intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch Nghiên cứu thực tế bổ sung: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng cổ ở Đường Lâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu thực trạng về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở làng cổ Đường Lâm. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp mang tính chất quản lý và giải pháp mang tính thực tiễn thúc đẩy vai trò và năng lực của mỗi thành phần dân cư trong cộng đồng địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch Nghiên cứu thực tế bổ sung: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng cổ ở Đường Lâm

  1. TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ K23A-21 (HUYỆN THƯỜNG TÍN) *** BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ BỔ SUNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA LÀNG CỔ Ở ĐƯỜNG LÂM Người thực hiện:……………. Đơn vị công tác: Tháng 12 năm 2022 1
  2. MỤC LỤC 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu: Ðường Lâm là vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại. Ðường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Tổng Cam Giá (mía ngọt). Cam Giá xưa kia được chia thành hai tổng (đơn vị hành chính tương đương với cấp xã hiện nay): Cam Giá Thượng tổng (thuộc huyện Ba Vì) và Cam Giá Thịnh tổng là xã Ðường Lâm (thuộc thị xã Sơn Tây). Trong Ðại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên có đoạn viết đại ý: Ba mươi sáu quả đồi gò cùng mười tám giộc sâu đã tạo nên thế đất hùng hiểm. Hình sông thế núi hun đúc khí thiêng sinh ra những vị anh hùng hào kiệt. Nếu tính từ Phùng Hưng đến Ngô Quyền, chỉ trong vòng hơn hai trăm năm, làng Cam Lâm đã sản sinh ra hai vị vua thì có lẽ không đâu có trên đất nước này.” Ngoài ra, Ðường Lâm còn là một địa chỉ văn hóa đặc sắc. Hiện nơi đây có bảy di tích được xếp hạng văn hóa cấp nhà nước và cấp Thị xã, gồm: đền Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền, nhà thờ cụ Thám hoa Giang Văn Minh, chùa Mía, đền Phủ, đình Mông Phụ và Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia làng cổ Ðường Lâm (được công nhận năm 2005). Theo số liệu thống kê, hiện ở Ðường Lâm còn 956 ngôi nhà truyền thống, trong số đó có 54 ngôi nhà có giá trị tiêu biểu. Việc bảo tồn, tôn tạo những công trình này là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, tìm hiểu những "cộng đồng cư dân nông nghiệp cổ". Theo nghiên cứu gần đây của một số học giả thì làng Mông Phụ là đại diện duy nhất về lúa nước của Ðông - Nam Á còn sót lại. Mông Phụ là một làng cổ với nghệ thuật xây cất bằng đá ong cực kỳ khoa học và tinh xảo, có ngôi nhà cổ lâu đời nhất gần 400 năm tuổi. Hiện thành phố Hà Nội đang bảo tồn với ý nghĩa: Mông Phụ - Bảo tàng sống của các cộng đồng cư dân nông nghiệp cổ; bên cạnh Hội An - Bảo tàng sống của các cộng đồng cư dân đô thị cổ Việt Nam. Với những giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc độc đáo, từ lâu, Ðường Lâm đã trở thành một điểm đến nhiều du khách trong và ngoài nước tìm kiếm; được 3
  4. quan tâm đầu tư bảo tồn và phát huy. Ngày 22-11-2019, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định công bố "Ðiểm du lịch làng cổ ở Ðường Lâm” Do vậy, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Đường Lâm cho xứng với vị thế của làng, phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội gắn văn hóa với du lịch của địa phương và của Thị xã là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở làng cổ Đường Lâm. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp mang tính chất quản lý và giải pháp mang tính thực tiễn thúc đẩy vai trò và năng lực của mỗi thành phần dân cư trong cộng đồng địa phương. 3. Đối tượng nghiên cứu: Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng cổ ở Đường Lâm 4. Phạm vi nghiên cứu: Làng cổ Đường Lâm thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội; 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn phát hiện vấn đề, lựa chọn đối tượng nghiên cứu, hình thành giả thuyết và trong suốt quá trình thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp này được sử dụng thông qua việc tiến hành phỏng vấn nhanh, nhằm tìm hiểu bối cảnh, động cơ tham gia và quá trình vận dụng vốn xã hội của người dân địa phương trong việc phát huy thế mạnh di sản văn hóa làng cổ. Tập trung những trường hợp điển hình phản ánh từng nhóm xã hội trong cộng đồng. - Phương pháp thu thập thông tin định lượng: Thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi, thu thập các thông tin liên quan - Tôn trọng nguyên tắc đảm bảo tính khuyết danh của nguời được phỏng vấn. 4
  5. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Làng Việt cổ truyền Đường Lâm cần được tiếp cận từ quan điểm nhận thức mới về di sản văn hóa (DSVH). Theo đó, “DSVH được coi là sản phẩm của hiện tại (mà không chỉ là sự vật của quá khứ) được tạo ra bởi cảm nhận về các giá trị của quá khứ, được dẫn dắt bởi những mối lo toan về thực tại và tương lai, sự quan tâm chủ yếu nhắm đích vào tính hữu ích của di sản (từ quá khứ) cho con người ở hiện tại và tương lai”. Làng Việt cổ là mô hình cư trú hay di sản cư trú điển hình của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Làng cổ Đường Lâm ở miền Bắc nằm giữa một tứ giác nước, được tạo nên bởi hai con sông (sông Tích và sông Hồng). Có thể nói, điều kiện địa văn hóa đã tạo ra cho làng cổ này một không gian văn hóa với cảnh sắc đa dạng độc đáo, thích ứng với điều kiện tự nhiên. Đó là tài nguyên du lịch có giá trị cần được khai thác, phục vụ cho mục tiêu phát triển. Những phân tích và diễn giải ở trên là cơ sở cho chúng ta bàn về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Việt Nam, gắn với phát triển du lịch bền vững. Làng cổ Đường Lâm thuộc thành phố Hà Nội đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia (xếp hạng năm 2005). Làng cổ còn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của ngôi làng Việt cổ truyền từ cơ cấu tổ chức, kiến trúc nhà ở, các thiết chế văn hóa, đường làng, ngõ xóm, môi trường cảnh quan, nghề nghiệp và tập tục sinh hoạt... cho đến ngày hôm nay. Làng cổ này đã được Tổ chức Hợp tác quốc tế JICA của Nhật Bản phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam lựa chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch Qua miền di sản. Đây là những yếu tố khá thuận lợi, tiền đề cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH của làng Việt cổ truyền này. Từ thực trạng quản lý, khai thác sử dụng và những giá trị đặc trưng, tiêu biểu của làng cổ ở Đường Lâm, đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu, bảo tồn, tu bổ, đồng thời xây dựng mô hình quản lý phù hợp, nhằm bảo tồn và 5
  6. phát huy hiệu quả ở các ngôi làng Việt cổ đã được Nhà nước xếp hạng di tích. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập như hiện nay, sẽ góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương có DSVH đặc thù này. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1. Đặc điểm tình hình địa phương a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Đường Lâm- một địa danh cổ thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), tại ngã ba giao với đường Hồ Chí Minh trên quốc lộ 32, cách trung tâm thủ đô gần 50km về phía Tây. Đường Lâm là một xã bao gồm 9 thôn, tổng diện tích trên 800 ha với hơn 10.000 nhân khẩu. Vùng đất này xưa kia còn gắn liền với những tên gọi như “Kẻ Mía”, “Phố Mía”, “Ấp hai vua”. Về mặt hành chính, Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (huyện Ba Vì ngày nay) ở phía tây, giáp phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây) ở phía đông, giáp xã Thanh Mỹ và Xuân Sơn ở phía Nam và giáp sông Hồng ở phía Bắc (bên kia là sông là tỉnh Vĩnh Phúc). Về đặc điểm địa lý, Đường Lâm thuộc xứ Đoài, xưa kia là đồi núi- rừng. GS. Trần Quốc Vượng gọi vị trí vùng này là