intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo hai trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết báo cáo hai trường hợp bệnh nhân Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có bệnh nguyên thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc khác nhau tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh lý nặng do nhiễm khuẩn tại màng tim với nguy cơ tử vong cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo hai trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  1. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN CÓ THIẾU MÁU HỒNG CẦU NHỎ NHƯỢC SẮC TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Nguyễn Chí Thành1 , Nguyễn Quang Tùng2 , Đường Thị Thuý Hường1 , Phạm Thị Thanh Nga1 , Hoàng Thị Thu Thuỷ2 TÓM TẮT 32 HYPOCHROMIC MICROCYTIC Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh lý ANEMIA AT HANOI MEDICAL nặng do nhiễm khuẩn tại màng tim với nguy cơ UNIVERSITY HOSPITAL tử vong cao. Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong Infectious endocarditis is a serious disease tương đối cao lên tới 30% trong 30 ngày nên việc caused by infection of the pericardium with a chẩn đoán kịp thời viêm nội tâm mạc nhiễm high risk of death. Morbidity and mortality rates khuẩn là rất quan trọng để tránh các biến chứng are relatively high, up to 30% in 30 days, so nguy hiểm như hở van tim, suy tim, biến cố tắc timely diagnosis of infective endocarditis is very mạch và nhiễm trùng huyết,…Bệnh có biểu hiện important to avoid dangerous complications such đa dạng, trong đó thiếu máu là triệu chứng phổ as valvular regurgitation, heart failure, Vaso- biến với thiếu máu bình sắc kích thước bình occlusive events and sepsis, etc. The disease has thường chiếm tới 70-90% các trường hợp. Bệnh diverse manifestations, in which anemia is a nguyên thiếu máu thường do nhiễm trùng và common symptom with normal-sized anemia viêm mạn tính, một số ít trường hợp do tan máu. accounting for 70-90% of cases. The etiology of Chúng tôi báo cáo hai trường hợp bệnh nhân anemia is often due to infection and chronic Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có bệnh nguyên inflammation, and in a few cases due to thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc khác nhau tại hemolysis. We report two cases of patients with Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. infective endocarditis and hypochromic Từ khoá: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, microcytic anemia at Hanoi Medical University Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc Hospital with different manifestations and progression. SUMMARY Keywords: Infectious endocarditis, REPORT OF TWO CASES OF hypochromic microcytic anemia. INFECTIOUS ENDOCARDITIS WITH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn 1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (VNTMNK) là bệnh lý nhiễm khuẩn ở màng 2 Trường Đại học Y Hà Nội tim, thường do vi khuẩn (hay gặp là các vi Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Chí Thành khuẩn streptococci hoặc staphylococci) hoặc SĐT: 0968460593 nấm.1,2 Triệu chứng phổ biến là sốt và thổi Email: dr.chithanhnguyen@gmail.com tâm thu ở mỏm tim, buồn nôn, thiếu máu, tắc Ngày nhận bài: 08/07/2024 mạch, sùi nội mạc cơ tim hoặc van tim. Ngày phản biện khoa học: 01/08/2024 Thiếu máu là triệu chứng phổ biến trong Ngày duyệt bài: 30/9/2024 289
  2. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, có báo cáo - Cấy máu dương tính (Vi khuẩn điển cho thấy, thiếu máu chiếm khoảng 29% bệnh hình gây VNTMNK từ 2 lần cấy máu riêng nhân VNTMNK. Tuy nhiên thiếu máu ở biệt: liên cầu viridans, streptococcus bovis, bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn vi khuẩn nhóm HACEK, tụ cầu vàng, hoặc thường là thiếu máu bình sắc và không tăng enterococcus mắc phải ngoài cộng đồng mà hồng cầu lưới (khoảng 70-90%).3 Thiếu máu không có một ổ nhiễm nguyên phát, hoặc vi ở bệnh nhân VNTMNK thường do tình trạng khuẩn có thể gây VNTMNK từ ≥ 2 lần cấy viêm mạn tính, tuy nhiên cũng có thể phối máu cách nhau trên 12 giờ, hoặc từ cả 3 hay hợp với các nguyên nhân khác. Ngoài ra, một đa số trong ≥ 4 lần cấy máu mà lần đầu và số trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm lần cuối cách nhau ≥ 1 giờ, hoặc 1 lần cấy khuẩn có biểu hiện tan máu được báo cáo.4 máu dương tính với Coxiella burnetii hoặc Dựa vào đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân hiệu giá kháng thể IgG kháng pha 1 trên có thể dẫn tới nhầm lẫn và khó khăn trong 1/800) chẩn đoán. Do đó, để hiểu rõ hơn về bệnh lý - Tổn thương trong tim (Tổn thương VNTMNK và các đặc điểm thiếu máu ở bệnh VNTMNK trên siêu âm tim (nên làm siêu âm nhân VNTMNK, giúp hỗ trợ cho chẩn đoán tim qua thực quản cho bệnh nhân có van tim và theo dõi điều trị, chúng tôi báo cáo hai nhân tạo, bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng trường hợp bệnh nhân VNTMNK có thiếu nghi VNTMNK hoặc có biến chứng như áp- máu hồng cầu nhỏ nhược sắc tại Bệnh viện xe cạnh van; siêu âm tim qua thành ngực với Đại học Y Hà Nội. các bệnh nhân khác). Siêu âm tim thấy mảnh sùi di động, áp-xe, đường dò trong tim, thủng II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU lá van hoặc sút một phần van tim nhân tạo Đối tượng nghiên cứu: Hai bệnh nhân mới xuất hiện. Tổn thương cạnh van được được chẩn đoán Viêm nội tâm mạc nhiễm xác nhận bởi MSCT tim. khuẩn có thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Tiêu chuẩn phụ: Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, hồi - Bệnh tim có nguy cơ hoặc tiêm chích cứu. ma túy. Các kĩ thuật sử dụng trong nghiên - Sốt kéo dài từ 380 C trở lên. cứu: Khám lâm sàng, thu thập các thông tin - Hiện tượng mạch máu: thuyên tắc động về triệu chứng lâm sàng. Các xét nghiệm mạch, nhồi máu phổi nhiễm khuẩn, phình thực hiện: Tổng phân tích tế bào máu ngoại mạch hình nấm, xuất huyết nội sọ, xuất huyết vi, Huyết đồ, Coomb trực tiếp, Coomb gián kết mạc, tổn thương Janeway. tiếp, Định lượng sắt huyết thanh, ferritin, - Hiện tượng miễn dịch: viêm cầu thận, transferin, Bilirubin toàn phần, bilirubin gián nốt Osler, chấm Roth, yếu tố dạng thấp. tiếp, protein toàn phần, albumin, định lượng - Cấy máu dương tính nhưng không đủ IgA, IgM, IgG, Siêu âm tim,… để là tiêu chuẩn chính (ví dụ 1 lần dương tính Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên với tụ cầu coagulase âm) hoặc bằng chứng cứu: Tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm nội tâm huyết thanh học của nhiễm khuẩn đang hoạt mạc nhiễm khuẩn dựa theo tiêu chuẩn DUKE động bởi vi khuẩn có thể gây VNTMNK. sửa đổi bao gồm các tiêu chuẩn chính và tiêu Chẩn đoán xác định VNTMNK khi có chuẩn phụ.7 Tiêu chuẩn chính: hai tiêu chuẩn chính hoặc một tiêu chuẩn 290
  3. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 chính và ba tiêu chuẩn phụ hoặc có năm tiêu thỉnh thoảng khó thở, sốt nhẹ (không đo chuẩn phụ. Nghi ngờ VNTMNK khi có một nhiệt độ), chóng mặt. Bệnh có biểu hiện mệt tiêu chuẩn chính và một tiêu chuẩn phụ hoặc mỏi, chóng mặt nên bệnh nhân đi khám có ba tiêu chuẩn phụ chuyên khoa Huyết học để tìm nguyên nhân. Biểu hiện lâm sàng: Da, niêm mạc nhợt, III. BÁO CÁO CA BỆNH không xuất huyết dưới da, không chảy máu 3.1. Trường hợp lâm sàng 1 chân răng, không chảy máu mũi, sốt nhẹ 37,7 Bệnh nhân Nguyễn Văn T, 26 tuổi, nam. độ C, thổi tâm thu 3/6 tại mỏm. Huyết áp: Tiền sử có thông liên thất lỗ nhỏ từ bé, chưa 110/70 mmHg, tim 102 chu kỳ/phút. Xét điều trị gì. Khoảng 2 tháng nay, bệnh nhân nghiệm tổng phân tích tế bào máu trong quá ho khan nhiều. Khoảng 2 tuần trước vào trình điều trị: viện, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi tăng dần, Bảng 1: Diễn biến xét nghiệm tế bào máu trường hợp bệnh nhân 1 trước phẫu thuật. Ngày xét Hb MCHC RDW PLT MCV (fL) MCH (pg) BC (G/L) nghiệm (g/l) (g/L) (%) (G/L) 22/2 83 75 24 312 16 17,09 215 24/2 92 79,1 25 310 16,3 11,8 212 1/3 93 79,7 26 321 18,2 11,83 291 8/3 100 79,7 27 339 21,1 8,31 199 16/3 107 81,5 27 330 19,1 8,3 236 26/3 122 82 28 340 19 11,75 267 Đông máu PT 79%, rAPTT 1.14, rTT (mg/dL), AST 27 U/l, ALT
  4. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU Hình 1: Hình ảnh siêu âm doppler tim bệnh nhân 1 Không thấy hình ảnh bất thường trên phần cơ thất phải. Thất trái giãn nhẹ, chức phim chụp X-quang phổi. Siêu âm tuyến giáp năng tâm thu thất trái còn bù. Bệnh nhân và vùng cổ bình thường, siêu âm ổ bụng có được chẩn đoán Viêm nội tâm mạc nhiễm hình ảnh lách to, dọc lách 15cm, nhu mô đều, khuẩn- Thông liên thất shunt trái- phải. Điều gan không to. Siêu âm Doppler tim: Thông trị bao gồm kháng sinh (Gentamicin + liên thất phần quanh màng, đường kính Ceftriaxon 22 ngày) và phẫu thuật vá thông 11mm, shunt trái phải, chênh áp qua lỗ thông liên thất, mở rộng đường ra thất phải, sửa 96mmHg. Không thông liên nhĩ, ống động van động mạch phổi. Ngoài ra bệnh nhân mạch đóng kín. Mặt cắt trục ngắn qua van được truyền khối hồng cầu sau khi nhập viện động mạch chủ có phì đại phần cơ thất phải (24/2) 1 đơn vị 350ml. Ngày 26/3, sau khi gây hẹp đường ra thất phải, chênh áp phẫu thuật, bệnh nhân được truyền huyết 121/65mmHg. Phần nội mạc thất phải phía tương tươi động lanh 200ml x 3 đơn vị và đường ra thất phải bề mặt có nhiều dải tổ khối hồng cầu 250ml x 3 đơn vị. Hậu phẫu chức đậm âm di động, dải lớn nhất kích ngày thứ 9: BN tỉnh, da, niêm mạc hồng, thước 6x2mm. Nhịp tim nhanh trong lúc làm không sốt, không khó thở, SpO2 98% khí siêu âm 114 ck/ph. Thông liên thất phần phòng, vết mổ khô. BN ra viện, điều trị quanh màng, lỗ lớn, shunt trái phải, chênh áp kháng sinh dự phòng. Theo dõi xét nghiệm cao. Hẹp đường ra thất phải mức độ nặng, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi sau phẫu theo dõi sùi van động mạch phổi và nội mạc thuật: Bảng 3: Diễn biến xét nghiệm tế bào máu trường hợp bệnh nhân 1 sau phẫu thuật Hb MCV MCH MCHC RDW BC PLT Ngày xét nghiệm (g/l) (fL) (pg) (g/L) (%) (G/L) (G/L) 26/3 (Trước truyền) 88 79,7 27 337 17,9 9,66 222 26/3 (Sau truyền) 111 82,7 28 335 17,1 17,96 185 27/3 115 82,9 28 332 17 17,05 186 28/3 110 83 28 339 16,9 18,81 160 292
  5. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 Sau phẫu thuật và điều trị tình trạng viêm huyện điều trị không cải thiện. Khoảng 2 ổn định, bệnh nhân ra viện và tái khám sau 1 tuần trước vào viện, bệnh nhân mệt mỏi tăng, tháng, kết quả tổng phân tích tế bào máu chóng mặt, kèm đau bụng vùng quanh rốn, ngoại vi không có thiếu máu, kích thước sốt 38 độ C, đi khám phát hiện viêm nội tâm hồng cầu bình thường: (Ngày 7/5) Hb 144g/l mạc nhiễm khuẩn nên chuyển Bệnh viện Đại (MCV 85.3 fL, MCH 28 pg, MCHC 332 học Y Hà Nội điều trị tiếp. Lâm sàng bệnh g/L), BC 10.32G/L, TC 245G/L. nhân có da, niêm mạc nhợt, không xuất huyết 3.2. Trường hợp lâm sàng 2 dưới da, không chảy máu chân răng, không Bệnh nhân Lầu Thị L, 18 tuổi, nữ, dân chảy máu mũi, sốt 38 độ C, khó thở NYHA tộc H’mông. Tiền sử chưa phát hiện bệnh lý II, Thổi tâm thu liên tục khoang gian sườn III mạn tính. Đi khám vì mệt mỏi, chóng mặt, cạnh ức trái. Cân nặng 38kg, Chiều cao sốt. Cách vào viện 4 tháng, bệnh nhân xuất 142cm, BMI 18.85 kg/m2. Xét nghiệm tổng hiện sốt thành cơn, đi khám tại bệnh viện phân tích tế bào máu ngoại vi: Bảng 4: Diễn biến xét nghiệm tế bào máu trường hợp bệnh nhân 2 trước phẫu thuật Ngày xét Hb MCHC RDW MCV (fL) MCH (pg) BC (G/L) PLT (G/L) nghiệm (g/l) (g/L) (%) 24/6 107 77 25 328 17,1 6,54 71 27/6 92 76,8 25 323 18,1 6,18 90 29/6 91 79,1 24,4 308 17,6 6,41 168 1/7 89 78,1 24 313 16,8 7,57 204 Huyết đồ: Hồng cầu lưới 0.67%, không (ng/mL), transferin 160 (mg/dL), Bilirubin gặp mảnh vỡ hồng cầu, hình thái hồng cầu TP 6.0 (m/L), protein TP 80.7 (g/L), không có gì đặc biệt. Điện di huyết sắc tố Albumin 30.6 (g/L), Định lượng IgA 462 bình thường (HbA1 97.4%, HbA2 2.6%). (mg/dL), IgG 2951 (mg/dL), IgM 340 Đông máu: PT 85%. Xét nghiệm sinh hoá (mg/dL), Coomb trực tiếp (+), Coomb gián máu: Sắt huyết thanh 7.5 (m/L), ferritin 415 tiếp (-). Bảng 5: Diễn biến xét nghiệm sinh hoá máu trường hợp bệnh nhân 2 trước phẫu thuật Ngày xét nghiệm CRPhs (mg/dL) AST (U/l) ALT (U/l) Creatinin (m/L) 25/6 11,7 96 40 92 27/6 7,35 88 48 69 1/7 1,7 50 39 69 Cấy máu hai tay 4 lần dương tính với Streptococcus mitis (Cách nhau > 1 giờ). 293
  6. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU Hình 2: Hình ảnh siêu âm tim ở bệnh nhân 2 Siêu âm tim: Còn ống động mạch, đường nhân được phẫu thuật đóng ống động mạch, kính phía động mạch chủ 7mm, phía động lấy sùi thân động mạch phổi ngày 18/7. mạch phổi 5mm, shunt liên tục trái phải, Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được chênh áp cao. Hình ảnh sùi bám từ vị trí ống truyền 2 khối hồng cầu 350ml và 3 khối động mạch, lan dọc nội mạc thành trái động huyết tương tươi đông lạnh 250ml. Theo dõi mạch phổi. Bệnh nhân được chẩn đoán xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, được điều vi sau phẫu thuật: trị kháng sinh Ceftriaxon+ Amikacin. Bệnh Bảng 6: Diễn biến xét nghiệm tế bào máu trường hợp bệnh nhân 2 sau phẫu thuật Ngày xét Hb MCHC RDW MCV (fL) MCH (pg) BC (G/L) PLT (G/L) nghiệm (g/l) (g/L) (%) 20/7 95 82,8 27 324 17,3 8,74 146 24/7 94 84,4 27 322 18 7,03 263 27/7 99 84,7 27 324 18,5 7,6 154 Sau phẫu thuật và điều trị kháng sinh, lý nhiễm khuẩn màng trong của tim, do tình trạng viêm ổn định, bệnh nhân ra viện nguyên nhân vi khuẩn hoặc vi nấm, hoặc một điều trị thuốc và theo dõi tiếp. số trường hợp hiếm gặp do vi khuẩn không điển hình như Clamydia, Rickettsia. 1 Viêm IV. BÀN LUẬN nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một bệnh lý Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh nặng, thường biểu hiện với các triệu chứng 294
  7. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 không đặc hiệu như thiếu máu và các triệu VNTMNK chủ yếu là thiếu máu bình sắc, chứng toàn thân. Do tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử kích thước bình thường, gặp khoảng 70-90%. vong tương đối cao lên tới 30% trong 30 Cả hai trường hợp bệnh nhân đều có biểu ngày nên việc chẩn đoán kịp thời viêm nội hiện thiếu máu khi nhập viện, tuy nhiên đặc tâm mạc nhiễm khuẩn là rất quan trọng để điểm và mức độ thiếu máu khác nhau. tránh các biến chứng nguy hiểm như hở van Trường hợp bệnh nhân thứ nhất, khi đi khám tim, suy tim, biến cố tắc mạch và nhiễm có các triệu chứng của thiếu máu rõ ràng với trùng huyết,…5 Viêm nội tâm mạc nhiễm thiếu máu mức độ trung bình (Hb 83 g/l), khuẩn thường gặp ở những bệnh nhân có tổn bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt, da niêm thương nội tâm mạc bẩm sinh hoặc mắc phải mạc nhợt và mệt mỏi nhiều, khó thở nhẹ. Do như bệnh van tim hoặc tim bẩm sinh, van tim đó, các biểu hiện của thiếu máu che lấp các nhân tạo hoặc thiết bị hỗ trợ tim.6 Ngoài ra biểu hiện của tim mạch, bệnh nhân không có còn gặp ở những bệnh nhân có nguy cơ ngoài phù, không đau ngực, do đó biểu hiện tim bệnh lý tim mạch như sử dụng thuốc tiêm, mạch chỉ rõ ràng khi được khám thực thể truyền tĩnh mạch, dùng thuốc ức chế miễn thấy có tiếng thổi tâm thu 3/6 tại cạnh KLS dịch hoặc thủ thuật nha khoa hoặc phẫu IV bên trái. Ngoài ra, bệnh nhân có biểu hiện thuật. Trong đó, trường hợp bệnh nhân thứ thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, biểu hiện nhất có tiền sử chẩn đoán bệnh lý tim bẩm thiếu máu này ít gặp ở bệnh nhân VNTMNK, sinh là thông liên thất lỗ nhỏ từ bé, tuy nhiên thường do nguyên nhân do thiếu sắt, do bệnh chưa điều trị và không theo dõi thường lý tan máu bẩm sinh. Đó cũng là lý do bệnh xuyên, trong khi trường hợp bệnh nhân thứ nhân đi khám chuyên khoa huyết học để tìm hai không có tiền sử bệnh lý tim mạch hay nguyên nhân thiếu máu và nếu chỉ tập trung bệnh lý mạn tính khác. Chẩn đoán viêm nội đánh giá các biểu hiện và nguyên nhân của tâm mạc nhiễm khuẩn dựa theo tiêu chuẩn thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc hay gặp DUKE sửa đổi bao gồm các tiêu chuẩn chính là thiếu sắt và tan máu bẩm sinh, bệnh nhân và tiêu chuẩn phụ.7 Cả hai trường hợp bệnh có thể dễ bị bỏ sót các triệu chứng tim mạch, nhân kể trên đều có đầy đủ tiêu chuẩn chẩn dẫn tới không được chẩn đoán đầy đủ. Trong đoán VNTMNK, trong đó trường hợp bệnh khi trường hợp bệnh nhân thứ hai, khi vào nhân thứ nhất có hai tiêu chuẩn chính và hai viện bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu nhẹ, tiêu chuẩn phụ là tiền sử bệnh tim và sốt kéo với lượng huyết sắc tố 107 g/l, bệnh nhân dài, trường hợp bệnh nhân thứ hai có hai tiêu không có biểu hiện chóng mặt, biểu hiện mệt chuẩn chính và một tiêu chuẩn phụ là sốt kéo mỏi và sốt kéo dài với nhiệt độ cao hơn. Do dài. đó triệu chứng thiếu máu không phải triệu Thiếu máu là một triệu chứng phổ biến chứng chủ đạo và không làm che lấp các trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Thiếu triệu chứng tim mạch khác. máu là yếu tố dự báo nguy cơ trong Bệnh nguyên chủ yếu của thiếu máu ở VNTMNK, có giá trị trong tiên lượng bệnh nhân VNTMNK là do tình trạng nhiễm bệnh.6,8 Tuy nhiên, thiếu máu ở bệnh nhân trùng và viêm mạn tính. Ngoài ra, thiếu máu 295
  8. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU do tan máu ít gặp hơn, và có thể là kết quả mạn tính như VNTMNK. Trường hợp bệnh của các tổn thương nội hoặc ngoại mạch.1,4 nhân thứ hai, bệnh nguyên của thiếu máu Trong đó tan máu nội mạch là cơ chế chính, cũng do tình trạng nhiễm trùng và viêm mạn do các chấn thương cơ học, sự cố định bổ thể tính với các biểu hiện tương tự như CRPhs và tổn thương hồng cầu do độc tố vi khuẩn. tăng cao, ferritin tăng, tăng globulin đa dòng. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng tan máu là Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi điều trị có hình ảnh mảnh vỡ hồng cầu trên nhiên bệnh, tuy tình trạng viêm cải thiện với CRP cứu máu ngoại vi, haptoglobin huyết thanh giảm từ 11.7 mg/dL (ngày 23/6) xuống 1.7 giảm và huyết sắc tố niệu. Trong khi tan máu (ngày 1/7), lượng huyết sắc tố của bệnh nhân ngoại mạch được thực hiện bởi các đại thực lại có xu hướng giảm dần. Như vậy, bệnh bào tại lách. Sau khi chẩn đoán bệnh, cả hai nguyên của thiếu máu ở bệnh nhân thứ hai trường hợp bệnh nhân báo cáo đều được điều chưa loại trừ có tan máu nội mạch hoặc trị kháng sinh phổ rộng phù hợp, nhạy với ngoại mạch. Sau đó, bệnh nhân thứ 2 được loại vi khuẩn tìm thấy dựa trên kết quả kháng phẫu thuật đóng ống động mạch, lấy sùi thân sinh đồ. Trường hợp bệnh nhân thứ nhất, động mạch phổi. Sau phẫu thuật, lượng huyết bệnh nguyên do tình trạng nhiễm trùng và sắc tố của bệnh nhân có tự cải thiện sau 1 viêm mạn tính, với biểu hiện các dấu ấn viêm tuần (Hb 95-> 99 g/l), kích thước hồng cầu tăng cao (CRPhs lần lượt là 13 mg/dLvà 11.7 cải thiện có xu hướng trở về bình thường mg/dL tại thời điểm đi khám), xét nghiệm sắt (MCV 77-> 82.8->84.7 fL). huyết thanh giảm thấp, Ferritin tăng cao, tăng globulin đa dòng và tình trạng thiếu máu cải V. KẾT LUẬN thiện rõ khi tình trạng viêm ổn định. Theo Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh dõi quá trình điều trị, ở trường hợp bệnh lý nặng do nhiễm khuẩn tại màng tim với nhân thứ nhất, các triệu chứng cải thiện đáng nguy cơ tử vong cao. Bệnh có biểu hiện đa kể bao gồm cả tình trạng viêm và tình trạng dạng, trong đó thiếu máu là triệu chứng phổ thiếu máu với xét nghiệm CRPhs giảm từ 13 biến với thiếu máu bình sắc kích thước bình mg/dL vào ngày 22/2 xuống còn 0.48 mg/dL thường chiếm tới 70-90% các trường hợp. ngày 16/3, trong khi lượng huyết sắc tố tăng Bệnh nguyên thiếu máu thường do nhiễm từ 92 g/l ngày 24/2 sau truyền khối hồng cầu trùng và viêm mạn tính, một số ít trường hợp lên tới 107 g/l ngày 16/3. Sau phẫu thuật 1 do tan máu. Chúng tôi báo cáo hai trường tháng, bệnh nhân được điều trị ổn định và tái hợp bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khám, không còn thiếu máu, kích thước hồng khuẩn có thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, cầu trở về bình thường. Kết quả điều trị trên với các biểu hiện thiếu máu khác nhau trên phù hợp với bệnh nguyên gây thiếu máu lâm sàng, bệnh nguyên, diễn biến và đáp ứng hồng cầu nhỏ là do tình trạng viêm mạn dẫn điều trị cũng khác nhau. Ngoài các nguyên tới rối loạn chuyển hoá sắt và giảm hiệu quả nhân chính gây thiếu máu hồng cầu nhỏ sử dụng sắt trong tổng hợp tế bào máu ở nhược sắc như thiếu sắt hay tan máu bẩm những bệnh nhân có tình trạng viêm nặng và sinh, cần lưu ý tới các bệnh lý có bệnh 296
  9. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 nguyên do tình trạng viêm mạn tính, trong đó risk factors, microbiology, and clinical viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là một outcomes of infective endocarditis in a large nguyên nhân. tertiary-care teaching hospital. SAGE Open Medicine. 2017;5:205031211774177. doi:10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1177/2050312117741772 1. Rajani R, Klein JL. Infective endocarditis: 6. Sh R. A Potential Role of Hematologic A contemporary update. Clin Med (Lond). Abnormalities as Prognostic Markers an 2020;20(1): 31-35. doi:10.7861/clinmed. Infective Endocarditis (IE). MJCCS. 2023; cme.20.1.1 7(2). doi:10.23880/mjccs-16000323 2. Selton-Suty C, Célard M, Le Moing V, et 7. Habib G, Lancellotti P, Antunes MJ, et al. al. Preeminence of Staphylococcus aureus in 2015 ESC Guidelines for the management of infective endocarditis: a 1-year population- infective endocarditis: The Task Force for based survey. Clin Infect Dis. 2012;54(9): the Management of Infective Endocarditis of 1230-1239. doi:10.1093/cid/cis199 the European Society of Cardiology (ESC). 3. Kowalik M, Guz A, Prystupa A, et al. Endorsed by: European Association for Anaemia and neurologic complications- the Cardio-Thoracic Surgery (EACTS), the dominating manifestations of infective European Association of Nuclear Medicine endocarditis -case report. J Pre Clin Clin Res. (EANM). Eur Heart J. 2015;36(44):3075- 2018;12(1):36-39. doi:10.26444/jpccr/83727 3128. doi:10.1093/eurheartj/ehv319 4. Shingu M, Ishimaru N, Ohnishi J, et al. 8. Rayes HA, Vallabhajosyula S, Barsness Hemolytic Anemia in a Patient with GW, et al. Association between anemia and Subacute Bacterial Endocarditis by hematological indices with mortality among Cardiobacterium hominis. Intern Med. cardiac intensive care unit patients. Clin Res 2021;60(21): 3489-3495. doi:10.2169/ Cardiol. 2020;109(5): 616-627. doi:10.1007/ internalmedicine.6186-20 s00392-019-01549-0 5. Mostaghim AS, Lo HYA, Khardori N. A retrospective epidemiologic study to define 297
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2