Bạn muốn có em bé khi nào?
lượt xem 5
download
Bạn muốn có em bé khi nào? Hầu hết các bác sĩ sẽ không nói thời gian nào tốt nhất để bắt đầu một gia đình. Nhưng chắc chắn họ sẽ nói cho bạn biết những lợi thế và bất lợi khi mang thai ở những lứa tuổi khác nhau. Ở tuổi 20 bạn có sức khoẻ tốt để mang bầu và chăm sóc bé nhưng nguồn lực tài chính không nhiều và ít kinh nghiệm cuộc sống về gia đình và sinh nở. Ngược lại những năm 30 tuổi và từ “U40” trở lên bạn có thể dư dả tài...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bạn muốn có em bé khi nào?
- Bạn muốn có em bé khi nào? Hầu hết các bác sĩ sẽ không nói thời gian nào tốt nhất để bắt đầu một gia đình. Nhưng chắc chắn họ sẽ nói cho bạn biết những lợi thế và bất lợi khi mang thai ở những lứa tuổi khác nhau. Ở tuổi 20 bạn có sức khoẻ tốt để mang bầu và chăm sóc bé nhưng nguồn lực tài chính không nhiều và ít kinh nghiệm cuộc sống về gia đình và sinh nở. Ngược lại những năm 30 tuổi và từ “U40” trở lên bạn có thể dư dả tài chính nhưng lại gặp khó khăn trong việc thụ thai và ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé. Tuổi từ 20-24 Đây có lẽ là giai đoạn sức khoẻ bạn “màu mỡ” nhất. Buồng trứng phần lớn đều hoạt động “nhiệt tình”. Người phụ nữ trung bình từ 20-24 tuổi có khoảng 20% cơ hội trội mỗi tháng mang thai nếu có quan hệ mà không dùng biện pháp bảo vệ. Một khi có thai, huyết áp của bạn có thể sẽ được kiểm tra định kỳ trước khi sinh vì hầu hết phụ nữ ở độ tuổi 20 có một rủi ro nhỏ là tăng huyết áp trong khi mang thai. Nguy cơ tiểu đường thai nghén chiếm ½ tương đương với phụ nữ ở tuổi 40 không mang thai bị
- tiểu đường. Đó là lý do tại sao Hiệp hội những người tiểu đường ở Mỹ đề nghị kiểm tra định kỳ cho tiểu đường thai nghén ở phụ nữ tuổi dưới 25 nhiều hơn. Việc mang trong mình một em bé và chuẩn bị cuộc sống cho một con người là một việc cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên một số phụ nữ trì hoãn tiến hành công việc đó, thậm chí là họ còn cảm thấy khó chịu và sẽ bận rộn hơn, sẽ mất đi thời gian riêng tư của mình… Diane Ross Glazer, Tiến sĩ tâm lý học tại Woodland Hills (Mỹ) cho hay: "Mối quan tâm lớn của hầu hết phụ nữ ở độ tuổi 20-24 là hình thể sẽ béo ra, trông sẽ nặng nề và mất đi vẻ trẻ trung trước đây. Ngoài ra, phụ nữ ở tuổi này tập trung nhiều hơn về công việc, sự nghiệp, trách nhiệm, vui chơi cùng bạn bè, người yêu…Nếu thêm một người thứ ba vào cuộc sống của họ có thể sẽ tạo nên khó khăn không lường trước được".
- Tỷ lệ sẩy thai trong độ tuổi này khoảng 9.5%, một con số chưa đáng ngại vì buồng trứng của phụ nữ trẻ tuổi vẫn phát triển tương đối. Em bé ít khả năng bị khuyết tật của hội chứng Down (tỷ lệ 1/1.667 phụ nữ tuổi 20-24) hoặc nhiễm sắc thể bất thường khác (1/526 người). Tuổi từ 25-29 Cơ thể bạn lúc này đã đạt tới sự hoàn chỉnh về phát triển tâm sinh lý nên khả năng có thai trong giai đoạn này phù hợp hơn. Nếu có em bé, bạn cũng sẽ lấy lại được “form” người nhanh hơn so với phụ nữ ở độ tuổi khác. Mặt khác chuẩn bị làm mẹ ở độ tuổi này cũng giúp bạn giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Từ 25-29 tuổi, phụ nữ đã có khả năng thiết lập được công việc và tài chính. Bản thân họ cũng có nhu cầu kết hôn sinh con đẻ cái, nhu cầu các ông bố bà mẹ mong có cháu bế bồng nên việc có thai trong độ tuổi này như một việc tất yếu. Tuy nhiên tỷ lệ sẩy thai là 10% cao hơn so với phụ nữ trẻ tuổi. Ở tuổi 25, tỷ lệ nhiễm hội chứng Down là 1/1.250, và 1/476 trường hợp mang bầu có nhiễm sắc thể bất thường. Tuổi từ 30-34 Khả năng sinh sản bắt đầu giảm ở tuổi 30, nhưng thay đổi này xảy ra dần dần trong vòng 5 năm sau đó. Trong độ tuổi này có nhiều trường hợp cần điều trị vô sinh và tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là 25-28%, con số này giảm 6-8 % với những người trên 40 tuổi. Tâm lý sinh nở trong độ tuổi này thường là dự định có em bé thứ hai. Công việc ổn định, gia đình ổn định, tài chính ổn định là những điều kiện tốt để chuẩn bị cho sự ra đời của thiên thần thứ 2. Lần mang thai này phụ nữ cũng có kinh nghiệm hơn cả trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với tuổi tác là nguy cơ sẩy thai cũng tăng lên chiếm 11,7%, nguy cơ hội chứng Down là 1/952 và nhiễm sắc thể không bình thường là 1/385. Tuổi từ 35-39 Khả năng sinh sản tiếp tục suy giảm sau 35 tuổi. Benjamin Younger, giáo sư kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Y học Mỹ về sinh sản ở Birmingham cho biết: "Sự suy giảm phần lớn là do buồng trứng của người phụ nữ chuẩn bị vào giai đoạn lão hoá. Do đó việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó nguy cơ bị huyết áp cao trong lúc mang thai là khoảng gấp đôi, từ 10-20%. Tiểu đường thai nghén gấp 2-3 lần so với dưới tuổi 35.
- Cơ hội có nhiều em bé song sinh, đặc biệt là anh em sinh đôi và thậm chí sinh ba, tăng đáng kể trong độ tuổi này. "Đây có lẽ là do sự kích thích nội tiết của buồng trứng, một chút thay đổi trong cơ thể người phụ nữ khi chuyển sang một lứa tuổi khác làm tăng cơ hội khiến họ có nhiều em bé hơn mong đợi". Tuy nhiên sinh được nhiều con ở độ tuổi này đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ sẩy thai gần 18%. Tỷ lệ thai chết non là khoảng gấp đôi, cao hơn so với phụ nữ dưới 35 tuổi. Tuổi từ 40-44 Một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ trên 40 tuổi có con mà không cần sự giúp đỡ từ các loại thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản hoặc các công nghệ khác có lợi thế sống lâu hơn. Estrogen được sản sinh có tác dụng kéo dài cuộc sống, bổ trợ cho tim, xương và các cơ quan khác. Tuy nhiên cơ hội trở thành bà bầu trong độ tuổi này giảm 5%. Thay đổi nội tiết tố làm cho tất cả phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, nhưng mệt mỏi dường như có vẻ rõ nét hơn ở những người lớn tuổi khi có thêm con nhỏ để chăm sóc. Nếu bạn đã có một em bé, bạn cũng có thể dễ bị bệnh trĩ, áp lực trên bàng quang, sa dạ con và võng ngực hơn so với 20 năm trước đó. Đơn giản bởi vì các bắp thịt và các mô khác tại khu vực này ở lứa tuổi “u40” đã bị kéo dãn ra.
- Thời điểm này phụ nữ giàu kinh nghiệm và trưởng thành đủ để chăm sóc một đứa trẻ. Nhưng tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ tuổi từ 40-44 là 1/3. Có nhiều lý do: Trứng có thể bị khiếm khuyết, màng tử cung mỏng hoặc việc cung cấp máu cho tử cung có thể không đủ để duy trì một kỳ mang thai. Những rủi ro của nhau thai (trong đó nhau thai nằm thấp một phần hoặc hoàn toàn trong tử cung ngăn chặn việc mở cổ tử cung và tạo ra một nguy cơ cao của bệnh sốt xuất huyết) và đứt nhau thai (trong đó tất cả hay một phần của nhau thai tách khỏi vách tử cung) cũng tăng lên. Em bé sinh ra cũng có nhiều khả năng nhẹ cân(dưới 2,5kg). Rủi ro của các khuyết tật bẩm sinh với nhiễm sắc thể tăng đều đặn mỗi năm vào cuối những năm 40 tuổi của bạn. Nếu sinh ở tuổi 40, nguy cơ hội chứng Down là 1/106 và 1/66 có nhiễm sắc thể bất thường. Tuổi từ 45-49 Tỷ lệ phụ nữ có con trong nhóm tuổi này là 0.03 và cơ hội điều trị vô sinh thành công cũng giảm rất nhiều. Chỉ cần có thể thụ thai và duy trì một kỳ mang thai đã là một thành tựu lớn đồng thời phản ánh tình trạng sức khoẻ tốt của riêng người mẹ. Hầu hết phụ nữ mang thai ở tuổi 40 đều phải qua kiểm tra sức khoẻ tổng thể, hệ tim mạch, giám sát các dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về thận. Họ cũng lo ngại về sức khoẻ em bé như nguy cơ chết non tăng gấp đôi, nguy cơ hội chứng Down là 1/3 và 1/21 có nhiễm sắc thể bất thường. Trên 50 tuổi Tuổi trung bình mãn kinh là 51 trở lên nên phụ nữ ngoài 50 tuổi muốn có em bé đều cần đến thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản và bổ sung nội tiết tố. Ở tuổi này, có một tỷ lệ biến chứng cao, bao gồm tăng huyết áp, vấn đề về thận, và các vấn đề nhau thai…yêu cầu cần được giám sát chặt chẽ. Một vấn đề khác nữa của phụ nữ trên 50 tuổi là họ cần được nghỉ ngơi ở tuổi này hơn là thức tỉnh nhiều giờ với một em bé sơ sinh cho dù họ có nhiều kinh nghiệm chăm sóc đi chăng nữa. Nếu một người phụ nữ chăm sóc tốt cho bản thân, các xét nghiệm trước khi sinh là khả quan thì việc cho ra đời một em bé khoẻ mạnh là điều hoàn toàn có thể bất kể họ ở độ tuổi nào. Nhất là với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y tế như hiện nay thì việc mang thai và sinh nở không còn là vấn đề “nghiêm trọng” nữa. Tỷ lệ tử vong của thai nhi đã giảm khoảng 70% kể từ thập niên 1960. Đó là tin tốt cho tất cả các phụ nữ mang thai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dạy bé tuổi mẫu giáo như thế nào?
4 p | 135 | 36
-
7 lí do bé khóc
4 p | 80 | 13
-
Bí quyết giúp bé biếng ăn ngon miệng hơn
4 p | 107 | 9
-
Làm sao để bố mẹ dạy dỗ bé trai hiệu quả
4 p | 79 | 8
-
25 điều hạnh phúc khi làm mẹ
3 p | 94 | 7
-
Giúp bé tập trung và ghi nhớ tốt
6 p | 86 | 5
-
7 thắc mắc về bé sơ sinh mà bố mẹ nào cũng muốn biết.
8 p | 64 | 5
-
Khi nào bạn nên ngừng cho con bú?
5 p | 65 | 5
-
Làm thế nào để duy trì cho con bú khi mẹ mang thai "tập 2"?
7 p | 83 | 5
-
Làm thế nào để bé không dậy sớm?
3 p | 91 | 5
-
Khi nào bé uống được nước trái cây?
3 p | 91 | 4
-
Bé ăn sữa chua
7 p | 73 | 4
-
Chọn tã giấy nào cho con?
8 p | 104 | 3
-
Để bé măm măm ngoan
5 p | 47 | 3
-
Dấu hiệu sắp sinh em bé
5 p | 114 | 3
-
Hiểu bé qua tiếng khóc
3 p | 77 | 2
-
Dạy giao tiếp cho bé khi... soi gương
4 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn