Bảng chữ cái tiếng Việt cần phải được “chuẩn hóa”
lượt xem 3
download
Bài viết này tập trung trao đổi với quan điểm cho rằng “Bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành có 7 chữ cái bị kì thị” (Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư) trong lúc lại “thiếu 4 chữ cái đã trở nên thông dụng” (F, J, W, Z) là thiếu sót cần phải có biện pháp để chuẩn hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảng chữ cái tiếng Việt cần phải được “chuẩn hóa”
- BẢNG CHỮ CÁI Khoa Sƣ phạm, Trƣờng TIẾNG VIỆT CẦN Đại học Giáo dục – Đại PHẢI ĐƢỢC học Quốc gia Hà Nội “CHUẨN HÓA” Điện thoại: 0983075618 (Trao đổi cùng tác giả Email: bài “Một số biện pháp lethoitan@gmail.com để chuẩn hóa Bảng chữ cái tiếng Việt”) TS. LÊ THỜI TÂN TÓM TẮT Bài viết này tập trung trao đổi với quan điểm cho rằng “Bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành có 7 chữ cái bị kì thị” (Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ƣ) trong lúc lại “thiếu 4 chữ cái đã trở nên thông dụng” (F, J, W, Z) là thiếu sót cần phải có biện pháp để chuẩn hóa. Từ khóa: chữ cái Latin, chữ Quốc ngữ, bảng chữ cái tiếng Việt, chuẩn hóa ABSTRACT Does the Vietnamese alphabet need standardizing? (Exchanging ideas with the author of the article “Some suggestions to standardize the Vietnamese alphabet”) This article focuses on exchanging ideas relating to the claim that “the current Vietnamese alphabet has 7 discriminated letters” and “4 letters which do not belong to the Vietnamese alphabet but have been used more frequently in the modern Vietnamese language” is a shortcoming and some measures should be taken to standardize the modern Vietnamese alphabet. Key words: Latin script, written language, Vietnamese alphabet, standardize. Quy luật phát triển của văn tự xét về mặt cách biểu đạt đƣợc khái quát thành từ biểu hình đến biểu ý đến biểu âm. Nhìn từ một góc độ nhất định, việc ta dùng chữ quốc 839
- ngữ cho tiếng Việt không ra ngoài quy luật đó. Ngày nay ta thƣờng nói đến toàn cầu hoá. Trong thực tế cũng đã diễn ra quá trình toàn cầu hoá chữ cái La tinh. Nhƣ ta thấy trên Internet ngày nay, văn tự sử dụng chữ cái La tinh chiếm đến 99%. Những nƣớc không dùng chữ cái La tinh cũng cần thông qua Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) để thống nhất một tiêu chuẩn phiên âm La tinh tiện cho giao lƣu văn hoá. Quan tâm nhiều hơn đến chữ Việt cũng chính là để tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hoá. Tất nhiên, thực khó mà nói đến “chữ quốc ngữ” nếu nhƣ chƣa định hình đƣợc bảng chữ cái tiếng Việt. Việc tạo dựng bộ kí tự gọi là “Bảng chữ cái tiếng Việt” là một thành tựu lớn lao. Đến nay việc sử dụng bảng chữ cái này đã có lịch sử hàng thế kỉ. Thật là ấn tƣợng khi ta đọc thấy có bài viết đặt vấn đề “phân tích nhƣợc điểm và thiếu sót của bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành: có một số chữ cái bị kì thị (Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ƣ) và lại thiếu 4 chữ cái đã trở nên thông dụng trong tiếng Việt hiện đại là F, J, W và Z” [4 tr.153]. Và giải pháp chuẩn hóa bảng chữ cái tiếng Việt đã đƣợc tác giả bài viết nêu ra sau khi lần lƣợt luận giải tập trung về hai nhóm gọi là “Những chữ cái bị kì thị” và “Những chữ cái bị dùng lậu”. Về “Những chữ cái bị kì thị”, tác giả bài báo TS Lê Vinh Quốc nói: “Trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành có bảy chữ đặc biệt, đƣợc tạo thành bằng cách bổ sung các dấu hiệu (“thêm mũ, thêm râu”) vào năm chữ cái Latin gốc (A, D, E, O, U) để làm thành những chữ cái mới cho riêng tiếng Việt (tạm gọi là các chữ biến thể). Đó là: Ă và Â (biến thể của A), Đ (biến thể của D), Ê (biến thể của E), Ô và Ơ (biến thể của O), Ƣ (biến thể của U). Nếu chỉ sử dụng để đánh vần (hay ghép vần), đọc, viết hay biên soạn từ điển thì những chữ biến thể này dƣờng nhƣ không có vấn đề gì phải bàn. Nhƣng khi sử dụng chúng trong những trƣờng hợp khác lại có vấn đề phát sinh. Khi cần sắp xếp một hệ thống nào đó theo vần chữ cái, ngƣời ta chỉ dùng các chữ cái Latin gốc mà không dùng đến các chữ biến thể đó. Chẳng hạn, khi dùng bảng chữ cái để ghi ký hiệu các hàng ghế của hội trƣờng, nhà hát, rạp chiếu bóng, sân vận động hay tàu xe, ngƣời ta đều ghi theo thứ tự nhƣ sau: A, B, C, D, E, G (...) O, P, Q (...), T, U, V, X, Y... Nhƣ vậy tức là các chữ biến thể (Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ƣ) đã hoàn toàn bị loại bỏ. Khi cần trình bày các luận điểm theo thứ tự vần chữ cái, ngƣời ta cũng thản nhiên bỏ qua những chữ đó. Trong các môn học ở nhà trƣờng, khi cần dùng bảng chữ cái để trình bày các ký hiệu hay công thức, những chữ này không bao giờ đƣợc áp dụng. Chẳng hạn ở môn hình học luôn có các tam giác A-B-C, nhƣng chƣa bao giờ có tam giác A-Ă -Â!” Kế đó bài báo dành mục “Những chữ cái bị dùng lậu” để bàn về việc bảng chữ cái tiếng Việt “thiếu 4 chữ cái đã trở nên thông dụng trong tiếng Việt hiện đại là F, J, W và Z”. Thực ra đây chính là vấn đề mà tác giả đã từng nêu trong trên báo Tuổi Trẻ một năm trƣớc đó. Xin đƣợc trích dẫn nguyên văn: “Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, cả bốn chữ 840
- cái này đã đƣợc dùng trong ngôn ngữ điện tín để thay cho dấu giọng và thay cho những chữ “thêm mũ, thêm râu” nêu trên. Khi ghi ký hiệu các hàng ghế ngƣời ta loại bỏ các chữ biến thể nhƣng lại thêm vào bốn chữ cái gốc Latin này. Cả bốn chữ đó nằm trong học vấn ở nhà trƣờng từ lâu với “lực F”, thang nhiệt độ F, các nguyên tố hóa học Flo, Fe, Wonfram, Zn, thời đại cổ sinh học “kỷ Jura” hay định luật “Jun-Len xơ”, với các bài toán tìm ẩn số x-y-z, các đơn vị đo công suất điện W hay kW hoặc đo sóng điện từ kHz, MHz và tên gọi của hàng loạt hóa chất nhƣ bazơ, saccarozơ, glucozơ, benzen... Chúng cũng chính thức hiện diện trong tên gọi tắt của các cơ quan, xí nghiệp của nƣớc ta: Fafilm, Fahasa, TFS, VFF, Z751, Z755, Z25... Chúng thƣờng xuyên xuất hiện trong các văn bản liên quan đến quan hệ quốc tế qua những tên gọi tắt của UNICEF, FAO, IMF, FIFA, AFC, WB, WTO, WHO... Trong đời thƣờng mọi ngƣời đã quá quen với tần số FM, máy fax, đèn flash, festival, quần jeans, nhạc jazz, võ judo, thịt jambon, khu vực WC... Chữ Z đƣợc dân ta đặc biệt ƣa thích nên một số ngƣời đã thêm nó vào tên của mình (Dzoãn, Dzếnh, Dzũng...), hoặc chêm vào từ thuần Việt (dzậy, dzũa, dzui dzẻ...) và thƣờng nói câu “từ A đến Z” thay cho câu “từ A đến Y”! Nếu kể cả những tên ngƣời, tên đất và tên các sản phẩm của nƣớc ngoài đƣợc viết đúng theo từ gốc trong các văn bản của nƣớc ta thì tần suất hiện diện của bốn chữ đó nhiều vô số kể. Đặc biệt là trong công nghệ thông tin, bốn chữ này đã trở thành những ký tự không thể thiếu và bắt buộc phải dùng. Theo đó, mọi website đều phải gắn liền với chùm ký tự “www” và phải viết đúng chuẩn quốc tế (chẳng hạn nhƣ website của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam: www.vff.org.vn); trong khi các phím shift, page down, F1, F2, F3, F4... là những quy chuẩn quốc tế trên bàn phím của máy tính điện tử mà ai dùng cũng phải biết. Nói chung, F, J, W và Z đã trở thành những chữ cái thông dụng và cần thiết trong xã hội nƣớc ta. Sự khiếm khuyết các chữ này trong bảng chữ cái tiếng Việt đã làm việc sử dụng chúng không có cơ sở pháp lý, khiến chúng trở thành những chữ cái đƣợc dùng lậu.”[5] . Lập luận của TS Quốc dƣờng nhƣ có thể tóm lƣợc nhƣ sau: 1) nhóm Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ƣ có trong bảng chữ cái nhƣng không đƣợc dùng để đánh thứ tự các hàng ghế, các đề mục, gọi tên các hình ở môn hình học. Để khắc phục sự kì thị đó, ta nên đƣa chúng ra khỏi bảng chữ cái cơ bản; 2) nhóm F, J, W và Z đã đƣợc dùng thông dụng trong tiếng Việt nhƣng chúng lại không có mặt trong bảng chữ cái chính thức (chữ “ngoài luồng”) thành ra việc dùng chúng thiếu đi cơ sở pháp lí (dùng lậu). Vì vậy cần bổ sung đƣa vào bảng chữ cái (và tính ngay tới việc chuẩn bị để đối phó hệ/hậu quả thay thế Z thay D, F thay PH). Tóm lại là, để cho 7 chữ Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ƣ tránh đƣợc “kì thị” thì yêu cầu bảng chữ cái tiếng Việt “tái định cƣ” chúng vào khu riêng (xem ra tình hình có vẻ để tránh kì thị “màu da” thì lại biến thành phân biệt “chủng tộc” vậy). Đồng thời, để chấm 841
- dứt “dùng lậu” thì đề nghị bảng chữ cái tiếng Việt “cơi nới” thêm chỗ cho bốn chữ F, J, W và Z. Nói gọn lại là, trƣờng hợp bị “kì thị” không đƣợc dùng thì xử lí đƣa ra ô riêng, còn trƣờng hợp đƣợc “dùng lậu” thì đề nghị đƣa vào1. Kê dẫn của chính tác giả cho ta thấy “giải pháp chuẩn hóa” bảng chữ cái tiếng Việt – đơn giản thay – hãy quay lại học tập bảng chữ cái “Quốc văn Giáo khoa thƣ, 1925” hoặc làm nhƣ bảng chữ cái tiếng Pháp... Thực ra, cứ lẽ thƣờng mà xét, “kì thị” và “dùng lậu” là con một nhà. Đƣa F, J, W và Z vào cho khỏi “dùng lậu” thì dẫn đến “kì thị” những chữ khác. Giữ để không “kì thị” chữ khác thì đến lƣợt bốn chữ đó lại bị xếp vào hàng bị “kì thị”.2 Trƣờng hợp “đƣa vào” tƣởng để rộng đƣờng hòa nhập quốc tế thì vấp chữ “chập đôi” vốn có, trƣờng hợp “đƣa ra” tƣởng để không kì thị dân tộc thì rồi lại thành ra phân biệt những chữ “đội mũ thêm râu có đuôi” với chữ “nguyên” Latin3. Lập luận của TS Lê Vinh Quốc về câu chuyện Alechxandre de Rhodes “loại bỏ bốn chữ cái” F, J, W và Z khi “sáng tạo chữ quốc ngữ” tạo cảm giác bốn chữ đó sở dĩ ngày nay ra nông nỗi lâm vào tình trạng “dùng lậu” ấy chỉ vì từ rất sớm chúng đã bị tiếm quyền bởi PH, GI, D và Đ: “Đến nay, các nhà ngôn ngữ học vẫn không hiểu vì sao khi sáng tạo ra chữ quốc ngữ, linh mục Alexandre de Rhodes đã loại bỏ bốn chữ cái gốc Latinh nêu trên (tức bốn chữ F, J, W, Z) để rồi phải dùng PH thay cho F, dùng GI thay cho J và dùng D để ghi cái âm đáng lẽ thuộc về Z; rồi lại phải chế ra chữ Đ để ghi cái âm vốn thuộc về D?”, “Rất có thể sẽ bỏ chữ Đ để trả lại vai trò chính xác của chữ D (tức dùng D thay cho Đ), rồi dùng Z thay cho D hiện hành” [4 tr.156]4. Về việc này ông An Chi đã góp ý rất cụ thể trong bài “Có bị kì thị hay không”5. Ở đây chúng tôi chỉ muốn lƣu ý thêm rằng, tuy nói “rất có thể” nhƣng tới lúc đề xuất bảng chữ cái chuẩn hóa của mình thì tác giả đã thực sự bỏ chữ này đi. Vậy là, dù thế nào đi nữa, việc ông “đuổi” chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái chẳng phải cũng là một sự kì thị hay sao? Bảng chữ cái là cả một đại đề tài. Bàn bạc về vấn đề này cần một tầm nhìn ngữ học bao quát “từ A đến Z” (hoặc “lẽ ra phải nói từ A đến Y” – lời của chính tác giả6). Tiếc rằng trình độ a bờ cờ về ngữ học nhƣ chúng tôi không cho phép bản thân lập luận đƣợc thành hệ thống luận điểm a bê xê rành mạch. Vậy thì cách tốt nhất là cứ lần lƣợt men theo các luận điểm của tác giả bài báo vậy. Trƣớc tiên thử xét trƣờng hợp đánh thứ tự hàng ghế bằng các chữ cái. Có thể thấy trong trƣờng hợp này, ngƣời ta đã dùng các chữ cái (mẫu tự/con chữ/chữ) nhƣ những kí hiệu/hình hiệu7. Khi dùng để đánh thứ tự hàng ghế, ta có thể xem xét chữ cái nhƣ một hình hiệu – tri giác bằng mắt (tƣơng tự nhƣ đánh số vậy). Chúng tôi tin rằng những ngƣời nghĩ bảng chữ cái trƣớc hết nhắm “khả năng ghi lại đủ chân thực, đủ chân xác bộ mặt ngữ âm của các từ ngữ”[2] tiếng ta và nó có “đặc thù” riêng khiến đáng để gọi là “bảng chữ cái tiếng Việt” sẽ thấy chẳng có gì là kì thị khi những chữ Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ƣ ghi âm tiếng Việt này không đƣợc dùng để đánh thứ tự. Sự thực là dãy chữ Latin A, B, C, D, E, G,... với truyền thống xƣớng/gọi tên con chữ kiểu Pháp a, bê, xê, đê, en lờ,.. ... vê đúp, dét (lẫn cả cách gọi tên chữ kiểu 842
- Việt i dài Y) khi điểm hàng ghế trong hội trƣờng cũng chẳng làm nảy sinh vấn đề gì cả. Nếu phân biệt hàng ghế với bảng chữ thiếu “7 chữ kì thị” đó mà vẫn sợ lẫn khi xƣớng/nói thì dùng chữ số (nhìn hay đọc “thứ nhất”/“số một”, “thứ nhì/hai”/“số hai”) vậy. Chẳng qua kí hiệu thì nằm trong hệ thống, khi chữ cái đã dùng cho cả hàng hay dãy thì con số dành để đánh cho từng ghế.8 Có thể thấy dãy không có các “biến thể” “đội mũ thêm râu” A, C, D, E, F, G, H, I, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U,... tự bản thân chúng đã thành một hệ thống kí hiệu “tối ƣu” cho việc đánh thứ tự hay tạo dấu hiệu phân biệt. Cách làm đó có lợi cho tri giác. Quan trọng hơn câu chuyện đánh thứ tự thuần bằng chữ cái Latin hay đánh thứ tự theo bảng chữ cái tiếng Việt, ở đây vấn đề chủ yếu là kí hiệu giúp phân biệt và nhận diện tốt hơn.9 Một cách giản dị, câu chuyện nên đƣợc nhìn nhận nhƣ vậy. Vì vậy, có thể nói việc nhìn nhận hiện tƣợng gọi là "những chữ cái bị kỳ thị" là cách nhìn không đúng vấn đề. Không phải một số chữ cái không đƣợc dùng (trong những trƣờng hợp mà tác giả kê dẫn) thì kết luận thành "chúng bị kì thị" rồi liền đề nghị có biện pháp với bảng chữ cái tiếng Việt. Nhóm các chữ “dùng lậu” ít hơn về số lƣợng so với nhóm các chữ “bị kì thị”. Tuy vậy thực tế “sử dụng” chúng nhƣ ta thấy qua kê dẫn của tác giả là khá phức tạp. Để có thể thực sự có đƣợc một phản biện xác đáng cho luận điểm “cần đem chúng vào bảng chữ cái để chấm dứt tình thế dùng lậu” ta cần lần lƣợt thảo luận từng trƣờng hợp cụ thể.10 Bản thân sự khái quát hóa thành ba trƣờng hợp (i), (ii) và (iii) nhƣ thế cũng cần đƣợc coi lại và trong mỗi trƣờng hợp thì từng cách nói kiểu “xuất hiện ở từ tiếng Việt”, “từ viết tắt ngƣời Việt tự đặt”, “nằm trong từ phiên âm sang tiếng Việt”, “từ nƣớc ngoài đích thực” đều phải đƣợc giới thuyết rõ thì thì mới mong có đƣợc một sự đối thoại tích cực. Chẳng hạn, ta thấy tác giả xếp benzene vào trƣờng hợp (i) “gốc từ nƣớc ngoài nhƣng phiên âm sang tiếng Việt” nhƣng độc giả có thể cho đó là từ tiếng Anh, thậm chí là danh từ viết đúng theo quy định của IUPAC. Độc giả cũng có thể hỏi tại sao tác giả lại đƣa từ cafe vào trƣờng hợp (iii) “từ nƣớc ngoài đích thực nhƣng không có từ Việt thay thế, hoặc nếu dịch hay phiên âm sang tiếng Việt sẽ trở nên rắc rối, thiếu chính xác so với dùng từ nguyên gốc”. Đó phải chăng là café tiếng Pháp? Viết tiếng Việt cà phê (đã Việt hóa tới độ bình dân nghĩ rằng đó cũng là một loại cà) thì có trở nên rắc rối, thiếu chính xác hay dùng tiếng Anh coffee thì chính xác hơn? Trong trƣờng hợp (iii) này ta còn thấy có từ jambon. Thực tế không ít ngƣời viết giăm bông, thậm chí nhƣ lời ông An Chi – viết kiểu “đầu gà đít vịt” jambông. Nói chung các hiện tƣợng đó chứa đựng nhiều vấn đề yêu cầu đƣợc mổ xẻ đến nơi đến chốn trƣớc khi đặt giải pháp này nêu kiến nghị kia11. Khỏi phải nói trong các trƣờng hợp mà tác giả nêu ra, phiên âm luôn là một câu chuyện hết sức phức tạp. Nhƣng chúng tôi tin rằng nếu ngày nay chả còn ai phân vân với phiên âm từ Hán Việt hay chê trách nói café, frein, chambre, enveloppe thành cà phê, phanh, săm/xăm, lốp thì cũng chẳng có gì mà phải yêu cầu đƣa ngay những chữ cái gọi là “dùng lậu” ấy vào bản chữ cái 843
- tiếng Việt cả. Phiên âm là một vấn đề phức tạp, chúng tôi không đủ sức bàn. Chỉ xin dẫn lại ý kiến của GS Cao Xuân Hạo và xin đƣợc tỏ thái độ tán đồng: “Một khi "tiếng" đã đƣợc tháo rời ra thành âm, các văn bản tiếng Việt có thể sao đúng chính tả của bất cứ từ ngữ nào (đặc biệt là các tên họ) đƣợc viết bằng chữ La Tinh hoặc đã đƣợc chuyển tự sang hệ chữ La Tinh. Điều này làm cho việc phiên âm các tên họ của ngƣời nƣớc ngoài trở nên hoàn toàn vô ích và thậm chí rất có hại, nhất là khi ta biết rằng theo thống kê sơ bộ hơn 90% các tên họ nƣớc ngoài (kể cả ngƣời Pháp và ngƣời Anh) bị phiên âm sai chỉ vì ngƣời viết không biết đọc các tên họ ấy (chứ không phải vì quy tắc chính tả tiếng Việt không cho phép phiên âm đúng). Vả lại làm sao có thể biết đọc cho đúng tên họ của dăm trăm thứ tiếng trong nhân loại? Trong tình hình văn hoá của thế giới ngày nay, việc truyền thông, trao đổi đƣợc thực hiện chủ yếu là qua văn bản, cho nên chính tả quan trọng hơn phát âm rất nhiều. Cái thói phiên âm sinh ra do một định kiến hoàn toàn vô căn cứ (chƣa bao giờ đƣợc kiểm nghiệm), cho rằng quần chúng ít học và học sinh không thể viết đúng và đọc đúng những từ nhƣ volt, watt, ampère hay những tên nhƣ Marx, Engels.” [3]. Để tạm gói lại vấn đề, xin dẫn ra đây trƣờng hợp có khi là đã đồng thời liên quan đến cả hai chuyện “kì thị” và “dùng lậu” mà TS Lê Vinh Quốc đề cập: chữ W trong cách cách viết tắt bất hủ TW. Có thể lấy đó làm ví dụ cho việc “dùng lậu” (hiểu “lậu” theo nghĩa nào đi nữa - giấu diếm, ngoài luồng hay bất hợp pháp) hay không? Chuyện thực ra có lẽ là rất giản dị. Các văn bản hành chính đã đƣợc đánh máy bằng máy đánh chữ nhập ngoại và ngƣời ta dùng chữ W thay cho Ƣ không có trên bảng phím. Tất nhiên cũng có cách giải thích khác cho rằng đó là kết quả “rút gọn” của “uwowng” từ cách gõ kiểu TELEX. Thậm chí có ngƣời cho rằng W trong viết tắt TW về mặt đánh máy chữ đƣợc tạo nên từ việc gõ hai lần chữ V tạo thành VV “mô phỏng” Ƣ. Dù thế nào đi nữa thì tình tiết cơ bản của câu chuyện vẫn là: “trung ƣơng” viết tắt là TƢ12 và W thay cho Ƣ tạo thành cách viết tắt phổ biến TW. Liệu có thể nhìn nhận chuyện này thành chuyện “kì thị” Ƣ và “dùng lậu” W đƣợc không? Để rồi sau khi nhìn nhận thành nhƣ thế liền đi đến kết luận cần có giải pháp sửa đổi bảng chữ cái tiếng Việt? Thực ra chuyện có thể nói một cách giản đơn rằng, ở đây W đã trở thành kí hiệu của chữ Ƣ trong cách viết tắt TW thế thôi. Nói cách khác đó chỉ là câu chuyện giải pháp kĩ thuật mà thôi.13 Cách nói “những chữ cái bị kì thị” và “những chữ cái đƣợc dùng lậu” có thể đƣợc xem là một cách nói gây ấn tƣợng mạnh và khá thú vị. Nhƣng suy cho cùng đó cũng chỉ là một cách mô tả hiện tƣợng. Sự mô tả hiện tƣợng đó không dính dáng gì cho lắm tới bản chất ngữ học của việc nhận diện trở lại bảng chữ cái tiếng Việt. Chúng tôi không thấy có gì là đích đáng khi đặt vấn đề đề nghị chuẩn hóa bảng chữ cái do chỗ có hiện tƣợng gọi là “kì thị” và “dùng lậu” hai nhóm chữ cái theo hình dung của TS Lê Vinh Quốc 844
- Chú thích: 1 Nghe nói ở Ý hai chữ J và W cũng đâu có chính thức đƣợc đƣa bảng chữ cái, thậm chí bảng chữ cái tiếng Ý còn “khuyết thiếu” cả vài ba “chữ cái Latin” nữa (X, K, Y). Không rõ dân Ý có thấy bất an khi “dùng lậu” những từ có các chữ cái này không? Câu chuyện “chuẩn hóa” bảng chữ cái tiếng Việt mà TS Quốc đã nêu gọi gọn lại cũng là chuyện “tách tách nhập nhập”. Ông An Chi nhận xét “sinh sự sự sinh”. Chắc không ít độc giả cảm thấy rất ấn tƣợng trƣớc một “đề tài ngiên cứu” nhƣ thế (chúng tôi cứ mạn phép viết chữ “ngiên” đúng theo quan điểm mà chính tác giả có nêu trong bài - “Bỏ vần NGH, nhất loạt sử dụng vần NG (nge, xã hội chủ ngĩa)”. 2 Có “lậu” suy cho cùng là do có “kì thị” hoặc quy định độc quyền (ví dụ thời Pháp thuộc có “rƣợu ty” thì rƣợu dân nấu thành “rƣợu lậu”). 3 Đọc phần viết về những chữ cái bị kì thị những tƣởng tác giả sẽ đề nghị dùng Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ƣ vào việc ghi kí hiệu hàng ghế và đổi gọi “tam giác A-B-C” thành “tam giác A-Ă-”. Nhƣng rồi đến khi đề xuất giải pháp “chuẩn hóa” bảng chữ cái thì tác giả lại đề nghị xem chúng chỉ là “phụ chú” của “bảng chữ cái cơ bản”. 4 Không ngại xem thêm lí giải về Đ/D/Dz của Nguyên Nguyên (bài “Năm Mùi, thử tìm hiểu chữ D (và Dz) trong tiếng Việt” - honque.com/HQ021/bKhao_nNguyen.htm). Các cắt nghĩa ngữ học cẩn trọng sẽ khiến độc giả lấy làm boăn khoăn trƣớc những cách nói đại loại “Chữ Z đƣợc dân ta đặc biệt ƣa thích nên một số ngƣời đã thêm nó vào tên của mình (Dzoãn, Dzếnh, Dzũng...), hoặc chêm vào từ thuần Việt (dzậy, dzũa, dzui dzẻ...)”. 5 Xem trên http://petrotimes.vn/news/vn/hoc-gia-an-chi-giai-dap/co-bi-ky-thi-hay- khong.html. 6 Cứ theo logic đó thì cũng nên chuyển cách nói “X-Y-Z” thành “V-X-Y”. 7 Đƣơng nhiên các chữ cái tự thân chúng là để ghi âm – mỗi con chữ là một kí hiệu “ghi âm” nói ra/đọc lên đƣợc. Đó vốn là “bản mệnh” của chữ cái. 8 Giả tƣởng tình huống có hội trƣờng dùng các chữ Ă, Â, Ê đánh dấu hàng ghế cùng cửa ra vào và MC sẽ gọi “mời nam đại biểu ở ghế “á” một (Ă1) và nữ đại biểu ở ghế “ớ” ba (Â3) ra cửa “ê” (Ê)...”! Không ngại giả tƣởng thêm tình huống những kí hiệu chữ cái biến thể này bị phai/mờ/mòn/bay mất phần “râu/mũ” – phần mà khi ta sơn/khắc/đúc chúng ngƣời ta cũng đã thấy “thêm công thêm việc”. Nhƣ là những hình ảnh tri giác từ 845
- hệ thống, sự khác biệt hoàn toàn giữa các kí hiệu giúp ngƣời ta phán đoán dễ dàng hơn cả trong trƣờng hợp bị hạn chế hay trở ngại trong quan sát. 9 Về lí mà nói nếu những ngƣời đánh dấu hàng ghế “nói thẳng” ra rằng họ chọn dùng dãy chữ Latin A, C, D, E, F, G, H, I, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U,... thì ta cũng không thể quy tội kì thị Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ƣ cho họ đƣợc. Chuyện không phải là họ đã không dùng bảng chữ cái tiếng mình hay dùng bảng chữ cái tiếng mình mà cố tình gạt bỏ mấy chữ “đội mũ mang râu” Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ƣ. Câu chuyện tƣơng tự nhƣ việc – ví dụ ngƣời Trung Quốc dùng dãy A, C, D, E, F, G, H, I, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U,... để đánh dấu hàng ghế trong nhà hát, hội trƣờng mà không nghĩ tới chuyện đó là một sự kì thị đối với - chẳng hạn dãy “甲乙丙丁(Giáp, Ất, Bính, Đinh,...) – 子丑寅卯 (Tí, Sửu, Dần, Mão,...)” của hệ thống can-chi truyền thống. 10 Gạt trƣờng hợp “từ phiên âm” ra, ông Nguyễn Đức Dƣơng phân chia một cách rất dễ theo dõi các trƣờng hợp còn lại có chứa các chữ F, J, W, Z thành 5 trƣờng hợp (xem Cấp “giấy chứng minh” cho bốn chữ cái, Tuổi Trẻ, ngày 7/5/2012). Chúng tôi tán thành cách đặt vấn đề cấp “giấy chứng minh” và nghĩ rằng thực tế sử dụng bốn chữ F, J, W, Z (là những chữ không đƣợc dùng để ghi lại âm vị nào của tiếng Việt) này chả tới mức khiến ta phải nêu yêu cầu đƣa chúng vào bảng chữ cái tiếng Việt. 11 Cá nhân chúng tôi chẳng kì thị gì sự phồn tạp nhiễu nhƣơng hoặc dùng từ mới hơn - “bựa” trong “thực tiễn” nói - viết giữa xã hội. FAFILM rõ là một lối viết lai ghép hổ lốn mà cách nói/đọc (giờ) GMT viết tắt của tiếng Anh thành “giê em-mờ tê” cũng là sự thƣờng. Nhƣng dù gì thì lúc nào cũng tồn tại một ranh giới giữa những cái thuộc vị trí bên lề, “dùng lậu” thực sự với những thứ chính thống, chuẩn tắc, miễn “kì thị”. 12 Viết tắt TƢ không có dấu chấm cách giữa hai chữ gây đọc liền thành “tƣ” (“của tƣ” và “bốn”). 13 Chúng tôi tán đồng quan điểm chấp nhận F, J, W, Z nhƣ là “yếu tố ngoại biên” (Trần Chút) và việc đƣa chúng vào từ điển chỉ là để “mở rộng khả năng xử lý văn bản” (An Chi). Tƣơng tự, “Nếu chỉ là việc “thêm các ký tự này” dùng cho “công nghệ thông tin” thì không liên quan gì đến bảng chữ cái tiếng Việt. Môn học này, hay tài liệu giới thiệu về “công nghệ thông tin” chỉ cần nêu “phàm lệ” là đủ, không cần phải điều chỉnh bản chữ cái của tiếng Việt làm gì.” (Trần Trí Dõi). Có thể theo dõi lại các trích dẫn này từ bài “Xin để yên chữ quốc ngữ” của An Chi trên http://nhavantphcm.com.vn/doc-duong- van-hoc/an-chi-xin-de-yen-chu-quoc-ngu.html. 846
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. An Chi (2011), “Xin để yên chữ quốc ngữ”, Đƣơng Thời, (35) - 2011. 2. Nguyễn Đức Dƣơng (2012), “Cấp “giấy chứng minh” cho bốn chữ cái”, Tuổi Trẻ, 7/5/2012. 3. Cao Xuân Hạo (2003), “Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ”, Tiếng Việt văn Việt ngƣời Việt, Nxb Trẻ, 2003. 4. Lê Vinh Quốc (2013), “Một số biện pháp để chuẩn hóa bảng chữ cái tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Trƣờng ĐHSP TPHCM, (46) 5/2013. 5. Lê Vinh Quốc (2012), “Những chữ cái bị kỳ thị”, Tuổi Trẻ, 3/5/2012. 847
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ thống từ điển tiếng Việt: Phần 1
641 p | 978 | 227
-
Ảnh hưởng của thói quen viết tiếng Việt đến cách diễn đạt câu và sử dụng trạng ngữ trong các bài viết học thuật tiếng Anh
12 p | 133 | 7
-
Việc sử dụng các kí tự nước ngoài F, J, W, Z trong tiếng Việt
10 p | 98 | 3
-
Vai trò của chữ Katakana trong cấu tạo thuật ngữ tiếng Nhật
6 p | 57 | 1
-
Bác Hồ cải tiến vần Quốc ngữ
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn