TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI<br />
KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN<br />
<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÓM<br />
TẮT TÀI LIỆU TẠI MỘT SỐ THƯ VIỆN VIỆN<br />
NGHIÊN CỨU THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ<br />
HỘI VIỆT NAM<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
Th.S. Phạm Thị Thành Tâm<br />
<br />
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:<br />
SINH VIÊN THỰC HIỆN:<br />
LỚP:<br />
<br />
Bạch Thị Thơm<br />
TV39B<br />
<br />
HÀ NỘI - 2011<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................1<br />
Chương 1: Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC TÓM TẮT NỘI DUNG TÀI<br />
LIỆU. CHUẨN TÓM TẮT TÀI LIỆU VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG CHUẨN<br />
TÓM TẮT TÀI LIỆU .....................................................................................4<br />
1.1 Công tác xử lý tài liệu...............................................................................4<br />
1.1.1 Xử lý hình thức........................................................................................4<br />
1.1.2 Xử lý nội dung.........................................................................................4<br />
1.2 Công tác tóm tắt tài liệu ...........................................................................7<br />
1.2.1 Khái niệm tóm tắt tài liệu ........................................................................7<br />
1.2.2 Ý nghĩa tóm tắt tài liệu đối với hoạt động thông tin – thư viện ...............8<br />
1.2.3 Yêu cầu đối với bài tóm tắt......................................................................9<br />
1.3 Chuẩn tóm tắt tài liệu và vấn đề áp dụng chuẩn tóm tắt tài liệu ...........11<br />
Chương 2: CHẤT LƯỢNG TÓM TẮT TÀI LIỆU TẠI MỘT SỐ THƯ<br />
VIỆN VIỆN NGHIÊN CỨU THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
VIỆT NAM ......................................................................................................13<br />
2.1 Vài nét về công tác tóm tắt tài liệu tại một số thư viện<br />
viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ...............................13<br />
2.1.1 Thư viện Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới ...........................................15<br />
2.1.2 Thư viện Viện Nghiên cứu Châu Âu........................................................22<br />
2.1.3 Thư viện Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.................................................27<br />
2.1.4 Thư viện Viện Dân tộc học......................................................................32<br />
2.1.5 Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật .....................................................38<br />
2.1.6 Thư viện Viện Kinh tế Việt Nam.............................................................44<br />
2.1.7 Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo ......................................................49<br />
2.2 Chất lượng bài tóm tắt tài liệu tại một số thư viện viện nghiên cứu<br />
thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ..........................................................54<br />
2.2.1 Nội dung bài tóm tắt .................................................................................54<br />
2<br />
<br />
2.2.2 Hình thức bài tóm tắt .................................................................................60<br />
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................64<br />
3.1 Nhận xét ....................................................................................................64<br />
3.1.1 Ưu điểm...................................................................................................64<br />
3.1.2 Hạn chế ...................................................................................................65<br />
3.1.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng bài tóm tắt ...........................65<br />
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tóm tắt tài liệu tại các<br />
thư viện viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ................66<br />
KẾT LUẬN......................................................................................................70<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................71<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
3<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Lý do chọn đề tài: Vốn tài liệu là cơ sở quan trọng quyết định đến vấn đề<br />
tồn tại, phát triển cũng như khả năng hoạt động của thư viện. Có thể nói không<br />
có vốn tài liệu thì sẽ không có thư viện. Vốn tài liệu càng đầy đủ, đáng tin cậy<br />
bao nhiêu thì khả năng phục vụ của thư viện càng được nâng lên bấy nhiêu.<br />
Ngày nay, với sự gia tăng không ngừng về số lượng tài liệu, NDT rất khó<br />
chọn lọc được các nguồn tin phù hợp và cần thiết với mình, do vậy rất cần có sự<br />
hỗ trợ của các biện pháp xử lý nội dung từ cơ quan thông tin – thư viện.<br />
Trong công tác xử lý nội dung thông tin, ở chừng mực nào đó, làm tóm<br />
tắt có thể coi là công việc tiếp tục của hoạt động xử lý thư mục. Qua bài tóm<br />
tắt, những thông tin chưa đầy đủ và chưa chính xác (nếu có) về các yếu tố của<br />
bản thư mục (đặc biệt là yếu tố nhan đề) cũng sẽ được làm sáng tỏ, dù đó<br />
không phải là mục đích chính của việc làm tóm tắt. Mục đích của việc làm<br />
tóm tắt là giới thiệu cho NDT nội dung tài liệu gốc để họ có cơ sở đánh giá độ<br />
phù hợp của tài liệu so với yêu cầu của mình và sẽ quyết định có sử dụng tài<br />
liệu đó hay không.<br />
Được sự gợi ý của cô giáo hướng dẫn, cũng như qua khảo sát ban đầu<br />
tại các thư viện thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và nhận thấy tầm quan<br />
trọng của việc xử lý nội dung tài liệu, đặc biệt là công tác tóm tắt nội dung tài<br />
liệu, lại chưa có nhiều đề tài khảo sát về chất lượng tóm tắt tài liệu nên tôi đã<br />
mạnh dạn chọn đề tài cho khóa luận của mình là: “Bước đầu đánh giá chất<br />
lượng tóm tắt tài liệu tại một số thư viện viện nghiên cứu thuộc Viện<br />
Khoa học Xã hội Việt Nam”.<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu công tác tóm tắt nội dung tài liệu tại<br />
các thư viện viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Từ đó<br />
<br />
4<br />
<br />
đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tóm tắt tài liệu tại<br />
các viện nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.<br />
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:<br />
Đối tượng: Bài tóm tắt và công tác tóm tắt tài liệu tại các thư viện viện<br />
nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Hiện nay Viện Khoa học Xã hội Việt Nam có 30<br />
thư viện thuộc 30 viện nghiên cứu chuyên ngành và 02 thư viện thuộc Bảo<br />
tàng Dân tộc học Việt Nam và Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, tuy nhiên<br />
do giới hạn về thời gian, trình độ tôi chỉ xin khảo sát thư viện của 7 viện<br />
nghiên cứu có công tác xử lý nội dung tài liệu được thực sự quan tâm để<br />
thuận lợi cho việc đánh giá sau này. Đó là Thư viện Viện Kinh tế và Chính trị<br />
Thế giới; Thư viện Viện Nghiên cứu Châu Âu; Thư viện Viện Đông Nam Á;<br />
Thư viện Viện Dân tộc học; Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật; Thư viện<br />
Viện Kinh tế Việt Nam; Thư viện Viện Tôn giáo.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát thực tiễn, phỏng vấn cán bộ thư<br />
viện, tổng hợp, phân tích tài liệu.<br />
Kết cấu khóa luận: Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài<br />
liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Ý nghĩa của công tác tóm tắt tài liệu. Chuẩn tóm tắt tài<br />
liệu và vấn đề áp dụng chuẩn tóm tắt tài liệu.<br />
Chương 2: Chất lượng tóm tắt tài liệu tại một số thư viện viện nghiên<br />
cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.<br />
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.<br />
Mặc dù đã rất cố gắng để thực hiện đề tài, song do giới hạn về thời<br />
gian, kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ còn nhiều hạn chế nên khóa luận sẽ<br />
không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và cách trình bày, tôi rất mong<br />
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ thư viện và<br />
NDT để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.<br />
5<br />
<br />