TÀI LIỆU LƯU TRỮ CẤP HUYỆN CỦA HÀ NỘI – NGUỒN SỬ LIỆU CÓ GIÁ TRỊ ĐỂ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ, VĂN HÓA CỦA ĐÔ THỊ NGÀN NĂM TUỔI 1 (bài viết Hội thảo Nghiên cứu và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, sách cùng tên Hội thảo, trang 156-175 ) Phạm Thị Diệu Linh 2 Khác với nhiều địa phương trong cả nước, Hà Nội là một đô thị cổ có ngàn năm tuổi. Trong khi tốc độ đô thị hóa ngày cành mạnh và sự khắc nghiệt của thời gian đang làm xóa nhòa dần các dấu tích của đô thị cổ Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội trên nhiều loại hình di sản vật chất thì việc lưu giữ và tái hiện được những dấu tích đó thông qua khai thác tài liệu lưu trữ là một giải pháp hữu hiệu cho các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa. Việc Hà Nội được mở rộng vào năm 2008 đã làm giàu thêm vốn văn hóa của Thành phố với nhiều nguồn tư liệu đang được bảo tồn tại các địa phương mới sáp nhập. Năm 2010, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội sẽ chính thức kỷ niệm 1000 năm vùng đất này trở thành kinh đô của Quốc gia. Sự kiện trọng đại này đã kéo theo nhiều hoạt động kỷ niệm khác trong đó có việc công bố các công trình nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp thêm cho những người quan tâm và yêu Hà Nội những thông tin về vùng đất kinh kỳ này. Những công trình đó được xây dựng dựa trên sự khảo cứu nhiều tài liệu, tư liệu có giá trị. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại một nguồn tư liệu mà không phải nhà nghiên cứu nào cũng biết tới. Đó là những tài liệu lưu trữ cấp huyện của Hà Nội. Để góp phần phát huy giá trị tài liệu lưu trữ cấp huyện trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa Hà Nội, bài viết này sẽ đề cập tới những tài liệu đó theo ba vấn đề chính: - Thành phần, loại hình tài liệu lưu trữ cấp huyện của Hà Nội; - Nội dung và ý nghĩa của tài liệu lưu trữ cấp huyện đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa Hà Nội; - Làm thế nào để giúp độc giả tiếp cận với tài liệu lưu trữ cấp huyện của Thành phố Hà Nội dễ dàng hơn ? 1. Thành phần, loại hình tài liệu lưu trữ cấp huyện Tính cổ kính của các làng xã của Hà Nội xưa tiềm ẩn nhiều giá trị lịch sử trong đó có các tài liệu lưu trữ, chủ yếu là tài liệu của các cá nhân, gia đình, dòng họ, làng xã như các thần tích, thần sắc của các làng, các thôn, những tài liệu liên quan đến sở hữu đất đai, sự hình thành cộng đồng làng xã của các gia đình định cư lâu đời tại Hà Nội,…<br />
Bài viết dựa trên luận văn thạc sĩ Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ cấp huyện của thành phố Hà Nội, tác giả Phạm Thị Diệu Linh do PGS. Vương Đình Quyền hướng dẫn. 2 Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-ĐHQGHN.<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
. Đó là chưa kể những tài liệu được các gia đình có công với cách mạng lưu giữ lại từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà đến nay các cơ quan lưu trữ, các nhà nghiên cứu chưa phát hiện hoặc chưa tìm hiểu, thống kê được. Bên cạnh khối tài liệu có giá trị do nhân dân tự lưu giữ là khối tài liệu quan trọng của các cơ quan trong bộ máy chính quyền cấp huyện ở Hà Nội. Đây là khối tài liệu quan trọng và là tài liệu chủ yếu được các cơ quan lưu trữ chú ý thu thập, bảo quản. Nếu dựa trên tiến trình hình thành và hoạt động của các cơ quan này thì tài liệu lưu trữ của các cơ quan nhà nước cấp huyện của thành phố Hà Nội có thành phần như sau: * Tài liệu của các huyện nha thời kỳ phong kiến: Hoạt động của các huyện nha đã hình thành nên những tài liệu Hán – Nôm khá quan trọng. Chúng bao gồm các văn bản quản lý nhà nước, trong đó có cả những loại sổ, sách ghi chép, thống kê được sử dụng như một công cụ quản lý hữu hiệu của chính quyền phong kiến. * Tài liệu của các cơ quan chính quyền cấp xã ở Hà Nội thời kỳ thuộc Pháp: Bộ máy cai trị tay sai cho Pháp đã hình thành nên nhiều tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử mà đáng kể phải là những sổ sách quản lý đất đai, quản lý thuế, quản lý nhân khẩu cũng như những tài liệu phản ảnh hủ tục phong kiến hay những nét văn hóa truyền thống còn in dấu trong các lệ làng được thể chế hóa thành quy định của chính quyền… Tiêu biểu trong số đó là tài liệu lưu trữ của Xã Yên Mỹ - Huyện Thanh Trì – Hà Nội với các tài liệu quản lý nhân khẩu, đất đai từ năm 1923 đến thời kỳ Pháp tạm chiếm sau 1945. * Tài liệu của chính quyền cấp huyện của Hà Nội thời kỳ đầu sau Cách mạng Tháng Tám: Từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 10 năm 1947 3, ở cấp huyện của Hà Nội đã tồn tại các cơ quan như các HĐND, UBHC, Ủy ban kháng chiến – hành chính. Tài liệu của những cơ quan này cũng phản ảnh một giai đoạn hào hùng của nhân dân Thủ đô. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động, từ đầu năm 1947 đến giữa năm 1954, Hà Nội bị Pháp tạm chiếm. Các cơ quan trong chính quyền cách mạng chỉ hoạt động trong thời gian ngắn và bí mật nên việc xác định khối lượng, thành phần, nội dung, loại hình và những đặc điểm khác của tài liệu hình thành thời kỳ này cần phải được tiếp tục nghiên cứu thêm. * Tài liệu của chính quyền cấp huyện ở Hà Nội sau khi hòa bình lập lại năm 1954 đến nay: Sau 1954, tổ chức chính quyền Hà Nội đã nhiều lần thay đổi để phù hợp với các Hiến pháp 1959, 1980, 1992. Vì thế, tài liệu lưu trữ của chính quyền cấp huyện ở Hà Nội sau năm 1954 gồm tài liệu của nhiều cơ quan khác nhau như:<br />
<br />
Căn cứ theo Sắc lệnh số 77/SL ngày 21-12-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời VNDCCH về tổ chức về tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố và Sắc lệnh số 91/SL ngày 01-10-1947 của Chủ tịch Chính phủ VNDCCH hợp nhất Uỷ ban kháng chiến và Ủy ban hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã thành Uỷ ban kháng chiến – hành chính. Website Quốc Hội Việt Nam: http://www.na.gov.vn/sach_qh/ho_chi_minh/phan-04/index-04-1.html.<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
- Tài liệu của các HĐND xã (theo Hiến pháp 1946) và HĐND huyện (từ Hiến pháp 1959 đến nay); - Tài liệu của các UBHC và UBQC (ủy ban quân chính), các Tòa án cách mạng thời kỳ thực hiện theo Hiến pháp 1946; - Tài liệu của các UBHC (thời kỳ thực hiện Hiến pháp 1959), UBND (từ khi thực hiện Hiến pháp 1980 đến nay) và các cơ quan trực thuộc; - Tài liệu của các TAND, VKSND cấp huyện qua các thời kỳ; - Tài liệu của các cơ quan, đơn vị hiệp quản như Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Chi cục thuế huyện, BHXH huyện,…; - Tài liệu của các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện như Ban quản lý dự án, Ban quản lý di tích, Đài phát thanh huyện, Thư viện huyện, các trường đào tạo nghề, các trường phổ thông, trung tâm y tế, trung tâm thể dục thể thao,…; - Tài liệu của các doanh nghiệp do chính quyền huyện thành lập và quản lý; - Tài liệu của các Hội thuộc sự quản lý của chính quyền huyện như Hội Khuyến học, Hội khuyến nông, …; - Tài liệu của chính quyền cấp xã thuộc các huyện: Với quy mô quản lý nhỏ và mức độ quản lý cụ thể, gắn bó chặt chẽ với đời sống dân cư, chính quyền cấp xã đã hình thành nên những tài liệu có nội dung khá chi tiết, bám sát tình hình của địa phương với các số liệu thống kê về nhân khẩu, quản lý đất đai, hộ tịch, lý lịch công dân, … Tuy nhiên, các xã đều chưa có điều kiện lưu trữ những tài liệu này. Ngòai ra, trong thành phần tài liệu lưu trữ cấp huyện cũng xuất hiện tài liệu của các cơ quan có mối liên hệ trực tiếp như UBND thành phố Hà Nội, Chính phủ, Huyện ủy, Huyện đoàn, Liên đoàn lao động huyện, các doanh nghiệp nhà nước,…. Tài liệu lưu trữ hình thành ở cấp huyện Hà Nội khá đa dạng về loại hình. Trong đó, tài liệu hành chính có khối lượng lớn hơn cả, chủ yếu được thể hiện trên chất liệu giấy. Bên cạnh đó là tài liệu khoa học – công nghệ với các bản vẽ, bản tính toán, các bảng thống kê,…được ban hành kèm theo làm minh chứng cho các quyết định quản lý; các tài liệu chuyên môn như các hồ sơ địa chính, hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ thuế, hồ sơ cán bộ,… Tài liệu lưu trữ cấp huyện bao gồm cả tài liệu nghe nhìn mà chủ yếu là tài liệu ảnh với những hình ảnh về các kỳ họp HĐND, các cuộc họp thường niên hoặc bất thường của UBND, hình ảnh về một số sự kiện quan trọng của địa phương như khởi công xây dựng một công trình lớn, một lễ kỷ niệm,… Song song với tài liệu ảnh do các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền tạo ra là tài liệu nghe nhìn của các cơ quan văn hóa – thông tin của huyện.<br />
<br />
3<br />
<br />
2. Nội dung và ý nghĩa của tài liệu lưu trữ cấp huyện đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa Hà Nội Những tài liệu lưu trữ ở cấp huyện của Hà Nội có ý nghĩa lịch sử thường thể hiện những nội dung sau: 2.1. Lịch sử phát triển của đô thị cổ Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội về các phương diện kinh tế, văn hóa, chính trị và quản lý nhà nước Những nội dung này được để cập chủ yếu trong các tài liệu của chính quyền phong kiến, chính quyền thân Pháp và trong một số tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ. Đáng kể trong đó là các bản đồ địa giới hành chính chỉ rõ sự phân định ranh giới giữa Thăng Long – Hà Nội với các vùng lân cận; các tài liệu về quy hoạch đô thị như tài liệu về việc đặt tên phố, tên đường, vườn hoa, công viên, sửa chữa, tôn tạo các khu đô thị, tài liệu về chính sách mở rộng, xây dựng mới các đường phố ở Hà Nội, tài liệu quy hoạch hệ thống cầu, phà, cấp thoát nước,… Bên cạnh đó là các tài liệu của chính quyền phong kiến ở cấp xã trong việc quản lý đất đai, nhân khẩu, thu nộp thuế,… mà tiêu biểu là các sổ sách ghi chép của UBND xã Yên Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội được lập trong những năm 1920 nhưng đều dựa trên các tài liệu của thời kỳ trước đó và có ghi rõ nguồn gốc lập sổ; các tài liệu của làng xã Hà Nội và Hà Tây cũ trong việc thực hiện những quy định chung của làng như các quy uớc, hương ước, lệ làng, các thần tích, thần sắc, các bản ghi chép của các dòng họ về giả phả họ tộc và công trạng của dòng họ đối với đất nước,… Những tài liệu này không chỉ có ý nghĩa cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của người Hà Nội xưa mà còn có ý nghĩa trong việc tìm hiểu các giá trị văn hóa của người dân xứ Bắc – một trong những cái nôi văn hóa Việt Nam cũng như quá trình quản lý đất nước của các triều đại phong kiến Việt Nam ở vùng đất có bề dày lịch sử này. 2.2. Lịch sử đấu tranh của nhân dân Hà Nội trong quá trình khởi nghĩa giành và giữ chính quyền, chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến Trong bối cảnh lịch sử phức tạp từ Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, để đảm bảo tính bí mật và kịp thời của các hành động cách mạng, nhiều quyết định quan trọng của các cơ quan trong chính quyền nhân dân, các tổ chức, cá nhân đều được thể hiện thông qua hình thức truyền khẩu nên nguồn tài liệu hình thành không lớn. Tuy vậy, các bản truyền đơn, những lời kêu gọi, những bản án tử hình không có tác giả, những mệnh lệnh được truyền đi bằng ký hiệu hoặc mật mã riêng đều thể hiện một không khí hành động khẩn trương và sôi sục. Khi chính quyền cách mạng được thành lập, các tài liệu được ban hành đã đầy đủ hơn về thể thức, nội dung rõ ràng, chủ yếu tập trung vào việc củng cố chính quyền sau khi khởi nghĩa, trấn áp các thế lực phản cách mạng, thực hiện<br />
4<br />
<br />
các chính sách đảm bảo đời sống cho nhân dân, khôi phục kinh tế ở địa phương,... Những tài liệu này cũng do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I bảo quản là chủ yếu. 2.3. Lịch sử hình thành, hoạt động của các cơ quan chính quyền, các tổ chức cấp huyện và những thành tựu của nhân dân các quận, huyện, thị xã ở Hà Nội từ sau 1954 đến nay Đây là nội dung trọng tâm của tài liệu lưu trữ cấp huyện mà các cơ quan lưu trữ hiện nay quan tâm tới. Về cơ bản, tài liệu lưu trữ cấp huyện ở thời kỳ này phản ảnh vị trí, vai trò và hoạt động của từng loại hình cơ quan mà trước hết là các cơ quan chính quyền trong quá trình phát triển địa phương. Đáng kể ở đây có hai khối tài liệu quan trọng là tài liệu của HĐND và tài liệu của UBND. Các cơ quan này có chức năng quản lý tòan diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn, định hướng và thực hiện các chính sách để phát triển địa phương thống nhất với mục tiêu của thành phố và của quốc gia. Vì thế, tài liệu của hai cơ quan này phản ảnh tương đối đầy đủ các mặt hoạt động của địa phương. Mặc dù vậy, với vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ khác nhau và tùy theo hoàn cảnh của từng thời kỳ lịch sử mà nội dung tài liệu lưu trữ của hai cơ quan này có những điểm khác nhau. a) Đối với tài liệu của HĐND: tài liệu của các HĐND huyện chủ yếu thể hiện ở những nội dung sau: - Quá trình hình thành các HĐND huyện: Với tính chất của cơ quan dân cử, các HĐND huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc Hà Nội đều được thành lập và hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm (quy định của Hiến Pháp 1946 và Hiến pháp 1959), 4 năm (quy định của Hiến pháp 1980) và 5 năm (quy định của Hiến pháp 1992). Tài liệu của HĐND phản ảnh đầy đủ quá trình bầu cử và tiến hành các thủ tục để HĐND khóa mới đi vào hoạt động như: trình tự hiệp thương, lựa chọn đại biểu đề cử, việc tự ứng cử của các công dân khác; vai trò của các tổ chức - đoàn thể nhân dân, đặc biệt là UBMTTQ huyện đối với việc tổ chức cho nhân dân lựa chọn, nhận xét, góp ý để giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND; hoạt động của Thường trực HĐND trong việc chỉ đạo các cơ quan chính quyền khác và cơ quan cấp dưới để tổ chức bầu cử; việc bàn giao công việc giữa HĐND nhiệm kỳ cũ và mới. Những nội dung này được thể hiện đa dạng trong các công văn hướng dẫn, các biên bản bàn giao, biên bản họp,… - Quá trình làm việc của HĐND huyện tại các kỳ họp: Đây là một trong những nội dung quan trọng bậc nhất trong khối tài liệu về hoạt động của các cơ quan chính quyền. Tài liệu về các kỳ họp của HĐND huyện như các biên bản làm việc, các báo cáo giải trình, biên bản thảo luận, các văn bản kiến nghị của cử tri và đại biểu HĐND, các nghị quyết, …. phản ảnh một cách chân thực quá trình<br />
5<br />
<br />