BÀN VỀ VẤN ĐỀ TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY
lượt xem 244
download
ThS. Đỗ Thị Hằng Phạm Thị Hương Lê Vốn tự có có vai trò to lớn trong hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Do đó trong thời gian qua, đặc biệt là do tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO mà nhiều NHTM trong nước đã liên tục tăng vốn tự có bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀN VỀ VẤN ĐỀ TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY
- BÀN VỀ VẤN ĐỀ TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Đỗ Thị Hằng Phạm Thị Hương Lê Vốn tự có có vai trò to lớn trong hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM), vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Do đó trong thời gian qua, đặc biệt là do tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO mà nhiều NHTM trong nước đã liên tục tăng vốn tự có bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu tăng vốn tự có có phải là giải pháp duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hiện nay hay không? Bài viết xin được trao đổi một số ý kiến xung quanh vấn đề này. Trước hết phải khẳng định rằng vốn tự có là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân NHTM. Vốn tự có không chỉ là cơ sở, là tiền đề để phát triển các nguồn vốn khác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro, các chủ nợ (người gửi tiền). Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các NHTM đều quan tâm đến việc tăng vốn tự có. Hiện nay các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp sau để tăng vốn tự có: - Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng. 1
- - Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực đòn bẩy tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu. - Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng. - Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của ngân hàng và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế như trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi; ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường (điều này dẫn tới việc làm cho giá cổ phiếu thường bị sụt giảm); thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi ngắn hạn nhưng khi ngân hàng có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài hơn, điều này đồng nghĩa với việc có được một mức lãi suất cao hơn, mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của ngân hàng (đặc biệt trong trường hợp ngân hàng có uy tín lớn) sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do vậy ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất “mềm” hơn khi phát hành loại trái phiếu này, kết quả là chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra cao hơn dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Đối với nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị tiềm ẩn của thị trường vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như vậy, trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng như khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng; nợ của ngân hàng giảm thông qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn. 2
- Thông qua các biện pháp như trên, biểu đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng của vốn tự có cũng như tỷ trọng vốn tự có so với tổng tài sản có của các NHTM Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể. VỐN TỰ CÓ Nghìn tỷ đồng 49 50 43 45 40 35 32 30 26 25 20 15 10 5 0 Q4/2003 Q4/2004 Q4/2005 Q2/2006 VỐN TỰ CÓ/TỔNG TÀI SẢN Đơn vị tính: % 5.19 5.2 5.11 5.1 5 4.9 4.82 4.8 4.76 4.7 4.6 4.5 Q4/2003 Q4/2004 Q4/2005 Q2/2006 3
- Như vậy, xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đặc biệt của vốn tự có, lại trong điều kiện cạnh tranh do Việt Nam gia nhập WTO, theo cam kết của Chính phủ Việt Nam từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và các ngân hàng này được đối xử như các ngân hàng nội địa (được huy động vốn bằng đồng Việt Nam không hạn chế, đặc biệt là được phát hành thẻ tín dụng) sẽ là một thách thức lớn đối với các TCTD trong nước nói chung và các NHTM nói riêng. Do đó, việc các NHTM tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý không theo kịp, hay vốn tăng nhưng ngân hàng chưa thực sự vững mạnh theo đúng chuẩn mực quốc tế thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là các NHTM phải xác định được mức vốn tự có cần thiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng./. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiểu đúng việc tăng vốn bằng trái phiếu
0 p | 321 | 104
-
Thị trường chứng khoán và những hạt sạn
8 p | 172 | 41
-
Bài giảng Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Tính toán từ báo cáo tài chính - Nguyễn Xuân Thành
10 p | 303 | 40
-
HIỂU THÊM VỀ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: DÒNG TIỀN TÀI SẢN, DÒNG TIỀN NỢ VÀ DÒNG TIỀN CHỦ SỞ HỮU
11 p | 185 | 36
-
Bán chịu - con dao hai lưỡi!
6 p | 142 | 30
-
Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT Ninh Giang - 8
9 p | 88 | 15
-
Tăng cường kiểm soát tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hải Vân
19 p | 139 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - ThS. Lê Ngọc Lưu Quang
45 p | 17 | 8
-
Bàn về vấn đề lãi suất và tăng tăng trưởng tín dụng hiện nay ở Việt Nam
5 p | 102 | 8
-
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
6 p | 70 | 6
-
Bàn về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng nhằm chống suy giảm kinh tế
4 p | 66 | 5
-
Nguyên nhân giá của các cổ phiếu Bluechips không tăng mạnh trong thời gian qua
3 p | 98 | 4
-
Thực trạng về hoạt động phát hành trái phiếu xanh của các doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
15 p | 7 | 4
-
Những rủi ro trong cho vay dự án PPP phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
20 p | 18 | 3
-
Những vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện và thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
10 p | 30 | 3
-
Các loại hình dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại Việt Nam
3 p | 77 | 1
-
Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán - Số 10 (231) - 2022
96 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn