Bài thuốc trị viêm loét dạ dày
lượt xem 13
download
Bạn Ngô Văn T., 56 tuổi, ở Bình Định viết: Cách nay khoảng 4 tháng, tôi cảm thấy ăn không tiêu, hay ợ chua, khám bác sĩ và chụp X-quang, chẩn đoán bị loét dạ dày tá tràng. BS chuyên khoa cho uống thuốc ngày 3 lần trong 2 tháng thì bảo ngưng. Nhưng nay tôi vẫn còn bị đau bụng lâm râm, trong khoảng 4 - 5 giờ chiều và 7 - 8 giờ tối. Ăn uống thì bình thường nhưng không thấy lên cân, để tình trạng này kéo dài tôi sợ bệnh thêm nên muốn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuốc trị viêm loét dạ dày
- Bài thuốc trị viêm loét dạ dày - Bạn Ngô Văn T., 56 tuổi, ở Bình Định viết: Cách nay khoảng 4 tháng, tôi cảm thấy ăn không tiêu, hay ợ chua, khám bác sĩ và chụp X-quang, chẩn đoán bị loét dạ dày tá tràng. BS chuyên khoa cho uống thuốc ngày 3 lần trong 2 tháng thì bảo ngưng. Nhưng nay tôi vẫn còn bị đau bụng lâm râm, trong khoảng 4 - 5 giờ chiều và 7 - 8 giờ tối. Ăn uống thì bình thường nhưng không thấy lên cân, để tình trạng này kéo dài tôi sợ bệnh thêm nên muốn dùng thuốc nam. Nghe nói uống mật ong với nghệ khô xay nhuyễn, dài ngày trị được bệnh loét dạ dày có đúng không? Vậy uống như vậy lâu ngày có hại gì không? Ngoài nghệ - mật ong, còn có thuốc nam nào trị được loét dạ dày mà không ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể không?
- + Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng như do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), do tăng tiết acid dịch vị, do dị ứng, do ăn uống thiếu thốn hoặc không đúng giờ giấc hoặc do phản ứng phụ của thuốc kháng viêm giảm đau, rượu gây viêm loét... Dùng 2 tháng thuốc liên tục, chắc đã loại trừ nguyên nhân thứ nhất (HP), nhưng do không khỏi bệnh nên có thể làm cho bạn mất lòng tin, thể hiện qua thư hỏi quá nhiều nghi vấn! Nguyên nhân thứ hai (tăng tiết acid dịch vị) có liên hệ đến sự lo âu, cuộc sống thiếu ổn định, thiếu tự tin... Do đó bạn không nên quá lo âu nhiều thứ, hãy tạo một lối sống thư thái, tự tin, vui vẻ và dù ai cũng cần phấn đấu vươn lên nhưng cũng nên bằng lòng với những gì mà mình đang có... Ăn uống điều độ, cân bằng dinh dưỡng, nhai kỹ thức ăn, không ăn quá no (ăn làm nhiều bữa hơn), uống thêm sữa và nhất là ăn uống đúng giờ giấc, không để quá bữa mà chưa ăn. Có thể mang theo bên mình một loại bánh quy chẳng hạn, lỡ quá bữa chưa ăn bị đau thì ăn tạm, cũng là cách để khỏi bị đau dạ dày ở người bị tiết nhiều dịch vị. Nếu cảm thấy ăn khó tiêu, sau bữa ăn nên tráng miệng bằng một miếng Đu đủ hoặc Thơm (Dứa). - Nghệ + Mật ong, là một bài thuốc trị đau dạ dày tá tràng theo kinh nghiệm dân gian: 200 g bột Nghệ khô hòa trong 1 lít Mật ong để dành dùng dần. Trước khi dùng, lắc chai cho đều rồi lấy 1 muỗng canh uống sau bữa ăn, ngày 2 - 3 lần. Mỗi
- lít mật nghệ dùng được 1 tháng. Uống vài ba tháng liền. (Nên mua 1 kg Nghệ củ thật già về rửa sạch, xắt lát phơi khô, xay giã nhuyễn thành bột để dùng, chứ đừng mua bột nghệ ngoài chợ, thường bị trộn bột gạo và mạc cưa, có hại bao tử). - Chuối nấu, bạn có thể ăn mỗi ngày 3 - 4 trái Chuối nấu (1 trái Chuối tiêu họa hoặc 2 - 3 trái Chuối sáp luộc), để ngừa và trị viêm loét dạ dày tá tràng (xem bài “Chuối - thức ăn và vị thuốc”, chuyên đề Sức khỏe KHPT số 176). - Gel Lô hội (Aloe vera gel), bạn cũng có thể dùng lá Nha đam (Lô hội), gọt bỏ vỏ xanh, lấy chất gel trong suốt, độ 200 g ăn sống mỗi ngày, trong vài ba tháng. DS. PHAN ĐỨC BÌNH LY. ĐINH BÁ LUYỆN
- Khát nước và nước giải khát Thứ bảy, 13/03/2010, 22:40 GMT+7 Khát nước là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự mất nước do bất lợi của môi trường như nắng nóng hoặc vì lao động nặng nhọc. Đó là lúc ta phải uống bù vào bằng những thứ nước giải khát “có chất lượng” để điều chỉnh sự mất nước và mất muối do đổ mồ hôi… Nhu cầu sinh lý tối thiểu về nước giải khát bình thường ở xứ nóng như ta vào khoảng 2 - 3 lít/ngày/người (1 g nước cho mỗi calori ăn vào). Khi cơ thể hoạt động chân tay nặng nhọc, nhất là trong môi trường nắng nóng, nhu cầu nước có thể lên đến 4 - 7 lít mỗi ngày. Sự mất nước theo mồ hôi luôn luôn kèm theo sự mất muối khoáng (natri và kali) nên nước giải khát cần phải có 0,5 - 1% muối ăn để giữ cân bằng chất điện giải. Ngoài ra cơ thể còn bị mất hoặc thiếu các sinh tố, khoáng chất khác nên nước trái cây tươi các loại là thứ giải khát rất tốt. Những trái cây tươi và củ tươi như dừa, cam, quýt, bưởi, dưa gan, dưa leo, thanh long, cà chua, củ đậu… có thể dùng để “ăn giải khát” rất tốt vì chúng luôn chứa trên 80% nước, luôn kèm theo các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Thực phẩm bình thường cung cấp từ 3 - 5 g muối ăn để đủ đáp ứng nhu cầu muối khoáng cho một người làm việc điều hòa. Với người hoạt động nặng nhọc
- tay chân hoặc lao động trong môi trường nóng bức có khi cần đến 7 - 10 g muối ăn, bằng sự ăn mặn, uống nước chanh muối hoặc uống nước giải khát có 0,5 - 1% (9 phần ngàn) muối ăn, tức một muỗng cà phê vun muối ăn cho một lít nước chín, để ngừa sự mệt mỏi thể xác, sự suy nhược thần kinh, sự giảm huyết áp cùng những tai nạn do chứng cảm nắng, say nóng gây nên. Chanh muối với một lượng muối ăn từ 10 - 15% sẽ cho độ từ 3 - 5 g muối ăn mỗi ly, sẽ là nước giải khát tốt cho vùng nhiệt đới. Dĩ nhiên là phải cho thêm nước đá, một ít đường, nước chín để khỏi bị khát nước thêm vì lượng muối cao trong chanh muối. Ngoài ra, cũng như chanh muối, ta có thể cho một cục xí muội vào ly nước chanh đường cũng tốt. Nên nhớ, nước trà truyền thống, tự nấu và cho vào chai pep đem theo dùng vừa kinh tế, vệ sinh, tiện lợi, vừa nên thuốc nữa… Dùng một nắm đậu ván, đậu đen (rang vàng nhưng chưa cháy) nấu nước uống vừa thơm ngon vừa cung cấp cho cơ thể những vi chất dinh dưỡng rất tốt. Nước sắc mía lau, rễ tranh, ngò (mùi) già, râu bắp, thuốc giòi… (có bán ở các chợ) nấu nước uống cũng giải nhiệt tốt và có ích cho cơ thể. Đây là thức uống cổ truyền nên duy trì và khuyến khích sử dụng. Đối với nước giải khát vô chai, đóng lon, từ Coca, Pepsi, Trà xanh 0 độ, 7 up, Trà Dr Thanh, Tribeco… tuy có tiện lợi, nhưng vì chứa quá nhiều đường, hóa
- chất cho mùi, màu, bảo quản, sơn lon… không có tính giải khát vì quá ngọt, càng uống càng khát và gây mất sức đề kháng cơ thể, không thể bằng các loại nước giải khát nói trên. Nói đến nước giải khát, ta cũng phải bàn đến vấn đề vệ sinh cho nước uống. Đó là đun sôi nước uống, uống nước trà, ly tách sạch sẽ và nên tự làm lấy đem theo chứ không dùng hàng rong, hàng quán để tránh nhiễm trùng độc hại. Trong các loại nước giải khát hàng rong mà ngành y tế đã kiểm tra trong các năm qua, cho thấy hầu hết đều bị nhiễm trùng. Từ nước đá, cà rem, nước sinh tố, chè, thạch… đều bị nhiễm trùng 100% bởi các loại vi trùng đường ruột hoặc trứng sán lãi… DS. DIỆU PHƯƠNG
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các bài thuốc trị viêm loét dạ dày - tá tràng
5 p | 312 | 79
-
Cam thảo – Cây thuốc trị viêm loét dạ dày hiệu quả
5 p | 79 | 9
-
Bài giảng môn Dược lý - Bài: Kháng acid & chống loét tiêu hóa
28 p | 51 | 8
-
Cam thảo trị viêm loét dạ dày hiệu quả
3 p | 100 | 8
-
Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
5 p | 161 | 6
-
Thực trạng các thuốc sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng
6 p | 91 | 6
-
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày - tá tràng
5 p | 83 | 5
-
Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng do Helicobacter pylori (H.p) tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2021
12 p | 7 | 5
-
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do H.pylori tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
5 p | 18 | 4
-
Đánh giá hiệu quả của bài thuốc bạch cập, bối mẫu, diên hồ sách, đại hoàng, cam thảo, mai mực trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng
9 p | 77 | 4
-
Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm loét dạ dày của cốm dạ dày amiprogast trên chuột cống trắng
6 p | 104 | 4
-
Tác dụng của viên nang cứng từ bài thuốc “Dạ dày HĐ” trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylory dương tính
9 p | 5 | 3
-
Thực trạng sử dụng thuốc ngoại trú điều trị viêm, loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
10 p | 8 | 2
-
Đánh giá hiệu quả của bài thuốc Bạch cập, Bối mẫu, Diên hồ sách, Đại hoàng, Cam thảo, Mai mực trong điều trị viêm loét dạy dày – tá tràng
5 p | 5 | 2
-
Kết quả điều trị nhiễm Helicobacter pylori bằng phác đồ 4 thuốc có Bismuth ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện Quân Dân Y tỉnh Bạc Liêu
7 p | 7 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Helicobacter pylori dương tính bằng phác đồ 3 thuốc amoxicilin, levofloxancin, PPI tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
5 p | 3 | 1
-
Đánh giá kết quả điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori dương tính bằng phác đồ 3 thuốc Amoxicilin, Levofloxancin, PPI tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn