YOMEDIA
ADSENSE
Bài thuyết trình Chuyên đề an toàn lao động: Phân tích rủi ro, an toàn lao động khi thi công tầng hầm
149
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
"Bài thuyết trình Chuyên đề an toàn lao động: Phân tích rủi ro, an toàn lao động khi thi công tầng hầm" những vấn đề chung và hệ thống văn bản pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy; kỹ thuật an toàn lao động trong thi công xây dựng nói chung; kỹ thuật an toàn lao động trong thi công tầng hầm; kỹ thuật phòng cháy chữa cháy; vệ sinh lao động trong thi công xây dựng...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình Chuyên đề an toàn lao động: Phân tích rủi ro, an toàn lao động khi thi công tầng hầm
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH Khoa: Xây dựng Bài Thuyết Minh Môn Học :Chuyên Đề An Toàn Lao Động Đề tài : – Phân tích rủi ro – An toàn lao động khi thi công tầng hầm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --------- Các thành viên tham gia thực hiện : 1.Bùi Anh Đạt - 17520800068 2.Đặng Trần Trung Nguyên – 17520800310 3.Nông Ngọc Quý – 17520800383 4.Nguyễn Quốc Trung – 17520800506 LỜI MỞ ĐẦU : Chương trình Quốc gia về Bảo hộ lao động , An toàn lao động , Vệ sinh lao động đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ( 18/10/2006). Để tìm hiểu sâu rộng hơn về chương trình quốc gia này , giúp các bạn có thêm thông tin tham khảo cũng như biết thêm về những kiến thức của bộ môn Thi Công nói chung . Nhóm của chúng mình đã cùng nhau nghiên cứu , chắt lọc và soạn thảo bài thuyết minh “PHÂN TÍCH RỦI RO – AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI THI CÔNG TẦNG HẦM “ này . Bài thuyết minh được thực hiện bởi những sinh viên ham học hỏi , mong muốn nhận được sự quan tâm và đóng góp , phản biện của quý giảng viên hướng dẫn cũng như các bạn đọc để cả nhóm có thể tiếp thu được những ý kiến , thông tin hữu ích hơn về chuyên môn cũng như cải thiện kỹ năng soạn thảo , trình bày , làm việc nhóm của các thành viên. Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy-ThS.Nguyễn Ngọc Hiếu đã tận tình giảng dạy và giải đáp thắc mắc cho nhóm trong quá trình thực hiện bài thuyết trình . Tâm huyết giảng dạy của thầy đã truyền cảm hứng cho nhóm đầu tư nhiều hơn vào chuyên đề . Tất cả các thành viên đã thực hiện một cách rất nghiêm túc phần việc được giao và rất mong nhận được sự đóng góp thêm của thầy ! Page 1
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] Nội dung bài thuyết trình gồm: Phần thứ nhất : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ , VSLĐ , PCCC Phần thứ hai : KỸ THUẬT ATLĐ TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG NÓI CHUNG Phần thứ ba KỸ THUẬT ATLĐ TRONG THI CÔNG TẦNG HẦM Phần thứ tư : KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Phần thứ năm : VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG Page 2
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÀI AT: An toàn ATLĐ: An toàn lao động AT-VSLĐ: An toàn – vệ sinh lao động ATVSV: An toàn vệ sinh viên BHLĐ: Bảo hộ lao động BNN: Bệnh nghề nghiệp BYT: Bộ y tế DN: Doanh nghiệp NLĐ: Người lao động SX: Sản xuất SXKD: Sản xuất kinh doanh TNLĐ: Tai nạn lao động MTLĐ: Môi trường lao động VSLĐ: Vệ sinh lao động PCCC: Phòng cháy chữa cháy Page 3
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] PHẦN THỨ I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ , VSLĐ,PCCC 1.Khái niệm , phạm vi , đối tượng của BHLĐ trong xây dựng a.Khái niệm về BHLĐ trong xây dựng -Là một hệ thống đồng bộ các chủ trương , chính sách , luật pháp , các biện pháp về tổ chức , kinh tế-xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến ĐKLĐ Bảo vệ sức khoẻ , tính mạng NLĐ. Nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm xây dựng. Bảo vệ môi trường lao động và môi trường sinh thái b.Mục đích của BHLĐ trong xây dựng -Đảm bảo cho mọi NLĐ những điều kiện làm việc an toàn , vệ sinh , thuận lợi và tiện nghi nhất nhằm nâng cao năng suất lao động -Tạo ra cuộc sống hạnh phúc , phát triển nguồn lao động bền vững ( đảm bảo an toàn , tránh các TNLĐ ) -Đảm bảo NLĐ tuân thủ các quy trình , nội quy , quy phạm an toàn và VSLĐ c.Ý nghĩa của công tác BHLĐ trong xây dựng -Ý nghĩa về mặt chính trị : Làm tốt BHLĐ sẽ góp phần vào việc củng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất Chăm lo sức khoẻ , tính mạng , đời sống của NLĐ là thể hiện quan điểm của Đảng đối với giai cấp công nhân Việt Nam nhằm xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh về mặt số lượng và thể chất Thể hiện được trình độ nghiên cứu , tính khoa học của bộ phận tổ chức thi công công trình , ban ATLĐ của công trình : Đưa ra các giải pháp KHKT để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn , vệ sinh lao động , phòng cháy chữa cháy ,…. 2.Nội dung công tác BHLĐ trong xây dựng -Nội dung khoa học kỹ thuật gồm : Khoa học về y học lao động , Các ngành khoa học về VSLĐ , Kỹ thuật an toàn , Khoa học về các phương tiện bảo vệ người lao động -Xây dựng , thực hiện các văn bản luật pháp về BHLĐ và tăng cường quản lý nhà nước về BHLĐ. -Giáo dục huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ Page 4
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 3.Kế hoạch BHLĐ -Theo quy định và hướng dẫn xây dựng kế hoạch BHLĐ tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN : Các doanh nghiệp khi lập kế hoạch sản xuất phải đồng thời lập kế hoạch BHLĐ . Các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp nếu tổ chức xét duyệt kế hoạch sản xuất thì phải đồng thời duyệt kế hoạch BHLĐ. -Sau khi kế hoạch BHLĐ được người sử dụng lao động hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện . -Căn cứ vào việc kết quả điều tra , giám sát và đánh giá , nếu xét thấy kế hoạch BHLĐ đã xây dựng còn khiếm khuyết do khách quan , chủ quan thì phải thực hiện hiệu chỉnh để phù hợp với điều kiện SXKD. Hình 1. Tổng quan về những rủi ro có thể xảy ra với từng vị trí công tác cụ thể Page 5
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 4.Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm về BHLĐ ở cơ sở -Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 14/1998 ngày 31/10/1998 của Liên Bộ “ Hướng dẫn tổ chức công tác BHLĐ,AT-VSLĐ ở cơ sở, doanh nghiệp” thì việc tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về BHLĐ đã có hướng dẫn rất cụ thể phải tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ cần có trong DN theo thứ tự nêu trong Thông tư. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ BHLĐ Ở CƠ SỞ -Thông tư liên tịch số 14/1998 ngày 31/10/1998 còn quy định : Tất cả các doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ phận hoặc bố trí cán bộ làm công tác y tế doanh nghiệp bảo đảm thường trực theo ca sản xuất và sơ cứu , cấp cứu có hiệu quả -Số lượng và trình độ cán bộ y tế tuỳ thuộc vào số lao động và tính chất , đặc điểm tổ chức SXKD của doanh nghiệp , nhưng phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau đây : Page 6
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 5.Quyền và trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng : -Có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo ATLĐ sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cung cấp đủ các thiết bị BHLĐ theo quy định -Chỉ được nhận thực hiện những công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo -Làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ thì phải được huấn luyện ATLĐ và có thẻ ATLĐ theo quy định . PHẦN THỨ II : KỸ THUẬT ATLĐ TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG NÓI CHUNG 1.Kỹ thuật ATLĐ trong thi công xây dựng nói chung : a.Những yêu cầu chung đối với công trường xây dựng : Tổng mặt bằng công trường phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định,đảm bảo thuận lợi thi công và ATLĐ . Vật tư, vật liệu được sắp xếp gọn gàng , ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt Trên công trường quy mô lớn cần phải có biển báo theo quy định tại Điều 74/Luật Xây Dựng. Những vị trí nguy hiểm trên công trường như đường hào , hố móng ,.. phải có rào chắn, cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn , ban đêm phải có đèn tín hiệu Cổng chính công trường phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường , treo nội quy làm việc. Page 7
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] b.An toàn về điện Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng rẽ , có cầu dao tổng hoặc cầu dao phân đoạn cắt điện một phần hoặc toàn bộ khu vực thi công Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng NLĐ phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện c.An toàn về cháy nổ : Thành lập ban chỉ huy chống cháy , nổ tại công trường , có quy chết hoạt động và phân công cụ thể Phương án phòng chống cháy nổ phải được thẩm định , phê duyệt theo quy định . Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dễ xảy cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy , báo động 2.Phân tích an toàn trong công việc ( JSA – Job Safety Analysis ) -Phân tích an toàn trong công việc JSA là một quy trình bằng văn bản được phát triển để xem xét các bước thực hiện công việc và các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi thực hiện công việc đó Từ đó đưa ra các giải phòng ngừa nhằm giảm thiểu và loại bỏ các rủi ro có thể xảy ra. Page 8
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] a.Định nghĩa về phân tích ATLĐ trong xây dựng ( CJSA-Construction Job Safety Analysis) -Không giống như các giải pháp và quy trình mà JSA đã đưa ra , tại các công trường xây dựng , môi trường làm việc luôn luôn thay đổi , công nhân và các thiết bị không bao giờ cố định tại một vị trí mà luôn di chuyển khắp công trường trong quá trình làm việc Các rủi ro trên công trường sẽ thay đổi liên tục -Để giải quyết khó khăn này , phương pháp cụ thể để phân tích và đánh giá mối nguy hiểm cho các rủi ro trong quá trình xây dựng đã được thiết lập , đó là CJSA – Phân tích an toàn trong công tác xây dựng Phương pháp này được nghiên cứu trong khuôn khổ nghiên cứu hướng tới cách tiếp cận nhanh nhất trong công tác quản lý ATLĐ trong xây dựng . Đòi hỏi khả năng dự đoán mức độ rủi ro ATLĐ để hỗ trợ việc lập kế hoạch một cách chủ động và hiệu quả Xác định được khả năng mất kiểm soát trong các giai đoạn thực hiện từng công việc khác nhau trong quá trình xây dựng và đánh giá sác xuất xảy ra với từng công tác tương ứng. b.Tầm quan trọng của CJSA đối với công tác ATLĐ : -Tăng kiến thức về quy trình làm việc bằng cách hiểu rõ những rủi ro trong từng công việc -Phát hiện các rủi ro nguy hiểm hiện có và tiềm ẩn nhằm giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra TNLĐ . -Phác thảo các biện pháp kiểm soát thích hợp để ngăn ngừa và loại bỏ các mối nguy hiểm -Tiêu chuẩn hoá các quy trình làm việc dựa trên thực hiện các quy tắc an toàn và đảm bảo các yêu cầu của BHLĐ -Mang lại môi trường làm việc an toàn và thuận lợi , tăng năng suất làm việc một cách tối đa . Page 9
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] c.Quy trình phân tích an toàn trong công tác xây dựng : -Xác định đầy đủ các công việc thực hiện tại mỗi vị trí -Thu thập các thông tin chi tiết từ trong mỗi hoạt động cụ thể của đơn vị -Các thông tin thu thập từ nhiều góc độ khác nhau : từ NLĐ , người giám sát , người chỉ đạo . Qua đó đơn vị nhận diện rõ ràng nhất các mối nguy đang hiện diện có thể dẫn đến mất ATLĐ cho NLĐ, hư hỏng vật tư và làm ô nhiễm MTLĐ Từ đó ta có thể kết luận vai trò cực kỳ quan trọng của một bộ CJSA đối với công trình xây dựng : Mỗi công trình nên có CJSA riêng , cụ thể và phù hợp với các yêu cầu về ATLĐ , đảm bảo dự đoán được toàn bộ các rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn thi công để hệ thống CJSA có thể đạt được hiệu quả tối đa . Ví dụ : Khi thi công tầng hầm của một công trình , về cơ bản có thể kết luận ngay rằng thi công hầm 1 và thi công hầm 2 sẽ có những rủi ro hoàn toàn khác nhau . Vì vậy hệ thống CJSA phải linh động , bao quát tất cả các yếu tố rủi ro có thể xảy ra khi thi công hầm 1 , hầm 2 ,.. Không thể áp dụng thần chú “ tầng điển hình” và “Copy story” như khi thiết kế kết cấu ! Xác định các hoạt động và công tác cụ thể để xác định các công phân tích, từ đó chọn ra người quản lý cho mỗi với mỗi công tác tác phụ công tác đó 1. Tìm ra những mối nguy hiểm: chỉ huy trưởng (cần 2 người cho mỗi công tác) sơ bộ quá trình bắt Với mỗi công tác đầu và kết thúc phụ của công tác 2. Đánh giá rủi ro: giám sát thi công (cần 5 người trở lên cho mỗi công tác): đưa ra thời hạn với từng giai đoạn tương ứng 3. Đánh giá mức độ nghiêm trọng: chuyên gia về an toàn (cần 5 người trở lên cho mỗi tình huống) Xác định toàn bộ chọn vị trí công tác các biến cố có thể chính và đội thi xảy ra công ứng với công Cơ sở dữ liệu CJSA tác Nếu thích hợp,chọn Liên hệ với loại vị trí công tác phụ tình huống tai nạn và đội thi công ứng tương ứng. với công tác Page 10
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] PHẦN THỨ III : KỸ THUẬT ATLĐ TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG TẦNG HẦM Trong thiết kế nhà cao tầng hiện nay ở Việt Nam, hầu hết đều có tầng hầm để giải quyết vấn đề đỗ xe và các hệ thống kỹ thuật của toàn nhà. Phổ biến là các công trình cao từ 10 đến 30 tầng được thiết kế từ một đến hai tầng hầm để áp ứng yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư trong hoàn cảnh công trình bị khống chế chiều cao và khuôn viên đất có hạn. Việc xây dựng tầng hầm trong nhà cao tầng đã tỏ ra có hiệu quả tốt về mặt công năng sử dụng và phù hợp với chủ trương quy hoạch của thành phố. Theo sự phát triển và phổ biến của kỹ thuật thi công phần tầng hầm , ngoài phòng ban kỹ thuật thì sự quan trọng của phòng ban ATLĐ là không thể xem nhẹ ! 1.Các thông tin giả thiết về công trình thi công : -Để tăng tính cụ thể cho bài thuyết trình , nhóm xin thu hẹp phạm vi phân tích nhưng vẫn đảm bảo được khối lượng thông tin , kiến thức một cách đầy đủ và chính xác bằng cách giả định những thông tin cụ thể cho một công trình có tầng hầm như sau : Loại công trình : công trình công cộng Vị trí xây dựng : Quận 3 / TPHCM Điều kiện địa chất ,thuỷ văn : Nền đất khá yếu , mềm và có nước ngầm . Điều kiện thi công vào những tháng mùa khô Số tầng hầm : 2 Chiều sâu mỗi hầm : 3.6 mét BPTC tầng hầm : Top-Down , tường vây sử dụng cừ thép Larsen , cọc khoan nhồi , hệ chống phụ Kingpost , hệ chống vách Shoring . Công tác đào đất : Đất đào lên sẽ được vận chuyển ra khỏi công trình ngay 2.Trình tự thi công tầng hầm của công trình : a. Thi công cọc và hệ chống tạm Kingpost b. Thi công đào đất hầm 1 c. Lắp hệ shoring và sàn đạo của hầm 1 d. Thi công đào đất hầm 2 e. Lắp hệ shoring hầm 2 ( vẫn giữ sàn đạo của hầm 1 để làm vị trí đứng cho máy xúc ) f. Công tác cốt thép , cốp pha , đổ bê tông cho vách hầm 2, lõi thang máy g. Đổ bê tông sàn hầm 2 h. Đổ bê tông sàn hầm 1 i. Tháo Shoring , sàn đạo hầm 1 và thực hiện đổ bê tông vách hầm 1 , lõi tháng máy Page 11
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] 3.Kỹ thuật ATLĐ khi chuẩn bị mặt bằng thi công -Nguyên tắc đầu tiên trước khi thi công đào dù bằng tay hay bằng máy xúc , cần lưu ý các công trình ngầm dưới đất . Khi xây dựng phải luôn nhớ rằng có thể có đường dây điện ngầm , cống thoát nước và oddoi khi có đường ống hơi đốt ngầm sâu dưới đất . Những công trình ngầm này nhiều khi rất giống nhau , khó phân biệt . Vậy nên khi lập kế hoạch ATLĐ cần tính đến trường hợp nguy hiểm nhất ví dụ như : Đụng đường cáp điện có thể gây điện giật tử vong , vỡ đường ống hơi đốt dễ gây cháy nổ , vỡ ống nước hoặc cống ngầm gây úng ngập và khả năng sạt lở hố đào là rất cao . -Các biện pháp xử lý công trình ngầm : Yêu cầu các cơ quan thuộc ngành điện , cơ quạn thuộc địa phương hoặc người chủ công trình xây dựng cho xem đường điện ngầm . Ngay cả khi có sơ đồ vẫn phải lưu ý một số đường dây không được đánh dấu trong sơ đồ hoặc không nằm chính xác vị trí trong sơ đồ vì đường cáp điện thường ít khi đi thẳng . Quan sát các cột đèn tín hiệu giao thông , đèn đường , tủ điện xung quanh ,… vì chúng thường được cấp điện qua cáp ngầm . Sử dụng máy dò cáp ngầm nếu có . Lưu ý rằng cáp nằm gần nhau sẽ không phát tín hiệu riêng rẽ , một số kiểu cáp còn không dò được bằng máy định vị. Khi tìm ra điện ngầm phải báo hiệu cho đốc công và công nhân bằng cách vạch dấu bằng phấn , vôi, sơn,… hoặc dùng các cọc tiêu gỗ nếu nền đất quá mềm Hình ảnh công nhân dò và đánh dấu vị trí cáp bằng sơn đỏ. -Xử lý các công trình ngầm khác cũng tương tự, hãy yêu cầu người có trách nhiệm cung cấp sơ đồ đường cấp nước ngầm , đường ống khí đốt , cáp điện thoại ngầm ,… Page 12
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] -Lưu ý không sử dụng máy xúc cách ống dẫn hơi đốt dưới nửa mét . Nếu ngửi thấy mùi gas , cần đảm bảo không có vật phát lửa như thuốc lá , động cơ đang hoạt động ở gần đó. -Nếu rủi ro gặp các vị trí rò rỉ ngoài sự tính toán hoặc do tính toán thiếu sót thì ngay lập tức tránh xa khu vực rò rỉ , yêu cầu mọi người tản ra và thông báo với người có trách nhiệm . Không để máy móc thiết bị nặng ở trên hoặc ở gần các đường ống dẫn vì có thể vô tình làm vỡ . -Tất cả các đường ống hoặc dây cáp phải được gia cố trước khi bắt đầu tiến hành các công tác tiếp theo 4.Kỹ thuật ATLĐ khi thi công cọc khoan nhồi và hệ chống tạm Kingpost a.Bảo đảm an toàn chung trong công tác khoan -Tất cả các công nhân phải nắm rõ bán kính hoạt động của các thiết bị máy móc. Cần đề phòng và tránh những điểm mù trong công tác. -Các đường dây dẫn điện áp cao (từ 300 – 750V) không được để gần các thiết bị máy móc đang hoạt động (tối thiểu là 1m). Không được chủ quan và phải giả thiết rằng các đường dây điện luôn luôn có điện để đề phòng các trường hợp nguy hiểm xảy ra. -Phải thống nhất và duy trì một cách giao tiếp hiệu quả trong đội ngũ thi công. Khi không thể giao tiếp bằng miệng thì phải dùng kí hiệu tay. Tất các các công nhân phải thành thạo trong việc giao tiếp và điều khiển máy móc bằng kí hiệu tay. -Khi tiến hành công tác khoan, phải quan sát và để ý kĩ đến trạng thái đất. Khi thấy đất bùn hoặc phát hiện ra hang đá có thể gây nguy hiểm cho khu vực thi công thì phải có những biện pháp xử lý thích hợp như tạo rào chắn xung quanh khu vực nguy hiểm, sử dụng dung dịch khoan,… -Tránh lại gần hố đào khi không cần thiết. Các rào chắn, cảnh báo phải đảm bảo phải thấy được rõ ràng trong suốt quá trình thi công. -Trước khi tiến hành đổ bê tông cần kiểm tra xem có công nhân nào vẫn còn ở dưới hố hay không. Trao đổi với các kĩ sư của dự án để quyết định khoảng cách làm việc an toàn giữa các hố. -Khi thay các răng khoan của máy khoan, đảm bảo rằng công nhân có đầy đủ đồ bảo hộ và các thiết bị lắp đặt. Không được vệ sinh lỗ khoan bằng tay. b.Bảo đảm an toàn trên mặt đất trong quá trình khoan -Khu vực xung quanh lỗ khoan phải được quy định là khu vực hạn chế. Chỉ những người có phận sự, công nhân được đào tạo để thực hiện công tác này mới được vào khu vực này, và phải hạn chế ra vào khi không cần thiết. -Không được phép tiếp cận khu vực mép hố đào trong bán kính 2m trong khi hoặc sau khi thi công, trừ khi có liên quan trực tiếp đến công tác và công nhân thi công khoan hố cũng không nên Page 13
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] lại gần mép hố đào khi chưa có các rào chắn và các thiết bị bảo đảm an toàn. Các rào chắn cần cao ít nhất 1m so với cao độ miệng hố. -Hệ thống các thiết bị chống rơi cần được neo vào hệ chống đỡ cố định tạm thời. hệ chống đỡ cố định này phải chịu được lực tối thiểu là 8kN và hệ thống thiết bị chống rơi cần phải chịu được lực tối thiểu là 6kN. -Phải đảm bảo rằng người điều khiển các thiết bị máy móc nhìn thấy được công nhân bên dưới và cần phải để ý và đề phòng các điểm mù. Người điều khiển máy và người giám sát thi công phải cho ngừng công tác ngay khi có người đi vào khu vực hạn chế mà không có các thiết bị đảm bảo an toàn. Không tiến hành công tác cho đến khi người đó được đưa ra khỏi khu vực hạn chế. -Khi tiến hành cẩu lắp cừ hoặc lồng thép phải kiểm tra kĩ hệ thống cẩu lắp, đảm bảo cừ hoặc lồng thép không bị rơi. -Tất cả các công nhân phải được tập huấn để biết cách xử lý khi bị ngã xuống hố. Hình ảnh minh hoạ vị trí trên mặt bằng khi thi công cọc khoan nhồi Page 14
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] c.An toàn khi di chuyển lên , xuống hố khoan -Công nhân chỉ được phép đi xuống kiểm tra ống vách khi đường kính tối thiếu của hố là 1m -Nếu hố khoan được đào mà không có hệ thống ống vách thì phải ngăn thành hố bằng vách thép có đường kính không nhỏ hơn 150mm và ống thép phải đặt sâu hơn đáy hố khoan 1.2m và vươn lên khỏi miệng hố khoan 0.3m (trường hợp kết hợp ống thép để làm rào chắn thì phải vươn lên khỏi miệng hố 1m) -Hố khoan phải được kiểm tra về lượng oxi, thành phần khí dễ gây cháy nổ và khí độc. nếu phát hiện ra khí độc hoặc nồng độ oxi dưới mức cho phép thì không được để công nhân đi xuống hố khoan. -Hố khoan không được có nước, nếu có nước thì sử dụng máy bơm ngầm để hút hết nước. công tác hút nước phải được duy trì liên tục trong quá trình thi công. Nếu không hút hết nước trong hố thì không được cho công nhân xuống hố. -Nếu hố sâu không quá 9m, có thể sử dụng thang để di chuyển xuống hố. Nếu hố quá sâu thì phải sử dụng máy vận thăng để đưa công nhân xuống hố. Kiểm tra thang hoặc máy vận thăng thật kĩ trước khi đưa vào sử dụng. -Trong mọi trường hợp (dùng thang hoặc máy vận thăng), khi công nhân di chuyển xuống hố vượt quá 4.5m độ sâu thì phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ và phải trang bị hệ thống dây đỡ được cố định chặt để tránh trường hợp công nhân rơi xuống hố. -Phải có một người quan sát và giao tiếp với công nhân được đưa xuống hố, kết hợp với người điều khiển máy vận thăng để đảm bảo an toàn. d.An toàn trong công tác cẩu , hạ lồng thép và đổ bê tông cọc khoan nhồi -Kiểm tra lại các móc cẩu của xe cẩu , tránh trường hợp móc bị hư hỏng hoặc trường hợp buộc dây xích , dây cẩu chưa chắc chắn . Kiểm tra các mối nối buộc dây cẩu với lồng thép , kiểm tra các vị trí móc cẩu đã đúng theo yêu cầu thi công hay chưa. -Các lồng thép trước khi được cẩu lên cũng phải được nghiệm thu đầy đủ về chất lượng , cấu tạo. -Khi hạ lồng thép cọc cần ít nhất 2 công nhân trực tiếp điều khiển lồng thép đặt đúng vào vị trí thiết kế , công việc này hết sức nguy hiểm . -Công tác thực hiện mối hàn các lồng thép với nhau nếu chiều sâu cọc khoan nhồi lớn cần phải thực hiện bởi các công nhân lành nghề, có chứng chỉ cấp độ nghề nghiệp . Khi hàn phải đeo găng tay bảo hộ , mũ hoặc mắt kính hàn . Công tác này cần ít nhất 2 người thực hiện tại chỗ và 1 người điều khiển cẩu giữ cho lồng thép cố định Page 15
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] -Công tác đổ bê tông cần có người lao động chỉ hướng cho xe bồn di chuyển vào đúng vị trí hố khoan , lưu ý khi điều chỉnh máng đổ của xe bồn , chỉ bắt đầu tiến hành đổ bê tông sau khi nhận dc sự ra hiệu của người chỉ hướng đứng ở máng đổ . -Xuyên suốt quá trình đổ bê tông , 2 người đứng tại vị trí máng đổ cần phải đeo kính bảo hộ và quần áo bảo hộ chuyên dụng để tránh bê tông bị văng , bắn vào mắt ,… do áp lực đổ bê tông gây ra -Trong lút rút ống đổ , rút ống vách không được quay tay cần của cẩu , công nhân đứng tại vị trí lỗ khoan sau khi ống đổ , ống vách được rút lên hoàn toàn sẽ thực hiện công tác định hướng cho người lái cẩu di chuyển ống đến vị trí quy định . Tuyệt đối không để tay dưới đáy ống hoặc đưa tay vào trong ống khi vừa mới rút ống lên. 5.Kỹ thuật ATLĐ khi thi công hệ chống tạm Kingpost và chống vách Shoring a.Rủi ro khi thi công hệ chống tạm Kingpost -Các cột chống tạm Kingpost thường sử dụng thép hình chữ H , được đặt vào trong lòng của lồng thép cọc khoan nhồi ( CKN) và chiều sâu đặt Kingpost được tính toán theo thiết kế. -Đoạn chiều dài “neo” Kingpost trong CKN sẽ đặt một kết cấu tựa bằng thép để khi hạ Kingpost xuống lồng thép của CKN , khung thép tựa này sẽ tựa lên miệng của ống vách CKN và được hàn tạm vào ống vách để tránh sự xê dịch Kingpost trong quá trình thi công và cũng đóng vai trò như một điểm đánh dấu đủ chiều dài “neo” của Kingpost Page 16
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] -Sau khi định vị đúng vị trí của Kingpost trong lồng thép thì công nhân tiến hành hàn cố định Kingpost lại -Để đảm bảo ATLĐ trong công tác này cần lưu ý các điều sau : Kích thước của Kingpost rất lớn , khi dựng đứng Kingpost từ tư thế nằm bằng phương pháp quay , cần phải đảm bảo mối nối buộc tại đầu Kingpost thật chắc chắn , sử dụng đúng cẩu đủ sức nâng Q và không cho công nhân lại gần khu vực đang dựng Kingpost Khi cẩu Kingpost đến vị trí hố khoan , cần ít nhất 2-3 công nhân dẫn hướng cho Kingpost bằng dây thừng , tuyệt đối không dẫn hướng trực tiếp bằng tay vì quán tính của kết cấu rất lớn. Quá trình hạ Kingpost cần ít nhất 4 công nhân đứng tại 4 mặt của Kingpost , trên miệng hố khoan phải có các ván gỗ hoặc thép hình đặt lên nền đất để làm điểm đứng vững chắc , tránh việc trượt chân hoặc ngã do thành hố khoan lúc này rất mềm do sình , mùn khoan , nước lênh láng ,… -Sau khi hoàn tất quá trình hạ , cố định Kingpost , nghiệm thu đạt yêu cầu rồi mới được thực hiện công tác đổ bê tông CKN Page 17
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] b.Thi công hệ chống vách Shoring -Các Shoring của hầm được thi công sau khi hoàn tất công trình đào đất của hầm tương ứng , phần ATLĐ khi thi công đào hầm sẽ được phân tích ở mục tiếp theo. -Công tác lắp đặt các gối đỡ trên thân cột chống ( liên kết gối đỡ vào cột chống bằng Bulong hoặc hàn ). Công tác này được thực hiện dưới hầm sâu , cần đảm bảo đầy đủ chiếu sáng cho công nhân ( ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo ) . Đảm bảo các đường dây điện cung cấp cho thiết bị hàn phải được cách điện kỹ càng và đã được kiểm tra . Bên trên thành hố không được để các dụng cụ khác tránh rơi xuống hố trúng NLĐ gây ra tai nạn -Công tác lắp đặt dầm và thanh giằng lên các gối đỡ cần lưu ý việc cẩu hạ thanh dầm và giằng từ trên MTĐN xuống cao trình hầm ( đối với hầm 1 ) và cẩu hạ từ sàn đạo xuống cao trình hầm ( đối với hầm 2 ) . Kiểm tra các vị trí nối buộc của dây cẩu vào các cấu kiện . Khi hạ cấu kiện từ MĐTN xuống dưới hầm thì tầm nhìn của người điểu khiển cẩu sẽ bị khuất , cần có sự liên lạc giữa các bộ phận làm việc bên dưới hầm với người điều khiển cẩu thật nhuần nhuyễn . Đòi hỏi những người tham gia công tác này phải có kinh nghiệm là việc và được đào tạo kỹ lưỡng -Công tác lắp đặt các thanh ke chống chéo cũng lưu ý tương tự như trên Page 18
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] -Các sàn đạo của hầm 1 được lắp đặt sau khi hệ thống Shoring đã hoàn thiện , công tác lắp đặt sàn đạo phải được thực hiện theo 1 hướng hoặc theo từng phân đoạn , tránh chồng chéo công tác trên một mặt bằng. Sau khi các tấm sàn được lắp đặt cần phải lắp hệ thống lan can cao khoảng 1,5m quanh chu vi sàn để tránh trường hợp bất cẩn công nhân ngã từ trên sàn xuống dưới hầm. 6.Kỹ thuật ATLĐ khi thi công đào hầm a.Những rủi ro khi thi công đào hầm -Đào xúc là công việc di dời những khối hỗn hợp đất và đá, thường có cả nước lẫn trong đất . Những cơn mưa to thường là nguyên nhân gây sụt lở đất , lụt lội cũng là hiểm hoạ cần tính toán và xem xét đến . Ngoài ra còn xuất hiện sự nứt vỡ do áp suất được giải phóng khi di chuyển đất đá hoặc do nhiệt độ quá nóng vào những tháng mùa khô theo như điều kiện thi công đã được giả định . -Công nhân có thể bị ngã xuống hố đào khi di chuyển trên nền tự nhiên hoặc đang đi trên các Shoring -Đối với công tác đào hầm nói riêng , cụ thể ở đây là công trình có 2 tầng hầm với chiều sâu mỗi tầng là 3.6m . Rủi ro khi thi công đào từng hầm sẽ khác nhau và sẽ cần những phương án CJSA khác nhau ( đã nêu ở mục 2b/Phần thứ II ) -Những lưu ý về an toàn để phòng chống sập hố , ngã xuống hố : Page 19
- GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC HIẾU [CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG] Mép hố , rãnh nên bạt bằng hoặc vát một góc an toàn , thường là 45 độ hoặc gia cố bằng ván , cột chống hay các phương tiện thích hợp để đảm bảo không sạt lở . Có thể tham khảo bảng tra chiều sâu đào đất thẳng đứng không cần gia cố tuỳ theo từng loại đất như sau : Khi đào đất có chiều sâu lớn hơn htd thì phải đào theo độ dốc tự nhiên của đất để tránh sụt lở. Khi đào có mái dốc cũng cần tuân thủ theo độ dốc cho phép đối với từng loại đất , được tra theo bảng sau : Chỉ những công nhân có đầy đủ bằng lái , giấy phép điều khiển máy đào mới được tham gia công việc điều khiển máy đào . Các tem kiểm định trên máy đào phải còn hiệu lực. -Đối với điều kiện thi công của công trình đã được giả định ở phần trước thì mối nguy hiểm đáng quan tâm hơn đó là tính toán vị trí máy đứng trên mặt đất và đào xuống cao độ -3.6m sàn hầm 1. -Khi sử dụng máy xúc di chuyển đào dọc theo chiều dài hố đào , phải tính toán vị trí máy đứng cách mép hố đào 1 đoạn tối thiểu là a và được thể hiện bằng hình vẽ như sau : Page 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn