intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình: Các kim loại Fe Co As

Chia sẻ: Hoàng Thu Thủy | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:32

103
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài thuyết trình: Các kim loại Fe Co As trình bày về khái niệm và tổng quát chung về nguyên tố; nguồn gốc tự nhiên; vai trò sinh học với cơ thể con người; dạng tồn tại trong cơ thể con người; các bệnh liên quan; ứng dụng trong y dược của Fe Co As. Mời các bạn tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình: Các kim loại Fe Co As

  1. Nhóm thực hiện tổ 4 dược I k9
  2. Nội dung cơ bản Khái niệm và tổng quát chung về nguyên tố Nguồn gốc tự nhiên Vai trò sinh học với cơ thể con người Dạng tồn tại trong cơ thể con người Các bệnh liên quan Ứng dụng trong y dược
  3. I.sắt (Fe) 1)Khái niệm tổng quát  Sắt là nguyên tố kim loại chuyển tiếp,thuộc nhóm VIIIB,chu kì 4,số hiệu nguyên tử là 26  Bán kính nguyên tử 0,162(nm)  Bán kính ion Fe2+,Fe3+ là 0,076nm 0,064nm  độ âm điện 1,65  Tính chất vật lí:sắt là kim loại có màu trắng hơi xám,dẻo, dễ rèn,nóng chảy ở 1540 oC  Khối lượng riêng 7,9g/cm3  Dẫn nhiệt dẫn điện tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ
  4. Tính chất hóa học Tính khử: • Phản ứng với O2: • Phản ứng với phi kim( S, X2, …) • Phản ứng với axit • Thụ động hóa với H2SO4 đặc nguội • Phản ứng với muối • Phản ứng với nước ở nhiệt độ cao
  5. 2.Thực phẩm giàu sắt
  6. 3. Sắt trong cơ thể sinh vật  Trong cơ thể sinh vật , sắt là thành phần không thể thiếu, đặc biệt với chị em phụ nữ, bà bầu, người thiếu máu, hay mệt mỏi.  Hemoglobin Sắt chiếm 0,34% tức là 1ml hồng cầu chứa khoảng 1mg sắt. Tổng lượng sắt trong hemoglobin của cơ thể là 2 – 2,5gr (70%)  Sắt trong các protein dự trữ Ferritin: dạng hòa tan có mặt ở nhiều loại mô khác nhau đặc biệt là ở gan, hệ thống võng nội mô và niêm mạc ruột. Hemosiderin: phần biến dưỡng của ferritin chứa 20 -30% sắt.
  7. Myoglobin Sắt trong myoglobin (cơ) dạng tương tự như trong hemoglobin nhưng ở cơ xương và cơ tim có ái lực cao với oxy, có khoảng 130mg sắt ở dạng này Nhóm sắt không ổn định Trong huyết tương, sắt sẽ gắn kết vào protein màng tế bào để từ đó gắn kết với heme hoặc cấu trúc khác hoặc là quay ngược trở lại huyết tương. Lượng sắt này khoảng 80 – 90mg.
  8. 3.Bệnh gây ra do thừa thiếu sắt  Nếu thiếu sắt  Sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên  Biểu hiện của thiếu sắt là da xanh niêm mạc nhợt, móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy.  Trên 40 nghiên cứu của các tác giả trên thế giới ghi nhận nếu thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn sớm của cuộc đời, nhất là trong những tháng đầu tiên, sẽ ảnh hưởng đến chỉ số phát triển tâm thần - vận động về sau. Trẻ thiếu sắt càng nhiều và càng lâu thì trí thông minh càng kém, sự phát triển vận động càng chậm chạp.  Một hậu quả khác của thiếu sắt là nguy cơ hấp thu chì từ đường tiêu hóa sẽ cao, gây ra ngộ độc chì cho cơ thể
  9. Thừa sắt  Nguy cơ ung thư gan. Gan thường lưu trữ chất sắt dư thừa trong cơ thể, khi sắt quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn, có thể dẫn đến ung thư hoặc xơ gan.  Bệnh tim mạch. Dư thừa chất sắt gây trở ngại cho việc bơm máu và làm gián đoạn sự lưu thông máu. Sưng chân và khó thở là những triệu chứng của suy tim.  Thay đổi da. Khi lượng chất sắt dư thừa trong cơ thể di chuyển từ máu vào các mô cơ thể, nó đọng lại trong các tế bào da. Chính vì thế, làn da trở nên hơi xám và bạc màu.  Tiểu đường. Chất sắt dư thừa trong cơ thể thường xảy ra ở những người mắc căn bệnh gọi là hemochromatosis, trong đó cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt từ thực phẩm. 75% những người bị tình trạng này mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là lượng chất sắt dư thừa tích tụ trong tuyến tụy và gây rối tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu tăng.  Viêm khớp. Chất sắt dư thừa tích tụ trong các khớp xương có thể dẫn đến tổn hại các mô, dẫn tới viêm khớp
  10. 4.sắt trong y dược  Các thuốc thường chứa sắt ở dạng muối sulfat, muối gluconat hay muối fumarate để bổ sung sắt cho cơ thể  Thuốc sắt ferrovit  Thuốc sắt saferon  Thuốc sắt fenana  Thuốc sắt obimin  Chú ý  Tránh phối hợp chung sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hoóc-môn tuyến giáp… vì làm giảm sự hấp thu sắt.  Vitamin C làm tăng sự hấp thu sắt nên thường được phối hợp với nhau.
  11. II.Coban(Co) • 1.Tổng quát chung về nguyên tố • Coban là kim loại màu trắng bạc, có từ tính mạnh • Coban là nguyên tố kim loại chuyển tiếp có Z= 27 thuộc chu kì 4 nhóm VIIIB • Cấu hình: [Ar] 4s23d7 • Độ âm điện : 1,88
  12. Tính chất hóa học Tính khử • Tác dụng với O2 thể hiện hóa trị 2 ở nhiệt độ 500 không tác dụng ở nhiệt độ thường • Không tác dụng với halogen do có lớp bảo vệ • Phản ứng với acid loãng chậm chạp • Phản ứng với acid có tính oxihoa mạnh nhanh • Bị thụ động hóa khi tác dụng với HNO3 đặc nguội
  13. Nguồn gốc tự nhiên của coban • Coban không thể tìm thấy như là một kim loại tự do, mà nói chung là ở trong các dạng quặng. • Người ta luôn luôn không khai thác coban riêng rẽ, và có xu hướng được dùng làm sản phẩm phụ trong hoạt động khai thác niken và đồng • Những quặng coban chính là cobaltite, erythrite, glaucodot, và skutterudite. • Nguồn thực phẩm giàu coban là gan ,thịt trứng ,sữa đây cũng là nguồn chủ yếu cung cấp B12 cho cơ thể
  14. 2.Coban trong cơ thể sinh vật • Nhiều sinh vật sống (kể cả người) phải cần đến một lượng nhỏ coban trong cơ thể để tồn tại. • Coban trong cơ thể người có khoảng 4-5mg coban, chủ yếu tích lũy ở gan • Hằng ngày cần bổ sung 15-100mcg qua dinh dưỡng • Cho vào đất một lượng nhỏ coban từ 0,13- 0,30 mg/kg sẽ làm tăng sức khỏe của những động vật ăn cỏ. • Coban là một thành phần trung tâm của vitamin cobalamin, hoặc vitamin B-12
  15. 3.Bệnh gây ra do thừa thiếu coban • Thiếu coban Coban có vai trò lớn trong sự tạo huyết, giúp sắt nhanh chóng than gia cấu tạo Hemoglobin,giúp cơ thể hấp thu vitamin B2,B6,B12 và aminoacid Giúp gan tích lũy vitamin B12,tuyến giáp tích lũy Iod Tăng cường hay bất hoạt một số enzym Thiếu coban gây thiếu máu nặng, chán ăn,gầy yếu, giảm tiết sữa
  16. Coban trong y dược • Đồng vị Co-60 (Co60) là kim loại phóng xạ dùng trong xạ trị. Nó tạo ra hai tia gamma với năng lượng lần lượt là: 1,17 MeV và 1,33 MeV. • Hiện nay, người ta sử dụng phổ biến máy gia tốc hạt tuyến tính thay cho máy móc dùng coban trước đây • tia gamma phát ra từ 60Co hiện đang được sử dụng để diệt vi khuẩn và tăng sức đề kháng trên rau quả. Chú ý • Nuốt 60Co sẽ khiến coban thâm nhập vào mô tế bào và quá trình thải ra rất chậm chạp. • 60Co là yếu tố rủi ro gây tranh cãi về vấn đề hạt nhân vì nguồn nơtron sẽ chuyển hóa 59Co thành đồng vị này
  17. III Asen 1.Tổng quát chung • Asen hay còn gọi là thạch tín, một nguyên tố hóa học có ký hiệu As và số nguyên tử 33 • Asen là một á kim gây ngộ độc khét tiếng và có nhiều dạng thù hình: màu vàng (phân tử phi kim) và một vài dạng màu đen và xám (á kim) chỉ là số ít mà người ta có thể nhìn thấy. • Asen thuộc chu kì 4 nhóm VA • Asen được đề xuất như là vật liệu "làm đậm đà" cho vũ khí hạt nhân (côban là vật liệu khác được biết đến nhiều hơn).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2