YOMEDIA
ADSENSE
BẢN LĨNH BIỂU DIỄN NHẠC CỤ CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY
188
lượt xem 22
download
lượt xem 22
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghệ thuật biểu diễn âm nhạc có sự liên quan chặt chẽ với yếu tố tâm lý con người. Bởi thế, muốn duy trì phong độ để đạt được sự hưng phấn, xuất thần và sáng tạo trong biểu diễn, người nghệ sĩ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật công phu, bền bỉ và nghiêm túc, để từng bước làm chủ kỹ thuật, nâng cao khả năng thể hiện âm nhạc, làm chủ cây đàn, tích lũy kinh nghiệm, từ đó dần hình thành và phát triển khả năng, bản lĩnh trong biểu diễn...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BẢN LĨNH BIỂU DIỄN NHẠC CỤ CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY
- BẢN LĨNH BIỂU DIỄN NHẠC CỤ CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY Nghệ thuật biểu diễn âm nhạc có sự liên quan chặt chẽ với yếu tố tâm lý con người. Bởi thế, muốn duy trì phong độ để đạt được sự hưng phấn, xuất thần và sáng tạo trong biểu diễn, người nghệ sĩ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật công phu, bền bỉ và nghiêm túc, để từng bước làm chủ kỹ thuật, nâng cao khả năng thể hiện âm nhạc, làm chủ cây đàn, tích lũy kinh nghiệm, từ đó dần hình thành và phát triển khả năng, bản lĩnh trong biểu diễn. Có lịch sử hình thành và phát triển trên dưới 500 năm, từ khi ra đời, nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ cổ điển phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết với đời sống âm nhạc và có đóng góp to lớn trong sự phát triển nền âm nhạc của các quốc gia trên lĩnh vực sáng tác, nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc. Việc đào tạo học sinh, sinh viên diễn tấu bằng nhạc cụ cổ điển phương Tây đã diễn ra nhiều thế kỷ cùng với sự hình thành các trung tâm đào tạo âm nhạc tại châu Âu và thế giới. Quá trình đào tạo này đã gắn liền với nhiều địa chỉ nổi tiếng như các học viện âm nhạc, nhạc viện, khoa âm nhạc trong các trường đại học... Có nơi chỉ mang tên trường âm nhạc nhưng lại đào tạo cả tiến sĩ âm nhạc. Trong các nhạc viện có truyền thống tại châu Âu, việc đào tạo học sinh, sinh viên biểu diễn nhạc cụ cổ điển phương Tây được phân loại khá rõ rệt. Đó
- là các lĩnh vực: đào tạo tài năng đỉnh cao, đào tạo nghệ sĩ thính phòng - giao hưởng và đào tạo nhạc công ở trình độ cao. Ở nước ta, trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển, các nhạc cụ cổ điển phương Tây luôn gắn bó mật thiết với tiến trình và thành tựu của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Đã có nhiều thế hệ nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ cổ điển phương Tây với ý chí và bản lĩnh vững vàng, từng tham gia phục vụ tốt đồng bào, chiến sĩ cả nước, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Kể từ khi có Trường Âm nhạc Việt Nam (1956), sau đổi tên thành Nhạc viện Hà Nội, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (HVANQGVN), với thời gian hơn 50 năm qua, nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ cổ điển phương Tây đạt được không ít thành tựu quan trọng. Nhiều tác phẩm độc tấu, hòa tấu nhạc cụ cổ điển phương Tây đã được các nhạc sĩ tên tuổi sáng tác về quê hương, đất nước, con người, về tình yêu đôi lứa... với nhiều hình thức, thể loại đa dạng. Các tác phẩm âm nhạc này làm phong phú thêm danh mục biểu diễn để các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ cổ điển ph ương Tây thỏa sức lựa chọn. Điều quan trọng hơn cả là qua các sáng tác này, các nghệ sĩ biểu diễn có cơ hội thể hiện kỹ thuật diễn tấu với khả năng điêu luyện bằng sự rung cảm sâu sắc từ trái tim đầy tình yêu quê hương đất nước... để truyền đạt đến khán thính giả trong và ngoài nước. Nhiều chương trình biểu diễn nhạc cụ cổ điển phương Tây được giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, internet, băng đĩa, cũng gây hấp dẫn và thuyết phục khán thính giả. Chương trình biểu diễn của không ít nghệ sĩ tên tuổi còn có mặt trong các danh mục biểu diễn của nhiều nhà hát, đoàn nghệ thuật và các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trên toàn quốc.
- Những tác phẩm âm nhạc Việt Nam cùng với các công trình nghiên cứu khoa học, các tư liệu biểu diễn âm nhạc này chiếm một vị trí quan trọng trong giáo trình giảng dạy, nghiên cứu, học tập và tham khảo tại các học viện, nhạc viện và các trường đại học, cao đẳng văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc. Trong lĩnh vực đào tạo, từ bậc học trung cấp cơ bản 4 năm, đến nay chúng ta đã có hệ thống đào tạo các nhạc cụ cổ điển phương Tây chính quy và chuyên nghiệp từ thấp lên cao bao gồm trung cấp, đại học, cao học, nghiên cứu sinh. Trong hơn 10 năm đổi mới vừa qua, nhiều nghệ sĩ, học sinh, sinh viên học nhạc cụ cổ điển phương Tây được đào tạo chính quy trong nước đã đạt được những giải thưởng, bằng khen trong các cuộc thi quốc tế, quốc gia. Điều đó đã thể hiện kết quả tốt trong việc rèn luyện bản lĩnh biểu diễn của các nghệ sĩ và học sinh, sinh viên ở Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế, những thành tựu nói trên đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong tiến trình Việt Nam phấn đấu trở thành một quốc gia công nghiệp hóa và hiện đại hóa, việc xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Hiện nay, HVANQGVN đang tiến hành xây dựng bộ môn phương pháp sư phạm chuyên ngành độc lập cho bậc đại học. Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ đóng góp thiết thực cho việc xây dựng bộ môn phương pháp sư phạm chuyên ngành trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy tâm lý biểu diễn các nhạc cụ cổ điển phương Tây. Văn học, nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn âm nhạc, là lĩnh vực rất quan trọng, một bộ phận tinh tế đặc biệt của nền văn hóa, đồng thời cũng là nhu cầu thiết yếu, là món ăn tinh thần lâu đời của nhân dân. Nghệ thuật biểu
- diễn âm nhạc, được thể hiện qua tài năng, bản lĩnh của người nghệ sĩ, đã mang lại cho con người cái đẹp của nghệ thuật âm thanh, thông qua tác phẩm của các tác giả mang phong cách thời đại và tính triết học. Sự phát triển của hình tượng âm nhạc qua cao độ, trường độ, giai điệu, sắc thái, tiết tấu, nhịp điệu, hòa âm... trong tác phẩm được thể hiện qua nghệ thuật biểu diễn, đã mang lại cái đẹp có tính chất thẩm mỹ cao cho người thưởng thức. Với một nhà văn, khi đã hoàn thành việc sáng tạo nên tác phẩm văn học, tác phẩm của họ có thể tồn tại mãi theo thời gian. Tác phẩm âm nhạc không như vậy, nhạc sĩ sau khi hoàn thành tác phẩm, nếu không thông qua nghệ thuật biểu diễn thì tác phẩm sẽ không có sức sống để đến với công chúng. Như vậy, phải nói rằng vai trò của người nghệ sĩ thông qua nghệ thuật biểu diễn là cầu nối vô cùng quan trọng giữa tác phẩm và công chúng. Nghệ thuật biểu diễn âm nhạc có sự liên quan chặt chẽ tới các yếu tố gắn với tâm lý con người. Từ đây, muốn duy trì phong độ để đạt được sự hưng phấn, xuất thần và sáng tạo trong biểu diễn, người nghệ sĩ phải lao động nghệ thuật một cách công phu và nghiêm túc, từng bước làm chủ kỹ thuật dần nâng cao khả năng thể hiện âm nhạc, làm chủ cây đàn, từ đó hình thành và phát triển khả năng, bản lĩnh biểu diễn. Có khả năng, bản lĩnh biểu diễn tốt, người nghệ sĩ mới truyền đạt cái hay, cái đẹp của các tác phẩm âm nhạc đến với công chúng để h ướng họ đến với cái đẹp đích thực của nghệ thuật nói chung, nghệ thuật biểu diễn âm nhạc nói riêng. Vì vậy, đối với học sinh, sinh viên học nhạc cụ cổ điển phương Tây, chú ý đến việc phát triển khả năng, bản lĩnh biểu diễn là rất quan trọng. Vấn đề này đã được các học viện âm nhạc, nhạc viện và cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp tại các quốc gia phát triển cũng như ở nước ta hết sức coi trọng. Những cơ sở đào tạo âm nhạc của Việt Nam thường xuyên tổ chức các cuộc biểu diễn
- cho sinh viên nhạc cụ cổ điển phương Tây với nhiều hình thức phong phú. Việc cho phép học sinh, sinh viên tham gia nhiều cuộc thi âm nhạc quốc gia từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đến việc tạo điều kiện để giảng viên trẻ, sinh viên đi dự các cuộc thi âm nhạc quốc tế, sẽ giúp cho họ thường xuyên được cọ sát, học tập nâng cao kinh nghiệm, rèn luyện bản lĩnh biểu diễn. Đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo học sinh, sinh viên biểu diễn nhạc cụ cổ điển phương Tây có trình độ cao, đủ khả năng đóng góp vào đời sống âm nhạc của Việt Nam cũng là vấn đề cấp bách trong thời điểm hội nhập mang tính toàn cầu hiện nay. Trên thực tế, chẳng ít học sinh, sinh viên, mặc dù đã luyện tập chăm chỉ và không ít lần được lên lớp với các giáo sư, giảng viên, nhưng ra biểu diễn tại nơi đông người, sân khấu lớn... nhiều khi vẫn ch ưa đạt được sự tuyệt đối về kỹ thuật và chưa hài lòng về việc thể hiện âm nhạc. Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và tham khảo ý kiến của các giáo sư, giảng viên các chuyên ngành, chúng tôi thấy những hiện tượng ấy được thể hiện ở một số mặt: Chưa chuẩn xác về cao độ, chơi chưa đúng những quy định kỹ thuật về nhịp p hách và tiết tấu bản nhạc, đôi lúc còn bị quên bài khi đang biểu diễn, có thể là do thiếu tập trung hoặc có vấn đề về trí nhớ. Trong logic phát triển nghệ thuật, cách diễn tấu, dẫn dắt tác phẩm còn chưa mạch lạc, thiếu tính hợp lý, âm nhạc vang lên thiếu cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật, không thu hút được người nghe... Ngược lại, có sinh viên chơi đàn chỉ chú ý về kỹ thuật diễn tấu nên tiếng đàn rất khô, không hiểu biết sâu sắc về phong cách âm nhạc, nên chưa đạt tới độ biểu cảm mà tác phẩm yêu cầu. Ngoài ra còn có hiện tượng không thả lỏng người trong khi luyện tập, biểu diễn, điều ấy làm cho hai tay và các bộ phận cơ thể liên quan đến việc chơi đàn bị lên gân, hoặc khó hoạt động, khó điều khiển... Có nhiều nguyên nhân gây nên các “sự cố” kỹ thuật trong quá trình biểu diễn. Có thể là do hệ thần kinh của học sinh đã không làm chủ được hoạt động
- của cơ thể, nhưng có lẽ cái chính vẫn là thiếu một phương pháp rèn luyện kỹ thuật, kỹ năng và bản lĩnh thích hợp cho từng đối tượng người học. Hiện tượng trên đã làm chúng tôi lưu tâm tới chất lượng giảng dạy của các cơ sở đào tạo âm nhạc trên toàn quốc, bằng cách khảo sát trên 80 thí sinh tham dự cuộc thi tài năng trẻ Concours Mùa thu 2007 do Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTTDL tổ chức tại HVANQGVN. Qua cuộc thi thấy: các trung tâm đào tạo âm nhạc lớn của đất nước như HVANQGVN, Nhạc viện TP.HCM, nơi có nhiều giáo sư, nghệ sĩ, giảng viên đầu ngành, thì sẽ có nhiều thí sinh đoạt giải cao. Các em này đã có sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật thể hiện âm nhạc cũng như bản lĩnh biểu diễn. Bên cạnh đó các em còn có đủ thể lực để tham gia tốt cuộc thi. Ở trường hợp khác, thí sinh luôn có kết quả học tập xuất sắc nh ưng còn mắc sai sót, kết quả không ổn định, ch ưa đồng đều giữa các vòng thi, hoặc có em kết quả không cao như quá trình học tập ở trường. Để khắc phục tình trạng trên, bên cạnh việc biểu diễn mang tính học thuật, thì việc đưa học sinh, sinh viên đi biểu diễn phục vụ chính trị, xã hội như các khoa thanh nhạc, nhạc cụ truyền thống, bộ môn nhạc jazz của HVANQGVN là điều cần thiết. Rèn luyện khả năng, bản lĩnh biểu diễn là một vấn đề quan trọng trong quy trình đào tạo học sinh, sinh viên biểu diễn nhạc cụ cổ điển phương Tây. Đây cũng chính là một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu một cách khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Việc rèn luyện khả năng, bản lĩnh biểu diễn cho học sinh, sinh viên chuyên ngành biểu diễn nhạc cụ cổ điển ph ương Tây có liên quan tới vai trò của thày trò và gia đình. Vai trò của người thày là vô cùng quan trọng. Thày phải là người am hiểu sâu rộng, là người đầu tiên cần hiểu rõ quy trình đào tạo cũng như việc nắm chắc đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh, sinh viên. Trên cơ sở đó sẽ đặt ra những yêu cầu cụ thể cho từng kỳ, từng năm cả về mặt kỹ
- thuật cũng như khả năng biểu cảm tác phẩm, nhất là những tác phẩm mang dấu ấn văn hóa vùng miền. Bên cạnh đó gia đình học sinh, sinh viên cũng cần hiểu rõ những yêu cầu của quy trình đào tạo mà nhà trường đề ra, để động viên con, em rèn luyện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng trong học tập. Trách nhiệm đào tạo không chỉ thuộc về thày và gia đình, mà ngay những học sinh, sinh viên chuyên ngành cũng cần phải hiểu biết về quy trình đào tạo, đặc điểm tâm sinh lý và những vấn đề có ảnh hưởng đến việc rèn luyện khả năng, bản lĩnh biểu diễn biểu diễn của chính mình để có phương pháp t ự học, tự nghiên cứu và rèn luyện cho phù hợp. Các nhạc cụ cổ điển phương Tây hiện đang được đào tạo tại các học viện âm nhạc, nhạc viện, trường nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc gồm: đàn piano, đàn dây (violon, viola, cello, contrebasse), kèn hơi (flute, hautbois, clarinette, basson, cor, trompette, trombone, tuba), nhạc cụ gõ (trống định âm - timpani, các nhạc cụ gõ và các loại đàn gõ như marimba, xylofon, vibraphon...), accordeon (accordeon standar, accor deon baritonbasse), guitare. Đào tạo một nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ cổ điển phương Tây rất công phu. Học sinh, sinh viên phải trải qua một quá trình học tập lâu dài (đầu vào bắt đầu từ 7 đến 9 tuổi, riêng đối với các ngành như piano, violon còn học sớm hơn) từ bậc trung học dài hạn lên đến đại học. Có nghệ sĩ còn học qua bậc cao học, nghiên cứu sinh, thời gian học tập lên tới 20 năm, nhưng một điều dễ thấy, không phải ai trong số đó cũng trở nên thành danh. Bởi sự thành danh của nghệ sĩ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu thành: đào tạo, môi trường xã hội, tố chất nghệ sĩ, thời điểm... Theo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Những tiêu chí xác định năng khiếu âm nhạc của nhóm các giáo sư thuộc HVANQGVN thực hiện, thì việc rèn luyện khả năng, bản lĩnh biểu diễn cho học sinh, sinh viên nhạc cụ cổ điển
- phương Tây bao gồm các yếu tố: rèn luyện cho học sinh, sinh viên có ý chí, say mê trong học tập và biểu diễn. Bên cạnh đó, cần tạo cho học sinh, sinh viên tính độc lập, sự tự tin và ý thức sáng tạo trong nghệ thuật. Việc làm này sẽ giúp cho người học khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trở thành một nghệ sĩ biểu diễn thực thụ đạt được sự hấp dẫn, thuyết phục trong nghệ thuật biểu diễn của mình. Để thực hiện được mục tiêu trên thì việc xây dựng cho học sinh, sinh viên nhạc cụ cổ điển phương Tây một nền tảng kỹ thuật vững chắc cũng như khả năng thể hiện âm nhạc phong phú là điều hết sức cần thiết. Sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật sẽ giúp cho họ tăng c ường tâm lý tự tin, củng cố ý chí khi ra biểu diễn. Đây chính là cơ sở để người nghệ sĩ tương lai có sự độc lập, sáng tạo đạt được mục tiêu hấp dẫn, thuyết phục trong nghệ thuật biểu diễn. Nguồn: Tạp chí VHNT số 309, tháng 3-2010 Tác giả: Nguyễn Bích Vân
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn