CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ <br />
NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC<br />
<br />
<br />
1.1. NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)<br />
<br />
1.1.1 Đặt vấn đề <br />
<br />
Vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nước <br />
phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ <br />
phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các <br />
khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu đãi; trong đó phần viện trợ <br />
không hoàn lại và các yếu tố ưu đãi khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng. Nhiều <br />
quốc gia đã thu hút, vận động và sử dụng vốn ODA khá hiệu quả. Song không ít quốc <br />
gia lại là bài học không thành công về quản lý vốn ODA. Hơn 15 năm qua, Việt Nam <br />
đã có được những thành công đáng kể trong lĩnh vực này, nhưng đồng thời cũng nổi <br />
lên nhiều bất cập đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải quan tâm đúng mức.<br />
<br />
1.1.2. Định nghĩa ODA<br />
<br />
ODA, là chữ viết tắt của cụm từ “Official Development Assistance”, được OECD <br />
coi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa <br />
phương) của một nước viện trợ cho các nước đang phát triển và các tổ chức nhằm <br />
thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của các nước.<br />
<br />
Điều 1 trong nghị định 131/2006/NĐCP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của chính phủ <br />
có nêu rõ: Hỗ trợ phát triển chính thức là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước <br />
hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính <br />
phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên <br />
chính phủ.<br />
<br />
1.1.3. Các hình thức cung cấp ODA bao gồm:<br />
<br />
ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho <br />
nhà tài trợ. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng như <br />
hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật…;<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 1<br />
ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện <br />
ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không <br />
hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có <br />
ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc;<br />
ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu <br />
đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính <br />
chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có <br />
ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.<br />
<br />
1.1.4. Các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm có:<br />
<br />
Hỗ trợ dự án;<br />
Hỗ trợ ngành; <br />
Hỗ trợ chương trình;<br />
Hỗ trợ ngân sách.<br />
<br />
1.1.5. Các nguồn cung cấp ODA<br />
<br />
ODA song phương : là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia <br />
thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ. <br />
<br />
ODA đa phương : là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB,…) <br />
hay tổ chức khu vực (ADB, EU,…) hoặc của một chính phủ của một nước dành cho chính <br />
phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương <br />
như UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hiệp <br />
Quốc), …<br />
<br />
* Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu : <br />
<br />
Ngân hàng thế giới (WB) <br />
<br />
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)<br />
<br />
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)<br />
<br />
1.2 VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br />
<br />
1.2.1 Những mặt tích cực<br />
<br />
Tầm quan trọng của ODA đối với các nước đang và kém phát triển là điều không <br />
thể phủ nhận. Điều này được thể hiện rõ qua những thành công mà các nước tiếp <br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 2<br />
nhận ODA đã đạt được. Cụ thể như sau:<br />
<br />
1.2.1.1 Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế <br />
<br />
Trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm <br />
trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát <br />
triển kinh tế xã hội. <br />
<br />
Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc <br />
tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA.<br />
<br />
ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao <br />
hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng quy mô doanh nghiệp.<br />
<br />
Ngoài ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc <br />
thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, từ các nước <br />
phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA, nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ <br />
hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn <br />
về vốn từ các tổ chức này.<br />
<br />
1.2.1.2 ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và <br />
phát triển nguồn nhân lực.<br />
<br />
Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công <br />
nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các nhà <br />
tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng việc <br />
phát triển của một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực. <br />
<br />
ODA được cấp cho các nước nhận tài trợ thông qua các hoạt động như: Hợp tác <br />
kỹ thuật, huấn luyện, đào tạo nhằm đào tạo cán bộ chuyên môn để đóng góp vào sự <br />
phát triển kinh tế, xã hội của các nước có người được huấn luyện, đào tạo, cử <br />
chuyên gia để chuyển giao hiểu biết, công nghệ cho các nước đang phát triển thông <br />
qua định hướng, điều tra và nghiên cứu, góp ý, cung cấp thiết bị và vật liệu độc lập <br />
cũng là một bộ phận của chương trình hợp tác kỹ thuật, hợp tác kỹ thuật theo thể <br />
loại từng dự án.<br />
<br />
Nguồn vốn ODA có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người trong <br />
việc đào tạo hàng vạn cán bộ cho nước tiếp nhận trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên <br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 3<br />
cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông qua <br />
việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ <br />
trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và <br />
kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai,... <br />
<br />
1.2.1.3 ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế<br />
<br />
Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát <br />
triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận <br />
lợi cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. <br />
Bên cạnh đó còn có một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành chính nâng <br />
cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước<br />
<br />
1.2.1.4 ODA giúp các nước đang phát triển xây dựng và hoàn thiện khung thể chế <br />
pháp lý<br />
<br />
ODA có vai trò quan trọng hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng và hoàn <br />
thiện khung thể chế, pháp lý (xây dựng và hoàn thiện các Luật, các văn bản dưới <br />
Luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán <br />
tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh các <br />
nước đang phát triển chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. <br />
<br />
1.2.1.5 ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu <br />
tư phát triển.<br />
<br />
Việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho <br />
các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh <br />
có khả năng mang lại lợi nhuận. <br />
<br />
ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước <br />
đang và chậm phát triển, nó còn có tác dụng làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn <br />
FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thực hiện <br />
thành công chiến lược hướng ngoại. Tất cả các nước theo đuổi chiến lược hướng <br />
ngoại đều có nhịp độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh và biến đổi cơ cấu kinh tế trong <br />
nước mạnh mẽ trong một thời gian ngắn để chuyển từ nước Nông Công nghiệp <br />
thành những nước Công Nông nghiệp hiện đại, có mức thu nhập bình quân đầu <br />
người cao.<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 4<br />
Như vậy, đầu tư của chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây mới các cơ <br />
sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm làm cho môi <br />
trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ <br />
tầng là rất lớn và nếu chỉ dựa vào vốn đầu tư trong nước thì không thể tiến hành <br />
được do đó ODA sẽ là nguồn vốn bổ sung hết sức quan trọng cho ngân sách nhà <br />
nước. Một khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI. <br />
Mặt khác, việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều <br />
kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất <br />
kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.<br />
<br />
1.2.2 Những mặt hạn chế<br />
<br />
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, ODA cũng có không ít những mặt hạn <br />
chế. Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu muốn <br />
nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức độ <br />
đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều. Các yêu cầu này đều gắn với những <br />
lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm <br />
bảo mục tiêu về an ninh quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ <br />
đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế <br />
(những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế chính trị <br />
xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). Ví dụ:<br />
<br />
Nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các <br />
ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. <br />
Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho <br />
những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các <br />
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, <br />
có khả năng sinh lời cao <br />
<br />
Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường <br />
gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm <br />
chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực <br />
đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường <br />
chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên <br />
gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy <br />
trên thị trường lao động thế giới). <br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 5<br />
Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt <br />
nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp <br />
nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.<br />
<br />
Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông <br />
thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện <br />
trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình <br />
thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. <br />
<br />
Ngòai ra, ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố <br />
trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế xã hội của quốc gia đó, <br />
làm cho hố ngăn cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt. <br />
Bên cạnh đó, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và <br />
sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh <br />
nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu <br />
quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy <br />
nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 6<br />
CHƯƠNG II<br />
<br />
THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN VỐN ODA<br />
<br />
2.1 Hành lang pháp lý<br />
<br />
Nhận thức được rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từ bên ngoài, <br />
chính phủ Việt Nam luôn luôn coi trọng và quan tâm đến việc huy động các nguồn <br />
vốn ODA. Trước hết, để duy trì lòng tin đối với các nhà tài trợ nhằm duy trì các nguồn <br />
cung cấp ODA, chính phủ Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho <br />
việc khai thác và sử dụng nguồn vốn ODA thông qua việc ban hành các chính sách và <br />
các văn bản pháp lý điều tiết các hoạt động liên quan đến ODA, cụ thể:<br />
<br />
Từ năm 1993 đến nay, tùy theo yêu cầu của thực tế mà Chính phủ từng bước hoàn <br />
thiện môi trường pháp lý thông qua các Nghị định nhằm điều chỉnh công tác quản lý và <br />
sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả, cụ thể :<br />
<br />
Năm 1993 Chính phủ ban hành nghị định số 58/NĐCP về quản lý và trả nợ nước <br />
ngoài.<br />
Năm 1994 nghị định số 20/NĐCP quản lý nguồn vốn về hỗ trợ phát triển chính <br />
thức.<br />
Năm 1997 – 1999, dựa trên thực tiễn và yêu cầu đổi mới, Chính phủ ban hành nghị <br />
định 87/1997/NĐCP thay thế nghị định 20/NĐCP và nghị định 90/1998/NĐCP <br />
thay thế nghị định 58/NĐCP.<br />
Năm 2001, nghị định 17/2001/NĐCP được ban hành thay thế nghị định 87/NĐCP <br />
nhằm hoàn thiện hơn nửa về quy chế vay và trả nợ nước ngoài.<br />
Nghị định 131/2006/NĐCP ban hành ngày 9/11/2006, về việc “Quản lý và sử dụng <br />
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức” và thay thế Nghị định 17/2001/NĐCP về quản <br />
lý và sử dụng ODA. <br />
<br />
Ngoài ra, các Bộ hoặc liên Bộ tùy theo chức năng của mình, ban hành những thông <br />
tư hướng dẫn cụ thể. Hơn thế nữa, để thu hút nguồn nhân lực cao cấp thực hiện các <br />
chương trình, dự án ODA, mới đây thủ tướng đã ký ban hành “Quy chế Chuyên gia <br />
nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA” trong đó có nhiều chính sách ưu <br />
đãi hấp dẫn nhằm thu hút các chuyên gia tham gia công tác tại Việt Nam.<br />
<br />
Hiện nay, việc quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được quy <br />
định bởi nghị định 131/2006/NĐCP có những điểm đáng chú ý có thể liệt kê như:<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 7<br />
Thứ nhất, tính đồng bộ của Nghị định về quản lý và sử dụng ODA với các văn bản <br />
pháp luật chi phối khác trong các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng công trình, thuế, <br />
đền bù, giải phóng mặt bằng, ký kết và tham gia các điều ước quốc tế khung và cụ <br />
thể về ODA. Sự hài hòa với các quy định của nhà tài trợ cũng được thể hiện rõ <br />
trong Nghị định này, đặc biệt là khâu theo dõi và đánh giá các chương trình và dự án <br />
ODA. <br />
Thứ hai, Nghị định đã thể hiện sự phân cấp trong quản lý và sử dụng vốn ODA <br />
tương tự như đối với đầu tư công. Theo Nghị định, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê <br />
duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ; các chương trình, dự án ODA quan trọng quốc gia; <br />
các chương trình, dự án kèm theo khung chính sách và trong lĩnh vực an ninh, quốc <br />
phòng. Việc quyết định đầu tư và phê duyệt các chương trình và dự án ODA khác <br />
đều phân cấp cho Thủ trưởng các cơ quan chủ quản. Sự phân cấp mạnh mẽ này <br />
một mặt tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò làm chủ, trách nhiệm của các ngành, <br />
các cấp, song mặt khác cũng đặt ra thách thức về năng lực quản lý và tổ chức thực <br />
hiện đối với các bộ, ngành và địa phương. <br />
Thứ ba, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ODA thông qua việc Bộ Kế <br />
hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ công bố rộng rãi thông tin về nguồn ODA, các <br />
chính sách và điều kiện tài trợ để các đơn vị đề xuất có điều kiện để chuẩn bị và <br />
đề xuất các chương trình, dự án ODA. <br />
Thứ tư, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy định <br />
cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế. <br />
<br />
Nghị định 131/2006/NĐCP nhằm đồng bộ với các văn bản pháp quy khác có liên <br />
quan như Nghị định 12/2000/NĐCP về quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định <br />
111/2006/NĐCP của Chính phủ về đấu thầu và xét thầu v.v...<br />
<br />
Nước ta có 4 cấp tham gia vào quá trình quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA, bao <br />
gồm:<br />
<br />
Thủ tướng Chính phủ.<br />
Các bộ tổng hợp, gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại <br />
giao, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ; trong đó, Bộ Kế hoạch <br />
và Đầu tư là cơ quan đầu mối.<br />
Các Bộ, UBND các địa phương.<br />
Các chủ dự án, Ban quản lý dự án. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 8<br />
NHÀ TÀI <br />
TRỢ<br />
CHÍNH <br />
PHỦ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B Ộ K Ế B Ộ TÀI VĂN <br />
NGÂN <br />
HO Ạ CH CHÍNH PHÒNG <br />
HÀNG<br />
& Đ Ầ U T Ư CHÍNH <br />
NNVN<br />
PHỦ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ủ y BAN NHÂN <br />
CÁC B Ộ BAN <br />
T Ỉ NH<br />
NGÀNH<br />
TP TR ỰC THU ỘC<br />
TRUNG ƯƠNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BAN QU Ả N LÝ <br />
D Ự ÁN DỰ ÁN TRIỂN<br />
C Ấ P T Ỉ NH,TP KHAI Ở<br />
ĐỊA PHƯƠNG<br />
BAN QUẢN<br />
LÝ DỰ ÁN<br />
<br />
NHÀ <br />
TÀI TRỢ DỰ ÁN TRIỂN<br />
KHAI<br />
TẠI CẤP BỘ<br />
NHÀ <br />
TÀI TRỢ<br />
<br />
<br />
<br />
Quản lý trực tiếp<br />
<br />
Quản lý trực tiếp <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.2 Tình hình huy động và giải ngân nguồn vốn ODA<br />
<br />
Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam vào tháng <br />
11/1993, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn vốn ODA với tổng giá trị vốn cam kết của các <br />
nhà tài trợ đạt hơn 48,4 tỷ USD; tổng vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt 22,12 <br />
tỷ USD ( tính đến năm 2008 ).<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 9<br />
Gần đây nhất, từ năm 2001 2008, số vốn ODA cam kết đạt 29,77 tỷ USD; số <br />
vốn đã ký kết đạt hơn 22 tỷ USD; giải ngân theo kế hoạch đạt 15,51 tỷ USD; thực <br />
hiện đạt 14,33 tỷ USD. Với nguồn vốn này, số tiền giải ngân hàng năm đều tăng <br />
nhưng tỷ lệ giải ngân/cam kết thì còn khiêm tốn ở mức dưới 50 %. <br />
<br />
Riêng năm 2009, trong tổng số vốn ODA cam kết là 5,914 tỷ USD, kế hoạch giải <br />
ngân vốn ODA năm 2009 là 1,9 tỷ USD. Nhưng 10 tháng đầu năm, chúng ta giải ngân <br />
ước đạt 1,86 tỷ USD. Theo tính toán của Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ KHĐT), mức giải <br />
ngân vốn ODA cả năm 2009 sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD, cao nhất kể từ khi Việt Nam <br />
tiếp nhận viện trợ ODA.<br />
<br />
CƠ CẤU VỐN ODA KÝ K ẾT THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC<br />
<br />
(Từ đầu năm đến ngày 31/10/2009)<br />
<br />
ODA KÝ <br />
CƠ CẤU <br />
NGÀNH, LĨNH VỰC KẾT (TRIỆU <br />
(%)<br />
USD)<br />
Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp với <br />
748,86 19,44<br />
nông nghiệp và nông thôn xóa đói giảm nghèo<br />
<br />
Giao thông vận tải 744,14 19,31<br />
<br />
Cấp thoát nước và phát triển đô thị 618,53 16,05<br />
<br />
Năng lượng 555,30 14,41<br />
<br />
Y tế giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ 1186,35 30,79<br />
TỔNG 3853,18 100<br />
<br />
Ngu ồn: B ộ k ế ho ạch và đầu tư.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 10<br />
Bảng thống kê tình hình cam kết và giải ngân ODA<br />
<br />
( từ 2000 > 2009, 2009 dự kiến )<br />
<br />
Năm Cam kết Giải ngân Tỉ lệ Giải ngân<br />
<br />
( Triệu USD ) ( Triệu USD ) ( % )<br />
2000 2,400 1,650 68.75%<br />
2001 2,399 1,500 62.53%<br />
2002 2,462 1,530 62.14%<br />
2003 2,838 1,420 50.04%<br />
2004 3,440 1,650 47.97%<br />
2005 3,748 1,780 47.49%<br />
2006 4,445 1,790 40.27%<br />
2007 5,250 2,000 38.10%<br />
2008 5,500 2,136 38.84%<br />
2009 5,914 3,000 50.73%<br />
Tổng 38,396 18,456 48.07%<br />
<br />
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.<br />
<br />
<br />
<br />
Số liệu trên đây cho thấy mức độ giải ngân nguồn vốn ODA trong các năm gần <br />
đây đã được cải thiện đáng kể, nhưng tính ra thì vẫn còn chậm. Cũng đã có những nỗ <br />
lực trong việc sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi và dài hạn này, thể hiện ở tỷ lệ giải <br />
ngân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn 1 số rào cản cần phải khắc phục <br />
để tăng số vốn giải ngân trong những năm tiếp theo.<br />
<br />
Việc giải ngân tốt không chỉ góp phần thực hiện phát triển kinh tế mà còn có ý <br />
nghĩa là một thông điệp quan trọng đối với các nhà tài trợ về năng lực quản lý và thực <br />
hiện vốn ODA của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để vận động và thu hút nguồn <br />
vốn này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 11<br />
Mới đây, vào ngày 04/12/2009 tại Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài <br />
trợ cho Việt Nam (CG), tổng số vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam trong năm 2010 <br />
đến từ 9 quốc gia tài trợ trực tiếp, 15 quốc gia thuộc Cộng đồng chung Châu Âu (EU), <br />
và 5 tổ chức phát triển đạt con số kỷ lục, trên 8,06 tỷ USD.<br />
<br />
2.3 Thành tựu từ nguồn tài trợ vốn ODA<br />
<br />
Trong vòng 17 năm trở lại đây, nguồn vốn ODA đã đóng một vai trò hết sức <br />
quan trọng trọng chiến lược phát triển kinh tế; thúc đẩy phát triển nông nghiệp <br />
nông thôn xóa đói giảm nghèo; và đóng góp trong một số lĩnh vực xã hội của Việt <br />
Nam.<br />
<br />
2.3.1 Đóng góp cho phát triển kinh tế:<br />
<br />
ODA góp phần rất lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở <br />
nước ta. Ở Việt Nam, mô hình kinh tế công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã tạo <br />
cho nước ta cơ hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình này ban đầu gặp <br />
không ít khó khăn do sự yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh tế, trong khi Việt Nam còn <br />
là một đất nước nghèo, nhu cầu về xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ cho công <br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa đối lập với khả năng đáp ứng nội tại của nền kinh tế. <br />
Nguồn vốn ODA tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Giao thông vận tải, bưu chính <br />
viễn thông, năng lượng và công nghiệp – những lĩnh vực đòi hỏi vốn và kỹ thuật <br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 12<br />
hết sức tiên tiến, nhưng ngân sách Việt Nam còn hạn chế; khu vực tư nhân trong và <br />
ngoài nước trong thời gian đầu phát triển hầu như không mặn mà bởi vốn cao mà thời <br />
gian thu hồi vốn thì chậm, chưa kể đây là những lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng <br />
đến an ninh quốc phòng nên gặp phải rào cản rất lớn từ phía Nhà Nước. Những dự <br />
án lớn, những công trình trong lĩnh vực giao thông và điện đã hoàn thành và đưa vào <br />
sử dụng góp phần tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng tái sản xuất, tạo môi <br />
trường thuận lợi thu hút nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp từ nước <br />
ngoài vào Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đó cũng là động <br />
lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam trong những năm gần đây.<br />
<br />
Nhờ sự hỗ trợ này, thời gian qua, hệ thống đường bộ ở miền Bắc đã được cải <br />
thiện đáng kể như quốc lộ 1, 5, 10, 18; nhiều cảng biển lớn đã và đang được hoàn <br />
thiện như Hải Phòng, Cái Lân, Tiên Sa (Đà Nẵng); nhiều công trình có ý nghĩa quan <br />
trọng được xây dựng như đại lộ ĐôngTây (TP. Hồ Chí Minh), cầu Bãi Cháy (Quảng <br />
Ninh), Cầu Thuận Kiều (Hải Phòng), cầu Thanh Trì (Hà Nội), đường hầm xuyên đèo <br />
Hải Vân; các bệnh viện lớn được khôi phục và nâng cấp như Bệnh viện Chợ Rẫy <br />
(TP. Hồ Chí Minh), Bệnh viện Bạch Mai; các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện quy mô <br />
lớn như Phả Lại 2, Phú Mỹ 1, Hàm ThuậnĐa Mi, Đa Nhim, Đại Ninh, thuỷ điện Đại <br />
Thi ở Tuyên Quang(360 triệu ), nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả(272 triệu), nhà máy thuỷ <br />
điện thượng Kon tum(100triệu USD).<br />
<br />
Bên cạnh việc cung ứng về vốn, các dự án ODA còn mang lại công nghệ, kỹ <br />
thuật hiện đại, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các chương <br />
trình hợp tác kỹ thuật do các chính phủ các nước tài trợ thực hiện tiến hành ở Việt <br />
Nam với rất nhiều hình thức đa dạng đã góp phần chuyển giao, cải tiến trình độ công <br />
nghệ cũng như tiếp thu công nghệ ở nước ta. Các dự án hợp tác kỹ thuật đã góp <br />
phần chuyển giao công nghệ cho các kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên y tế… của <br />
nước ta bằng cách cho họ tham gia vào các dự án phát triển thuộc nhiều lĩnh vực cụ <br />
thể như nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá, y tế, nghiên cứu về dân số và kế hoạch <br />
hóa gia đình, dạy nghề và các hoạt động nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực đó… <br />
Ngoài ra, các khảo sát về phát triển được tiến hành nhằm kiểm tra lại khả năng <br />
thành công của các dự án từ khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, tài chính – cũng góp phần <br />
vào việc cải tiến trình độ công nghệ của nước ta. Nhìn chung, các dự án ODA vào <br />
Việt Nam đều có trình độ công nghệ cao.<br />
<br />
Lĩnh vực khoa học công nghệ môi trường trong đó tiêu biểu nhất là khu công <br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 13<br />
nghệ cao Hoà Lạc( 480 triệu USD). Trong Bưu chính viễn thông có dự án cáp quang <br />
biển trục Bắc Nam( 200 triệu USD).<br />
<br />
<br />
<br />
2.3.2 Đóng góp đối với việc thúc đẩy nông nghiệp nông thôn và kết hợp với công tác <br />
xóa đói giảm nghèo<br />
<br />
Thông qua các dự án lớn trong lĩnh vực này, ODA giúp cho nông dân nghèo tiếp <br />
cận với các nguồn vốn để tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển nông – lâm – ngư <br />
nghiệp, phát triển hạ tầng nông thôn như: giao thông, điện, nước sạch... Qua đó, đã <br />
góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống <br />
người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc <br />
tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục. Số liệu điểu tra mức <br />
sống của người dân trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% vào năm <br />
1993 xuống còn 37% vào năm 1998, 18,1% vào năm 2004 và 14,8% năm 2007. Kết quả <br />
này cho thấy Việt Nam đã vượt được mục tiêu phát triển thiên niên kỉ (MDGs) đã cam <br />
kết với thế giới. Việt Nam được coi là một trong những nước thành công nhất trong <br />
việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Và để đạt được điều đó thì không thể <br />
không kể đến những đóng góp to lớn của các nước tài trợ.<br />
<br />
Các dự án tài trợ lớn thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn:<br />
<br />
Dự Án Quy mô<br />
Chương trình di dân và kinh tế mới 300 triệu USD<br />
Phát triển dâu tằm tơ 120 triệu USD<br />
Thuỷ lợi Cửa Đạt ở Thanh Hoá 200 triệu USD<br />
Thuỷ lợi Tả Trạch ở Thừa Thiên Huế 170 triệu USD<br />
<br />
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.<br />
<br />
2.3.3 Đóng góp đối với một số lĩnh vực xã hội<br />
<br />
Nhờ lượng vốn lớn và hợp tác kỹ thuật đa dạng, ODA đã góp phần vào sự phát <br />
triển của ngành giáo dục đào tạo Việt Nam từ cấp trung ương đến địa phương, từ <br />
giáo dục tiểu học đến đào tạo sau đại học. Nguồn vốn này đã giúp chúng ta, trước <br />
hết là khắc phục được những khó khăn về cơ sở hạ tầng giáo dục, đồng thời tạo <br />
điều kiện cho ngành giáo dục Việt Nam theo kịp và hòa nhập vào nền giáo dục của <br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 14<br />
khu vực và thế giới. Ngành giáo dục và đào tạo của chúng ta đã đưa ra được định <br />
hướng đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào một số <br />
lĩnh vực chủ chốt như: khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, nông <br />
lâm nghiệp, điện tử viễn thông, tự động hóa, dược, môi trường…<br />
<br />
Bên cạnh đó, một lượng lớn nguồn vốn ODA được đầu tư vào lĩnh vực y tế, <br />
chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa đã góp phần trang <br />
bị lại cơ sở vật chất cho rất nhiều bệnh viện tuyến từ trung ương đến địa <br />
phương, giải quyết những khó khăn trong việc chăm sóc, chữa trị, đặc biệt là các <br />
bệnh xã hội và nâng cao sức khỏe cộng đồng, dân số kế hoạch hóa gia đình. <br />
<br />
C h í n h phủ Nhật đã thực hiện nhiều dự án viện trợ xây hàng chục trường học, <br />
nâng cấp thiết bị y tế cho các bệnh viện vùng sâu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo <br />
nghề với tổng vốn 213 triệu Yên. Hàng năm thông qua nguồn ODA từ nhiều quỹ tài <br />
chính khác nhau, Nhật Bản đã cung cấp một số lượng học bổng đáng kể đào tạo đại <br />
học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ Việt Nam. Năm 2007, Chính phủ Nhật <br />
cũng đã viện trợ 3 dự án, trong đó có 1 dự án cung cấp máy in chữ nổi cho người <br />
mù,... <br />
<br />
Ngoài ra, việc hỗ trợ Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường cải cách cơ <br />
cấu hành chính, pháp luật khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở <br />
nên hấp dẫn.<br />
<br />
2.4 Hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA<br />
<br />
2.4.1 Công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế <br />
<br />
Quản lý nhà nước là nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong việc thu hút <br />
và sử dụng ODA. Bất cập trong công tác quản lý nhà nước thể hiện ở việc phân cấp, <br />
phân định chức năng , nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống chính <br />
sách và những văn bản pháp luật liên quan đến vốn ODA ...<br />
<br />
Công tác quản lý nhà nước về vốn ODA về cơ bản đã tập trung vào một đầu mối, <br />
ở Trung ương là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở các Bộ là các Vụ Kế hoạch đầu tư hoặc <br />
Vụ Hợp tác quốc tế, ở các tỉnh là các Sở Kế hoạch và Đầu tư. <br />
<br />
Tuy nhiên, việc phân định chức năng của các cơ quan quản lý ODA còn mang tính <br />
dàn trải, có những nơi chưa tập trung vào một đầu mối. Một số địa phương vẫn còn <br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 15<br />
duy trì hai đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Phòng Ngoại vụ thuộc Văn phòng <br />
Uỷ ban nhân dân tỉnh. Hoặc việc ký kết các Hiệp định vay được giao cho hai cơ quan <br />
quản lý là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, nhưng sau đó toàn bộ việc quản lý <br />
Hiệp định lại do Bộ Tài chính quản lý.<br />
<br />
Một tồn tại khá phổ biến khác là trong một bộ (một địa phương) thì chủ đầu tư là <br />
một cơ quan thuộc bộ (địa phương), đồng thời PMU, nhà thầu cũng là của bộ (địa <br />
phương) đó. Vì vậy, khi có vấn đề gì trong thực hiện triển khai xảy ra, thì các đơn vị <br />
này thông đồng, dàn xếp với nhau. <br />
<br />
Sự phối kết hợp giữa các bên liên quan của Việt Nam mà chủ yếu giữa Bộ chủ <br />
quản, PMU, chủ đầu tư với chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng còn <br />
thiếu chặt chẽ, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng. Ví dụ, dự án cải tạo <br />
quốc lộ 1 do vốn ODA của WB và ADB tài trợ liên quan đến hầu hết các tỉnh thành <br />
phố trên trục quốc lộ 1. Do sự phối hợp không tốt giữa các địa phương nên thống nhất <br />
quan điểm đền bù giải phóng mặt bằng rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Địa <br />
phương giải phóng mặt bằng nhanh phải chờ địa phương làm chậm, gây chậm trễ cho <br />
tiến độ dự án.<br />
<br />
2.4.2 Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án ODA còn yếu<br />
<br />
Hiện nay, công tác giám sát và theo dõi dự án được triển khai ở mọi cấp từ Trung <br />
ương, các bộ, địa phương chủ quản cho đến các Ban quản lý dự án. Ngoài ra còn <br />
được thực hiện bởi chính các nhà tài trợ hoặc phối hợp thực hiện giữa các nhà tài trợ <br />
với các cơ quan liên quan của phía Việt Nam. Theo quy định hiện hành, các Ban quản <br />
lý dự án phải lập báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án theo tháng, quý, năm và <br />
báo cáo kết thúc dự án cho các cơ quan cấp trên. Báo cáo này bao gồm các thông tin về <br />
các công việc đã được triển khai thực hiện hoặc hoàn thành, các khoản viện trợ đã <br />
được giải ngân... Các Bộ, địa phương chủ quản có trách nhiệm thực hiện các báo cáo <br />
quý về tiến độ triển khai các dự án ODA thuộc phạm vi quản lý của Bộ và địa <br />
phương mình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có trách <br />
nhiệm lập báo cáo nửa năm và hàng năm về tình hình triển khai thực hiện các dự án <br />
ODA.<br />
<br />
Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án ODA trong thời gian qua có một <br />
số điểm đáng lưu ý như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 16<br />
Thứ nhất, công tác theo dõi và đánh giá dự án bị buông lỏng. Thể hiện chỉ có <br />
khoảng 15% các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt công tác theo dõi và báo cáo <br />
đúng thời hạn quy định. Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản <br />
lý được các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, <br />
dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc. Công tác đánh giá sau khi dự án kết thúc hiện <br />
chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay chỉ có nhà tài trợ thực hiện việc đánh giá dự <br />
án sau khi kết thúc trong khi các cơ quan liên quan của phía Việt Nam không có đầy đủ <br />
kinh phí thực hiện công tác này. Việc nhà tài trợ thực hiện công tác đánh giá hiệu quả <br />
của dự án sau khi hoàn thành trong một số trường hợp không phản ánh đúng thực tế <br />
mà thể hiện quan điểm của nhà tài trợ và điều này ảnh hưởng đến việc rút ra các bài <br />
học kinh nghiệm cho công tác thu hút và sử dụng vốn ODA trong tương lai.<br />
<br />
Thứ hai, các thông tin về tình hình thực hiện dự án thường không được các cấp <br />
thông báo kịp thời, các thông tin thường không đầy đủ. Điều này gây khó khăn cho các <br />
cơ quan tổng hợp, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong việc tổng hợp tình hình <br />
thực hiện dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy, nhiều chủ dự án khi gặp <br />
khó khăn trong quá trình thực hiện thì lại thường yêu cầu các cơ quan cấp trên giải <br />
quyết. Do thiếu các thông tin cập nhật thường xuyên nên việc giải quyết các vướng <br />
mắc thường mang tính chất sự vụ, không có tính hệ thống, đồng bộ và kịp thời. <br />
<br />
Hệ thống thông tin theo dõi trực tuyến từ Trung ương đến cơ sở chưa được xây <br />
dựng hoàn chỉnh. Mặt khác, hệ thống thông tin kinh tế, xã hội, chính trị của nền kinh <br />
tế ngành, địa phương chưa được quản lý thống nhất và có sự chia sẻ thông tin hợp lý <br />
giữa các cơ quan nhà nước, trong nội bộ các nhà tài trợ cũng như giữa nhà tài trợ với <br />
các cơ quan liên quan. Chính vì vậy, những thông tin về vốn ODA có độ xác thực và <br />
cập nhật chưa cao. Trong khi đó, nguồn vốn ODA ở Việt Nam cần một kênh thông tin <br />
đa chiều để bên Việt Nam có thể nâng cao khả năng điều phối tránh tình trạng trùng <br />
lặp, tăng cường khả năng theo dõi và quản lý...<br />
<br />
Theo tinh thần của Nghị định 131/2006/NĐCP, mỗi cơ quan quản lý, thực hiện các <br />
chương trình dự án ODA từ Trung ương đến địa phương sẽ phải thành lập đơn vị <br />
chuyên trách về theo dõi và đánh giá dự án. Tuy nhiên công tác này mới chỉ được triển <br />
khai ở một số cơ quan tổng hợp và quản lý dự án, chưa phát triển thành một hệ thống <br />
thông tin bao quát được toàn bộ hoạt động tiếp nhận và sử dụng vốn ODA ở Việt <br />
Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 17<br />
Tóm lại, tuy hệ thống các quy định về việc giám sát, theo dõi dự án đã được ban <br />
hành đầy đủ, nhưng do thiếu các chế tài nên công tác này còn bị coi nhẹ và chưa thực <br />
sự đáp ứng các nhu cầu đề ra.<br />
<br />
2.4.3 Năng lực Cán Bộ quản lý và tình trạng thất thoát<br />
<br />
Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ trong công tác quản lý và thực hiện ODA còn <br />
yếu và chưa đáp ứng những yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả ODA. Theo bảng <br />
xếp hạng về cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố tháng 9 <br />
năm 2008, trong 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam xếp tới thứ 121. Sự thất <br />
thoát và tham nhũng ở dự án PMU18, những dự án lớn trong lĩnh vực dầu khí, vụ hối <br />
lội PCI vừa qua là những ví dụ về hạn chế trong quản lý và theo dõi ODA. Thách thức <br />
về đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong quản lý ODA từ phía Việt Nam đang <br />
là một vấn đề hết sức cấp thiết.<br />
<br />
Vụ hối lộ quan chức Việt Nam của công ty PCI (Pacific Consultants International, <br />
viết tắt là PCI, Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương, Nhật Bản) là vụ việc nổi <br />
đình đám trong năm 2008 tại Việt Nam, liên quan đến việc đưa hối lộ của một số <br />
quan chức công ty PCI Nhật Bản với Ban Quản lý dự án PMU tại thành phố Hồ Chí <br />
Minh, cụ thể là với ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính <br />
Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU ĐôngTây. Năm 2007 là vụ <br />
PMU 18 với con bạc triệu đô Bùi Tiến Dũng.<br />
<br />
2.4.4. Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm<br />
<br />
Phần lớn các chương trình dự án tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chất <br />
lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm đúng những tiêu chuẩn <br />
định mức của bản thiết kế đặt ra. Ban vận hành phải bỏ chi phí đáng kể ra để bảo <br />
dưỡng tu sửa. Nguyên nhân là trong quá trình thực hiện xảy ra thất thoát, lãng phí. <br />
Thất thoát trong xây dựng cơ bản hiện nay của Việt Nam chiếm khoảng 20%30% <br />
tổng vốn đầu tư trong từng dự án. Chẳng hạn trường hợp PMU đã không tiến hành <br />
xác minh các khả năng khác của nhà thầu như: khả năng tài chính, kỹ thuật, tiến độ thi <br />
công nên dẫn đến trường hợp nhiều nhà thầu đã ăn bớt, thay đổi nguyên liệu so với <br />
tiêu chuẩn kỹ thuật của bản thiết kế đề ra như công trình quốc lộ 18, nhà thầu thay <br />
cát vàng bằng cát đen... <br />
<br />
Mặt khác, chất lượng, nội dung thiết kế kỹ thuật tổng thể và chi tiết không phù <br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 18<br />
hợp với thực tế, không lường hết được biến cố kỹ thuật cũng như sự thay đổi bất <br />
thường của môi trường nên phải chỉnh sửa thiết kế hoặc thiết kế lại toàn bộ nội <br />
dung. Ví dụ, dự án đường xuyên á phải thiết kế lại gần như toàn bộ, và chậm so với <br />
thời gian tiến độ ban đầu là một năm; tiểu dự án đường Tuy Phong Nha Trang với <br />
hợp đồng R100R200 thì khối lượng công việc tăng lên 30% (Thay đổi đường từ <br />
12,5m lên 18,6m và làm thêm 6 đường tránh).<br />
<br />
Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật viện trợ không hoàn lại cũng chưa đạt được hiệu <br />
quả như mong muốn vì dự án còn nặng về các yếu tố đầu vào (nhập xe con, đi khảo <br />
sát ở nước ngoài...), nhẹ về các kết quả đầu ra. Hậu quả là nhiều dự án chồng chéo <br />
nhau về nội dung, kết quả dự án không được khai thác và sử dụng một cách thích <br />
đáng...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 19<br />
CHƯƠNG III<br />
<br />
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG <br />
<br />
VỐN ODA TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI.<br />
<br />
<br />
<br />
3.1 Định hướng sử dụng trong tương lai <br />
<br />
Tiếp tục thu hút ODA, chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng <br />
ODA và đảm bảo khả năng trả nợ. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA trong thời <br />
kỳ này bao gồm: phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế <br />
đồng bộ và hiện đại; xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội; bảo vệ môi trường và các <br />
nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân <br />
lực; chuyển giao công nghệ, năng lực nghiên cứu và triển khai.<br />
<br />
Trong những năm tới, nhu cầu về xây dưng cơ sở hạ tầng vẫn rất lớn nhằm đáp <br />
ứng sự gia tăng của sản xuất công nghiệp. Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu cho <br />
những năm tới là phát triển những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và giảm <br />
tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo sự thay đổi cơ cấu kinh tế này, một <br />
chiến lược mới sử dụng ODA là rất cần thiết. Một mặt, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc <br />
biệt là các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và điện, cần được xem là <br />
những ưu tiên cao nhất. Mặt khác, ODA cần được phân bổ cho các khu vực và vùng <br />
ưu tiên, như các vùng nghèo và khó khăn. Sự ưu tiên ODA cho cơ sở hạ tầng và những <br />
vùng ưu tiên là cần thiết nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm đói <br />
nghèo. <br />
<br />
Việt Nam đang hướng tới nguồn vốn vay thương mại sau năm 2010. Theo kinh <br />
nghiệm quốc tế, một nước đang phát triển được xếp có mức thu nhập trung bình <br />
(GDP bình quân đầu người đạt trên 1,000 USD) sẽ nhận được ít vốn ODA có điều <br />
kiện ưu đãi cao hơn. Mặt khác, khi Việt Nam trở thành một nước mà nhiều người dân <br />
có mức thu nhập trung bình, những vấn đề mới sẽ nảy sinh. Thực tế cho thấy, ở một <br />
số nước như Philippines hay Sri Lanka không có sự cải thiện nào sau khi đạt được <br />
mức thu nhập trung bình. Do vậy, Việt Nam không nên theo bước chân của những <br />
nước này. Thay vào đó, Việt Nam cần phải xây dựng và đi theo chiến lược riêng của <br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 20<br />
mình, đặc bi