intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài TLV: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân - Giáo án Tiếng việt 4 - GV.N.Phương Hà

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

286
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với nội dung của bài Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân học sinh có thể xác định được mục đích trao đổi. Xác định được vai trò của mình trong cách trao đổi. Lập được dàn ý (nội dung) bài trao đổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài TLV: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân - Giáo án Tiếng việt 4 - GV.N.Phương Hà

  1. Giáo án Tiếng việt 4 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. Mục tiêu: -Xác định được mục đích trao đổi. -Xác định được vai trò của mình trong cách trao đổi. -Lập được dàn ý (nội dung) bài trao đổi. -Đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt được mục đích đề ra. -Luôn có khả năng trao đổi với người khác để đạt được mục đích. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi sẵn đề bài. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được -3 HS lên bảng kể chuyện. chuyển thể từ kịch. -Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
  2. -Đưa ra tình huống: Ti-vi đang có phim hoạt -Lắng nghe, trao đổi với nhau, trả lời hình rất hay nhưng anh em lại giục em học câu hỏi tình huống. bài, khi đó em phải làm gì? *Em sẽ không xem ti vi mà đi học bài. *Em sẽ nói với anh là em xem nốt phim hoạt hình này rồi em sẽ học bài cho đến khi xong mới đi ngủ. -Khi khéo léo thuyết phục người khác thì em -Lắng nghe. sẽ hiểu và đồng tình với những nguyện vọng chính đáng của chúng ta. Như cậu bé Cương trong bài Thưa chuyện với mẹ đã khéo léo dùng lời lẽ, việc làm của mình như nắm tay mẹ để mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học này lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi. b. Hướng dẫn làm bài: * Tìm hiểu đề: -2 HS đọc thành tiếng. -Gọi HS đọc đề bài trên bảng. -Lắng nghe. -GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai. -3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần. -Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả
  3. lời câu hỏi. lời. +Nội dung cần trao đổi là gì? +Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. +Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai? +Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em. +Mục đích trao đổi là làm cho anh chị +Mục đích trao đổi là để làm gì? hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy. +Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em. +Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào? *Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối. +Em chon nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)? *Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật. *Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật. * Trao đổi trong nhóm: -HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy -Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu 1 HS đóng vai anh khổ to để ghi những ý kiến đã thống (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn nhất. lại sẽ trao đổi hành động , cử chỉ, lắng nghe,
  4. lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn. * Trao đổi trước lớp: -Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi. -Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc sau từng cặp. trao đổi theo các tiêu chí sau: +Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không? +Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa? +Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa? +Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không? -Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp. Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng tiêu chuẩn (GV có thể cho HS diễn mẫu). Em gái -Anh ơi, sắp tới trường em có mở lớp dạy trường quy ền. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé! Anh trai -Trời ơi! Con gái sao lại đi học võ? Em phải đi học nấu ăn ho ặc (kêu lên) học đàn. Học võ là việc của con trai, anh không ủng hộ em đâu! Em gái -Anh lúc nào cũng lo em bị bắt nạt. Em h ọc võ s ẽ tự b ảo v ệ
  5. (tha thiết) được mình, anh sẽ không phải lo nữa. Mới lại anh em mình điều muốn lớn lên sẽ thi vào trường cảnh sát để theo nghề của bố. Muốn học trường cảnh sát thì phải biết võ từ bây giờ đấy anh ạ ! Anh trai -Nhưng anh vẫn thấy con gái mà học võ thì th ế nào ấy, chã còn (gãi đầu vẻ ra con gái nữa. Thế sao không học đàn. Bố mẹ có thể mua đàn lúng túng) cho em cơ mà? Em gái -Thầy dạy nhạc bảo tay em cứng, em không có khiếu học đàn. Mà sao anh lại nghĩ là học võ thì không ra con gái? Anh đã th ấy chị Thuý Hiền biểu diễn đẹp thế nào chưa? Như là múa ấy, thật mê li. Anh trai -Em khéo nói lắm, thôi được, nhưng em học võ thì lấy th ời gian đâu để học bài ở nhà và nấu cơm đỡ mẹ? Em gái -Anh yên tâm đi. Thời khoá biểu ở trường em rất h ợp lí nên em đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến việc học tập và việc giúp mẹ đâu. Anh trai -Thế thì được, nữ võ sĩ. Anh sẽ ủng hộ em, em s ẽ thuyết ph ục bố mẹ đồng ý cho em đi học. Em gái -Có thế chứ. Em rất cám ơn anh. (vui mừng) 3. Củng cố – dặn dò: -Hỏi : +Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì? -Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở và tìm đọc truy ện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
  6. -Nhận xét tiết học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2