Đề bài: Bằng cảm xúc trân trọng và biết ơn, hãy viết một bài văn nhằm nói lên ý <br />
nghĩa của một câu trong một bài hát quen thuộc: “Mùa thu rồi, ngày hăm ba...”<br />
<br />
I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI<br />
<br />
Ngày 2391945, tại Sài Gòn, bọn thực dân Pháp nổ súng, bắt đầu xâm lược nước ta một <br />
lần nữa. Nhân dân Sài Gòn đã cầm súng chiến đấu, quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ <br />
quốc. Từ đó, cuộc kháng chiến đã lan ra khắp Nam Bộ rồi chính thức trở thành cuộc <br />
kháng chiến toàn quốc từ ngày 1912 1946. Trong những ngày đầu của Nam Bộ kháng <br />
chiến, có phong trào Nam tiến của nhân dân vào từ các tỉnh miền Bắc cùng với nhân dân <br />
Nam Bộ chiến đấu chống giặc. Tiếp sau kháng chiến chống Pháp là kháng chiến chống <br />
Mỹ, cho đến Ngày 3041975, cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ đã đi suốt thời gian <br />
30 năm. Bài viết cần làm rõ những nội dung đó. Không đi vào lý luận, bài cần chọn những <br />
sự việc tiêu biểu, nói lên lòng cảm phục và biết ơn, đồng thời cũng nêu lên ý nghĩa của <br />
cuộc kháng chiến.<br />
<br />
II. DÀN BÀI<br />
<br />
1. Mở bài<br />
<br />
Nhắc lại câu hát nhằm khẳng định ý nghĩa của ngày Nam Bộ kháng chiến.<br />
<br />
2. Thân bài<br />
<br />
Giải thích ý nghĩa câu hát: “Mùa thu rồi, ngày hăm ba...”.<br />
<br />
Đó là ngày 23 tháng 9 năm 1945, ngày nhân dân thành phố Sài Gòn bắt đầu cầm súng <br />
đánh giặc, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ;<br />
<br />
Đó là ngày các chàng trai miền Bắc bắt đầu cuộc Nam tiến, cùng với nhân dân Nam Bộ <br />
bảo vệ Tố quốc;<br />
<br />
Bao nhiêu người đã hi sinh xương máu cho cuộc kháng chiến ấy;<br />
Cuộc kháng chiến nói lên tinh thần quý trọng Độc lập Tự do và ý chí bất khuất của nhân <br />
dân ta.<br />
<br />
3. Kết bài<br />
<br />
Tinh thần ngày 23 tháng 9 sống mãi! Nhân dân ta tự hào về cuộc kháng chiến anh hùng.<br />
<br />
BÀI THAM KHẢO<br />
<br />
Mùa thu rồi, ngày hăm ba...<br />
<br />
Ngày 2391945 là ngày đầu tiên Sài Gòn đứng lên chống Pháp<br />
<br />
Ngày 2391945, nơi một góc phố Sài Gòn, một chàng trai tạm biệt người vợ trẻ đề cầm <br />
súng lên đường. Đúng ba mươi năm sau, cũng nơi góc phố ấy, một người đàn ông tóc đã <br />
hoa râm trở về gặp lại người vợ ngày xưa nay mái đầu cũng đã điểm bạc. Người vợ đã <br />
thuỷ chung chờ ông qua ba mươi năm như một nàng Kiều Nguyệt Nga của thời hiện đại. <br />
Dẫu sao đôi vợ chồng ấy cũng là những người may mắn.<br />
<br />
Ngày 2391945, dưới một mái nhà lợp lá dừa nước của một làng quê, có người phụ nữ <br />
xinh đẹp cùng với đứa con nhỏ bê" trên tay, đã giơ một cánh tay vẫy chào người chồng ra <br />
trận. Ba mươi năm sau, một người đàn ông đã độ tuổi sáu mươi, tìm đến nơi vườn cũ, <br />
ngạc nhiên khi thấy trên đầu vợ mình là vành khăn tang, và trên bàn thờ nghi ngút khói <br />
hương là tấm ảnh của chính mình. Hai người ôm nhau mà khóc trong mừng tủi mênh <br />
mông: Đôi vợ chồng ấy thật may mắn. <br />
<br />
Cũng trong ngày 2391945 ây, nơi một góc phố Hà Nội, có những chàng trai vội vã chạy <br />
đến xếp thành đội ngũ đế tiến về ga Hàng cỏ. Trên sân ga, con tàu dài đang tuôn khói <br />
trắng và rú lên những hồi còi giục giã niềm khát vọng tiến về Nam đế bảo vệ miền đất <br />
Nam Bộ “là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”. Trong số những chàng trai <br />
ấy, nhiều người đã trơ về Hà Nội với những huân chương chiến công trên ngực nhưng <br />
cũng với những vết thương trên thân thể, có không ít người còn để lại một phần xương <br />
thịt của mình nơi một mảnh đất nào đó trên đất Nam Bộ sông nước mênh mông. Dẫu sao, <br />
đó cũng là những con người may mắn.<br />
<br />
Bởi vì có không ít người Hà Nội không còn trở về với Hà Nội. Có không ít người không <br />
còn trở về đề gặp lại người vợ trẻ đỏ mắt chờ mong nơi góc phố Sài Gòn hay nơi mái <br />
nhà của miền quê Nam Bộ yên bình. Rất nhiều người mẹ đã không hề nhìn thấy lại đứa <br />
con trai yêu dấu của mình kể từ sau ngày hai mươi ba tháng chín ấy.<br />
<br />
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, ngày nhân dân Sài Gòn, nhân dân Nam Bộ đứng lên cầm súng <br />
đánh giặc Pháp để bảo vệ Độc lập, Tự do, bảo vệ sự trường tồn của Đất Nước một dải <br />
từ ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau. Đất nước vừa sống trong Độc lập Tự do chưa được <br />
bao ngày, chỉ vừa đúng ba tuần với đúng 21 ngày chần, nhưng Độc lập quý giá vô cùng, <br />
Tổ quốc thiêng liêng vô cùng! Phải bảo vệ sự sống còn của Sài Gòn, của Nam Bộ, trong <br />
sự vững bền muôn thuở của Tố quốc Việt Nam. Cuộc chiến đấu ấy đã đi đúng một vòng <br />
thời gian chưa từng có trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: ba mươi <br />
năm.<br />