thế “tọa sơn vọng thủy”, tức tựa lưng vào núi Tản mặt ngoảnh ra sông Hồng. Nơi này còn “vô tình” trùng hợp với lý thuyết vĩ mô của ông về “tứ giác nước” và “tư duy sông nước” của người Việt cổ truyền do được bao bọc bởi sông Đà và sông Tích Đường Lâm có 18 cảnh quan tự nhiên sinh động với 36 gò đồi nối tiếp nhau theo hình bát úp, xen lẫn 18 rộc sâu và hàng chục giếng cổ. Một điều đặc biệt làm nên nét riêng cho xứ Đường Lâm là đá ong. Nhà xây bằng đá ong luôn mát mẻ về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Những viên gạch đá ong được khai thác từ chính lòng đất ở làng Đường Lâm và khu vực xứ Đoài.. Điều đó lý giải vì sao Đường Lâm còn được gọi với cái tên “làng Việt cổ đá ong”. 6
  7. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, từng thành tố đơn lẻ của mỗi làng đều ít nhiều thay đổi, nhiều công trình được xây dựng lại nên niên đại không lâu. Tuy nhiên, xét về tổng thể, Đường Lâm vẫn là một ngôi làng hiếm hoi còn bảo lưu được cơ cấu không gian và những nét đặc trưng của một ngôi làng Việt cổ TK 19. Về kinh tế xã hội, Đường Lâm là “một làng thuần nông với đầy đủ các thiết chế của một làng cổ truyền” (lichsuvietnam.vn. Đường Lâm hiện nay vẫn là một xã nông nghiệp với khoảng 70% dân số còn duy trì nghề nông. Tuy nhiên sản lượng vùng này không cao. Với lợi thế của một xã ven đô, Đường Lâm dần phát triển mô hình kinh tế hỗn hợp, nông nghiệp kết hợp với các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. b. Hệ thống giá trị văn hóa- lịch sử truyền thống Nói đến dấu ấn lịch sử của Đường Lâm, nhiều người nhắc ngay đến truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh.Vị thánh Tản Viên được tôn thờ như thành hoàng làng tại nhiều đình, đền trên cả địa bàn Sơn Tây và ở Đường Lâm, tiêu biểu có đình làng Mông Phụ Thờ Hai Bà Trưng, Đường Lâm tương truyền là quê của bà Man Thiện, tướng Lê Chân, Đây cũng là quê hương của hai vị vua là Phùng Hưng và Ngô Quyền. Rặng duối cổ nơi buộc voi của vua Ngô Quyền nay được công nhận là cây di sản quốc gia. Đất này còn có các danh nhân như bà chúa Mía, Giang Văn Minh, Phan Kế Toại, ..v..v.. Không chỉ là ngôi làng cổ có lịch sử lâu đời, Đường Lâm còn là nơi lưu trữ những hình ảnh đặc trưng, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là cảnh quan, cấu trúc không gian làng với ngõ, xóm, giếng nước, ao, điếm, am, đình làng, nhà thờ họ. Sự tồn tại của hệ thống các công trình này kết hợp hài hòa với cảnh quan làng xóm và những tường đá ong cổ kính tạo nên nét đẹp không dễ tìm kiếm ở những vùng nông thôn khác. Đặc biệt là những ngôi nhà cổ có niên đại nhiều thế kỉ được cha truyền con nối, vẫn kiên cố tồn tại dù chứng kiến không ít thăng trầm trong lịch sử dựng và giữ 7
  8. làng bố cục kiến trúc 20 khuôn viên đa dạng, theo hình thước thợ (L), hình chữ môn (U) hay dạng chữ Nhị, ..v..v.. Đời sống tín ngưỡng của người dân Đường Lâm cũng vô cùng phong phú với sự giao thoa của phật giáo, thiên chúa giáo, nho giáo, tương ứng với đình, đền, phủ, chùa và nhà thờ công giáo. Đến nay, làng cổ Đường Lâm có 19 công trình được công nhận là di sản văn hóa lịch sử cấp thành phố và cấp quốc gia, hơn 100 ngôi nhà cổ có giá trị và nhiều công trình sinh hoạt cộng đồng đánh ghi nhận khác. Hệ thống nghi lễ, lễ hội cũng là một “đặc sản” của làng cổ Đường Lâm. Với lợi thế về chất liệu của một làng nông nghiệp lâu đời cùng hệ thống cảnh quan và không gian truyền thống, Đường Lâm không chỉ đầy đủ cơ hội để phát triển du lịch nông thôn mà còn là địa danh tiềm năng cho khai thác các giá trị di sản tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Theo báo cáo của UBND thị xã Sơn Tây về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm, từ khi được công nhận là di tích cấp quốc gia đến nay, thị xã Sơn Tây đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tu bổ tôn tạo các di tích trên địa bàn với tổng kinh phí 369 tỷ đồng. Cùng với đó, công tác