intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuốc Nam dùng khi ngộ độc thực phẩm

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong và sau mưa lũ, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường, gây nên nhiều dịch bệnh như đau mắt đỏ, bệnh về da, đặc biệt là bệnh đường ruột do nhiễm tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, E.coli… mà vi khuẩn gây bệnh này thường thâm nhiễm qua thực phẩm gây ngộ độc cho người sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường có triệu chứng choáng váng, buồn nôn, nôn,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuốc Nam dùng khi ngộ độc thực phẩm

  1. Bài thuốc Nam dùng khi ngộ độc thực phẩm
  2. - Trong và sau mưa lũ, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường, gây nên nhiều dịch bệnh như đau mắt đỏ, bệnh về da, đặc biệt là bệnh đường ruột do nhiễm tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, E.coli… mà vi khuẩn gây bệnh này thường thâm nhiễm qua thực phẩm gây ngộ độc cho người sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường có triệu chứng choáng váng, buồn nôn, nôn, mửa, đau bụng, có khi đau dữ dội, quằn quại, tiêu chảy, đi ngoài ra máu… Việc xử trí ngộ độc thực phẩm là hết sức cấp bách, tùy theo từng trường hợp cụ thể để có biện pháp phù hợp. Bài viết sau đây xin đề cập đến việc dùng thuốc cổ truyền khi bị ngộ độc thực phẩm, nhất là để khắc phục những hậu quả của các bệnh mạn tính về sau như: lỵ, viêm dạ dày, viêm đại tràng… Sau đây là một số bài thuốc trị theo triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần:
  3. (Ảnh minh họa) Bụng đầy trướng, căng tức, người choáng váng, buồn nôn:Cần làm cho người bệnh nôn ra hết các thức ăn đã bị nhiễm khuẩn để loại chất độc bằng cách lấy khoảng 20 – 30g đậu xanh sống, nghiền mịn, hòa vào nước sôi để nguội cho uống để người bệnh nôn ra hết thức ăn bị nhiễm độc. Hoặc có thể lấy đọt non của lá dong riềng, ngoáy nhẹ vào họng của người bệnh. Biện pháp gây nôn cũng có thể áp dụng cho các trường hợp ăn phải nấm độc và các thực phẩm bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật… Sau khi nôn ra được thức ăn đã nhiễm độc, để giải độc tiếp và phục hồi tân dịch, cần cho bệnh nhân ăn cháo đậu xanh nóng, hoặc ăn cháo nóng với lá tía tô và gừng tươi, vừa có tác dụng giải độc vừa có tác dụng giảm đau đường ruột khi bị co thắt nhiều. Hoặc lấy 20 – 30g đậu xanh, phối hợp với cam thảo, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 12g, sắc uống.
  4. Bụng đầy trướng, đau bụng quằn quại, miệng nôn, trôn tháo: hoắc hương 12g, tía tô, đại phúc bì, trần bì, thương truật, hậu phác, bạch chỉ, bạch linh, bán hạ chế, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 8g. Tất cả nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 10 – 12g với nước ấm, ngày uống 2 – 3 lần. Đau bụng, trướng bụng, lạnh bụng: hậu phác (chích gừng), trần bì mỗi vị 12g; cam thảo, phục linh, nhục đậu khấu, mộc hương, mỗi vị 6g; can khương 4g. Sắc uống, ngày một thang, chia 2 – 3 lần, trước bữa ăn. Bụng đầy trướng, căng tức, nôn mửa, tiêu chảy: thương truật 32g, hậu phác, trần bì mỗi vị 20g, cam thảo 12g. Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 10 – 12g, ngày 2 – 3 lần, trước bữa ăn. Đau bụng, tiêu chảy ra máu: lá mơ tam thể 12g, rau sam, cây ngũ sắc (cây hoa cứt lợn), mỗi vị 12g, xuyên tâm liên 8g. Sắc uống trước bữa ăn, ngày một thang, chia 2 – 3 lần.
  5. Trị lỵ amip và lỵ trực khuẩn:lá mơ lông hoặc mơ tam thể 80g, cỏ nhọ nồi tươi 150g, lá đại thanh 30g, hạt cau 16g, bách bộ 12g, vỏ đại 8g (cạo bỏ vỏ ngoài, thái chéo, sao vàng). Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống trước bữa ăn. Hoặc lá mơ lông 30g, cỏ sữa 25g, rau sam 20g, hạt cau khô, vỏ măng cụt, mỗi vị 10g, thổ phục linh, bạch thược, mỗi vị 5g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2