intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng

Chia sẻ: Trần Thị Nhỏ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

125
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta thường chỉ biết tới xương rồng với công dụng để làm cảnh hay trồng làm hàng rào. Thế nhưng trên thực tế xương rồng còn rất nhiều công dụng khác mà nhiều người trong chúng ta chưa biết tới. Theo Đông y, xương rồng nói chung có vị đắng, tính hàn và có độc. Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng, nhưng cần pha chế với vài vị khác để giảm tác dụng quá mạnh. Nhiều người còn dùng xương rồng để sát trùng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng

  1. Bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng Chúng ta thường chỉ biết tới xương rồng với công dụng để làm cảnh hay trồng làm hàng rào. Thế nhưng trên thực tế xương rồng còn rất nhiều công dụng khác mà nhiều người trong chúng ta chưa biết tới. Theo Đông y, xương rồng nói chung có vị đắng, tính hàn và có độc. Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng, nhưng cần pha chế với vài vị khác để giảm tác dụng quá mạnh. Nhiều người còn dùng xương rồng để sát trùng. Ở Trung Quốc, người ta sử dụng xương rồng để hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc, tán ứ tiêu thụng, chữa táo bón và ho. Chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh. Nó cũng được dùng để chữa bệnh thấp khớp, phù, xóa mụn cóc, các chứng bệnh ngoài da. Thân cây sắc lấy nước có thể chữa bệnh gút. Tại Ấn Độ, người ta dùng xương rồng tươi nghiền nát, đắp vào chỗ sưng nhọt và chữa một số bệnh ngoài da, phù thũng. Quả dùng làm thuốc trị bệnh ho gà. Trong y học dân gian Mexico, xương rồng dùng để điều trị bệnh lậu, tiểu đường, hen suyễn, huyết áp, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh tăng nhãn áp. Ở vùng nam châu Âu, Bắc Phi, Ấn Độ, Úc, Nam Mỹ, Mexico, quả xương rồng được xem như một loại quả ngon ngọt, giải khát, có mùi vị giống như dưa hấu.
  2. Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng 1. Trị đau lưng: Theo một số bài thuốc dân gian Xương rồng có thể sử dụng làm thuốc trị đau lưng bằng cách luộc xương rồng Opunitia để ăn. 2. Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi: Cây xương rồng Lê Gai còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng cũng là một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi…
  3. Ở Nhật bản còn phổ biến một loại chất ngọt sinh học chiết xuất từ enzim của một loại xương rồng để pha chế cà phê mà không dùng đường. Một ly cà phê như vậy có giá 15 USD và nó an toàn cho những người bị tiểu đường vì không chứa đường mà chỉ gây nên cảm giác ngọt. 3. Chữa sốt: Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt. 4. Chữa đau răng: Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Khi chảy dãi, bạn nhổ ra. Thực hiện 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy. 5. Chữa mụn nhọt: Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu. Bạn Cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để trị. 6. Làm hạ đường huyết: Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn Xương rồng giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ các thiết bị điện tử Vì sao xương rồng thường được đặt gần máy tính hay các thiết bị điện tử…? Có phải chỉ để trang chí cho đẹp chăng? Mặc dù chúng ưa môi trường ngoại thất nắng và thoáng hơn? Lý do chính là vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học xương rồng có thể giúp giảm bớt tác hại của tia tử ngoại phát ra từ máy tính hay các thiết bị điện tử bằng việc hấp thu một phần các tia tử ngoại này.
  4. Trong số các mẹo chống tác hại của tia tử ngoại gây ra bao gồm: uống nước trà, ăn nhiều chuối…thì biện pháp sử dụng một chậu xương rồng đặt gần máy tính hay thiết bị điện tử đem lại hiệu quả hơn cả và cũng rất đơn giản. Xương rồng làm thực phẩm Đây chắc hẳn là một điều khá lạ lẫm với nhiều người bởi ít ai nghĩ tới loài cây đầy gai góc này lại làm nên những món ăn ngon tuyệt vời. Nào là salad xương rồng, xương rồng sào ớt, gỏi xương rồng …theo thống kê có khoảng hơn 350 món ăn chế biến từ xương rồng. Ở Mêhicô và các quốc gia Châu Mỹ thì món ăn từ xương rồng rất phổ biến chúng thường được sơ chế và bán như một món rau thường ngày. Loại xương rồng thường được sử dụng làm thức ăn chủ yếu là xương rồng họ Opunitia, một loại xương rồng mỏng rẹt có hình elip, tên khoa học là Nopal. Gần đây loại xương rồng này đã được du nhập vào nước ta và được trồng ở Ninh thuận. Bộ phận của xương rồng được sử dụng làm thực phẩm không chỉ bao gồm than mà Trái của chúng còn rất được ưa chuộm với món Sinh tố xương rồng không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0