BÀI TIỂU LUẬN CẤU TRÚC VÀ VAI TRÒ CỦA PROTEIN
lượt xem 46
download
Mở đầu Protein ( Đạm) là một trong những thành phần quan trọng nhất của động vật và thực vật. Tất cả các enzyme, hầu hết các hoóc môn, một phần lớn hệ thống miễn dịch của chúng ta, tất cả các cơ và rất nhiều các mô khác của cơ thể được tạo nên bởi protein.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI TIỂU LUẬN CẤU TRÚC VÀ VAI TRÒ CỦA PROTEIN
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC BÀI TIỂU LUẬN CẤU TRÚC VÀ VAI TRÒ CỦA PROTEIN GV hướng dẫn : Ths. Phạm Thế Chính Nhóm 3: 1- Lưu Đức Anh 2- Hoàng Thị Thu Hằng 3- Nguyễn Thị Hồng Luyên 4- Nông Tiến Mười. Page1 Thái nguyên, tháng 10 năm 2012
- Mở đầu Protein ( Đạm) là một trong những thành phần quan trọng nhất của động vật và thực vật. Tất cả các enzyme, hầu hết các hoóc môn, một phần lớn hệ thống miễn dịch của chúng ta, tất cả các cơ và rất nhiều các mô khác của cơ thể được tạo nên bởi protein. Để tìm hiểu sâu hơn về protein sau đây nhóm 3 xin trình bày bài tiểu luận về “ cấu trúc và vai trò của Protein”. Page1
- Protein là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là axít amin. Chúng kết hợp với nhau thành một mạch dài nhờ các liên kết peptide (gọi là chuỗi polypeptide). Các chuỗi này có thể xoắn cuộn hoặc gấp theo nhiều cách để tạo thành các bậc cấu trúc không gian khác nhau của protein. A- CẤU TRÚC CỦA PROTEIN I- Axit amin - đơn phân tạo nên protein Protein là một hợp chất đại phân tử được tạo thành từ rất nhiều các đơn phân là các axit amin. Axit amin được cấu tạo bởi ba thành phần: một là nhóm amin (-NH2), hai là nhóm cacboxyl (-COOH) và cuối cùng là nguyên tử cacbon trung tâm đính với 1 nguyên tử hyđro và nhóm biến đổi R quyết định tính chất của axit amin. Cấu tạo phân tử của 1 Axit amin Page1
- Người ta đã phát hiện ra được tất cả 20 axit amin trong thành phần của tất cả các loại protein khác nhau trong cơ thể sống. Các axit amin được liệt kê đầy đủ dưới bảng sau: Viết tắt Tính chất Tên axit amin Glycine Gly Alanine Ala Valine Val Leucine Leu Không phân cực, kỵ nước Isoleucine Ile Methionine Met Phenylalanine Phe Tryptophan Trp Proline Pro Phân cực, ưa nước Serine Ser Page1 Threonine Thr
- Cysteine Cys Tyrosine Tyr Asparagine Asn Glutamine Gln Aspartic acid Asp Tích điện (axit) Glutamic acid Glu Lysine Lys Tích điện (bazơ) Arginine Arg Histidine His Cơ thể người và động vật không tự tổng hợp được một số axit amin mà phải lấy từ thức ăn. Ví dụ trong ngô có triptophan, methionin, valin, threonin, pheninalanin, losin; trong đậu có valin, threonin, pheninalanin, losin, izolosin, lizin. Page1 II- Cấu trúc hóa học của protein
- -Là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố cơ bản C, H, O, N thường có thêm S và đôi lúc có P. -Thuộc loại đại phân tử, phân tử lớn nhất dài 0,1 micromet, phân tử lượng có thể đạt tới 1,5 triệu đ.v.C. -Thuộc loại đa phân tử, đơn phân là các axit amin. -Có hơn 20 loại axit amin khác nhau tạo nên các prôtêin, mỗi axit amin có 3 thành phần: gốc cacbon (R), nhóm amin (-NH2) và nhóm carboxyl (- COOH), chúng khác nhau bởi gốc R. Mỗi axit amin có kích thước trung bình 3Å . -Trên phân tử các axit amin liên kết với nhau bằng các liên kết peptit tạo nên chuỗi pôlipeptit. Liên kết peptit được tạo thành do nhóm carboxyl của axit amin này liên kết với nhóm amin của axit amin tiếp theo và giải phóng 1 phân tử nước. Mỗi phân tử prôtêin có thể gồm 1 hay nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại. -Từ 20 loại axit amin kết hợp với nhau theo những cách khác nhau tạo nên vô số loại prôtêin khác nhau (trong các cơ thể động vật, thực vật ước tính có khoảng 1014 – 1015 loại prôtêin). Mỗi loại prôtêin đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử. Điều đó giải thích tại sao trong thiên nhiên các prôtêin vừa rất đa dạng, lại vừa mang tính chất đặc thù. III- Cấu trúc không gian của Protein Do cách liên kết giữa các acid amine để tạo thành chuỗi polipeptide, trong mạch dài polipeptide luôn lặp lại các đoạn –CO-NH-CH- Mạch bên của các acid amine không tham gia tạo thành bộ khung của Page1 mạch, mà ở bên ngoài mạch polipeptide.
- Kết quả nghiên cứu của Paulin và Cori (Linus Pauling, Robert Corey 1930) và những người khác cho thấy nhóm peptide (–CO-NH-CH- ) là phẳng và “cứng”. H của nhóm –NH- luôn ở vị trí trans so với O của nhóm carboxyl. Nhưng nhóm peptide có cấu trúc hình phẳng, nghĩa là tất cả các nguyên tử tham gia trong liên kết peptide nằm trên cùng một mặt phẳng. Paulin và Cori đã xác định được khoảng cách giữa N và C của liên kết đơn (1,46 AO) và khoảng cách giữa C và N trong không gian. Trong liên kết đôi – C=N-, khoảng cách này là 1,27 AO. Như vậy, liên kết peptide có một phần của liên kết đôi, có thể hình thành dạnh enol Protein có 4 bậc cấu trúc: 1, Cấu trúc bậc một Tính chất của Protein (còn gọi là Protit hay Đạm) được quy ết định bởi chuỗi axit amin của nó, và chuỗi này đựợc biết đến nh ư cấu trúc bậc một của protein. Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi polypeptide. Đầu mạch polypeptide là nhóm amin của axit amin thứ nhất và cuối mạch là nhóm carboxyl của axit amin cuối cùng. Cấu trúc bậc một của protein thực chất là trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi polypeptide. Cấu trúc bậc một của protein có vai trò tối quan trọng vì trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptide sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptide, từ đó tạo nên hình dạng lập th ể c ủa protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein. Sự sai l ệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của protein. Page1
- Từ các acid amin, nhờ liên kết peptid nối chúng lại với nhau tạo nên chuỗi polypeptid: Chuỗi polypeptid là cơ sở cấu trúc bậc I của protein. Tuy nhiên, không phải mọi chuỗi polypeptid đều là protein bậc I. Nhiều chuỗi polypeptid chỉ tồn tại ở dạng tự do trong tế bào mà không tạo nên phân tử protein. Những chuỗi polypeptid có trật tự acid amin xác định thì mới hình thành phân tử protein. Người ta xem cấu tạo bậc I của protein là trật tự các acid amin có trong chuỗi polypeptid. Thứ tự các acid amin trong chuỗi có vai trò quan trọng vì là cơ sở cho việc hình thành cấu trúc không gian của protein và từ đó qui định đặc tính của protein. Phân tử protein ở bậc I chưa có hoạt tính sinh học vì chưa hình thành nên các trung tâm hoạt động. Phân tử protein ở cấu trúc bậc I chỉ mang tính đặc thù về thành phần acid amin, trật tự các acid amin trong chuỗi. Page1
- Trong tế bào protein thường tồn tại ở các bậc cấu trúc không gian. Sau khi chuỗi polypeptid - protein bậc I được tổng hợp tại ribosome, nó rời khỏi ribosome và hình thành cấu trúc không gian (bậc II, III, IV) rồi mới di chuyển đến nơi sử dụng thực hiện chức năng của nó. 2, Cấu trúc bậc hai Phụ thuộc vào bản chất và trình tự xắp xếp của các axit amin trong chuỗi, những phần khác nhau của phân tử hình thành nên cấu trúc bậc hai , như cấu trúc xoắn alpha(‘cuộn') hay cấu trúc nếp gấp beta (phẳng) như hình vẽ dưới đây. Hình 1 : Ví dụ của cấu trúc nếp gấp beta Cấu trúc phiến gấp β (β sheet) Page1
- Pauling và Corey đưa ra mô hình về cấu trúc đối xứng của protein sợi β-keratin. Trong dạng cấu trúc polypeptide này không có dạng xoắn ốc. thay vì thế, nó có dạng zigzag hơn là xoắn α. Amino acid trong cấu trúc đối xứng β các góc Φ và Ψ có giá trị dương. Giá trị đặc trưng của Φ là -140 độ và Ψ là 130 độ. Ngược lại, amino acid của xoắn thì cả 2 góc này mang giá trị âm. Một vùng của polypeptide mà các amino acid tồn tại dạng đối xứng sẽ là dạng sợi β và các sợi này liên kết với nhau thông qua liên kết H để tạo thành phiến. Trong một phiến beta với 2 hoặc nhiều hơn 2 chuỗi polypeptide chạy dọc nhau và được liên kết theo một phương thức chung bởi liên kết hydrogen giữa các nhóm CO và NH của chuỗi chính. Vì vậy tất cả các liên kết hydrogen trong phiến alpha là tạo bởi các đoạn khác nhau trong chuỗi polypeptide. Sự đối ngược này với dạng xoắn alpha nơi mà tất cả liên kết hydrogen gồm yếu tố giống ở cấu trúc bậc 2. Nhóm R (các chuỗi bên) của các amino acid “láng giềng” trong điểm chuỗi beta ngược hướng. Cấu trúc phiến gấp β tìm thấy trong fiborin của tơ, nó khác với xoắn α ở một số điểm như sau: +Đoạn mạch polipeptide có cấu trúc phiến gấp β thường duỗi dài ra chú không cuộn xoắn chặt như xoắn α. Khoảng cách giữa 2 gốc acid amine kề nhau là 3,5AO. +Liên kết hidro được tạo thành giữa các nhóm –NH- và –CO- trên 2 mạch polipeptide khác nhau, các mạch này có thể chạy cùng hướng hay ngược hướng với nhau. Trong phân tử của nhiều protein hình cầu cuộn chặt, còn gặp kiểu cấu trúc “quay- β”. Ở đó mạch polipeptide bị đảo hướng đột ngột. Đó là do Page1
- tạo thành liên kết hidro giữa nhóm –CO của liên kết peptide thứ n với nhóm –NH của liên kết peptide thứ n+2 -Cấu trúc α (α helix): Pauling và Corey đã biết tầm quan trọng của liên kết Hydrogen định hướng cho nhóm phân cực như CPO và NOH của liên kết peptide. Chúng đều là kết quả thí nghiệm của William Astbury, năm 1930 ông đã chỉ đạo nghiên cứu đầu tiên về tia X. Astbury đã chứng minh rằng protein cấu tạo lên tóc và lông (protein sợi α-keratin) có cấu trúc cân đối 5.15 đến 5.2 A0 (angstrom – 0.1 nm). Cấu trúc này tự quay quanh nó mỗi vòng có chiều cao là 5.4 A0có chiều cao là 5.4 A . Nên chúng ta nói rằng chuỗi xoắn α 0 tương ứng khoảng 3.6 amino acid mỗi vòng, ví dụ mỗi chuỗi xoắn có 36 amino acid thì gồm 10 vòng. Sự phân chia amino acid dọc theo trục xoắn là 5.4/3.6 hay độ cao (độ dày) là 1.5 A0Superscript text cho mỗi amino acid. Hình 2 : Ví dụ cấu trúc xoắn alpha. A: mô hình giản lược, B: mô hình phân tử, C: nhìn từ đỉnh, D: mô hình không gian. Page1
- Cấu trúc này được bền vững hóa nhờ liên kết hydrogen gắn với nguyên tử nitrogen tích điện âm của liên kết peptide và nguyên tử carbonyl oxygen tích điện âm của amino acid thứ 4 trên vùng tận cùng của amino acid của liên kết peptide. Bên trong chuỗi helix, mỗi liên kết peptide (trừ liên kết kề với 2 đầu của chuỗi) tham gia vào liên kết peptide đó. Mỗi vòng liên tiếp của chuỗi helix chứa 3 đến 4 liên kết hydrogen. Tất cả liên kết hydrogen đó tạo nên tính ổn định cho cấu trúc chuỗi xoắn helix. Một chuỗi helix cũng chứa amino acid dạng L hoặc D. Tuy nhiên tất cả các phần còn lại phải là đồng phân lập thể; một amino acid D sẽ gây trở ngại cho cấu trúc thường lệ chứa các amino acid L và ngược lại. Trong tự nhiên, amino acid L có thể tạo dạng xoẵn trái và phải, nhưng dạng xoắn trái không thấy xuất hiện ở protein sợi. - Cấu trúc xoắn α (α helix): Đoạn mạch polipeptide xoắn chặt lại, những nhóm peptide (-CO-NH-), Cα tạo thành phần bên trong (lõi) của xoắn, các mạch bên (nhóm R) của các gốc acid amine quay ra phía ngoài. - Cấu trúc xoắn α được giữ vững chủ yếu nhờ liên kết hidro. Liên kết hidro được tạo thành giữa các nhóm carboxyl của 1 liên kết peptide với nhóm –NH của liên kết peptide thứ tự sau nó (cách nhau 3 gốc acid amine) trên cùng một mạch polipeptide Tất cả các nhóm –CO-, -NH- trong liên kết peptide của mạch polipeptide đều tạo thành liên kết hidro theo cách này. Trong cấu trúc xoắn α, cứ mỗi nhóm –CO-NH- có thể tạo 2 liên kết hidro với 2 nhóm –CO-NH- khác. Các liên kết hidro được tạo thành với số lượng tối đa, bảo đảm độ bền vững của cấu trúc α. Page1
- Theo mô hình của Paulin và Cori, trong cấu trúc xoắn giữa 2 gốc acid amine kế tiếp nhau có khoảng cách dọc thep trục xoắn là 1,5AO và góc quay 100O, 1 vòng xoắn có 3,6 gốc acid amine có chiều cao tương ứng là 5,4 AO. Chiều của vòng xoắn có thể là xoắn phải (theo chiều thuận kim đồng hồ) hoặc xoắn trái (ngược chiều kim đồng hồ). Xoắn α trong phân tử protein thường là xoắn phải. Sự tạo thành và độ bền của cấu trúc xoắn α phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ thành phần và trình tự sắp xếp của các acid amine trong mạch polipeptide, pH môi trường,… Đến nay người ta đã biết được một số quy luật cơ bản để tạo thành xoắn α, Vì vậy, nếu xác định được cấu trúc bậc I của phân tử protein thì có thể dự đoán tỉ lệ xoắn α (% số gốc acid amine tham gia tạo thành xoắn) và vị trí của cấu trúc xoắn α trong phân tử protein. Tỉ lệ % xoắn α trong phân tử protein khác nhau thay đổi khá nhiều. Vi dụ: trong hemoglobin và mioglobin là 75%, lozozim là 35%, kimotripsin hầu như không có xoắn α, chỉ có một phần xoắn rất ngắn ở đầu C. Khi tạo thành cấu trúc xoắn α, khả năng làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực sang bên phải tăng lên, vì thế có thể dựa vào tình chất này để xác định % xoắn trong phân tử protein. Cấu trúc bậc hai: là sự sắp xếp đều đặn các chuỗi polypeptide trong không gian. Chuỗi polypeptide thường không ở dạng thẳng mà xoắn lại tạo nên cấu trúc xoắn α và cấu trúc nếp gấp β, được cố định bởi các liên Page1 kết hyđro giữa những axit amin ở gần nhau. Các protein sợi như keratin,
- collagen... (có trong lông, tóc, móng, sừng)gồm nhiều xoắn α, trong khi các protein cầu có nhiều nếp gấp β hơn. -Cấu trúc kiểu “xoắn colagen” Kiểu cấu trúc này tìm thấy trong phân tử colagen. Thành phần acid amine của colagen rất đặc biệt so với các proteein khác: glyxin 35%, prolin 12% tổng số acid amine trong phân tử. Ngoài ra, colagen còn chứa 2 acid amine ít gặp trong các acid amine khác là hydroxiproline và hydroxilizin. Đơn vị cấu trúc của colagen là tropocolagen bao gồm 3 mạch polipeptide bện vào nhau thành một “dây cáp” siêu xoắn (vì mỗi mạch đều có cấu trúc xoắn). 3 mạch polipeptide trong “dây cáp” nối với nhau bằng các liên kết hidro. Page1
- Liên kết hidro được tạo thành giữa các nhóm –NH- của gốc glyxin trên mạch polipeptide với nhóm -CO- trong liên kết peptide ở trên mạch polipeptide khác. Ngoài ra các nhóm hydroxyl của hydroxipoline cũng tham gia tạo thành liên kết hydro làm tăng độ bền của cấu trúc siêu xoắn. Ngoài các kiểu cấu trúc bậc II trên, trong phân tử của nhiều protein hình cầu còn có các đoạn mạch không cấu trúc xoắn, phần vô định hoặc cuộn lộn xộn. 3, Cấu trúc bậc ba Sự gấp cuộn hơn nữa và tổ chức lại bên trong phẩn tử hình thành nên cấu trúc bậc cao hơn hay là cấu trúc bậc ba . Các xoắn α và phiến gấp nếp β có thể cuộn lại với nhau thành từng búi có hình dạng lập thể đặc trưng cho từng loại protein. Cấu trúc không gian này có vai trò quyết định đối với hoạt tính và chức năng của protein. Cấu trúc này lại đặc biệt phụ thuộc vào tính chất của nhóm -R trong các mạch polypeptide. Chẳng hạn nhóm -R của cysteine có khả năng tạo cầu đisulfur (-S-S-), nhóm -R của proline cản trở việc hình thành xoắn, từ đó vị trí của chúng sẽ xác định điểm gấp, hay những nhóm -R ưa nước thì nằm phía ngoài phân tử, còn các nhóm kị nước thì chui vào bên trong phân tử... Các liên kết yếu hơn như liên kết hydro hay điện hóa trị có ở giữa các nhóm -R có điện tích trái dấu. Page1
- Ví dụ về cấu trúc bậc 3 như: Phân tử insulin là một polypeptid bao gồm 51 acid amin chuỗi A có 21 gốc acid amin và chuỗi B có 30 gốc acid amin. Hai chuỗi nối với nhau bởi 2 cầu disulfid: cầu thứ nhất giữa gốc cystein ở vị trí 20 của chuỗi A và vị trí 19 của chuỗi B; cầu thứ hai giữa gốc cystein ở vị trí thứ 7 của cả 2 chuỗi. Trong chuỗi A còn có một cầu disulfit giữa 2 gốc cystein ở vị trí thứ 6 và 11 . Insulin là hoocmôn tuyến tuỵ tham gia điều hoà hàm lượng đường trong máu. Khi thiếu insulin, hàm lượng đường trong máu tăng cao, dẫn tới hiện tượng bệnh đái đường Insulin có tác dụng hạ đường huyết bằng cách xúc tiến quá trình tổng hợp glycogen dự trữ từ glucose. -Lực hấp dẫn VanderWaals: là lực hút giữa hai chất hoặc hai nhóm hoá học nằm cạnh nhau ở khoảng cách 1 - 2 lần đường kính phân tử. Page1
- Lực liên kết của các nhóm kỵ nước, những nhóm không phân cực (- CH2; -CH3) trong vang, leucin, isoleucin, phenylalanin... Nước trong tế bào đẩy các gốc này lại với nhau, giữa chúng xảy ra các lực hút tương hỗ và tạo thành các đuôi kỵ nước trong phân tử protein. Do có cấu trúc bậc ba mà các protein có được hình thù đặc trưng và phù hợp với chức năng của chúng. Ở các protein chức năng như enzym và các kháng thể, protein của hệ thống đông máu... thông qua cấu trúc bậc ba mà hình thành được các trung tâm hoạt động là nơi thực hiện các chức năng của protein. Domain cấu trúc (Structural domain) được nghiên cứu từ 1976, đến nay người ta cho rằng sự hình thành domain rất phổ biến ở các chuỗi peptid tương đối dài. Domain cấu trúc có thể được định nghĩa là những bộ phận, những khu vực trong một phân tử protein được cuộn gấp trong không gian giống như một phân tử protein nhỏ hoàn chỉnh và thường là những nơi thực hiện chức năng liên kết, chức năng lắp ráp của phân tử protein trong hoạt động chức năng của nó. Trong nhiều protein domain gắn liền với chức năng kết hợp đặc hiệu và ở nhiều enzym được cấu tạo từ các domain thì trung tâm hoạt động lại được bố trí ở biên giới của hai hay nhiều domain Sự thành thành các domain trong phân tử protein tạo ra khả năng tương tác linh hoạt giữa các đại phân tử, khả năng cơ động, dịch chuyển tương ứng giữa những bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng sinh học. - ở những protein nguồn gốc khác nhau, nhưng có chức năng tương tự thì các domain có cấu trúc tương đối giống nhau. Cấu trúc bậc hai và bậc ba tạo dạng ổn định nhất cho phân tử protein , các cấu trúc này được hình thành nhờ các loại tương tác không cộng hóa trị (liên kết ion, liên kết hydro và các tương tác kỵ nước) gi ữa Page1 các chuỗi amino axit khác nhau trong phân tử và với (nước) các phân tử
- xung quanh nó. Các vùng khác nhau của protein, thường có các ch ức năng riêng biệt, có thể hình thành những miền cấu trúc khác nhau. Những miền liên quan về cấu trúc được tìm thấy ở các protein khác nhau th ường có những chức năng tương đương. 4, Cấu trúc bậc bốn. Mặt ngoài của protein cũng có thể tương tác với các phân tử khác, và cả các protein khác. Tương tác protein-protein, ví dụ giữa các dưới đơn vị (sub-units) của enzyme, hay các protein cấu trúc chuỗi, hình thành nên mức độ tổ chức cao nhất, gọi là cấu trúc bậc bốn. Khi protein có nhiều chuỗi polypeptide phối hợp với nhau thì t ạo nên cấu trúc bậc bốn của protein. Các chuỗi polypeptide liên k ết v ới nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hyđro. Page1
- Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ pH… có thể phá huỷ cấu trúc không gian ba chiều của protein làm cho chúng mất chức năng (biến tính). Protein vừa rất đa dạng vừa rất đặc thù, do cấu trúc theo nguyên tắc đa phân nên chỉ với hai mươi loại axit amin khác nhau, đã t ạo ra nhiều loại protein khác nhau về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin cũng như về cấu trúc không gian. Ví dụ về cấu trúc bậc bốn: - Hemoglobin (Huyết sắc tố) gồm 4 tiểu phần protein: hai tiểu phần α và hai tiểu phần β. Nếu 4 tiểu phần tách rời nhau thì mỗi tiểu phần không thể vận chuyển được một phân tử O2 Khi kết hợp lại thành trạng thái tetramer tạo thành một khối không gian đặc thù gần như hình tứ diện thì mới có khả năng kết hợp và vận chuyển khí oxy. Một phân tử hemoglobin (Hít) vận chuyển được 4 phân tử oxy. - Enzym glycogen phosphorylase (ở cơ, gan) xúc tác quá trình phân giải glycogen thành glucose. + Ở trạng thái không hoạt động enzym này ở dạng "b" (dạng hai dimer tách rời nhau). + Ở trạng thái hoạt động (khi có tín hiệu cần đường) hai dimer tổ hợp lại thành tetramer (dạng "a"). Khi nhu cầu giải phóng glucose giảm, tetramer lại tách thành hai dimer, enzym trở lại dạng không hoạt động. Tuỳ theo protein mà số lượng monomer có thể thay đổi từ 2,4,6,8 là phổ biến, cá biệt có thể lên tới trên 50 monomer. Sự hình thành cấu trúc bậc bốn tạo điều kiện cho quá trình điều tiết sinh học thêm tinh vi, chính xác. Page1
- Tóm tắt -Protein được hình thành từ hàng chục đến hàng trăm các gốc acid amine. -Liên kết peptide –CO-NH- là liên kết chủ yếu. Ngoài ra trong phân tử còn có các liên kết khác như liên kết disunfide (S-S), liên kết hydro, ester. Cấu trúc của protein: -Cấu trúc bậc I: +Thành phần và trình tự sắp xếp của các acid amin trong mạch polypeptide gọi là cấu trúc bậc I của protein. +Liên kết trong cấu trúc bậc I là liên kết peptide giữa các acid amin. -Cấu trúc bậc II: +Các gốc acid amin có khả năng quay tự do quanh nối liên kết của Cα, mạch polypeptide có khả năng hình thành cấu trúc xoán gọi là xoắn α. +Pauling và Corsy(1955) : cho rằng mỗi vòng xoắn chứa 3,6 acide amin. -Cấu trúc bậc III: +xoắn α lại tự xoắn cuộn gập trong không gian tạo thành dạng hình cầu hay slípoit-cấu trúc bậc 3. +Hình thành do các liên kết thứ cấp giữa các gốc trong mạch polypeptide , liên kết S-S, liên kết vaderwalls, liên kết ester,liên kết tĩnh điện,… -Cấu trúc bậc IV: Page1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận toán cao cấp C2
19 p | 2775 | 633
-
Bài Tiểu Luận: “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
53 p | 1734 | 225
-
Tiểu luận “Cây đỏ đen – lý thuyết và mô phỏng”
34 p | 367 | 134
-
Bài tiểu luận: Cacbon monooxit trong không khí và khí thải
37 p | 601 | 79
-
Tiểu luận cấu trúc thực phẩm - Đề tài: Gel protein, cấu trúc và phương pháp tạo cấu trúc gel của các protein trong các thực phẩm giàu protein - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
15 p | 449 | 73
-
Bài tiểu luận: Chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc và những điểm cần lưu ý đối với Việt Nam trong thu hút FDI từ Hàn Quốc
37 p | 596 | 62
-
Bài tiểu luận: Phương pháp tạo cấu trúc gel của các protein trong các thực phẩm giàu protein
15 p | 428 | 51
-
Tiểu luận: Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
49 p | 316 | 42
-
Bài tiểu luận: Đánh giá các yếu tố rủi ro của một dự án
18 p | 206 | 39
-
Bài tiểu luận: Xây dựng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
30 p | 334 | 37
-
Bài giảng Kỹ năng viết tiểu luận - Nguyễn Thành Nhân
9 p | 424 | 33
-
Bài tiểu luận: Cấu trúc tổ hợp hương và xây dựng tổ hợp hương hồng
40 p | 246 | 23
-
Bài tiểu luận: Hoạt động của tâm lí
16 p | 240 | 16
-
Tiểu luận: Cấu trúc thị trường tiền tệ
24 p | 275 | 14
-
Luận án tiến sĩ Kỹ thuật điện, Điện tử và Viễn thông: Đề xuất các thuật toán điều khiển tối ưu cho bài toán tái cấu trúc hệ thống pin mặt trời
165 p | 60 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Xây dựng thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện phân phối
26 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điện: Tái cấu trúc lưới điện phân phối sử dụng các thuật toán tối ưu
32 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn