intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn luận về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: "Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đọc và học ca dao, chúng ta hiểu được biết bao tâm tình tha thiết của người bình dân. Bên cạnh những cung điệu tình cảm sâu lắng, chúng ta còn tìm thấy bao kinh nghiệm sống quý báu. Câu ca dao sau đây đã cho chúng ta một lời khuyên sâu sắc về tinh thần độc lập, tự chủ. Phải biết yêu quý, trân trọng những cái của ta; dù tốt hay xấu vẫn là của ta, do ta làm chủ: "Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn luận về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ: "Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"

Đề bài: Bàn luận về ý nghĩa tư tưởng của câu tục ngữ:<br /> <br /> Ta về ta tắm ao ta <br /> <br /> Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.<br /> <br /> HƯỚNG DẪN<br /> <br /> 1. Mở bài<br /> <br /> ­ Bàn về ý thức trân trọng những thứ do ta làm ra, tục ngữ có câu:<br /> <br /> Ta về ta tắm ao ta<br /> <br /> Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.<br /> <br /> 2. Thân bài<br /> <br /> ­ Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:<br /> <br /> + Hình ảnh ao ta gắn bó với làng quê, với những thứ ta được làm chủ.<br /> <br /> + Nghĩa cả câu: phải biết trân trọng những cái của mình, sử dụng nó hơn là đi nhờ vả, sử <br /> dụng của người khác.<br /> <br /> ­ Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:<br /> <br /> + Tâm lí tự  do làm chủ, thoải mái trong sử  dụng so với khi phải đi nhờ, đi mượn của  <br /> người khác.<br /> <br /> + Thể hiện ý thức tôn trọng chính bản thân mình.<br /> <br /> + Ngày nay, tư tưởng đó càng đúng đắn khi hội nhập thế giới, giáo dục lòng tự  hào, yêu <br /> quý đất nước mình.<br /> <br /> ­ Mặt hạn chế:<br /> + Bằng lòng theo kiểu dù trong, dù đục là bảo thủ, trì trệ.<br /> <br /> + Thái độ đó dẫn đến cách sống an phận, tự bằng lòng, tâm lí tự cao mù quáng, kìm hãm <br /> sự phát triển.<br /> <br /> ­ Quan niệm đúng:<br /> <br /> + Tôn trọng, sử dụng cái của ta với tinh thần khơi trong gạn đục.<br /> <br /> + Biết hoà nhập mà không hoà tan, nghĩa là hoà nhập để  phát triển trên tinh thần tự <br /> chủ. <br /> <br /> 3. Kết bài<br /> <br /> ­ Bài học sâu sắc về sự gắn bó với quê hương, với những gì ta được làm chủ nhưng tránh  <br /> tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi.<br /> <br /> Bài làm<br /> <br /> Đọc và học ca dao, chúng ta hiểu được biết bao tâm tình tha thiết của người bình dân. Bên  <br /> cạnh những cung điệu tình cảm sâu lắng, chúng ta còn tìm thấy bao kinh nghiệm sống quý <br /> báu. Câu ca dao sau đây đã cho chúng ta một lời khuyên sâu sắc về tinh thần độc lập, tự <br /> chủ. Phải biết yêu quý, trân trọng những cái của ta; dù tốt hay xấu vẫn là của ta, do ta làm <br /> chủ:<br /> <br /> Ta về ta tắm ao ta<br /> <br /> Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. <br /> <br /> Câu ca dao cũng đã có cách nói thật giản dị, dễ hiểu và giàu hình ảnh. Hãy về tắm ao nhà <br /> mình, dù nước có trong hay đục vẫn hơn nơi khác. Từ  cách nói mộc mạc  ấy người bình <br /> dân muốn nhắn nhủ mọi người: Con người, ai cũng có gia đình, xã hội, môi trường sống <br /> của mình; phải biết trân trọng những cái của mình, sử dụng nó hơn là đi nhờ vả, sử dụng  <br /> của người khác. Câu ca dao đã đề cao rất rõ ý thức độc lập, phủ định kiểu sống nhờ, sống  <br /> dựa, sống phụ thuộc vào người khác.<br /> Nhìn nhận, xem xét vấn đề một cách công bằng, chúng ta phải thừa nhận mặt đúng, mặt <br /> tích cực của nó. “Ao ta” là thuộc quyền sở hữu của ta, ta có thế tắm thoải mái, tự do chứ <br /> không phải e dè như khi tắm “ao người”. Nói rộng ra, trong cuộc sống cùng vậy, sử dụng <br /> những gì của mình vẫn thích hơn, chủ động hơn là đi mượn của người khác. Nói vậy để <br /> thấy rằng: tâm lý khi sử dụng những thứ thuộc quyền sở hữu của mình bao giờ cũng nhẹ <br /> nhõm, thoải mái hơn nhiều khi phải đi nhờ, đi mượn. Điều đó thật cần thiết, quan trọng,  <br /> bởi nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc của mỗi người. Hơn nữa, chúng  <br /> ta cũng thấy là: nhà mình có ao mà mình không tắm, nhà mình có phương tiện mà không  <br /> dừng, xã hội mình có sản phẩm mà mình ngoảnh mặt, lại đi sử dụng của nhà khác, người <br /> khác, nước khác thì chính là tự coi thường mình, bôi xấu mình. Đấy là chưa kế đến việc <br /> “ao nhà” lâu ngày không được sử dụng, thiếu sự chăm sóc, tu sửa thì sẽ ngày càng bẩn đi, <br /> đục thêm thì hậu quả  càng xấu thêm cho chính bản thân mình. Có lẽ, đó là điều ngoài ý <br /> muốn của tất cả chúng ta.<br /> <br /> Với những người con sông xa quê hương, xa Tổ quốc, câu ca dao cũng có ý nghĩa sâu sắc  <br /> hơn. Sống trên nước người, họ  có thể  có cuộc sống vật chất đầy đủ  hơn khi sống trên <br /> chính quê hương mình rất nhiều. Nhưng nước người vẫn là “ao” của người khác. Làm  <br /> sao họ  có thể  thích  ứng hoàn toàn với phong tục tập quán với cách sống, cách sinh hoạt  <br /> nơi miền đất lạ. Làm sao họ có thể tìm được hồn quê hương dù chỉ là trong khoảnh khắc <br /> ở những con người bất đồng về ngôn ngữ, nếp sống, nếp nghĩ nơi xa xôi ấy. Vậy nên, ta <br /> dễ hiểu vì sao, nhiều Việt kiều sống xa quê hương nhưng tâm hồn họ vẫn luôn hướng về <br /> Tổ  quốc. Lại có biết bao người đằng đẵng xa quê, cuối cùng trở  lại về  sống với mảnh  <br /> đất thân yêu, nơi chôn nhau cắt rốn để tìm nguồn an ủi, tìm sự cảm thông, chia sẻ.<br /> <br /> Song, câu ca dao vẫn còn mặt hạn chế của nó. Dẫu lời khuyên ta phải tắm  ở  ao nhà ta,  <br /> phải sử dụng những cái của ta là đúng, là hợp đạo lý nhưng “Dù trong dù đục ao nhà vẫn  <br /> hơn” thì lại chưa thỏa đáng. Làm sao “vẫn hơn” được khi mà ao nhà ta nước đục hơn ao <br /> nhà người khác: Làm sao “vẫn hơn” được khi xã hội nước khác văn minh mà xã hội mình  <br /> vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, lạc hậu, đói nghèo? Cách quan niệm đó có khác gì đâu với thái  <br /> độ an phận, chấp nhận sống cùng nghèo nàn, lạc hậu. Càng sai lầm hơn khi họ đã đồng <br /> nhất thái độ bảo thủ, bằng lòng với cuộc sống nghèo nàn lạc hậu, tâm lí tự cao mù quáng  <br /> cho rằng cái gì của ta cũng “Nhất”. Họ cho rằng: ta phải sống trong xã hội của ta với tất  <br /> cả  hiện trạng trong đục vốn có của nó mới là “không lai căng”, mới là “dân tộc”. Họ  đã <br /> nhầm lẫn hoặc đã tìm cách ngụy biện cho quan điểm bảo thủ, lối sống vô trách nhiệm  <br /> đối với xã hội và đôi với chính mình. Quan điếm đó sẽ  làm cho xã hội đã trì trệ  càng trì  <br /> trệ  hơn, cuộc sống đã nghèo nàn càng nghèo nàn hơn. Thử  hỏi, chúng ta vận động dùng  <br /> hàng nội địa với khẩu hiệu “dù tốt hay xấu vẫn là hàng của ta”, vẫn hơn hàng ngoại thì <br /> sẽ ra sao? Lời giải đã tìm ngay trong câu hỏi không có gì khó khăn ấy. Bởi không ai dại gì  <br /> dùng hàng xấu, hàng đắt, dù thứ hàng đó là của ta chăng nữa khi mà thị  trường đang tràn <br /> ngập không biết bao nhiêu hàng nhập khẩu với chất lượng cao mà giá cả  phải chăng. Rõ <br /> ràng quan niệm “Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” không còn phù hợp với đường lối đổi <br /> mới, mở cửa để phát triển không ngừng như của xã hội chúng ta hiện nay.<br /> <br /> Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện như thế, chúng ta cần có quan điểm sống như  thế <br /> nào cho đúng đắn? Chúng ta không chấp nhận quan niệm an phận “dù trong dù đục” vẫn  <br /> cứ tắm ở ao nhà, không có nghĩa là chúng ta đồng tình với thái độ lảng tránh, bỏ đi sống ở <br /> nơi khác, nước khác khi quê nhà, đất nước mình còn gian khó. Nhận thức đúng đắn nhất <br /> chính là phải tôn trọng, sử dụng cái của ta với thái độ “khơi trong gạn đục”.<br /> <br /> “Khơi trong gạn đục” tức là phải phát huy cái tốt, cái đẹp, làm cho cái tốt, cái đẹp ngày <br /> càng phát triển; đồng thời loại trừ cái xấu, cái bẩn ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Ta nên  <br /> sử dụng những cái vốn có của ta, không nên dùng của người khác, đồng thời ta cũng phải <br /> học tập người, nâng cao chất lượng những cái vốn có của mình. Ta phải tắm  ở  ao nhà,  <br /> sống ở đất nước mình đồng thời phải mở cửa học tập người để  cải tạo ao nhà, cải tạo  <br /> đất nước để ao nhà trong mát hơn, đất nước giàu mạnh hơn. Mặt khác tôn trọng mình, sử <br /> dụng những thứ  của mình không có nghĩa là bài ngoại, không được dùng những thứ  do  <br /> người khác sần xuất. Song, khi sử  dụng những thứ  của người khác mà ta chưa có, ta  <br /> không nên sùng ngoại dẫn đến chỗ  lệ thuộc vào người khác, làm mất quyền tự chủ của <br /> mình.<br /> <br /> Câu ca dao là một bài học vô cùng sâu sắc về sự gắn bó giữa chúng ta với những gì là của  <br /> mình, của quê hương mình, đất nước mình. Nhận thức vấn đề trong câu ca dao một cách <br /> toàn diện, đúng đắn như thế cũng là một cách để chúng ta có thế vươn lên hoàn thiện bản <br /> thân. Vâng, chúng ta phải sống với tinh thần hòa nhập nhưng không hoà tan, để từng ngày <br /> hoàn thiện, hoàn mỹ hơn mà vẫn giữ được nét riêng, nét bản sắc của mình.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2