Bài thuyết trình Tiếp cận đất đai của phụ nữ ở các cộng đồng tộc người hiện nay
lượt xem 5
download
Bài thuyết trình Tiếp cận đất đai của phụ nữ ở các cộng đồng tộc người hiện nay trình bày về hiện trạng tiếp cận đất đai của phụ nữ qua tư liệu định lượng; các sức mạnh loại trừ; phụ nữ và tiếp cận đất đai: những không gian mở; kết luận và khuyến nghị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình Tiếp cận đất đai của phụ nữ ở các cộng đồng tộc người hiện nay
- TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI CỦA PHỤ NỮ Ở CÁC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI HIỆN NAY Nhóm nghiên cứu: Hoàng Cầm Nguyễn Thị Phương Châm Ngô Thị Phương Lan Vũ Thành Long Trần Tuyết Nhung (Trưởng nhóm) Lê Thanh Sang 1
- Vấn đề nghiên cứu • Luật của Việt Nam (từ 1945) khẳng định sự bình đẳng nam nữ trong tiếp cận đất đai nhưng trên thực tế phụ nữ chưa thực sự tiếp cận đất đai bình đẳng với nam giới • Tìm các rào cản • Sử dụng cách tiếp cận liên ngành: nhân học/ dân tộc học, văn hóa học, sử học, xã hội học 2
- Địa bàn và đối tượng nghiên cứu 10 tỉnh: Sơn La, Quảng Ninh, Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Trà Vinh. Đối tượng nghiên cứu: dân tộc Kinh và một số các dân tộc thiểu số mẫu hệ, phụ hệ và song hệ (Người Kinh chiếm khoảng 65.2%, người Khmer chiếm khoảng 9.9%, các tộc người Thái, Chăm, Raglai, Mường, Lạch chiếm khoảng 35%, số còn lại gồm người Hoa, C’il, Hmông, K’ho, Tày chỉ chiếm tỷ lệ trên dưới 12%.) 3
- Thách thức và hạn chế của nghiên cứu Thời gian ngắn Địa bàn rộng Quan tâm tới nhiều đối tượng khác nhau Vấn đề liên quan đến đất đai là vấn đề “nhạy cảm” nên việc tiếp cận nghiên cứu gặp nhiều khó khăn Một số vấn đề như ly dị, đa thê, mâu thuẫn trong phân chia tài sản,…rất khó tiếp cận để lấy thông tin 4
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. HIỆN TRẠNG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI CỦA PHỤ NỮ QUA TƯ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG 2. CÁC SỨC MẠNH LOẠI TRỪ 3. PHỤ NỮ VÀ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI: NHỮNG KHÔNG GIAN MỞ 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5
- HIỆN TRẠNG TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI CỦA PHỤ NỮ QUA TƯ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG Đặc điểm hộ gia đình và đất đai • Diện tích đất ở trung bình: • Diện tích đất ở trung vị của hộ gia đình đô thị chỉ 23 m2 đầu người, trong khi ở nông thôn tương ứng là 93 m2 • Người Khmer ở Trà Vinh có diện tích đất ở cao nhất, đạt mức 250 m2 trong khi diện tích đất ở của người Kinh là 45 m2 ) 6
- • Nguồn gốc đất đai: • Yếu tố văn hoá tộc người ảnh hưởng việc kế thừa đất ( Người Kinh có tỷ lệ nam thừa kế đất ở từ cha mẹ ruột cao hơn gấp đôi so với nữ (43% so với 19.7%). Ở nhóm phụ hệ thiểu số, sự khác biệt này càng lớn (59% ở nam trong khi chỉ có 13.6% ở nữ). Ngược lại, các nhóm mẫu hệ có tỷ lệ nữ thừa kế từ cha mẹ ruột là 69.6% so với chỉ 8.1% ở nam. Đối với nhóm song hệ, hầu như không có sự khác nhau nào trong việc thừa kế giữa nam và nữ) 7
- • Mạng lưới xã hội (gia đình họ hàng, bạn bè): • nam giới nắm giữ các mạng lưới xã hội lớn hơn từ 510% so với nữ giới • Nhóm phụ hệ ít người (Mông) và nhóm mẫu hệ (Chăm, Raglai) có các mạng lưới xã hội truyền thống trên lớn hơn so với nhóm người Kinh và nhóm song hệ cố kết cao 8
- Thái độ về quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ • Vợ chồng đứng tên chung trong tài sản đất đai rất khác biệt trong những nhóm dân cư khác nhau. Tỷ lệ đồng ý ở nhóm mẫu hệ thấp hơn gần gấp đôi so nhóm song hệ. • Nhóm phụ hệ (Kinh, Mông) có tỷ lệ ủng hộ cao đối với việc dành quyền thừa kế cho con trai, trong khi nhóm mẫu hệ (Chăm, Raglai, C’il, Cơho) theo xu hướng ngược lại là ủng hộ đối với việc dành quyền thừa kế cho con gái. Nhóm song hệ (Khmer) ủng hộ việc thừa hưởng ngang nhau đối với cả con trai và con gái 9
- Thực trạng tiếp cận đất đai của phụ nữ • Người Kinh có tỷ lệ hai vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cao nhất trong các nhóm (28%). • Tuy nhiên, nhóm phụ hệ thiểu số lại là nhóm có tỷ lệ chỉ phụ nữ đứng tên trên giấy tờ đất ở thấp nhất, và thấp hơn đáng kể so với các nhóm mẫu hệ và song hệ (11.3% so với 21.4% và 25.0% tương ứng) 10
- Biểu đồ 1: Tỷ lệ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 11
- Hoạt động tuyên truyền pháp luật và chính sách tại địa phương Những địa phương là địa bàn sinh sống của các dân tộc phụ hệ là những nơi người trả lời cho biết có hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai nhiều nhất, hoạt động này cũng thấy phổ biến hơn ở những địa bàn đô thị so với các địa bàn nông thôn. Nhóm dân tộc Kinh có tỷ lệ phụ nữ (người vợ) tham dự các cuộc họp phổ biến kiến thức cao nhất (43%) trong khi nhóm mẫu hệ có ít phụ nữ tham dự vào các hoạt động này nhất (16%). Phụ nữ ở thành thị có tỷ lệ tham gia vào các buổi họp tuyên truyền pháp luật cao 12 hơn phụ nữ ở nông thôn (52% so với 31%).
- CÁC SỨC MẠNH LOẠI TRỪ • thực hành dòng họ (sự hợp thức hóa) • tổ hòa giải (lực, thị trường, hợp thức hóa) • thực hành chúc thư (thị trường, luật lệ) • tiếp cận dịch vụ pháp lý (thị trường, lực); • kiến tạo giới trong các bối cảnh văn hóa địa phương khác nhau (lực, thị trường, hợp thức hóa). 13
- 1. THỰC HÀNH DÒNG HỌ: PHÂN CHIA TÀI SẢN VÀ NỐI DÕI NHÓM PHỤ HỆ: Con gái không được chia tài sản bình đẳng như con trai. + Kỳ vọng con trai sẽ nuôi dưỡng cha mẹ, trông coi, và thờ cúng tổ tiên + Sự phổ biến của việc cư trú bên chồng trong cộng đồng. Người chồng quen thuộc hơn đối với các vấn đề về đất đai chiếm ưu thế, người vợ ít quan tâm hơn đồng nghĩa với việc hạn chế sự tiếp cận. 14
- NHÓM MẪU HỆ: Con gái được cho là người có trách nhiệm đối với thực hành dòng họ và là người được thừa hưởng tài sản từ cha mẹ Người chồng đứng tên đất đai nhà cửa, giải quyết các công việc bên ngoài xã hội liên quan đến đất đai. 15
- NHÓM SONG HỆ (người Khmer) Việc phân chia tài sản và thừa kế diễn ra không có sự phân biệt theo giới và theo trưởng thứ mà diễn ra khi con cái tạo dựng gia đình riêng. Nguồn gốc tài sản thường là bên vợ hay bên chồng thì người đứng tên trên giấy tờ thường là người chồng. 16
- 2. TỔ HÒA GIẢI Nguyên tắc “có lý có tình” song vẫn thường chú trọng vào cái tình, chú trọng vào truyền thống văn hóa, luật tục nhiều hơn “Khi hoà giải thì các khu phố, tổ dân phố thường hoà giải bằng tình cảm, đạo lý chứ không dựa trên cơ sở pháp luật” (TLN cán bộ phường Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) “Không vận dụng luật nhà nước, hòa giải về nguyên tắc bước 1 là theo luật tục của mình cái đã” (Nam, 48 tuổi, C’il, Lâm Đồng) 17
- 3. DI CHÚC - Lập di chúc nhằm phân chia đất đai và tài sản ở Việt Nam vẫn chưa phổ biến, di chúc miệng vẫn chiếm ưu thế Di chúc: hợp thức hóa phong tục 18
- 4. TIẾP CẬN DỊCH VỤ PHÁP LÝ - Ngôn ngữ Vị thế xã hội: Định kiến phụ nữ Quan hệ quyền lực Thủ tục hành chính 19
- 5. KIẾN TẠO GIỚI TRONG CÁC BỐI CẢNH VĂN HÓA + Quan niệm khác nhau ở các xã hội về con gái và con trai trong thực hành dòng họ đã dẫn đến sự khác biệt trong phân chia đất đai giữa con gái và con trai + Nhân tố đô thị có tác động nhất định đến kiến tạo giới theo khuynh hướng chú trọng đến bình đẳng nam nữ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI BÁO CÁO VỀ TIẾN TRÌNH THƯƠNG LƯỢNG
14 p | 271 | 68
-
Bài thuyết trình: Công tác Chuyển Nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản
18 p | 292 | 42
-
Bài thuyết trình: Google Analytics nâng cao
48 p | 137 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tóm tắt văn bản sử dụng các kỹ thuật trong deep learning
66 p | 97 | 17
-
Luận văn: Tập xác định duy nhất các hàm nguyên trên trường đặc số dương
0 p | 69 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tóm tắt văn bản sử dụng các kỹ thuật trong deep learning
24 p | 129 | 10
-
Báo cáo khoa học: "TIẾP CẬN ĐA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGHIÊN CỨU LÍ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ BÊ TÔNG HIỆN NAY"
8 p | 85 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Tối ưu hóa truy vấn tìm đường ngắn nhất trên đồ thị động quy mô lớn
58 p | 36 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn