BÁO CÁO ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ PHÈN HAI SỌC
lượt xem 155
download
Cá đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người. Đây không chỉ là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm mà còn có giá trị về dược liệu, mỹ nghệ, làm cảnh, cân bằng sinh thái. Bởi những vai trò to lớn đó mà cá đã được con người quan tâm từ rất sớm, là đối tượng khai thác chính ở các thuỷ vực và vùng ven biển, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ PHÈN HAI SỌC
- BÁO CÁO ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ PHÈN HAI SỌC – Upeneus sulphureus (Cuvier & Valenciennes, 1829) Ở VÙNG VEN BIỂN QUẢNG BÌNH Chuyên ngành : Động vật học Mã số : 60 42 10 NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ DIỆU HÀ HUẾ, 2010
- 1. MỞ ĐẦU Cá đóng vai trò quan trọng trong đời sống h ằng ngày của con người. Đây không chỉ là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm mà còn có giá trị về dược liệu, mỹ nghệ, làm cảnh, cân bằng sinh thái. Bởi những vai trò to lớn đó mà cá đã được con người quan tâm từ rất sớm, là đối tượng khai thác chính ở các thuỷ vực và vùng ven biển, đặc biệt là các loài có giá trị kinh t ế. Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, là nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S của nước ta. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch với hệ thống hang động kỳ vĩ và bờ biển dài. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài).
- 1. MỞ ĐẦU Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá, đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế, trong đó có cá Phèn hai sọc Upeneus sulphureus (Cuvier & Valenciennes, 1829) Cá Phèn hai sọc Upeneus sulphureus là loài cá đáy cỡ nhỏ. Mặc dù kích thước cơ thể không lớn nhưng số lượng chủng quần đông, vì thế cho khai thác quanh năm với s ản lượng cao. Cá Phèn hai sọc có giá trị dinh dưỡng cao, ch ứa nhiều protein, khoáng, vitamin có lợi cho sức khỏe con người Chính những giá trị thực tế đó, cá Phèn hai sọc đã đ ược người dân khai thác từ lâu, sức ép khai thác ngày m ột l ớn, và theo đó nguồn lợi cá ngày một suy giảm.
- “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Phèn hai sọc - Upeneus sulphureus (Cuvier & Valenciennes, 1829) ở vùng ven biển Quảng Bình”
- 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Hiểu được đặc tính sinh học của cá Phèn hai sọc – Upeneus sulphureus (Cuvier & Valenciennes, 1829). - Đề xuất được một số nhóm giải pháp khả thi phát triển nguồn lợi cá Phèn hai sọc.
- 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam 3.2. Nghiên cứu cá ở tỉnh Quảng Bình
- 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm hình thái phân loại, phân bố của cá Phèn hai sọc – Upeneus sulphureus (Cuvier & Valenciennes, 1829) - Mô tả đặc điểm hình thái - Sự phân bố của cá Phèn hai sọc 4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá - Tương quan chiều dài và trọng lượng cá - Cấu trúc tuổi cá - Tính tốc độ tăng trưởng của cá (chiều dài và trọng lượng) 4.3. Đặc điểm dinh dưỡng của cá - Thành phần thức ăn tự nhiên của cá - Xác định cường độ bắt mồi của cá - Xác định hệ số béo, độ mỡ của cá
- 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.4. Đặc tính sinh sản của cá - Xác định các thời kỳ phát triển tế bào sinh dục và các giai đoạn chín muồi sinh dục của cá Phèn hai sọc - Xác định thời kỳ phát dục, giai đoạn đẻ trứng của cá - Xác định sức sinh sản của cá 4.5. Đề xuất một số nhóm giải pháp bảo tồn nguồn lợi cá - Tình hình khai thác (đánh giá nguồn lợi, ngư cụ đánh b ắt, sản lượng khai thác) - Các nhóm giải pháp khả thi
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Tên khoa học: Upeneus sulphureus (Cuvier & Valenciennes, 1829) - Tên Việt Nam: Cá Phèn hai sọc - Tên địa phương : Cá Phèn - Tên tiếng Anh : Sulphur goatfish - Chi: Upeneus Hình 1: Cá Phèn hai sọc – Upeneus sulphureus - Họ: Mullidae (Cuvier & Valenciennes, 1829) - Bộ cá Vược: Perciformes - Lớp cá xương: Osteichthyes - Ngành có Dây sống: Chordata
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Hình 2: Sơ đồ các điểm thu mẫu cá Phèn hai sọc ở vùng ven biển Quảng Bình Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 10 năm 2011.
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.3. Phương pháp nghiên cứu 5.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Kế thừa có chọn lọc các thông tin, số liệu từ các công trình nghiên cứu đã công bố. 5.3.2. Nghiên cứu ngoài thực địa - Thu thập mẫu bằng 3 cách: + Trực tiếp đánh bắt cùng ngư dân. + Đặt mua tại các hộ ngư dân vùng ven biển tỉnh Quảng Bình + Thu mua từ các chợ cá quanh vùng. - Mẫu cá thu được còn tươi nguyên, được xử lý trong dung dịch Formol 4%.
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Thu mẫu nghiên cứu sinh trưởng Mẫu thu được xử lý khi còn tươi, đo các chỉ tiêu về chiều dài thân (L và L0) và cân trọng lượng (W và W0) của cá. Trong đó: L: Chiều dài cơ thể cá từ mõm đến hết đuôi dài nhất (mm) L0: Chiều dài cơ thể cá từ mõm đến hết phần vẩy trên vây đuôi (mm) W: Trọng lượng toàn thân cá (g) W0: Trọng lượng của cá bỏ nội quan (g) Để xác định tuổi của cá, chúng tôi dùng panh lấy vẩy của cá để xác định (thường lấy vẩy ở vùng bên sườn, trên đường bên, ngay dưới trước vây lưng). Vẩy được xếp cẩn thận và cho vào sổ vẩy có đánh số thứ tự của cá thể cho vẩy.
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Thu mẫu nghiên cứu dinh dưỡng Mẫu cá được xử lý ngay khi còn tươi sống, được giải phẩu theo từng nhóm chiều dài để quan sát ruột và lấy thức ăn trong ống tiêu hóa, định hình ống tiêu hóa trong dung dịch Formol 4% hoặc cồn 700 * Thu mẫu nghiên cứu sinh sản Mẫu cá thu được đem giải phẩu, xác định trọng lượng và các giai đoạn chín muồi của tuyến sinh dục về hình thái theo thang 6 bậc của K.A.Kiselevits (1923), sau đó định hình trong dung dịch Bowin. * Phương pháp nghiên cứu tình hình khai thác - Khảo sát điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp ngư dân hoặc dùng phiếu điều tra tình hình, ngư cụ khai thác. - Thu thập các tài liệu thứ cấp ở các cơ quan chủ quản về sản lượng khai thác cá Phèn hai sọc.
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 5.3.3.1. Về chỉ tiêu hình thái phân loại Đo đếm các chỉ tiêu phân loại dựa vào tài liệu hướng dẫn nghiên cứu cá của Pravdin. 5.3.3.2. Về sinh trưởng a. Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng Dựa vào số đo về chiều dài và trọng lượng để xác định tương quan của cá Phèn hai sọc theo phương trình của R.J.H.Beverton – S.J.Holt (1956): W = a.Lb W : Trọng lượng toàn thân cá (g) L : Chiều dài của cá đo từ mút mõm đến hết vây tia đuôi dài nhất (mm) a, b: Là các hệ số cần xác định, tính theo phương pháp tính toán hồi quy
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU b. Xác định tuổi Dùng vẩy để xác định tuổi cá Phèn hai sọc. Mẫu quan sát được ngâm trong dung dịch NaOH 4% để tẩy mỡ, các chất bẩn hay sắc tố bám trên vẩy. Sau đó vớt ra, làm sạch các chất bẩn hay sắc tố bám trên vẩy để có được vẩy cá trong suốt. Rửa sạch bằng nước sạch, lau khô, quan sát vòng năm bằng kính lúp hai mắt và đo bán kính vẩy, kích thước vòng năm dưới kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính. c. Tốc độ tăng trưởng Sử dụng phương pháp Rosa Lee (1920) để xác định mức tăng trưởng chiều dài cá với công thức:
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU = V t ( L − a) + a L t V Trong đó: Lt: Chiều dài cá ở tuổi “t” cần tìm (mm) L: Chiều dài hiện tại đo được của cá Vt: Khoảng cách từ tâm vẩy đến vạch vòng năm ở tuổi t (mm) V: Bán kính vẩy đo từ tâm đến mép vẩy a: Kích thước cá khi bắt đầu có vẩy (mm) Giá trị hệ số a được xác định dựa vào những số liệu cụ thể về chiều dài và kích thước vẩy đo được ở từng cá thể trên cơ sở áp dụng các phương trình toán học thực nghiệm.
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tính tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm theo công thức: Tt = Lt – L (t – 1) Trong đó: Tt: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở lứa tuổi t (mm) Lt: Chiều dài của cá ở lứa tuổi t (mm) L (t – 1) : Chiều dài cá ở lứa tuổi t1 (mm) Thay các số liệu chiều dài hàng năm sẽ xác định được tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Phèn hai sọc.
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU d. Xác định các thông số sinh trưởng Về chiều dài: Lt = L∞[1 – e k(tto) ] Về trọng lượng: Wt = W∞[1 – e k(tto) ]b Trong đó: Lt và Wt : Chiều dài và trọng lượng cá tuổi t (năm) t và t0 : Thời gian tuổi hiện tại và ban đầu của cá L∞ và W∞: Chiều dài và trọng lượng cực đại của cá b: Hệ số tương quan theo phương trình của R.J.H.Berton – S.J.Holt k: Hệ số đường cong của phương trình. Các giá trị L∞, W∞, k và t của phương trình được xác định trên cơ sở xử lý số liệu thu được qua các phương trình tính toán thực nghiệm.
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.3.3.3. Nghiên cứu về dinh dưỡng của cá a. Xác định thành phần thức ăn: - Thức ăn được tách ra khỏi ruột và dạ dày. - Quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp hai m ắt. - Sử dụng khóa phân loại thực vật bậc thấp, động vật không xương sống thủy sinh. - Đếm số lượng thức ăn để xác định tần số xuất hiện và mức độ tiêu hóa thức ăn. - Sử dụng các hình Atlat trong cuốn “ Sinh vật phù du miền Nam Việt Nam” của A.Shirota (1968) để đối chiếu phân loại thức ăn.
- 5. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU b. Xác định cường độ bắt mồi của cá: Dựa vào sức chứa thức ăn trong ống tiêu hoá để đánh giá cường độ bắt mồi của cá. Đó là bậc độ no của cá, xác định độ no dạ dày và ruột theo thang 5 bậc (từ 0 đến 4) của Lebedep (1954): - Bậc 0: Ruột và dạ dày không có thức ăn - Bậc 1: Ruột có ít thức ăn, dạ dày không có th ức ăn - Bậc 2: Dạ dày và ruột đều có thức ăn ở mức thông th ường - Bậc 3: Dạ dày và ruột đều có chứa nhiều thức ăn, phình to căng - Bậc 4: Dạ dày và ruột chứa đầy thức ăn, vách dạ dày phình to. Dưới tác dụng của áp suất khi mổ có thể vỡ ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM SẢN XUẤT KHÔ CÁ TRÊ PHI
9 p | 978 | 220
-
Luận văn - Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại
70 p | 264 | 118
-
Đề cương Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương
10 p | 490 | 108
-
Luận văn: Thực trạng đầu tư nước ngoài và một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
62 p | 323 | 99
-
Luận văn: Thực trạng quản lý và một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí Hà Nội
70 p | 292 | 88
-
Luận văn: Thực trạng và một số biện pháp tăng cường công tác Đấu thầu xây lắp ở Công ty xây dựng số 6 Thăng Long
82 p | 177 | 61
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TEHCĐBKK
90 p | 330 | 57
-
luận văn: Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Phú Cường
50 p | 152 | 55
-
Luận văn tốt nghiệp: Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tăng cường khả năng cạnh tranh trong tương lai
105 p | 283 | 55
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng công thương Bến Thủy - TP.VinhTỉnh Nghệ An
73 p | 182 | 53
-
Luận văn: Thực trạng công tác quản lý và giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại NHĐT và PT Việt Nam
90 p | 157 | 52
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm
96 p | 174 | 50
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng đối với các sở, ban, ngành của TP Hà Nội
68 p | 171 | 41
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh NHDT và PT Đông Triều - Quảng Ninh
40 p | 159 | 40
-
Luận văn: Tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng và một số phương hướng tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể ở quận Ba đình trong quý I năm 2003
83 p | 143 | 22
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây
74 p | 135 | 22
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005
73 p | 149 | 20
-
TIỂU LUẬN: Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh máy móc công cụ của Công ty TNHH Cơ khí Phú Cường
42 p | 107 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn