
Câu 32: Kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì trong khoảng thời gian nào?<br />
A. Từ năm 1960 đến năm 1973.<br />
B. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950.<br />
C. Từ năm 1973 đến nay.<br />
D. Trong những năm 50 của thế kỉ XX.<br />
Câu 33: Để thực hiện kế hoạch Nava, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm bao nhiêu<br />
tiểu đoàn?<br />
A. 86 tiểu đoàn.<br />
B. 44 tiểu đoàn.<br />
C. 84 tiểu đoàn.<br />
D. 80 tiểu đoàn.<br />
Câu 34: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân làm gì để giải quyết nạn đói trước mắt trong những năm<br />
1945-1946?<br />
A. Tăng sản xuất.<br />
B. Thực hành tiết kiệm.<br />
C. Chia lại ruộng đất công.<br />
D. Nhường cơm sẻ áo.<br />
Câu 35: Phong trào “vô sản hoá” do tổ chức nào phát động?<br />
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.<br />
B. Việt Nam cách mạng đảng.<br />
C. Việt Nam cách mạng đồng chí hội.<br />
D. Tân Việt cách mạng Đảng.<br />
Câu 36: Loại hình đồn điền nào phát triển mạnh nhất ở Việt Nam trong thời kì 1919-1929.<br />
A. Đồn điền trồng lúa.<br />
B. Đồn điền trồng cao su.<br />
C. Đồn điền trồng cà phê.<br />
D. Đồn điền trồng chè.<br />
Câu 37: Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ là Đảng nào?<br />
A. Đảng Dân tộc.<br />
B. Đảng Cộng sản.<br />
C. Đảng Quốc đại.<br />
D. Đảng Nhân dân.<br />
Câu 38: Đặc điểm của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là gì?<br />
A. Quá trình chuẩn bị thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.<br />
B. Quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.<br />
C. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.<br />
D. Quá trình chuẩn bị thực hiện chủ trương “vô sản hoá”.<br />
Câu 39: Trong ba tổ chức cộng sản được thành lập năm 1929, tổ chức nào ra đời sớm nhất?<br />
A. Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng.<br />
B. Đông Dương cộng sản Đảng.<br />
C. An Nam cộng sản Đảng.<br />
D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.<br />
Câu 40: Mít tinh biểu tình đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào?<br />
A. Đông Dương Đại hội.<br />
B. Vận động người của đảng vào Viện dân biểu.<br />
C. Phong trào đấu tranh báo chí.<br />
D. Phong trào đòi dân sinh dân chủ.<br />
---------- HẾT ---------Trang 4/4- Mã Đề 466<br />
<br />