intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày các vấn đề: Định nghĩa án lệ; Có phải bất cứ bản án nào cũng là án lệ? Để một bản án trở thành án lệ, phải đáp ứng các tiêu chí về tính lặp đi lặp lại theo thời gian, sự giống nhau của các giải pháp đề cập đến trong quyết định của tòa án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật pháp

  1. BÀN VỀ VAI TRÒ CỦA ÁN LỆ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT PHÁP TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Khoa Luật – Trường Đại học Hoa Sen 1. Định nghĩa và phương thức hình thành án lệ tại Pháp Pháp là một trong những nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (hệ thống dân luật), là một quốc gia có hệ thống luật thành văn có ảnh hưởng đến các nước theo hệ thống dân luật trên toàn thế giới. Tuy nhiên, án lệ cũng góp phần không nhỏ hình thành nên nguồn của luật tại quốc gia này. Bên cạnh tập quán pháp và học thuyết pháp lý thì án lệ là nguồn gián tiếp của Luật thành văn tại Pháp. Án lệ được hiểu là “toàn bộ các phán quyết/bản án của Tòa án đã được công bố trong một khoảng thời gian nhất định hoặc theo từng lĩnh vực (án lệ bất động sản) hoặc trong cùng một lĩnh vực (án lệ dân sự, án lệ thuế…) hoặc trong toàn bộ hệ thống pháp luật”138. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận hình thức xem án lệ như là tập hợp các phán quyết của tòa án hay nói cách khác là công bố bản án. Một cách định nghĩa khác về án lệ là kết quả của việc áp dụng lặp đi lặp lại một cách áp dụng pháp luật nhất định139. Như vậy, theo nghĩa này, để án lệ có thể coi là một nguồn của luật thì phán quyết đơn thuần không đủ để thiết lập nên án lệ. Ngược lại, các thẩm phán phải xây dựng một giải pháp nhất quán mà họ khẳng định lại nhiều lần trong cùng một tình huống hay một tranh chấp mới tạo thành án lệ. Theo định nghĩa, án lệ là các phán quyết của tòa án. Nhưng câu hỏi đặt ra có phải bất cứ bản án nào cũng là án lệ? Để một bản án trở thành án lệ, phải đáp ứng các tiêu chí về tính lặp đi lặp lại theo thời gian, sự giống nhau của các giải pháp đề cập đến trong quyết định của tòa án. 2. Giá trị pháp lý của án lệ Câu hỏi về giá trị pháp lý của án lệ đang gây tranh cãi “đây là quy tắc pháp lý có hiệu lực bắt buộc hay chỉ là những quy tắc xử sự chung không có hiệu lực pháp lý ràng buộc?”140. Vấn đề lặp đi lặp lại về tính hợp pháp của án lệ thường xuyên được đưa lên bàn cân tranh luận của các chuyên gia. Theo quan điểm nhất nguyên thì tính pháp lý của quy tắc được đánh giá trên một tiêu chí duy nhất là những quy tắc nào xuất phát từ một cơ quan được trao quyền theo Hiến pháp mới được coi là có giá trị pháp lý. 138 G. CORNU, Vocabulaire juridique, 7e ed., Paris, PUF, 2005, p. 970. 139 F. TERRE, Introduction générale au droit, 6 e ed., Dalloz, 2003. 140 O. Dupeyroux, “La doctrine française et le problème de la jurisprudence source de droit », Mélanges G. Marty, Université des sciences sociales de Toulouse, 1978, p. 463 ; F. Zenati, « Clore enfin le débat », RTD. civ., 1992, « La jurisprudence aujourd’hui », p. 359 ; Xavier Pres, Les sources complémentaires du droit d’auteur français, Presses universitaire d’Aix-Marseille, 2004, p. 115. 87
  2. Theo học thuyết Tam quyền phân lập của Montesquieu thì chỉ có những cơ quan lập pháp mới làm ra luật141. Theo Điều 5 BLDS quy định “cấm thẩm phán ban hành các quy định mang tính lập pháp hay lập quy có hiệu lực áp dụng chung cho tất cả các vụ việc mà mình xét xử” 142. Cơ quan tư pháp chỉ có quyền xét xử bằng cách áp dụng pháp luật và không tạo ra luật. Tuy nhiên, đó là tư tưởng của thời kì trước. Ngày nay, chức năng của thẩm phán đã phát triển và không bị giới hạn bởi việc áp dụng pháp luật đơn thuần nữa. Theo Bellet thì “thẩm phán không còn là người phục tùng của luật pháp nữa, do đó không thể giới hạn vai trò phụ trợ của thẩm phán sau Cách mạng Pháp”143. Các phán quyết của tòa án có sức mạnh thật sự, nó là kết quả của việc áp dụng các quy tắc là làm phong phú đáng kể cho pháp luật. Do đó, việc tham gia vào quy định của pháp luật, chức năng truyền thống của nó là thực thi pháp luật đã đi đôi với chức năng xây dựng pháp luật như chúng ta đã thấy ngày nay. Như vậy có thể nói án lệ có các chức năng đáng chú ý sau: i) Không chỉ áp dụng đơn thuần các quy phạm pháp luật mà còn làm rõ phạm vi của chúng trong nhiều trường hợp phát sinh trong thực tế. Vì nhà lập pháp luôn duy trì ở một mức độ tổng quát nhất định khi làm ra các quy phạm pháp luật để không phải đưa ra các quy phạm pháp luật quá nặng nề và cụ thể theo từng trường hợp. Do đó, thẩm phán phải là “nhà lập pháp” trong những trường hợp cụ thể. ii) Để khắc phục những lỗ hỏng và những thiếu sót của luật như quy định tại điều 4 BLDS Pháp. iii) Thích ứng với sự chuyển biến của xã hội và lấp đầy những khoảng trống phát sinh từ thực tiễn mới. Ngoài chức năng xét xử, quan niệm về các nguồn của luật cũng thay đổi theo thời gian. Việc thừa nhận quyền lực của thẩm phán đánh dấu sự ra đời của quan niệm đa nguyên về nguồn của luật144, mức độ hoàn thiện của nguồn luật tỷ lệ thuận với mức độ tự chủ được thừa nhận trong các quy tắc của án lệ. Không có văn bản nào quy định một cách trực tiếp là án lệ là nguồn của luật tại Pháp. Tuy nhiên, Điều 4 BLDS lại có quy định “Thẩm phán từ chối xét xử khi cho rằng không có luật điều chỉnh hoặc thiếu quy định pháp luật hoặc quy định của pháp luật 141 Montesquieu, De l’esprit des lois, Livre XI, chap. 6. - Et spéc, P. Raynaud, « La loi et la jurisprudence, des lu- mières à la révolution française », APD, « La jurisprudence », t. 30. Sirey, 1985, p. 61s. 142 Article 5: Il est défendu aux juges de prononcer par voie de disposition générale et règlementaire sur les causes qui leur sont soumises. Tra cứu tại : https://www.legifrance.gouv.fr/codes/article_lc/LEGIARTI000006419284 (truy cập ngày 21/11/2021). 143 P. Bellet, « Servitudes et libertés du juge : les articles 4 et 5 du code civil français », Arguments d’autorité et ar- guments de raison en droit, Travaux du Centre national de recherches de logique, éd. Némésis, 1988, p. 145. 144 John Griffiths (1986) What is Legal Pluralism? The Journal of Legal Pluralism and Unofficial Law, 18:24, 1- 55, DOI: 10.1080/07329113.1986.10756387. 88
  3. không rõ ràng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự”145. Khi thực hiện soạn thảo các quy định pháp luật, nhà lập pháp với kiến thức uyên bác của mình có thể dự đoán tối đa các tình huống xảy ra trong xã hội để đưa ra quy định điều chỉnh. Tuy nhiên, thế giới luôn vận động biến đổi không ngừng, các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp. Nhận thức được điều này, nhà lập pháp đã xây dựng Điều 4 BLDS, chính vì vậy mà vai trò của thẩm phán ngày càng quan trọng khi gặp phải những tình huống mà luật chưa có quy định hoặc quy định không rõ ràng, thẩm phán sẽ giải thích các quy định của pháp luật để có thể áp dụng một cách chính xác trong quá tình xét xử, từ đó hình thành nên án lệ. Án lệ có phải là nguồn của luật? Vào thế kỷ 19, học thuyết thời đó cho rằng chỉ có văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn chính thống của luật. Tuy nhiên, đến thế kỷ 20, chủ yếu dưới ảnh hưởng của Gény, nguồn của luật bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, án lệ146. Bên cạnh các nguồn khác của luật thì án lệ được thừa nhận bởi hầu hết các luật gia là nguồn của luật và cuộc tranh luận ngày nay đã hầu như ít được đề cập về vị trí của án lệ trong các nguồn của luật trừ một vài lĩnh vực đặc biệt như luật hình sự147. Do dó, án lệ là nguồn thứ cấp hay nói cách khác là nguồn thực tế của luật, nó tồn tại song song với văn bản quy phạm pháp luật và bổ sung cho luật. Mượn lời của Bellet để kết luận rằng khi đề cập đến vai trò và quyền tự do của thẩm phán “hệ thống pháp luật mà nhà lập pháp (thời kỳ cách mạng Pháp) muốn nó chặt chẽ và cứng nhắc thì ngày nay lại khá linh hoạt và cho phép đảm bảo sự phát triển của pháp luật đi đôi với sự phát triển của xã hội”148. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. F. GENY, Méthode d’interprétation et sources en droit privé positif, T.2, 1964, no 91. 2. F. TERRE, Introduction générale au droit, 6e ed., Dalloz, 2003. 3. F. ZENATI, « Clore enfin le débat », RTD. civ., 1992, « La jurisprudence au- jourd’hui », p. 359. 4. G. CORNU, Vocabulaire juridique, 7e ed., Paris, PUF, 2005. 5. G. STEFANI, G. LEVASSEUR et B. BOULOC, Droit pénal général, Dalloz, no 114. 6. John Griffiths (1986) What is Legal Pluralism? The Journal of Legal Pluralism and Unofficial Law, 18:24, 1-55, DOI: 10.1080/07329113.1986.10756387. 7. O. DUPEYROUX, “La doctrine française et le problème de la jurisprudence source de droit », Mélanges G. Marty, Université des sciences sociales de Toulouse, 1978. 145 Article 4: Le juge qui refusera de juger, sous prétexte du silence, de l'obscurité ou de l'insuffisance de la loi, pour- ra être poursuivi comme coupable de déni de justice. Tra cứu tại https://www.legifrance.gouv.fr/codes/article_lc/LEGIARTI000006419283 (truy cập ngày 21/11/2021). 146 F. GENY, Méthode d’interprétation et sources en droit privé positif, T.2, 1964, n o 91, p. 238 ; P. DEUMIER et T. REVET, Sources du droit (problématique générale), Dictionnaire de la culture juridique, Lamy-Puf, 2003, p. 1432. 147 G. STEFANI, G. LEVASSEUR et B. BOULOC, Droit pénal général, Dalloz, no 114. 148 P. Bellet, « Servitudes et libertés du juge : les articles 4 et 5 du code civil français », Arguments d’autorité et ar- guments de raison en droit, Travaux du Centre national de recherches de logique, éd. Némésis, 1988, p. 145s., spéc. p. 157. 89
  4. 8. P. BELLET, « Servitudes et libertés du juge : les articles 4 et 5 du code civil fran- çais », Arguments d’autorité et arguments de raison en droit, Travaux du Centre national de recherches de logique, éd. Némésis, 1988. 9. P. DEUMIER et T. REVET, Sources du droit (problématique générale), Dictionnaire de la culture juridique, Lamy-Puf, 2003. 10. P. RAYNAUD, « La loi et la jurisprudence, des lumières à la révolution fran- çaise », APD, « La jurisprudence », t. 30. Sirey, 1985. 11. X. PRES, Les sources complémentaires du droit d’auteur français, Presses univer- sitaire d’Aix-Marseille, 2004. 90
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0