Báo cáo: Cơ hội và thách thức của Thái Lan trên con đường phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa
lượt xem 79
download
Báo cáo: Cơ hội và thách thức của Thái Lan trên con đường phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa trình bày những nội dung cơ bản về tự nhiên, xã hội của Thái Lan, vài nét về tình hình kinh tế Thái Lan, một số chính sách kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Thái Lan, những cơ hội và thách thức trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Thái Lan, quan hệ hợp tác của Thái Lan và Việt Nam - những bước thăng trầm trong lịch sử và hiện tại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Cơ hội và thách thức của Thái Lan trên con đường phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa
- Đề bài: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA THÁI LAN TRÊN CON ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU:.................................................................. 3 CHƢƠNG I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI CỦA THÁI LAN ........................................... 5 I - Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Thái Lan. ...................................................................................... 5 1. Vị trí địa lý ............................................................................ 5 2. Điều kiện tự nhiên.................................................................. 7 3. Điều kiện văn hóa - xã hội ..................................................... 8 4. Vài nét về thể chế chính trị Thái Lan .................................... 10 5. Chính sách ngoại giao và vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế Thái Lan trong lịch sử cũng như hiện tại. .......................... 12 CHƢƠNG II: VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ THÁI LAN ............................................................................................. 19 II - Đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế Thái Lan . 19 1. Khát quát tình hình kinh tế Thái lan trong lịch sử. ................. 19 2. Các chỉ số kinh tế Thái Lan .................................................... 23 III - Một số chính sách kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Thái Lan. ............................................................... 25 1. Một số chính sách góp phần phát triển kinh tế của Thái Lan 29 2. Tổng kết các đặc điểm kinh tế nổi bật của Thái Lan.............. 29 3. Vai trò của người Hoa trong sự phát triển kinh tế Thái Lan. . 29 4. Tiểu kết. ................................................................................ 33 1
- III - Những cơ hội và thách thức trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Thái Lan. ............................. 34 1. Những cơ hội phát triển của nền kinh tế Thái Lan................. 34 2. Những thách thức của nền kinh tế Thái Lan. ......................... 43 3. Tiểu kết. ................................................................................ 48 VI - Quan hệ hợp tác của Thái Lan và Việt Nam - những bƣớc thăng trầm trong lịch sử và hiện tại................................. 48 1. Quan hệ kinh tế của Việt Nam - Thái Lan trong lịch sử ........ 48 2. Nguyên nhân của sự phát triển Thái Lan ............................... 52 VII - Bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế Thái Lan, bài học với Việt Nam. ............................................................. 53 1. Kinh Nghiệm thành công của kinh tế Thái Lan ..................... 53 2. Bài học từ của Thái Lan trong phát triển kinh tế đối với Việt Nam ...................................................................................... 54 3. Giải pháp phát triển mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan ....... 56 KẾT LUẬN....................................................................... 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................ 57 2
- DANH MỤC ẢNH Trang 1. Quốc kỳ Thái Lan. 4 2. hiệu Thái Lan. 4 3. Bản đồ đất nước Thái Lan. 6 4. Biểu tình ở Thái Lan. 11 5. Vua Rama V với chính sách cải cách kinh tế (1868 - 1910) 16 6. Người dân đi lại khó khăn trên một con đường bị ngập sâu ở Bangkok. 44 7. Thủ tướng tạm quyền của Thái Lan Yingluck Shinawatra tới Ủy ban chống tham nhũng quốc gia.(Nguồn: AFP/TTXVN). 48 DANH MỤC BẢNG 1. Bảng 1.1: Bảng thể hiện chỉ số tăng trưởng kinh tế qua các năm của Thái Lan. 23 2. Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các ngành của Thái Lan. 3. Bảng 1.2: Bảng thể hiện sự tăng trưởng của ngành thương mại Thái Lan. 23 4. Biểu đồ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan (USD)24 5. Biểu đồ XK và NK của Thái Lan qua các năm. 25 6. Bảng 1.3: Tỷ lệ các ngành kinh tế trong nền kinh tế Thái lan 27 7. Bảng 1.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm trở lại đây (1997 - 2002). 35 8. Bảng 1.5: Tốc độ phát triển kinh tế từ năm 2001 - 2006 (%). 35 9. Bảng 2.1: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Thái Lan ba năm gần đây. 38 10. Biểu đồ xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2009 - 2011. 50 11. Bảng 2.2: Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong ba năm qua.(USD). 50 3
- 12. Biểu đồ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - TháiLan từ 2009 - 2011. LỜI NÓI ĐẦU Xu hướng toàn cầu hóa và thương mại của nền kinh tế thế giới trong thế kỉ 21, hiện đang mang đến cho Thái Lan nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và phân công lao động ở mức cao trong nền kinh tế thế giới đã tạo nên chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu với nhiều khu vực với hàm lượng giá trị gia tăng khác nhau. Trong bối cảnh đó, Thái Lan được coi là điểm sáng cho sự phát triển kinh tế. Có thể nói, trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây, Thái Lan là một trong những nền kinh tế có nhiều đóng góp vào "sự thần kỳ châu Á". Từ một nền kinh tế nghèo nàn với thu nhập GDP khoảng 80 USD/đầu người một năm, vào đầu thập kỷ 60 đã tăng lên tới 3.031 USD/đầu người năm 1996. Có được thành công đó là cả một sự cố gắng của nhà nước và một hệ thống kinh tế của Thái Lan trong lịch sử cũng như hiện tại. Điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội thuận lợi đã tạo điều kiện cho kinh tế Thái Lan phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhưng trên hết có sự phát triển đó là nhờ phần lớn vào những chính sách phát triển kinh tế của chính phủ, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài là điều kiện để Thái lan phát triển. Tuy nhiên, đối với mỗi nền kinh tế bên cạnh mặt thuận lợi đều có những mặt trái của nó. Kinh tế Thái lan cũng vậy, những khó khăn về khủng hoảng kinh tế, bất ổn chính trị trong những năm gần đây đã làm cho nền kinh tế Thái Lan chững lại. Đó là những nét cơ bản về tình hình kinh tế Thái Lan. Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1986 đến nay đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của đất nước và thách thức của thời đại, không ít vấn đề bất cập đã nảy sinh, đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để vượt 4
- qua những khó khăn đó rất cần đến những chính sách của nhà nước và sự cố gắng của cả hệ thống kinh tế. Giữa Việt Nam và Thái Lan đang có rất nhiều điểm khác biệt, nhưng cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Vì vậy việc học tập kinh nghiệm của Thái lan trong việc tận dụng những điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn nhằm đạt đến mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Chính vì những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài " cơ hội và thách thức của Thái Lan trên con đường phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước". để hiểu hơn về kinh tế nước này và bài học cho Việt Nam. CHƢƠNG I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƢỚC THÁI LAN. Quốc kỳ Thái Lan Huy hiệu I - Tổng quan về điều kiện tự nhiên và văn hóa - xã hội của Thái Lan. 1.Vị trí địa lý. Thái Lan là một trong những nước lớn của khu vực Đông Nam Á. Phía bắc và đông bắc Thái Lan có biên giới giáp với CHDCND Lào, phía tây bắc 5
- giáp với CH Myanma, phía tây với biển Andaman,phía đông với Campuchia và Vịnh Thái Lan, và phía nam với Malayxia. Thiên nhiên đã phú cho mảnh đất màu mỡ này với diện tích đất đai là 513.115 km2, kéo dài trên 1.800 km từ Bắc xuống Nam. Bản đồ đất nước Thái lan Thái Lan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ lúc nóng nhất là 330C và lúc lạnh nhất là 100C, lượng mưa trung bình trong năm là 1.600 6
- m. Lãnh thổ Thái Lan được chia thành 4 vùng khác nhau về điều kiện địa lý tự nhiên. Vùng Bắc có nhiều núi cao, vùng Trung là châu thổ Chao-phra-gia, vựa lúa của Thái Lan, vùng Đông Bắc chủ yếu là cao nguyên, Vùng Nam giáp Malaysia. Bờ biển Thái Lan dài khoảng 2.500 km, Băng Cốc là hải cảng lớn của vùng Đông Nam á. Vịnh Thái Lan là nguồn hải sản, khí và dầu quan trọng nhất của Thái Lan. Nguồn tài nguyên truyền thống quan trọng nhất của Thái Lan là lúa gạo.Cao su là nông sản quan trọng thứ hai. Ngoài ra Thái Lan còn chú trọng đến việc trồng rau quả và hoa xuất khẩu. 2. Điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Thuận lợi Về kiến tạo địa hình, Thái Lan và Việt Nam tương đối giống nhau: thoai thoải từ Bắc xuống Nam gồm cả vùng rừng núi, trung du, đồng bằng ven biển. Những con sông lớn đặc biệt là sông Chaophaya (Menan) chạy từ miền Bắc xuống miền Nam đổ vào vịnh Thái Lan, Mê Công, Hồng Hà là những mạch máu lớn tạo nên những vực lúa nuôi sống dân cư. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy, tưới tiêu cho nông nghiệp. Môi trường tự nhiên như vậy rất thuận lợicho việc phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp. Đất đai màu mỡ, diện tích canh tác lớn,thời tiết thuận lợi cho cây lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp nhiệt đới phát triển. Hiện Thái Lan đang phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với sự đa dạng hóa và chuyên môn hóa nhiều loại vật nuôi, cây trồng ở mỗi vùng miền trong cả nước và hướng vào mục tiêu xuất khẩu. Với bờ biển dài gần 2000 km, lại tiếp giáp với 5 nước ( Cam puchia, Lào, Trung Quốc, Myanma, Malaysia) nên Thái Lan có khả năng phát triển thành đầu mối giao lưu thương mại khu vực và quốc tế.Như vậy, với những điều kiện tự nhiên đó, Thái Lan có thể phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với sự đa dạng hóa và chuyên môn hóa của nhiều loại cây trồng và vật nuôi ở mỗi vùng miền trong cả nước và hướng vào mục tiêu xuất khẩu. 1.1.2. Khó khăn. 7
- Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như vậy, Thái Lan cũng có những điều mà thiên nhiên không ưu đãi. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn của đất nước không cho phép Chính phủ Thái Lan theo đuổi tham vọng xây dựng nền công nghiệp nặng bằng mọi giá như nhiều quốc gia khác, mặc dù họ ý thức được vai trò của công nghiệp nặng đối với sự phát triển kinh tế quốc dân. Như vậy, để phát triển kinh tế đất nước, Thái lan chỉ có thể dựa vào noong nghiệp và một ít tài nguyên thiên nhiên, trong đó giá trị nhất là những mỏ thiếc ở Puket thuộc miền Nam Thái Lan. Bên cạnh đó, cũng như nhiều quốc gia khác, Thái lan luôn phải hứng chịu những thảm họa thiên tai không mong muốn như: lũ lụt, hạn hán..... Sự phát triển kinh tế dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sức khỏe của cư dân Thái lan. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế - xã hội Thái Lan. Đòi hỏi Thái Lan cần có những chính sách thiết thực nhằm khắc phục những khó khăn kể trên, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. 3. Điều kiện Văn hóa - xã hội. 1.1.3. Thuận lợi. Về dân cư, Thái Lan là một quốc gia đa dân tộc. Trong đó dân tộc Thái chiếm đa số, khoảng 85 % cả nước. Trước năm 1939, người Thái gọi là người Xiêm. Người Thái thích gọi mình là người Thái vì nghĩa gốc của từ này là " tự do" và không thích người nước ngoài gọi họ với phiên âm là " Tai" vì từ này có nghĩa là " chết". Theo sử sách, người Thái xuất hiện ở núi Antai, thuộc đông bắc Tứ Xuyên (Trung Quốc) ngày nay. Sau đó học di chuyển dần xuống phương Nam và dừng chân tại đất Thái Lan ngày nay. Vào thế kỉ thứ XIII, họ thành lập vương quốc đầu tiên của mình ở Sukhothai. Đến thế kỉ sau đó, họ đi xuống miền trung và thành lập Nhà nước mới với thủ đô Ayuthia. Và đến cuối thế kỉ XVIII, vua Phya Chacơri (tức Rama I) lập nên triều đại Rama với thủ đô là BangKok. 8
- Người Thái ngày nay được phân ra làm bốn nhóm theo phương ngữ gồm người Thái ở miền trung, người Thái ở miền Bắc, người Thái ở miền Nam, người Thái miền Đông Bắc. Ngoài người Thái ra, trên lãnh thổ Thái Lan có trên 30 dân tộc khác sinh sống. Người Hoa chiếm đến 8% dân số cả nước. Họ có vị trí ưu thế trong hoạt động kinh tế của Thái Lan. Người Malaysia có khoảng 1 triệu người, sống tập trung ở các tỉnh phía Nam, theo Hồi giáo, chủ yếu làm nghề trồng cây và khai thác mỏ. Cộng đồng người Việt có khoảng 4 - 5 vạn người, chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Đông Bắc, là dân di cư đến trước năm 1945 và phần lớn làm nghề buôn bán nhỏ, làm công ăn lương. Trong lịch sử Thái Lan từng có chính sách đồng hóa người nhập cư và các dân tộc ít người khác bằng cả hai biện pháp là đồng hóa cưỡng bức và đồng hóa tự nhiên. Nhìn tổng thể, có thể thấy rằng quá trình hội nhập của các tộc người ở Thái Lan diễn ra khá êm ả. Môi trường văn hóa tinh thần của người Thái Lan tương đối thuần khiết, ít khi có xung đột về văn hóa dân tộc.Có khoảng 95% người Thái Lan theo đạo Phật. Chỉ có khoảng 4% dân số theo Hồi giáo( chủ yếu có nguồn gốc Mã Lai) và 1% theo Thiên Chúa Giáo. Chùa chiền thờ Phật của cộng đồng người Thái từ bao đời nay là trung tâm hội tụ của cộng đồng làng bản cổ truyền, là nơi linh thiêng của người Thái. Người Thái là dân tộc chủ thể nên ngôn ngữ Thái trở thành Quốc ngữ cho toàn dân tộc. Một vài năm gần đây, tiếng anh trở nên phổ biến được sử dụng trong thương mại, giáo dục và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nói tóm lại, mặc dù Thái Lan là một nước đa sắc tộc nhưng không có xung đột về văn hóa. Dù là người Thái, người Khmer, người à thuôn hay người Karen, tất cả họ cùng chia sẻ giá trị chung, coi tiếng Thái như một ngôn ngữ chính trong giao tiếp, giáo dục, hành chính và thương mại. Môi trường văn hóa tương đối thuần khiết này có lợi cho việc xây dựng bản sắc dân tộc quốc gia Thái Lan. Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại gọi Thái lan là “Đất nước của những vị sư áo vàng”. Điều này đã phản ánh vai trò mang nhiều ý nghĩa của tôn giáo trong đời sống văn hóa xã hội của người dân Thái Lan. 9
- Khoảng 95% dân Thái lan theo Đạo Phật, chủ yếu là theo trường phái Hindu. Đạo Phật và những nghi lễ của Đạo Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong xã hội Thái hơn 700 năm qua. Từ xa xưa các vị sư đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Các trường học đầu tiên ở Thái lan đều được xây dựng trên mảnh đất của nhà chùa và các vị sư ngoài bổn phận của người tu hành, họ còn dậy dỗ trẻ em địa phương học đọc, học viết và đạo làm người. Đạo Phật là một phần không thể tách rời cuộc sống của người dân Thái lan bởi vì chính Đạo Phật đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các giai đoạn của đời người như ra đời, cưới xin, ma chay.... Điều đặc biệt là Đạo Phật dạy những người theo Đạo phải tu nhân tích đức, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và hạn chế bớt những đục vọng của con người. 1.1.3. Khó khăn. Sự bùng nổ công nghiệp Thái lan ngày nay diễn ra với cường độ quá lớn, tốc độ quá nhanh, Chính phủ lại can thiệp quá ít nên không thể không xuất hiện những cơn sốt làm rung chuyền tận gốc rễ văn hóa xã xã hội. Môi trường bị hủy hoại, sự phân hóa giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn gia tăng, sự phân tầng xã hội sâu sắc, nạn mại dâm lan rộng, giới quân sự bị tước bỏ độc quyền chính trị, và bùng nổ kinh doanh đã làm giới doanh nghiệp trở thành lực lượng chính của sự vận động xã hội. Do đó, vấn đề quan trọng đặt ra trong xã hội Thái là làm thế nào để nâng cao “chất lượng cuộc sống” Thái lan đã và đang tích cực theo đuổi mục tiêu này, một phần thông qua nguồn tài nguyên có giới hạn của mình, mặt khác hợp tác cùng các tổ chức quốc tế. 4. Thể chế chính trị của Thái Lan. Nền chính trị Thái lan đã có một bước ngoặt hết sức có ý nghĩa vào ngày 24 tháng 6 năm 1932 khi một nhóm trí thức trẻ tuổi đi du học từ nước ngoài trở về mang theo tư tưởng dân chủ phương Tây, đã dấy động lên phong trào đòi thay đổi chế độ quân chủ độc quyền sang quân chủ lập hiến. Để tránh gây ra đổ máu,Vua Prajadhipok (Rama VII ) đã chấp nhận xóa bỏ chế độ quân chủ độc 10
- quyền và chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới dựa trên thể chế hiến pháp. Đến tháng 10 năm 1932, ông đã ký Bản Hiến pháp đầu tiên của Thái lan và kết thúc 800 năm tồn tại của chế quân chủ độc quyền ở đất nước này. Mặc dù hàng loạt các văn bản hiến pháp ra đời song sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, những quan điểm chính trị về một thể chế chính phủ vẫn không thay đổi như nhà Vua là người đứng đầu lực lượng quân sự và bề trên trong tôn giáo. Nhà Vua thực hiện quyền lập pháp thông qua quốc hội, thực hiện quyền hành pháp thông qua nội các đứng đầu là Thủ tướng, và quyền xét xử thông qua tòa án. Trong suối 6 thập kỷ qua, nền quân chủ lập hiến ở Thái lan đã tạo nên một quốc gia hiện đại và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Thái Lan đã và đang tiếp nhận những tư tưởng dân chủ của phương Tây trước đòi hỏi của dân tộc song vẫn giữ được bản sắc dân tộc và nến văn hóa đáng trân trọng. Gần đây, vào tháng 6 năm 1992, Hiến pháp đã được sửa đổi có điều luật bắt buộc là Thủ tướng phải là thành viên quốc hội được bầu chọn. 1.1.4. Khó khăn. Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan diến ra thường xuyên. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra từ tháng 7/1997 đã kéo theo sự khủng hoảng của chính phủ. Nhà vua Thái lần nữa lại khuyên Thủ tướng Chavalit từ chức để mở đường cho chuan Leekpai - một chính khách kì cựu, đại diện cho phái dân sự trở lại nắm quyền vào ngày 7/11/1997. Trong thời gian gần đây, Thái Lan lâm vào tình trạng bất ổn định về chính trị, đặc biệt là từ cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng Thaksin vào tháng 9 năm 2006, Thái Lan chưa bao giờ thực sự có một chính phủ ổn định được bầu theo thể thức dân chủ. Một thực tế khi đề cập đến Thái Lan là: " lịch sử chính trị Thái Lan luôn Biểu tình ở Thái Lan 11
- gắn liền với những cuộc đảo chính, những cuộc tranh giành quyền lực giữa phái dân sự và phái quân sự, thực chất vẫn là cuộc đấu tranh giữa xu hướng cấp tiến hay bảo thủ, dân chủ hay độc tài". Đó là những nét khái quát về tình hình chính trị - xã hội của Thái Lan. Có thể nói rằng những thuận lợi cũng như khó khăn về điều kiện tự nhiên, và các vấn đề chính trị - xã hội của Thái Lan cũng đã tạo ra những thuận lợi cũng như gây ra không ít thách thức đối với nước này trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 5.Vài nét về chính sách ngoại giao của Thái Lan trong lịch sử cũng nhƣ hiện tại. Khái quát chung. Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng Thái Lan luôn có chính sách ngoại giao khéo léo đối với các cường quốc Tây Âu và Nhật Bản trong thời cận và hiện đại. Thái Lan luôn biết tận dụng vị thế địa lí để làm trái độn giữa các cường quốc. Nhờ thế Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Thế chiến thứ hai. Thái Lan đã kí hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía Bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã kí hiệp định phân định biên giới sông Mê Kông với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19. Trong Thế chiến thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh Malaysia, Myanmar. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, Thái Lan làm đảo chính vào ngày ngày 1 tháng 8 12
- năm 1944 và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình. Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và Pháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng trong thời gian chiến tranh cho Anh và Pháp. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang Lực lượng du kích cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong khoảng thập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối de dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. Thứ nhất, chính sách ngoại giao của Thái Lan trong thời kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 1.1.1. Đổi mới bước đầu dưới thời vua Rama III (1824 - 1851). Những chính sách đổi mới bước đầu được thực hiện từ đầu thời kì vương triều Chakri, đặc biệt trong thời kì vua Rama III (1824 - 1851). Sức ép của chủ nghĩa tư bản phương tây đượ coi là một xúc tác lịch sử mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu cải cách nội sinh vốn có của Xiêm . Trước áp lực đó, vương quốc Xiêm đã lựa chọn con đường "mở cửa " với phương tây, canh tân đất nước để hòa nhập , tìm cơ hội tốt để thích nghi và phát triển. Vua Rama III đã rất năng động khi lựa chọn chính sách ngoại giao " lựa chiều" khôn khéo. Ông nhận thấy cần phải có một thực lực rất mạnh mới có thể chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của tư bản phương tây. Do đó, ông đã tranh thủ tiếp nhận một số thành tựu tiên tiến của phương tây, tiến hành những cải cách tạo cơ sở cho những cải cách của Xiêm dưới thời Moongkut và Chulalongkon giai đoạn sau này. 13
- Trong chính sách đổi mới của mình vua Rama III tiến hành đổi mới về mọi mặt, cả về lĩnh vực kinh tế, tôn giáo, văn hóa giáo dục, văn học và lĩnh vực ngoại giao, quân sự. Những chính sách về kinh tế đã làm cho nền kinh tế đóng kín cổ truyền Xiêm bắt đầu tiếp cận với nền kinh tế hàng hóa, những mầm mống của quan hệ kinh tế TBCN cũng bắt đầu nảy nở. Sự phát triển về kinh tế đặc biệt là trong công nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Nửa đầu thế kỉ XIX, một số công trường thủ công của cả nhà nước và tư nhân đã bắt đầu xuất hiện trong các ngành như chế tạo vũ khí, khai thác mỏ, làm đường, đóng tàu, xay xát gạo. Về thương mại, sau hiệp ước Xiêm - Anh (1826), các tàu buôn Châu Âu đến Xiêm ngày càng nhiều. Trong nông nghiệp, việc mở cửa và buôn bán với các nước trong khu vực và phương tây làm cho nền nông nghiệp truyền thống dần đi vào quỹ đạo sản xuất hàng hóa với mặt hàng sản xuất quan trọng nhất là gạo. Việc xuất khẩu gạo đã dẫn đến một bước đột phá trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Thúc đẩy các hoạt động mở rộng đất đai, kênh rạch và hoạt động xay xát phục vụ công cuộc xuất khẩu. Thứ hai, về lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, giáo dục và y học. Những phái đoàn truyền giáo và những nhà truyền giáo Châu Âu được cho phép hoạt động phối hợp với nhiều lĩnh vực, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề có tính khoa học như quân sự, y học. Thông qua hoạt động truyền giáo, ảnh hưởng của văn hóa phương tây ở Xiêm ngày càng tăng. Tiếp đó, vua Rama III đã ban hành những chính sách đổi mới giáo dục, văn hóa, y học, lĩnh vực quân sự và ngoại giao. Những chính sách trên của vua Rama III đã thúc đẩy kinh tế Xiêm phát triển theo hướng tích cực . Tạo điều kiện cho những bước phát triển kinh tế của Thái Lan sau này. 1.1.2. Cuộc cải cách của Rama V (1868 - 1910). 14
- Sau những cuộc cải cách của những người tiền nhiệm, cải cách của vua Rama V (1868 - 1910) được coi là cuộc cải cách triệt để và ở trên quy mô lớn nhất. Trước cuộc cải cách, Xiêm đã phải kí với phương tây những hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương tây. Xiêm bắt đầu từ hiệp ước Xiêm - Anh (1855), Nhật Bản bắt đầu từ hiệp ước Mỹ - Nhật (1858). Đó là những hiệp ước với những áp lực mang tính chất toàn cầu của xu thế phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cũng như Nhật bản, trước áp lực của Phương tây, với chính sách " ngoại giao pháo hạm" bắt buộc Xiêm kí hiệp ước bất bình đẳng. Trong cuộc cải cách này, vua Xiêm đã thực hiện mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, hướng tới mục tiêu hiện đại hóa đất nước, mong muốn rút ngắn khoảng cách giữa Xiêm với phương Tây, mong muốn Âu hóa, phát triển như các nước phương Tây. Cũng như Vua Minh Trị của Nhật Bản, những nhân thức ấy đã đưa cả hai vị vua duy tân lên một tầm cao hơn hẳn các nhà vua phong kiến ở các nước Châu Á đương thời, họ trở thành những nhà cải cách không chỉ trong khu vực mà của thời đại, hoàn toàn khác hẳn thái độ " thụ động", "đóng cửa", " tuyệt giao" với bên ngoài của triều Nguyễn ở Việt Nam, triều Thanh ở Trung Quốc...... Những cải cách đó, đã đưa Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước bị thực dân phương tây xâm lược thống trị. Với chính sách ngoại giao xuôi chiều gió, Thái Lan đã thoát khỏi sự đe dọa xâm lược của Anh, ngay từ thời vua Mongku năm 1855 Xiêm đã quyết định kí hiệp ước thông thương hữu nghị Thái - Anh. Hiệp ước này đã đi vào lịch sử quan hệ ngoại thương của Xiêm với tên gọi hiệp ước Bowring. Hiệp ước này mở đường cho Thái Lan ký các hiệp ước thông thương khác với một loạt các cường quốc sau đó, cho nên đó là mốc khởi đầu cho quá trình mở cửa của Xiêm. Tuy thành vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ biến thành thuộc địa của Anh nhưng với Thái Lan đó là một thành công lớn. Sự độc lập của Xiêm giai đoạn này chủ yếu nhờ vào sự thù địch, cạnh tranh của Anh và Pháp. Cuộc chiến không cân sức của Xiêm và Pháp với sự thất bại của Xiêm đã làm cho vua Chulalongkon nhận thấy rõ sự yếu kém của Xiêm và sự lỗi thời 15
- kém hiệu quả của các thể chế cũ. Vua Chulalongkon đã lên đường sang các nước Phương Tây để tìm hiểu bí quyết khiến người Phương tây trở thành những dân tộc hùng mạnh. Sau đó, ông đã tiến hành một loạt những cải cách lớn về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội: Xóa bỏ chế độ nô lệ - vật cản trên con đường phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.... Vua Rama V với chính sách cải cách kinh tế (1868 - 1910) Như vậy, với những chính sách như vậy, Xiêm đã trở thành một nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của tư bản phương tây, mặc dù cải cách không có những hạn chế nhất định, nó không được thành công như cải cách Minh Trị ở Nhật Bản. Nhưng với những gì cải cách đó đưa lại cho đất nước Xiêm, có thể nói nó đã dọn đường cho kinh tế Xiêm phát triển vượt trội so với Việt Nam và hầu hết các nước Đông Nam Á khác. Thái Lan tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế và tổ chức trong vùng. Thái Lan tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN. Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 6.8.1976. Chính sách kinh tế đối ngoại của Thái Lan trong giai đoạn hiện nay. 16
- Nhà nước tăng cường quan hệ với tất cả các nước, tích cực phát huy vai trò của Thái lan trong khu vực và trên trường quốc tế. Thủ tướng các kỳ đều đi thăm Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Singapore, Anh....Tích cực tham gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng (GMS, ACMECS,EWEC.....). Với cương vị của Chủ tịch nhiệm kì ASEAN nhiệm kì 2008 - 2009, Thái Lan đã tổ chức thành công Hội nghị cao cấp ASEAN 14 (27/02 - 10/03/2009). Tuy nhiên, hiện nay, quan hệ Thái Lan - Campuchia còn nhiều vấn đề nan giải, gây quan ngại cho nhiều nước. Ngoài việc coi trọng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, quan hệ hợp tác với các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU... Thái Lan cũng rất chú trọng đến chính sách ngoại giao phục vụ kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, đẩy mạnh việc tìm kiếm đối tác thương mại nhằm mở rộng thị trường, tăng giá trị hàng hóa của Thái lan, tạo cơ hội về thương mại cho khu vực tư nhân Thái Lan. Về tự do hóa thương mại, Thái lan chú trọng đàm phán thành lập khu vực tự do thương mại (FTA) với các nước, trong đó đã kí với Nhật, đang đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường quan hệ thương mại đa phương trong khôn khổ WTO. Chính phủ Thái lan luôn xác định: hướng ra bên ngoài là một yêu cầu không thể thiếu để phát triển kinh tế quốc gia. Mục tiêu kinh tế đối ngoại Thái lan có những nội dung sau: Về chính sách đầu tư: Mở rộng hơn phạm vi đầu tư cho các nhà đầu tư quốc tế. Những lĩnh vực "bị cấm", chẳng hạn như lĩnh vực tài chính trước kia, nay các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư. Tiếp tục khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực kỹ thuật cao và khuyến khích đầu tư gián tiếp qua việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán. Hướng dẫn tạo thêm điều kiện cho các nhà đầu tư Thái lan đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt đầu tư sang các nước láng giềng. Triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, giao thông. 17
- Về chính sách cơ cấu: Tiếp tục thực hiện chủ trương chiến lược là thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển, xây dựng một cơ cấu nghành hiện đại. Mục tiêu phấn đấu của Thái lan là làm sao để khách nước ngoài coi Thái lan là đất nước du lịch thực sự chứ không chỉ đơn thuần là thị trường du lịch giá rẻ hơn các nước khác. Thái lan còn có những cuộc gặp gỡ tiếp xúc để phát triển du lịch khu vực và tiểu vùng, tăng cường hợp tác du lịch với các nước ASEAN. Chính phủ Thái lan còn quan tâm đến dịch vụ vận tải quốc tế, nhất là vận tải đường bộ. Về chính sách thị trường: Để tăng cường hoạt động xuất khẩu, giữ vững thị trường tong nước, Chính phủ Thái lan đã có một số biện pháp như: tập trung thiết kế và đổi mới sản phẩm xuất khẩu, tìm nguồn nguyên liệu thay thế để hạ giá thành sản phẩm, tạo dựng uy tín cho thương hiệu xuất khẩu của Thái lan. Với những thị trường có khả năng, Thái lan chủ trương khai thác tối đa để đẩy mạnh xuất khẩu. Về chính sách cạnh tranh: Thái lan luôn có chủ trương tạo ra môi trường cạnh tranh cho nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và hàng hoá của Thái lan. Chính sách cạnh tranh của Thái lan là chủ trương tăng cường tính quốc tế trong ngành tài chính - ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, thực hiện tư nhân hoá nhiều hơn, làm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng nhằm làm cho chúng hoạt động hiệu quả hơn, có năng lực cạnh tranh cũng như có uy tín cao hơn trong thời gian tới Như vậy, chúng ta có thể đi tới kết luận, ngay ở thời kì phong kiến, các vua của Vương triều Chakri đã rất khôn khéo trong việc sử dụng chính sách ngoại giao "cây sậy", sự mềm dẻo trong chính sách ngoại giao đã đưa Xiêm trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa, mặc dù độc lập chỉ là tương đối, nhưng điều đó cũng thúc đẩy kinh tế phát triển một cách mau lẹ và độc lập, tận dụng tốt những cơ hội của thời đại để phát triển kinh tế. Không chỉ trong lịch sử, mà giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa thì chính sách đối ngoại của Xiêm cũng rất rộng mở. Nhà nước mở rộng 18
- cửa hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài khiến cho kinh tế phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Tuy vẫn có một số hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung, qua trường hợp của Xiêm ta thấy rằng một chính sách ngoại giao phù hợp cũng giúp cho kinh tế phát triển mau lẹ. CHƢƠNG II: VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA THÁI LAN. II - Đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế Thái Lan. Khác với Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, Thái lan là nước tiến hành công nghiệp hoa trong môi trường quốc tế khá thuận lợi. Thái Lan đã hưởng các nguồn lợi gián tiếp trong cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua việc Mỹ sử dụng Thái Lan như một căn cứ quân sự và hậu phương cung cấp nhu yếu phẩm cho chiến tranh. Các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản đầu tư lớn từ các nước tư bản phát triển đổ vào đây ngoài mục đích lợi nhuận trước mắt, phương Tây muốn biến Thái Lan thành "hình mẫu của Mỹ và thế giới tư bản" ở Đông Nam Á. Chính sự lưu tâm của Mỹ và thế giới tư bản không những là một yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa đất nước, mà còn có tác dụng củng cố địa vị lâu bền của phái quân sự trong đời sống kinh tế,chính trị - xã hội của nước này. 1.Khái quát tình hình kinh tế Thái Lan trong lịch sử. 1.1.1.1. Kinh tế Xiêm nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sau những hiệp ước kinh tế mà Xiêm ( sau này là Thái Lan) kí với các nước Phương Tây, cánh cửa Xiêm đã " mở toang''. Nền kinh tế Xiêm bị cuốn hút, hội nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới. Kể từ đầu những năm 60 của thế kỉ XIX trở đi trung bình hàng năm có tới 300 đến 400 tàu buôn nước ngoài ghé cảng Băng Cốc, trong đó chủ yếu là tàu Anh, sau đó là Đức và Mỹ, Đang Mạch, Thụy Điển, Hà Lan và Pháp. Trọng tải của các tàu buôn nước ngoài đến Xiêm trong những năm 60 của thế kỉ XIX nhiều 19
- gấp 2 lần trọng tải hàng của các tàu buôn Xiêm. Thời gian này thị trường ngoại thương của Xiêm có sự chuyển hướng nhanh chóng. Người phương tây nhập vào Xiêm các đồ sứ thủy tinh, sắt, thép, đồng và cả đinh cho công nghiệp đóng tàu và xây dựng nhà cửa....và mua xuất khẩu các mặt hàng của Xiêm như lúa, gạo, đường, tiêu, ớt, da, lông thú, muối.....Trong xuất khẩu, mặt hàng chủ lực của Xiêm là lúa gạo. Nhà nước thực hiện nhiều chính sách khuyến khích việc trồng lúa và sản xuất gạo xuất khẩu. Tính trung bình lượng gạo xuất khẩu của Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX tăng rất nhanh. Năm 1858 mới có 2,5% thì năm 1875 là 23% và 1895 là 60%. Số lượng gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong thập niên đầu thập kỉ XIX: 1900 Xiêm xuất 500.000 tấn, từ 1905 đến 1909 mỗi năm xuất trung bình 882.000 tấn và đến 1910 là 900.000 ngàn tấn. Hoạt động nhập khẩu vào Xiêm cũng có thể thấy: Lớn nhất là vải bông, chiếm 33% tổng giá trị hàng nhập khẩu, tiếp đó là thuốc phiện, dầu mỏ, đồ uống các loại, bao bì đựng lúa gạo, cuối cùng là các sản phẩm từ sắt thép và đồ máy móc. Nhìn khái quát bức tranh tổng thể về kinh tế của Xiêm thời kì này, có thể thấy rằng nền kinh tế của Xiêm, đặc biệt là kinh tế đối ngoại, chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư bản phương tây, đặc biệt là thực dân Anh. Các nước tư bản phương tây khi vào Xiêm, được vua Xiêm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán. Cũng chính vì vậy, tham vọng của các nước này đối với Xiêm ngày càng lớn. Xem xét các quan hệ của Xiêm với các nước tư bản phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan......cũng như quan hệ của Xiêm với Nhật Bản có thể thấy rõ hơn chính sách ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa cũng như ngoại giao "đánh đu", "lựa chiều", "cân bằng lực lượng", lợi dụng mâu thuẫn giữa các kẻ thù, các đối tác của Xiêm nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 1.1.1.2. Quá trình phát triển kinh tế của Xiêm những năm gần đây. Thái Lan hiện là một nước công nghiệp mới (trước vốn là nước nông nghiệp truyền thống). Bắt đầu từ năm 1960, Thái Lan thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội lần thứ nhất và đến nay là Kế hoạch 9 (2002-2006). Những năm 1970, Thái Lan thực hiện chính sách “hướng xuất khẩu”, ASEAN, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án: Thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam – Cơ hội và thách thức
41 p | 2106 | 722
-
Tiểu luận "Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay"
12 p | 1310 | 523
-
Tiểu luận - Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
15 p | 1420 | 433
-
Luận văn “Thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam – cơ hội và thách thức"
43 p | 1048 | 301
-
Đề tài “Thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam – cơ hội và thách thức “
43 p | 458 | 163
-
Báo cáo thực tập: Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO
31 p | 391 | 136
-
Đồ án: Thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam – cơ hội và thách thức
43 p | 357 | 116
-
Đề Tài: “Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giải pháp để vượt qua những thách thức"
19 p | 306 | 108
-
Đề tài: Tổ chức thương mại WTO cơ hội và thách thức
78 p | 587 | 92
-
Tiểu luận KTCT: “Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giải pháp để vượt qua những thách thức" .
19 p | 170 | 49
-
Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
10 p | 191 | 28
-
ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO-CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
57 p | 184 | 28
-
Đề tài: “Bán hàng trực tiếp, một hình thức bán hàng nhiều cơ hội và thách thức”
39 p | 138 | 21
-
LUẬN VĂN: Hội nhập AFTA –cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp công nghiệp việt nam
36 p | 114 | 16
-
Tiểu luận: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thời kỳ mở cửa
18 p | 114 | 11
-
Báo cáo Giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội và thách thức
52 p | 31 | 8
-
Báo cáo " Hợp tác lao động Việt Nam - Liên bang Nga trong những năm đầu thế kỷ 21: cơ hội và thách thức."
9 p | 78 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn