intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuốc chữa bệnh suy nhược cơ thể

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

327
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thuốc chữa bệnh suy nhược cơ thể Đông y gọi bệnh suy nhược cơ thể là chứng hư lao, do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ nuôi con. Một nguyên nhân nữa là do bẩm sinh. Cơ thể suy yếu từ trong bào thai, quá trình phát triển cơ thể chậm chạp. Dù bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến cơ thể suy nhược đều chung một điểm là có sự giảm sút về tinh thần,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuốc chữa bệnh suy nhược cơ thể

  1. Bài thuốc chữa bệnh suy nhược cơ thể Đông y gọi bệnh suy nhược cơ thể là chứng hư lao, do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng, do mắc bệnh cấp tính nặng nay đang bình phục, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ nuôi con. Một nguyên nhân nữa là do bẩm sinh. Cơ thể suy yếu từ trong bào thai, quá trình phát triển cơ thể chậm chạp. Dù bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến cơ thể suy nhược đều chung một điểm là có
  2. sự giảm sút về tinh thần, khí huyết, tân dịch, làm mất sự điều hòa công năng của các tạng phủ. Xin giới thiệu những bài thuốc sau, tùy từng bệnh nhân suy nhược ở tạng nào, ta lựa chọn bài thuốc cho thích hợp. Khí hư: Chủ yếu thương tổn ở hai tạng phế và tỳ. - Phế khí hư: Thường gặp ở những người bị suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang. Bệnh nhân thở yếu, ho nhỏ tiếng, thở ngắn, thở gấp, tiếng nói nhỏ, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi. Nét mặt trắng bệch, gai rét sợ lạnh. Phương pháp điều trị chủ yếu là bổ phế khí, nâng cao thể trạng. Bài thuốc: Đẳng sâm, hoàng kỳ, ngũ vị tử mỗi thứ 10g. Thục địa, tử uyển, tang bạch bì mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày một thang. - Tỳ khí hư: hay gặp ở những người mệt mỏi sau lao động nặng, người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mạn do viêm đại tràng mạn, đau dạ dày, mới ốm dậy. Người mệt mỏi ăn không thấy ngon, sôi bụng, ậm ạch khó tiêu, đi ngoài lỏng, sút cân, chân tay lạnh, cơ nhẽo, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch chậm. Bài thuốc: Đẳng sâm 16g, ý dĩ, bạch truật, hoài sơn, biển đậu, liên nhục mỗi thứ 12g, cát cánh, phục linh mỗi thứ 8g, trần bì, sa nhân mỗi thứ 6g. Ngày uống 20g, thuốc tán dạng bột. Huyết hư: Chủ yếu thương tổn ở 2 tạng tâm và can
  3. - Tâm huyết hư: Hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh, người bệnh có triệu chứng hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực, hay quên, chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt vàng, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch yếu. Bài thuốc: Thục địa 16g, đương quy, bạch thược, xuyên khung, dạ giao đằng, mỗi thứ 12g, bá tử nhân, táo nhân, phục linh mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng dưỡng huyết an thần. - Can huyết hư: Hay gặp ở người già xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phụ nữ sau sinh. Triệu chứng ù tai đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt. Bài thuốc: Đẳng sâm 16g, hoàng kỳ, thục địa, bạch thược, đại táo mỗi thứ 12g, bạch truật, đương quy, xuyên khung, viễn chí mỗi thứ 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng bổ huyết dưỡng can. Dương hư: Thường gặp ở hai tạng tỳ và thận - Tỳ dương hư: Gặp ở những người hay rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mạn, loét dạ dày và tiêu chảy mạn tính. Trời lạnh hay đau bụng, đầy bụng, sợ gió, người lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, ăn kém, mạch trầm. Bài thuốc: Hoài sơn 16g, hạt sen 12g, sa nhân, vỏ quýt, mạch nha, bán hạ, cây vú bò, mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang để ôn trung kiện tỳ.
  4. - Thận dương hư: Gặp ở người già, lão suy, thần kinh kém hưng phấn, hay đau lưng, đi tiểu đêm. Chân tay lạnh, răng lung lay hay rụng, rêu lưỡi trắng, đi ngoài lỏng, mạch trầm trì. Bài thuốc: Thục địa 16g, sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 12g, trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử chế mỗi thứ 8g, nhục quế 4g. Sắc uống nóng ngày một thang. Tác dụng ôn bổ thận dương. Âm hư: Gồm phế, tâm, tỳ, can và thận âm hư. - Phế âm hư: Những người bị viêm họng, viêm phế quản mạn tính, suy nhược do lao. Người gầy, ho khan, ho ra máu, ra mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Bài thuốc: Sa sâm 20g, hoài sơn 16g, mạch môn, thiên môn, thục địa mỗi thứ 12g, mạch nha, quy bản, tang bạch bì đều 10g, trần bì 4g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng tư âm dưỡng phế. - Tâm âm hư: Thường gặp ở những người thiếu máu, phụ nữ sau sinh, mất máu nhiều, ngủ kém hay mơ màng, mộng mị, hồi hộp, hay quên, miệng khô, lưỡi đỏ, chân tay nóng, người nóng. Bài thuốc: Kỷ tử, mạch môn, sa sâm, liên nhục mỗi thứ 12g. Long nhãn, tâm sen, táo nhân, đăng tâm mỗi thứ 8g, sắc uống ngày một thang. Tác dụng an thần định trí.
  5. - Can âm hư: Hay gặp ở phụ nữ mãn kinh, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch ở người già. Người bồn chồn khó chịu, hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, lưỡi khô, môi đỏ, mạch huyền. Bài thuốc: Kỷ tử, hà thủ ô, thục địa, đỗ đen sao, sa sâm mỗi thứ 12g. Tang thầm, long nhãn, cúc hoa, mạch môn mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang. - Thận âm hư: Hay gặp ở người suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, bệnh rối loạn chất tạo keo, sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Người hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, tai ù, miệng khô, lưỡi đỏ, vã mồ hôi. Bài thuốc: Thục địa 16g, sơn thù, hoài sơn mỗi thứ 12g, trạch tả, đan bì, phục linh mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày một thang, uống nguội. Bài thuốc trên chữa bệnh suy nhược cơ thể, nếu thấy mình có bệnh cần đến khám tại các cơ sở chữa bệnh của bác sĩ đông y hay lương y gia truyền để được điều trị kịp thời và hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2