phát huy giá trị di tích được chú trọng, các tour tham quan làng cổ, mô hình du lịch Homestay; phối hợp tập huấn kỹ năng cho hướng dẫn viên tại địa phương được từng bước thực hiện… Làng cổ Đường Lâm có ưu thế là quần thể di tích có mật độ dày đặc với 50 di tích có giá trị, trong đó có 7 di tích cấp quốc gia, 2 di tích và 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng cấp thành phố. Ngoài ra, ở Đường Lâm còn lưu giữ gần 1.000 ngôi nhà cổ giá trị đặc biệt có niên đại trên 100 năm và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn…, tạo ra nhiều tiềm năng phát triển du lịch cho địa phương. Đến nay, đã có trên 100 hộ dân tại khu vực 5 thôn ở khu vực di tích làm dịch vụ du lịch cũng như tham gia sản xuất các sản phẩm phục vụ khách du lịch. 8
  9. Trong 10 năm, làng cổ Đường Lâm đã đón trên 80 vạn lượt khách tham quan, thu gần 12 tỷ đồng. 2.2.1. Những kết quả đạt được Mặc dù còn nhiều khó khăn do tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan, các nguồn vốn đầu tư hạn chế,... Song với sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự nỗ lực cố gắng của các phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể, tình hình kinh tế trên địa bàn Thị xã ổn định; an sinh xã hội được đảm bảo; lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm chỉ đạo đạt kết quả tốt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Năm 2022, Thị xã hoàn thành: 15/15 chỉ tiêu Kế hoạch Thành phố giao, 23/23 chỉ tiêu Kế hoạch Thị xã phấn đấu. Tổ chức và bảo tồn di sản làng Đường Lâm tương đối tốt, Phó Trưởng ban Quản lý di tích làng cổ Ðường Lâm Nguyễn Trọng An cho biết, hơn mười năm qua, Hà Nội đã đầu tư cho Ðường Lâm hơn 70 tỷ đồng. Bên cạnh các công trình tâm linh, 26 ngôi nhà cổ được đầu tư tôn tạo (giai đoạn 1), đến nay có 22 ngôi nhà đã hoàn thành Triển khai tốt Kế hoạch phát triển du lịch thị xã Sơn Tây năm 2022. Từ 15/2/2022 đến nay, Thị xã Sơn Tây đã đón tiếp, hướng dẫn được hơn 34 vạn khách tham quan tại các di tích (riêng di tích Làng cổ ở Đường Lâm, di tích Văn Miếu Đường Lâm đón hơn 7 vạn khách) mang lại nguồn kinh tế cho người dân địa phương nói riêng và thị xã nói chung. 2.2.2. Những hạn chế Do đặc thù là một “di tích sống”, có diện tích khoanh vùng rộng, đông dân (5 thôn trong khu vực di tích làng cổ có gần 1.500 hộ dân với khoảng 6.000 nhân khẩu đang sinh sống), công tác bảo tồn di tích ở khu vực bảo vệ rất khó khăn, nhất là trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng, nhằm giải quyết thỏa đáng vấn đề giữa bảo tồn và phát triển. Thực tế, theo thời gian, nhiều ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng không thể ở được. Nhiều nhà dân đã phải kêu cứu trong khi chờ đợi chính sách bảo tồn hợp lý cho di tích. Trong khi đó, công tác bảo tồn, quản lý di tích làng cổ còn thiếu 9
  10. sót, chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển di tích; còn có tình trạng các hộ dân xây dựng nhà ở, công trình sinh hoạt không phép trong khu vực I và II. Đa số người dân vẫn chưa được hưởng lợi từ việc phát huy giá trị di tích (chỉ ở mức hơn 10%); kết nối các tour tuyến chưa đồng bộ; kinh phí hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện giãn dân còn khó khăn… 2.2.3. Những nguyên nhân *Nguyên nhân khách quan: Cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật về cấp GCNQSD đất, bồi thường, hỗ trợ, GPMB còn một số bất cập, thay đổi nên ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSD đất lần đầu và tiến độ GPMB của một số dự án. Nhận thức của một số bộ phận Nhân dân chưa tốt nên vẫn còn trường hợp xây dựng không phép hoặc xây dựng sai phép. *Nguyên nhân chủ quan: Việc kiểm tra, giám sát một số đơn vị, lĩnh vực chưa được thường xuyên. Nhận thức của một số bộ phận cán bộ, công chức chưa đúng, chưa đầy đủ trong quá trình xử lý các vi phạm. Một số cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức còn chậm trễ trong quá trình ngăn chặn, xử lý vụ việc về vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, đồng thời công tác thông tin báo cáo còn chưa thống nhất, kịp thời. 2.3. Kiến nghị và giải pháp Trước những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Thiết nghĩ Sơn Tây cần đề ra giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc tập trung thúc đẩy tiến độ hoàn thiện Quy hoạch điều chỉnh khoanh vùng di tích làng cổ theo hướng thu hẹp. Ngoài ra, địa phương nên tăng cường tuyên truyền vận động, thực hiện tốt quản lý trật tự xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giãn dân; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân. Vận dụng linh hoạt quan điểm tiếp cận “kinh tế học di sản” để biến DSVH từ tài nguyên văn hóa (vốn văn hóa) hay tài sản văn hóa thành loại hàng hóa văn hóa đặc thù, dưới hình thức các sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch hấp dẫn. Có 10
  11. khả năng khai thác lâu dài, liên tục (bán được nhiều lần) cho nhiều loại du khách Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH làng cổ gắn với phát triển du lịch bền vững phải đặt trong bối cảnh Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phương thức chung là biến hoạt động bảo tồn DSVH làng gắn với phát triển du lịch bền vững thành hợp phần hữu cơ trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngược lại, tận dụng thành quả của Chương trình xây dựng nông thôn mới để quản lý và triển khai các mục tiêu bảo tồn DSVH làng gắn với phát triển du lịch, bổ sung nguồn sinh kế bền vững cho các chủ thể - chủ sở hữu DSVH làng. Cụ thể: Một là, quy hoạch bảo tồn, tôn tạo các hạng mục trong di tích làng cổ phải nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của chính địa phương có di sản đó và phải mang tính thống nhất, đồng bộ. Hai là, khi xây dựng các quy hoạch để phát triển kinh tế, xã hội của địa phương phải hợp lý, phù hợp với mục tiêu bảo tồn DSVH làng trong phát triển du lịch văn hóa, trong đó xác định cụ thể nội dung quản lý, bảo tồn, tôn tạo và khai thác các giá trị của từng làng cổ trong xã hội đương đại. Ba là, phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển của các ngành tại mỗi địa phương, với kế hoạch đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác giá trị DSVH tại làng cổ ở thị xã Sơn Tây. Sở Du lịch Hà Nội cần xây dựng kế hoạch ưu tiên đầu tư bảo tồn, tôn tạo và khai thác DSVH tại làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây Bốn là, lồng ghép các dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo, khai thác giá trị DSVH tại các di tích làng cổ Đường Lâm với các dự án đầu tư khác, đặc biệt là dự án đầu tư phát triển du lịch, phát triển giao thông và các dự án khác phục vụ cho khách tham quan. PHẦN LIÊN HỆ THỰC TẾ Trên địa bàn huyện Thường Tín gồm có 120 di tích (trong đó có 61 di tích cấp quốc gia và 59 di tích cấp thành phố), trong những năm qua, công tác quản lý và phát huy các giá trị di tích trên địa bàn huyện luôn được quan tâm. Huyện 11
  12. đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp tích cực nhằm khơi dậy, bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa đặc sắc của cộng đồng. Hàng năm, huyện đều xây dựng kế hoạch và các các văn bản hướng dẫn nhằm tăng cường việc bảo vệ và khoanh vùng bảo vệ những nơi có di tích, cũng như các di tích đã được xếp hạng. Năm 2019, huyện đã hỗ trợ 8 tỷ đồng cho 17 di tích xuống nghiêm trọng của 14 xã; đồng thời phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội thực hiện khảo sát hiện trạng di tích đã xếp hạng trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2020; Tổ chức khởi công dự án: Đầu tư xây dựng và phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình Văn từ Thượng Phúc. Bên cạnh đó, huyện đã triển khai dự án tu bổ đền Ngũ Xã, xã Quất Động với kinh phí hơn 12 tỷ đồng và khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Nghiêm Xuyên với kinh phí hơn 1 tỷ đồng… Song song với công tác tu bổ, tôn tạo các di tích, trong thời gian qua, huyện cũng thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát việc tổ chức các lễ hội lớn trên địa bàn huyện, đảm bảo lễ hội diễn ra tốt đẹp, ổn định an ninh trật tự, không có ăn mày, ăn xin, không mê tín dị đoan, đặc biệt là quan tâm đến công tác VSAT thực phẩm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng luôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung chỉ đạo thực hiện. Nhiều câu lạc bộ, loại hình văn hóa được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, ở hầu hết các thôn, làng trên địa bàn đều xây dựng quy ước, hương ước về thực hiện nếp sống văn hóa. Việc hiếu, hỷ được nhân dân trong huyện tổ chức theo nếp sống văn hóa mới, đơn giản, tiết kiệm… Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về văn hoá đã được các cấp phê duyệt; làm tốt công tác quy hoạch, dự án phát triển văn hoá cộng đồng trên địa bàn huyện 12
  13. 13
  14. PHẦN KẾT LUẬN Làng cổ Đường Lâm mang trong mình giá trị văn hóa đặc trưng của nền văn hóa phương Đông với cội nguồn là văn hóa nông nghiệp và có sự kết hợp với yếu tố văn hóa phương Tây. Các DSVH tại làng cổ này cũng có những nét tương đồng về chủ thể sáng tạo, nguồn gốc ra đời, mục đích… Tuy nhiên, những DSVH này có những nét khác biệt rõ rệt, được quy định bởi các yếu tố địa văn hóa, địa kinh tế và đôi khi còn chịu ảnh hưởng của yếu tố chính trị qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Trải qua thời gian dài sử dụng và khai thác trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động, nhưng những làng cổ này chưa được chú trọng đến bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy được giá trị văn hóa vốn có, nên đã có những ảnh hưởng, xuống cấp nhất định. Di tích làng cổ là một bộ phận quan trọng cấu thành tài sản văn hóa của vùng, địa phương, lãnh thổ. Nếu được khai thác và phát huy đúng cách có thể tăng cường phát triển kinh tế địa phương, mang lại nguồn lợi bền vững cho chính cộng đồng sở hữu di sản đó. Do đó, song song với việc bảo vệ di tích làng cổ, khai thác di tích làng cổ gắn kết với phát triển kinh tế, xã hội bền vững, đặc biệt là du lịch văn hóa phải được chú trọng và triển khai đồng bộ. Thị xã Sơn Tây và dân bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch; Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà; Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ, phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên và văn hóa. Chính vì vậy, việc bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị DSVH làng Việt cổ truyền gắn với phát triển du lịch bền vững ở từng làng cổ đang là một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm, triển khai thực hiện đồng bộ nhất là trong điều kiện kinh tế, văn hóa hội nhập như hiện nay. TRƯỞNG ĐOÀN CHỦ NHIỆM LỚP NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH NCTT 14
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ando Katsuhiro, Fukukawa Yuichi, Tomoda Hiromichi. (2015). Chính sách thời kì đầu và vấn đề trong bảo tồn làng nông nghiệp truyền thống tại làng cổ Đường Lâm – Việt Nam. 2. Anh, N. T. P. (2008). Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa của cư dân làng việt cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây -Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Việt Nam học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Hà Nội. 3. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch và tổ chức JICA Nhật Bản. (2013). Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam. Hà Nội. 4. Vượng, T. Q. (2005). Đường Lâm dưới góc nhìn địa - văn hóa - lịch sử. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 5. Các tài liệu khác: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND thị xã Sơn Tây, các trang thông tin điện tử… 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2