intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn thích nghi tốt - Bạn thành công

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

78
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có phải là người thích nghi tốt với hoàn cảnh không? Đó luôn là câu hỏi dành cho chúng ta khi đi xin việc. Thậm chí, trước khi tốt nghiệp, sinh viên cũng thường đối mặt với vấn đề này. Bởi thế giới ngày càng biến động, những thay đổi bất ngờ nhất luôn xảy ra bất cứ lúc nào đòi hỏi chúng ta phải “kịp trở tay” Khi đi du học: Đây là lúc bạn bắt buộc phải thích nghi với hoàn cảnh mới một cách tích cực nhất. Bắt đầu với việc đối mặt với thời tiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn thích nghi tốt - Bạn thành công

  1. Bạn thích nghi tốt - Bạn thành công Bạn có phải là người thích nghi tốt với hoàn cảnh không? Đó luôn là câu hỏi dành cho chúng ta khi đi xin việc. Thậm chí, trước khi tốt nghiệp, sinh viên cũng thường đối mặt với vấn đề này. Bởi thế giới ngày càng biến động, những thay đổi bất ngờ nhất luôn xảy ra bất cứ lúc nào đòi hỏi chúng ta phải “kịp trở tay” Khi đi du học: Đây là lúc bạn bắt buộc phải thích nghi với hoàn cảnh mới một cách tích cực nhất. Bắt đầu với việc đối mặt với thời tiết thay đổi. Từ chỗ sống quanh năm dưới ánh nắng Sài Gòn, “đùng một cái” giá lạnh mùa đông thật khắc nghiệt sẽ làm bạn thật sự chốc và rơi vào trầm cảm. Đừng quá bi quan, chúng ta không phải ngoại lệ, những sinh viên ở xứ lạnh khi sang Việt Nam cũng rơi vào khó khăn tương tự khi phải chịu cảnh nóng bức, bụi bẩn và kẹt xe kinh niên. Vấn đề là trong khi chúng ta còn trùm chăn rên hừ hừ, những bạn trẻ nước ngoài đến Việt Nam chỉ mất vài tuần là có thể thích nghi khá tốt, phóng xe máy ào ào và “bụi đời” hơn bất cứ thanh niên bản xứ nào. Ngoài thời tiết, khi du học, chúng ta còn gặp bao nhiêu thứ thay đổi khó chịu khác: thức ăn không hợp khẩu vị, phương pháp học quá độc lập, bạn bè quá xa cách, phương tiện giao thông xa lạ, các dịch vụ tự động hóa, tiếp xúc với con người ít hơn là tiếp xúc với máy móc… Tệ nhất là nạn phân biệt chủng tộc làm chúng ta luôn thấy lẻ loi và bị cô lập. Thế nhưng, khi người nước ngoài đến Việt Nam học tập, họ chỉ bị khó khăn trong một thời gian ngắn, sau đó chúng ta có thể thấy họ chủ động tìm cách thân thiện với sinh viên Việt
  2. Nam. Có người còn nếm các món khó nuốt như mắm tôm, sầu riêng, hột vịt lộn… Khi đi làm: Môi trường công sở là nơi “gian hồ hiểm ác, lòng người khó dò” nhất, bởi đây là nơi “đụng” đến miếng cơm manh áo, quyền lợi trực tiếp của chúng ta. Từ giảng đường Đại học bước chân vào công ty, không phải ai cũng có khả năng thích nghi sớm. Nào là nạn “ma cũ ăn hiếp ma mới”, rồi nếu chúng ta trực tính, thật khó chịu đựng những kẻ “nịnh thần”. Ngoài ra, dở thì bị chê, mà giỏi cũng không thoát những đố kị cay độc từ những tên “thượng đội hạ đạp”. Vậy người khác có lâm phải cảnh bối rối và lo sợ như ta không? Thật ra, không ai là không thấy e ngại mỗi khi vào công ty mới. Dù có kinh nghiệm “tép nhảy” qua bao công ty, dù khả năng thích ứng rất cao, trong thời gian đầu, ai cũng nên thận trọng và tìm cách thích nghi theo những “tiểu xảo” của riêng mình. Đơn giãn nhất là đi ăn cơm trưa chung, mời đồng nghiệp mới vài bữa ăn, rủ nhau đi shopping… Tội nhất là có nhiều người rất thân thiện nhưng không biết cách bày tỏ và khả năng thích nghi kém. Chưa kịp cho đồng nghiệp thấy mình “có lòng thành” thì đã bị dập “lên bờ xuống ruộng”. Khi thay đổi môi trường làm việc: Trong những công ty lớn, môi trường làm việc thường thay đổi do các sếp được luân chuyển theo nhiệm kỳ. Sếp bất ngờ chuyển đi sớm hơn thời hạn cũng thường xảy ra. Nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, việc cắt giảm nhân lực diễn ra như cơm bữa. Ngày nào còn đi làm thì mừng, ngày nào bị gọi “cho lên đường” thì xách gói quả mướp ra đi. Có thể nói chưa bao giờ thế giới bất ổn như hiện nay. Những nhân viên cao
  3. cấp trong ngành tài chính ở phố Wall “dữ dằn” như thế, ngủ một đêm thức dậy tập đoàn Lehman Brothers tuyên bố phá sản phải đóng cửa. Mấy trăm ngàn con người lâm vào cảnh thất nghiệp, đành tìm việc chỗ mới. Họ đi đâu khi ngành tài chính đang khủng hoảng? Dĩ nhiên là phải làm những việc cấp thấp, thậm chí là lao động tay chân, bán sức lao động cơ bắp. Khôi hài hơn, họ có thể trở thành những kẻ phải “thó” đồ như trong bộ phim “Fun with Dick and Jane” của danh hài Jim Carrey. Bộ phim nói lên những cảnh cùng cực khi bị mất việc. Trong tình trạng này, dù kiêu hãnh đến đâu, bạn bắt buộc phải thích nghi hoàn cảnh để sớm tìm việc mới hoặc cắt giảm chi tiêu tối đa. Bạn càng chần chừ không chịu thích nghi, tức là chấp nhận hoàn cảnh bi đát. Bạn càng bị khó khăn gấp bội do những kẻ khác đã kịp thích nghi nhanh hơn bạn. Khi thay đổi môi trường sống: Nếu bạn làm việc trong những công ty lớn có chi nhánh ở khắp thế giới. Một ngày nào đó sếp báo tin bạn được chọn sang Singapore làm việc. Bạn dám nhận lời không? Nếu người Việt Nam luôn chần chừ và e ngại khi được yêu cầu đổi môi trường làm việc. Người phương Tây luôn xem đó là một cơ hội để tích lũy thêm kinh nghiệm sống. Vì thế, thanh niên bên châu Âu luôn có những chương trình làm việc ở nước ngoài với mức lương thấp để học hỏi thêm. Trong công ty tôi luôn có những đồng nghiệp trẻ nước ngoài đến cùng làm việc. Họ xông xáo và hầu như “chẳng sợ con ma” nào. Những gì chưa biết thì họ hỏi, biết rồi họ tự tin làm việc của mình. Họ chạy xe máy hoặc đi xe bus đến công ty trong khi nhiều người Việt chưa từng đặt chân lên xe bus hoặc chỉ thích đi taxi mà thôi. Còn nếu bạn sang nước ngoài làm việc, gần nhất như Thái Lan hoặc Singapore, bạn có dám tự tin và dấn thân như họ
  4. không. Chắc là không. Bởi ít có người Việt nào được học những kỷ năng để thích nghi khi đi ra nước ngoài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0