địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các tiêu chí NTM.<br />
2. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM<br />
- Tuyên truyền về xây dựng NTM được xác định là nhiệm vụ quan trọng<br />
hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực hiện xây dựng NTM của tỉnh, do đó UBND<br />
tỉnh đã ban hành Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 17/7/2012 về việc ban hành<br />
kế hoạch tuyên truyền Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, để các sở<br />
ngành, địa phương căn cứ tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp với<br />
chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương.<br />
- Tỉnh đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan truyền thông ở trong và<br />
ngoài tỉnh, nhằm phổ biến, giới thiệu các hoạt động xây dựng NTM trên địa bàn<br />
tỉnh. Tổ chức biên tập, in 3.000 cuốn sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM và 23.750<br />
cuốn “TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” cấp cho<br />
Ban phát triển các ấp, Ban chỉ đạo và Ban Quản lý xây dựng NTM các xã, để làm<br />
tài liệu phục vụ cho việc tuyên truyền xây dựng NTM.<br />
- Đã xây dựng và đưa vào vận hành trang thông tin điện tử “Nông thôn mới<br />
tỉnh Long An (http://nongthonmoi.longan.gov.vn), qua đó đã chuyển tải kịp thời<br />
các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân và xây dựng NTM. Đồng<br />
thời phản ánh, giới thiệu những hoạt động xây dựng NTM của các ngành, địa<br />
phương.<br />
- Các tổ chức đoàn thể tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy<br />
cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền xây dựng NTM. Một số địa phương<br />
(huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Thủ Thừa, Thạnh Hóa...) đã thực hiện tuyên truyền<br />
bằng hình thức tổ chức Hội thi tìm hiểu về xây dựng NTM; xây dựng các pano<br />
tuyên truyền về NTM...<br />
Nhìn chung, công tác tuyên truyền xây dựng NTM tiếp tục được triển khai<br />
sâu rộng trong nhân dân với nhiều hình thức phong phú, qua đó đã giúp cho người<br />
dân và cả hệ thống chính trị nắm được mục tiêu, nội dung cơ bản của xây dựng<br />
NTM và tích cực, chủ động tham gia đóng góp xây dựng NTM.<br />
3. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức xây dựng NTM<br />
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức xây dựng<br />
NTM cho 7.193 lượt người, trong đó cấp xã và ấp 6.289 lượt người.<br />
Nhìn chung, hầu hết cán bộ chủ chốt và cán bộ, công chức làm công tác xây<br />
dựng NTM đã được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về xây dựng NTM,<br />
tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện xây dựng NTM.<br />
4. Về huy động nguồn lực<br />
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh huy động được khoảng 11.086,5 tỷ đồng để<br />
thực hiện xây dựng NTM, gồm có: Vốn ngân sách nhà nước 5.789 tỷ đồng, chiếm<br />
52,2%; vốn huy động nhân dân đóng góp 3.378,7 tỷ đồng, chiếm 30,5%; vốn tín<br />
dụng 1.714,9 tỷ đồng, chiếm 15,5%; vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp<br />
197,3 tỷ đồng, chiếm 1,8%; vốn khác 6,6 tỷ đồng, chiếm 0,1%.<br />
Nguồn lực huy động được phần lớn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông<br />
thôn, chủ yếu là công trình giao thông, thủy lợi, trường học, Trung tâm Văn hóa<br />
xã... Tuy còn nhiều khó khăn nhưng ngân sách nhà nước vẫn tập trung đầu tư cho<br />
nông nghiệp, nông thôn và các địa phương đã có sự vận động, huy động khá tốt<br />
<br />
2<br />
nguồn lực của dân và toàn xã hội tham gia xây dựng NTM.<br />
(Chi tiết tại Biểu 1-Kết quả huy động các nguồn lực xây dựng NTM)<br />
5. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM<br />
Toàn bộ 166 xã đã hoàn thành lập quy hoạch xây dựng NTM và 100/166 xã<br />
đã phê duyệt đề án xây dựng NTM. Tổng kinh phí lập quy hoạch xây dựng NTM<br />
của toàn tỉnh 47,2 tỷ đồng, bình quân 284 triệu đồng/xã.<br />
Nhìn chung tiến độ lập quy hoạch xây dựng NTM chậm so với mục tiêu của<br />
Chương trình đề ra là “Hoàn thành quy hoạch NTM cho 100% số xã năm 2012”.<br />
Nguyên nhân chủ yếu là việc triển khai lập quy hoạch được triển khai thực hiện<br />
đồng loạt tại tất cả các xã trên địa bàn tỉnh, do đó đã dẫn đến tình trạng quá tải cho<br />
các đơn vị tư vấn. Mặt khác, phần lớn các đơn vị tư vấn chưa có nhiều kinh<br />
nghiệm, chuyên môn về quy hoạch phát triển sản xuất, do đó các đồ án phải lấy ý<br />
kiến góp ý, chỉnh sửa nhiều lần.<br />
6. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân<br />
a) Về sản xuất nông nghiệp:<br />
- Đã thực hiện rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp<br />
chung của tỉnh và các quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của<br />
tỉnh để làm cơ sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn<br />
theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu<br />
quả, gắn sản xuất và chế biến. Cụ thể đã điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch: Quy<br />
hoạch vùng trồng đay nguyên liệu tập trung đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020;<br />
Quy hoạch phát triển vùng rau an toàn đến năm 2020; Quy hoạch vùng lúa chất<br />
lượng cao phục vụ chế biến gạo xuất khẩu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020;<br />
Đề án sản xuất thanh long xuất khẩu; Quy hoạch vùng mía nguyên liệu giai đoạn<br />
2011-2020; Quy hoạch đê bao lững vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020; Quy<br />
hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất đến năm 2020; Quy hoạch phát triển<br />
ngành nghề nông thôn đến 2020; Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã...).<br />
- Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật kỹ thuật ngành nông nghiệp, nhất là<br />
các cơ sở sản xuất giống. Tăng cường các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật,<br />
thú y; triển khai thực hiện chương trình giống vật nuôi, cây trồng; xây dựng, nhân<br />
rộng các mô hình sản xuất hiệu quả...<br />
Kết quả: Tốc độ tăng trưởng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp năm 2013 đạt<br />
4,6%; tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp trong cơ cấu GDP chung toàn tỉnh năm<br />
2013 đạt 29,7%.<br />
b) Phát triển công nghiệp nông thôn:<br />
Công nghiệp nông thôn tiếp tục được đầu tư phát triển, tập trung vào các<br />
ngành nghề chính có thế mạnh của địa phương như: Xay xát, chế biến lương thực,<br />
thực phẩm; may mặc; chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí hàn tiện; dịch vụ<br />
phục vụ sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 13.000 cơ sở công nghiệp,<br />
(trong đó cơ sở công nghiệp nông thôn 12.140 cơ sở, chiếm 93,3%, tăng 11,3% so<br />
với năm 2008). Lao động khu vực công nghiệp nông thôn có 24.300 người, chiếm<br />
gần 15% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp<br />
nông thôn tăng bình quân 11,6%/năm.<br />
c) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn:<br />
<br />
3<br />
Năm 2013, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 5.309 lao động nông thôn, trong<br />
đó: Đào tạo nghề nông nghiệp 3.587 người, chiếm 67,6%; nghề phi nông nghiệp<br />
1.722 người, chiếm 32,4%. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 91,3%,<br />
trong đó: Nghề nghiệp đạt 91,6%, nghề phi nông nghiệp đạt 90,7%.<br />
Việc triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong thời<br />
gian qua đã có tác động tích cực đến khu vực nông thôn, đời sống của người dân<br />
nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn nhiều nơi đã thực sự khởi sắc. Năm<br />
2013, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 25 triệu đồng/năm;<br />
tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3,81%, trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã giảm<br />
còn 4,07%; 94 xã (chiếm 52,6%) đạt tiêu chí thu nhập; 128 xã (chiếm 77%) đạt<br />
tiêu chí hộ nghèo; 78 xã (chiếm 47%) đạt tiêu chí nhà ở dân cư; 122 xã (chiếm<br />
73,5%) đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.<br />
7. Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu<br />
Từ năm 2011-2013, toàn tỉnh đã huy động được khoảng 9.592,8 tỷ đồng để<br />
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu trên địa bàn nông thôn, trong đó: Vốn<br />
ngân sách nhà nước 5.652,5 tỷ đồng, chiếm 58,9%; vốn huy động nhân dân đóng<br />
góp 3.376,7 tỷ đồng, chiếm 35,2%; vốn tín dụng 359,8 tỷ đồng, chiếm 3,8%; vốn<br />
huy động từ các doanh nghiệp 197,3 tỷ đồng, chiếm 2,1%; vốn khác 6,5 tỷ đồng,<br />
chiếm 0,1%. Kết quả đạt được cụ thể như sau:<br />
- Giao thông: Toàn tỉnh đã huy động được 5.893,4 tỷ đồng (trong đó: Ngân<br />
sách nhà nước 4.883,1 tỷ đồng, chiếm 82,9%; nhân dân đóng góp 1.010,3 tỷ<br />
đồng,chiếm 17,1 %) để thực hiện đầu tư, nâng cấp gần 2.830 km đường giao thông,<br />
gồm có: Nhựa hóa, bê tông hóa 950 km đường trục xã, liên xã; cứng hóa 1.000 km<br />
đường ấp, xóm; làm sạch và không lầy lội 600 km đường ngõ, xóm; cứng hóa 280<br />
km đường trục chính nội đồng.<br />
- Thủy lợi: Thủy lợi trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát<br />
triển theo hướng phục vụ đa mục tiêu. Hệ thống đê sông ngăn triều – mặn – trữ<br />
ngọt, đê bao chống lũ sớm được củng cố, nâng cấp một bước, nhiều công trình tiêu<br />
thoát lũ được đầu tư. Trong 3 năm (2011-2013) toàn tỉnh đã huy động được 842,8<br />
tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước 338,5 tỷ đồng, chiếm 40,2%; nhân dân<br />
đóng góp 504,3 tỷ đồng,chiếm 59,8 %) để thực hiện đầu tư mới, nâng cấp 239 công<br />
trình thủy lợi, kiên cố hóa 88 km kênh mương.<br />
Các công trình thủy lợi đã đảm bảo tưới cho 230.262 ha đất canh tác (đạt<br />
78% yêu cầu), đảm bảo tiêu cho 235.695 ha (đạt 80 % yêu cầu), ngăn triều-mặn-<br />
trữ ngọt cho 66.679 ha ( đạt 89 % yêu cầu), ngăn lũ sớm (lũ tháng 8) cho 51.244ha<br />
(đạt 34 % yêu cầu), diện tích có trạm bơm đảm bảo tưới tiêu chủ động đạt 11.319<br />
ha (đạt 6 % yêu cầu)<br />
- Điện: Ngành điện đã đầu tư 169,9 tỷ đồng từ để đầu tư cải tạo hệ thống<br />
điện đảm bảo yêu cầu, góp phần nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn<br />
từ các nguồn năm 2012 lên 98,6%, ước năm 2013 đạt 99%.<br />
- Trƣờng học: Toàn tỉnh đã huy động được 329 tỷ đồng đề đầu tư xây mới,<br />
cải tạo nâng cấp các phòng học, trong đó: vốn ngân sách các cấp 225,5 tỷ đồng,<br />
chiếm 68,5%; vốn dân góp 103,5 tỷ đồng, chiếm 31,5%. Do đó, dự kiến đến năm<br />
2013 toàn tỉnh sẽ có 244 trường học đạt chuẩn.<br />
<br />
4<br />
- Cơ sở vật chất văn hoá: Đã huy động 46,7 tỷ đồng (trong đó: ngân sách<br />
nhà nước 37,2 tỷ đồng, chiếm 79,6%; nhân dân góp 9,5 tỷ đồng, chiếm 20,4 %) để<br />
đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các Trung tâm văn hóa – thể thao - học tập cộng<br />
động xã và nhà văn hóa ấp. Do đó, ước đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 57 xã có<br />
Trung tâm văn hóa – thể thao - học tập cộng động, 560 ấp có nhà văn hóa.<br />
- Chợ nông thôn: Các doanh nghiệp đã đầu tư 13,8 tỷ đồng để đầu tư xây<br />
dựng mới, nâng cấp 15 chợ nông thôn, do đó đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 85 xã<br />
có chợ, chiếm 51 %. Theo quy hoạch, đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ đầu tư xây mới,<br />
nâng cấp 82 chợ nông thôn tại 76 xã.<br />
- Bƣu điện: Các doanh nghiệp đã đầu tư 4,5 tỷ đồng đề đầu tư nâng cấp,<br />
xây mới các điểm phục vụ viễn thông và cung cấp internet đến ấp, trong đó: Đầu tư<br />
nâng cấp, xây mới điểm phục vụ viễn thông 609 triệu đồng; đầu tư cung cấp<br />
internet đến ấp 3.891 triệu đồng. Nâng tổng số điểm viễn thông đạt chuẩn của toàn<br />
tỉnh lên 489 điểm và nâng số xã có internet đến ấp lên 155 xã.<br />
- Y tế: Toàn tỉnh đã huy động 30,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà<br />
nước (vốn lồng ghép với các chương trình, dự án khác) để đầu tư nâng cấp, xây<br />
mới các trạm y tế xã.<br />
- Nƣớc sinh hoạt: Đã huy động 396,8 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo,<br />
nâng cấp các công trình cấp nước, thoát nước tập trung, trong đó: Vốn tín dụng<br />
241,4 tỷ đồng, chiếm 54%; vốn ngân sách nhà nước 99,7 tỷ đồng, chiếm 25%; vốn<br />
dân góp 78,8 tỷ đồng, chiếm 19,9%; nguồn khác 3,9 tỷ đồng, chiếm 1%. Kết quả<br />
đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ước đạt<br />
93%, tăng 5% so với năm 2010.<br />
- Nhà ở dân cƣ: Toàn tỉnh đã huy động 1.865 tỷ đồng để thực hiện đầu tư<br />
cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở của các hộ dân, trong đó: Vốn của các hộ dân<br />
1.669,7 tỷ đồng, chiếm 89,5%; vốn tín dụng 145,5 tỷ đồng, chiếm 7,8%; vốn ngân<br />
sách nhà nước 36,7 tỷ, chiếm 2%; vốn huy động từ các doanh nghiệp 10,4 tỷ đồng,<br />
chiếm 0,6%; vốn khác 2,6 tỷ đồng, chiếm 0,1%. Kết quả ước đến cuối năm 2013,<br />
tỷ lệ nhà đạt chuẩn đạt 79,2%, tăng 20,6% so với năm 2010.<br />
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh<br />
có 49 hợp tác xã (trong đó có 47 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-<br />
thủy sản), tăng 17 hợp tác xã so với năm 2010; có 2.325 tổ hợp tác (trong đó 1.213<br />
tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản). Số hợp tác xã hoạt động<br />
có hiệu quả chiếm 55% (27 hợp tác xã).<br />
Từ năm 2011-2013, các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đã huy động<br />
được khoảng 550 triệu đồng từ các xã viên để đầu tư mua sắm máy móc, trang<br />
thiết bị, xây dựng nhà kho, trụ sở làm việc.<br />
(Chi tiết tại Biểu 2-Kết quả huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng thiết<br />
yếu)<br />
8. Về phát triển giáo dục, văn hoá, y tế và bảo vệ môi trƣờng<br />
- Giáo dục: Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Đổi mới phương<br />
pháp dạy và học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng kiên cố<br />
hóa.... nên chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh<br />
đã có 100% số xã đạt phổ cập giáo dụng trung học cơ sở; 74,1% số học sinh tốt<br />
<br />
5<br />
nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10 hệ phổ thông; 63/145 trường mầm non đạt<br />
chuẩn; 132/221 trường tiểu học đạt chuẩn; 48/108 trường THCS đạt chuẩn.<br />
- Văn hóa: Toàn tỉnh đã có 342.070 hộ (chiếm 95%) đạt tiêu chuẩn “gia đình<br />
văn hóa”; 805 ấp (chiếm 89,4%) được công nhận danh hiệu “ấp văn hóa”; 34 xã<br />
(chiếm 20,5%) được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Tỉnh đã chọn huyện Cần Đước<br />
là huyện điển hình về văn hóa giai đoạn 2010-2015.<br />
Về xây dựng thiết chế văn hóa: Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 55 xã<br />
(chiếm 33%) có Trung tâm Văn hóa Thể thao xã; 560 ấp (chiếm 62,2%) có Nhà<br />
văn hóa ấp; 90% cán bộ của Trung tâm Văn hóa Thể thao xã được đào tạo, bồi<br />
dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ.<br />
Hầu hết các Trung tâm Văn hóa Thể thao xã, Nhà văn hóa ấp hoạt động có<br />
hiệu quả, các loại hình hoạt động như: Sinh hoạt các Câu lạc bộ văn hóa–văn nghệ-<br />
thể thao, hội họp, liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu các môn<br />
thể thao...được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của<br />
người dân nông thôn, xóa dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và<br />
thành thị.<br />
- Y tế và bảo vệ môi trường: Các cơ sở y tế vùng nông thôn, đặc biệt là vùng<br />
sâu, vùng xa, vùng biên giới được tăng cường đầu tư cả về cơ sở vật chất và nhân<br />
lực. Các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như: Chương trình tiêm chủng mở<br />
rộng; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ... được thực<br />
hiện có hiệu quả, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho<br />
người dân nông thôn, sức khỏe của người dân nông thôn từng bước được cải thiện.<br />
Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được triển khai đến tuyến xã, cùng<br />
với cơ sở vật chất, trang thiết bị trạm y tế xã được tăng cường đầu tư, nên tỷ lệ<br />
người dân tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2013 đạt 61%.<br />
Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh ước đạt 64%; việc thu gom và<br />
xử lý rác thải ở khu vực nông thôn đang từng bước đi vào nề nếp.<br />
9. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ<br />
an ninh, trật tự xã hội<br />
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 4.004 cán bộ, công chức cấp xã (gồm có<br />
2.057 cán bộ; 1.947 công chức chuyên môn), trong đó số cán bộ công chức cấp xã<br />
đạt chuẩn chiếm khoảng 77%. Toàn bộ 166 xã (100%) đã có đủ các tổ chức trong<br />
hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.<br />
10. Kết quả thực hiện xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí<br />
- Tính đến tháng 2/2014, số tiêu chí đạt bình quân/xã 12 tiêu chí. Toàn tỉnh<br />
đã có 8 xã cơ bản đạt chuẩn NTM, 46 xã đạt từ 14-18 tiêu chí, 95 xã đạt từ 9-13<br />
tiêu chí, 15 xã đạt từ 6-8 tiêu chí, 2 xã đạt 5 tiêu chí (Kiến Bình và Tân Bình – Tân<br />
Thạnh). Đã có 10 tiêu chí có từ 70% số xã đạt trở lên; 5 tiêu chí có từ 40% đến<br />
70% số xã đạt; 4 tiêu chí có từ 13% đến 40% số xã đạt.<br />
(Chi tiết tại Biểu 3 - Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM từ năm 2010 đến<br />
tháng 2/2014 và Biểu 4 - Số tiêu chí đạt bình quân/xã từ năm 2010 đến tháng<br />
2/2014)<br />
Đối với 8 xã cơ bản đạt chuẩn NTM, UBND tỉnh đã tổ chức thẩm tra theo<br />
Quyết định số 4101/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh. Kết quả cụ thể<br />
<br />
6<br />
như sau:<br />
+ Xã Dương Xuân Hội – Châu Thành: Tổng số điểm đạt được 97,5 điểm.<br />
Còn 3 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do bề rộng mặt<br />
đường trục ấp và trục chính nội đồng chưa đạt chuẩn); Cơ sở vật chất văn hóa (do<br />
nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (do còn<br />
2 cán bộ xã chưa đạt chuẩn).<br />
+ Xã Bình Quới – Châu Thành: Tổng điểm đạt được 96,0 điểm. Còn 3 tiêu<br />
chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do bề rộng mặt đường trục ấp và<br />
trục chính nội đồng chưa đạt chuẩn); Cơ sở vật chất văn hóa (do nhà VH ấp chưa<br />
đạt chuẩn); Y tế (do y tế xã chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế).<br />
+ Xã Hòa Phú – Châu Thành: Tổng điểm đạt được 91,5 điểm. Còn 6 tiêu<br />
chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do bề rộng mặt đường trục ấp<br />
chưa đạt chuẩn); Trường học (do xã có 50% trường học đạt chuẩn về cơ sở vật<br />
chất); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa đạt<br />
chuẩn); Thu nhập (do thu nhập chỉ đạt 27,7 triệu đồng/người/năm); Y tế (do y tế<br />
xã chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế); Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững<br />
mạnh (do Đảng bộ xã chỉ đạt danh hiệu “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”).<br />
+ Xã Tân Lân – Cần Đước: Tổng số điểm đạt được 93,75 điểm. Còn 6 tiêu<br />
chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Quy hoạch (do chưa cắm mốc chỉ giới các<br />
công trình hạ tầng theo Quy hoạch); Giao thông (do bề rộng mặt đường trục ấp<br />
chưa đạt chuẩn); Trường học (do xã có 50% trường học đạt chuẩn về cơ sở vật<br />
chất); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa đạt<br />
chuẩn); Môi trường (do còn nhiều nghĩa trang chưa có quy chế quản lý); Hệ thống<br />
tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (do còn 2 cán bộ xã chưa đạt chuẩn).<br />
+ Xã Mỹ Lệ – Cần Đước: Tổng số điểm đạt được 92,75 điểm. Còn 6 tiêu<br />
chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Quy hoạch (do chưa cắm mốc chỉ giới các<br />
công trình hạ tầng theo Quy hoạch); Giao thông (do bề rộng mặt đường trục chính<br />
nội đồng chưa đạt chuẩn); Trường học (do xã có 50% trường học đạt chuẩn về cơ<br />
sở vật chất); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa<br />
đạt chuẩn); Chợ nông thôn (do hệ thống điện, nước, chiếu sáng của chợ chưa đảm<br />
bảo); An ninh trật tự xã hội (do có phát sinh tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội).<br />
+ Xã Khánh Hưng – Vĩnh Hưng: Tổng số điểm đạt được 93 điểm. Còn 3<br />
tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do tỷ lệ đường trục chính<br />
nội đồng được cứng hóa đạt chuẩn chỉ đạt 38,2%); Cơ sở vật chất văn hóa (do<br />
Trung tâm VHTT xã chưa đạt chuẩn); Y tế (do tỷ lệ người dân tham gia BHYT chỉ<br />
đạt 63% và y tế xã chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế).<br />
+ Xã Hậu Thạnh Đông – Tân Thạnh: Tổng điểm đạt được 92,25 điểm.<br />
Còn 6 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Quy hoạch (do chưa cắm mốc chỉ<br />
giới các công trình hạ tầng theo Quy hoạch); Giao thông (do bề rộng mặt đường<br />
trục xã, đường trục ấp và đường trục chính nội đồng chưa đạt chuẩn); Cơ sở vật<br />
chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Nhà ở dân<br />
cư (do còn 4,9% hộ dân ở trong nhà tạm); Hình thức tổ chức sản xuất (do hợp tác<br />
xã, tổ hợp tác hoạt động chưa hiệu quả); Y tế (do tỷ lệ người dân tham gia BHYT<br />
chỉ đạt 68,1.%).<br />
<br />
7<br />
+ Xã Mỹ Yên – Bến Lức: Tổng số điểm đạt được 94,25 điểm. Còn 5 tiêu chí<br />
chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Cơ sở vật chất văn hóa (do nhà VH ấp chưa đạt<br />
chuẩn); Y tế (do chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế); Môi trường (do tỷ lệ cơ sở<br />
sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường đạt 83%); Hệ thống tổ chức<br />
chính trị xã hội (do còn 2 cán bộ chưa đạt chuẩn); An ninh trật tự xã hội ((do có<br />
phát sinh tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và người mắc tệ nạn xã hội).<br />
Để công nhận 8 xã đạt chuẩn NTM trong thời gian tới, tỉnh đã chỉ đạo các<br />
huyện tập trung huy động các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu<br />
chí chưa đạt chuẩn, tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thường xuyên<br />
thực hiện các hoạt động để đảm bảo cho môi trường nông thôn luôn luôn “xanh -<br />
sạch – đẹp” như: Tổ chức thu gom và xử lý rác thải đúng nơi quy định; cải tạo<br />
vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ; xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn<br />
quy định...Đồng thời có kế hoạch nâng chất các tiêu chí đã đạt chuẩn để đảm bảo<br />
sự phát triển bền vững của xã đạt chuẩn NTM.<br />
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN<br />
CHƢƠNG TRÌNH<br />
1. Những mặt đạt đƣợc<br />
Thứ nhất: Phong trào xây dựng NTM đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận<br />
thức đến hành động trong đội ngũ cán bộ công chức và ngườ dân. Cán bộ công<br />
chức đã hiểu rõ mục đích, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của mình trong xây dựng<br />
NTM. Người dân đã ý thức được vai trò “chủ thể” của mình trong xây dựng NTM<br />
và tích cực tham gia hưởng ứng.<br />
Thứ hai: Kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển nhanh, từng bước đáp ứng yêu<br />
cầu sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn. Hệ thống chính trị ở nông thôn<br />
hoạt động ngày càng hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn<br />
được giữ vững.<br />
Thứ ba: Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai thực hiện<br />
có hiệu quả. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm đầu tư. Cơ cấu<br />
kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ,<br />
nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất nhất các sản phẩm thế mạnh của tỉnh (lúa<br />
gạo, chăn nuôi gia cầm, rau thực phẩm…).<br />
2. Những khó khăn, vƣớng mắc<br />
Thứ nhất: Một số Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã, huyện chưa làm hết<br />
vai trò, trách nhiệm, nên việc vận động, huy động các nguồn lực xã hội tham gia<br />
xây dựng NTM còn hạn chế.<br />
Thứ hai: Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính của người dân nông thôn,<br />
nhưng đầu ra còn gặp nhiều khó khăn, thường trúng mùa nhưng rớt giá, các doanh<br />
nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản chưa gắn kết chặt với vùng nguyên liệu đã ảnh<br />
hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập của người dân. Mặt khác, một số địa phương ít<br />
quan tâm chú ý nhân rộng (phát triển) các mô hình sản xuất mà chỉ chú ý đến đầu<br />
tư hạ tầng.<br />
Thứ ba: Các hình thức liên kết trong sản xuất như: Hợp tác xã, Tổ hợp tác,<br />
trang trại... chậm phát triển, mức độ áp dụng khoa học công nghệ ở một số khâu<br />
còn hạn chế, quy mô vốn, doanh thu, lợi nhuận bình quân còn thấp.<br />
<br />
8<br />
Thứ tư: Thu nhập ở nông thôn tăng, nhưng chất lượng cuộc sống của người<br />
dân nông thôn chưa cải thiện nhiều do giá cả các hàng hóa thiết yếu tăng mạnh. Tỷ<br />
lệ hộ nghèo đã giảm, nhưng vẫn còn khá cao so với mục tiêu đặt ra.<br />
<br />
Phần 2<br />
PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2014 - 2015<br />
<br />
I. MỤC TIÊU<br />
Mục tiêu cơ bản là tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện Chương<br />
trình xây dựng NTM theo đúng kế hoạch, lộ trình đã đề ra. Năm 2014 phấn đấu có<br />
thêm 18 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM đến cuối năm 2014 là<br />
26 xã (Xem chi tiết tại Biểu 5 - Danh sách xã đạt chuẩn NTM năm 2014). Năm<br />
2015 phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM<br />
đến cuối năm 2015 là 36 xã, chiếm 22% số xã trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến cuối<br />
năm 2015, số tiêu chí đạt bình quân/xã từ 14 tiêu chí trở lên.<br />
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN<br />
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp<br />
trọng tâm sau:<br />
1. Công tác quản lý, chỉ đạo Chƣơng trình<br />
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình các<br />
cấp từ tỉnh đến ấp, trong đó chú trọng củng cố cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình<br />
độ chuyên môn - nghiệp vụ để tham mưu triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng<br />
NTM ở cơ sở.<br />
- Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn kịp thời việc triển khai thực hiện xây<br />
dựng NTM. Triển khai, quán triệt việc tổ chức thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù<br />
trong xây dựng NTM.<br />
2. Công tác tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng NTM<br />
Tiếp tục thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền phổ biến quán triệt<br />
sâu rộng các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM để người dân hiểu rõ nội<br />
dung xây dựng NTM và chủ động tự giác tham gia. Đồng thời, tuyên truyền để<br />
thấy được trách nhiệm cụ thể của chính quyền, các đoàn thể và hộ dân trong xây<br />
dựng NTM.<br />
3. Công tác đào tạo, tập huấn<br />
Tiếp tục chỉ đạo cho các địa phương tăng cường bồi dưỡng kiến thức xây<br />
dựng NTM cho cán bộ công chức các cấp, nhất là cấp xã. Đây là nhiệm vụ được<br />
thực hiện thường xuyên, nhằm đảm bảo tính ổn định cho cán bộ làm công tác xây<br />
dựng NTM ở cơ sở.<br />
4. Triển khai thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng NTM<br />
Tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện việc công bố đồ án quy hoạch xây<br />
dựng NTM. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng<br />
NTM theo đúng Quy hoạch và Đề án xây dựng NTM đã được duyệt thông qua việc<br />
cụ thể hóa thành kế hoạch và các dự án, công trình đầu tư cụ thể.<br />
5. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân<br />
- Về phát triển sản xuất nông nghiệp: Triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ<br />
<br />
9<br />
cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền<br />
vững, nhằm duy trì tăng trưởng ổn định, bền vững, góp phần giải quyết các vấn đề<br />
an sinh xã hội nông thôn.<br />
Triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án phát triển sản nông nghiệp. Tăng<br />
cường công tác khuyến nông, khuyến ngư. Quản lý và phòng chống tốt dịch bệnh<br />
cây trồng vật nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chất lượng vật<br />
tư nông nghiệp, thuốc thú y thủy sản. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương<br />
mại, hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản phẩm.<br />
- Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông thôn:<br />
Tiếp tục thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp,<br />
dịch vụ ở vùng nông thôn theo quy hoạch. Khuyến khích và hỗ trợ các ngành nghề<br />
truyền thống phát triển; nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề.<br />
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tập trung đào tạo nghề, tạo nguồn<br />
nhân lực cho tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo 2 hướng.<br />
Thứ nhất: Đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng lao động trực tiếp sản xuất nông<br />
nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tạo ra nông sản hàng hóa có chất<br />
lượng và tính cạnh tranh cao. Thứ hai: Đào tạo nghề mới để chuyển dịch cơ cấu<br />
lao động, gắn với nhu cầu sử dụng lao động cụ thể của doanh nghiệp .<br />
6. Xây dựng kết cầu hạ tầng thiết yếu<br />
Tập trung huy động nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất<br />
là các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh như: Đường giao<br />
thông, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, điện sản xuất, nước sinh hoạt…<br />
7. Phát triển giáo dục, Văn hóa, Y tế và bảo vệ môi trƣờng nông thôn<br />
- Tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các<br />
phòng học, nâng tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; duy trì kết quả phổ<br />
cập giáo dục trung học cơ sở.<br />
- Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội thực hiện đầu tư xây dựng<br />
hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa ở nông thôn như: Trung tâm Văn hóa - Thể thao<br />
xã, Nhà văn hóa ấp.<br />
- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các trạm y tế cấp xã.<br />
Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; công tác khám<br />
chữa bệnh bảo hiểm y tế...Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư các công<br />
trình cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ dân nông thôn, tăng cường<br />
kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, trang trại trên địa bàn nông thôn thực hiện<br />
nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường.<br />
8. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vũng mạnh và giữ gìn an<br />
ninh, trật tự xã hội<br />
Chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ cán bộ<br />
cấp xã đạt chuẩn; tỷ lệ Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững<br />
mạnh”; các tổ chức Đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên;<br />
đảm bảo an ninh, trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn.<br />
9. Huy động và bố trí nguồn lực thực hiện Chƣơng trình<br />
Dự báo nguồn vốn ngân sách nhà nước các cấp trong những năm tới sẽ vẫn<br />
còn nhiều khó khăn, do đó tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung<br />
<br />
10<br />
Biểu 1: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN<br />
XÂY DỰNG NTM TỪ NĂM 2011-2013<br />
<br />
Đơn vị: Triệu đồng<br />
<br />
Cộng<br />
S<br />
Năm Năm Năm<br />
T NGUỒN VỐN Số Tỷ lệ<br />
2011 2012 2013<br />
T lƣợng (%)<br />
<br />
Vốn trực tiếp cho<br />
1 24.853 29.508 27.939 82.300 0,7<br />
Chương trình NTM<br />
<br />
Ngân sách Trung<br />
- 24.853 29.508 27.939 82.300 0,7<br />
ương<br />
<br />
Vốn lồng ghép từ các<br />
2 708.443 2.833.771 2.164.638 5.706.852 51,5<br />
chương trình, dự án<br />
<br />
3 Vốn tín dụng 241.117 964.467 509.285 1.714.868 15,5<br />
<br />
Vốn huy động từ<br />
4 22.505 90.022 84.742 197.269 1,8<br />
doanh nghiệp<br />
<br />
Vốn huy động đóng<br />
5 góp của cộng đồng 507.264 2.029.055 842.297 3.378.616 30,5<br />
dân cư<br />
<br />
Vốn huy động từ<br />
6 nguồn khác (con em 1.088 4.352 1.157 6.596 0,1<br />
xa quê, từ thiện)<br />
<br />
Tổng số 1.505.270 5.951.174 3.630.058 11.086.502 100,0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Biểu 2: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN XÂY DỰNG KẾT CẤU<br />
HẠ TẦNG THIẾT YẾU TỪ NĂM 2011 – 2013<br />
____________________________________________<br />
<br />
ĐVT: Triệu đồng<br />
<br />
STT NỘI DUNG SỐ LƢỢNG<br />
1 GIAO THÔNG 5.893.432,0<br />
Làm đường trục xã 3.877.240,0<br />
Làm đường trục ấp 1.069.632,0<br />
Làm đường ngõ xóm 561.560,0<br />
Làm đường trục nội đồng 278.746,0<br />
Làm cầu, cống dân sinh (cải tạo, xây mới) 106.254,0<br />
2 THỦY LỢI 842.827,0<br />
Làm mới công trình thủy lợi, trạm bơm 143.200,0<br />
Cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi, trạm bơm 383.100,0<br />
Kiên cố hóa kênh mương do xã quản lý 7.527,0<br />
Cải tạo đê, bờ bao chống lũ 309.000,0<br />
3 ĐIỆN 169.936,0<br />
Cải tạo hệ thống điện chung 150.236,0<br />
Cải tạo điện gia đình (đồng hồ điện…) 19.700,0<br />
4 TRƢỜNG HỌC 329.019,0<br />
Cải tạo, nâng cấp các trường mầm non 63.087,0<br />
Cải tạo, nâng cấp các trường THCS 104.754,0<br />
Cải tạo, nâng cấp các trường tiểu học 161.178,0<br />
5 CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA 46.790,0<br />
Cải tạo, nâng cấp các nhà văn hóa xã 23.660,0<br />
Cải tạo, nâng cấp các nhà văn hóa ấp 23.130,0<br />
6 CHỢ NÔNG THÔN 13.804,0<br />
Cải tạo, nâng cấp chợ 13.804,0<br />
7 BƢU ĐIỆN 4.500,0<br />
Nâng cấp, xây mới điểm phục vụ bưu chính 609,0<br />
Đầu tư cung cấp internet đến thôn 3.891,0<br />
8 NHÀ Ở DÂN CƢ 1.865.000,8<br />
Vốn cải tạo, nâng cấp, xây mới xóa nhà tạm 1.836.084,0<br />
Vốn xây nhà tình nghĩa 28.916,8<br />
9 HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT 550,0<br />
Vốn đầu tư phát triển các HTX, THT 550,0<br />
10 Y TẾ 30.200,0<br />
Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã 30.200,0<br />
11 MÔI TRƢỜNG 396.802,0<br />
Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp<br />
396.802,0<br />
nước, thóat nước tập trung<br />
TỔNG CỘNG 9.592.860,8<br />
<br />
<br />
13<br />
Biểu 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ NTM TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 2/2014<br />
<br />
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 2/2014<br />
STT Tiêu chí Số xã Số xã Số xã Số xã Số xã<br />
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ<br />
đạt đạt đạt đạt đạt<br />
(%) (%) (%) (%) (%)<br />
(xã) (xã) (xã) (xã) (xã)<br />
1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 0 0,0 13 7,8 47 28,3 166 100,0 166 100,0<br />
2 Giao thông 5 3,0 5 3,0 7 4,2 20 12,0 22 13,3<br />
3 Thuỷ lợi 60 36,1 65 39,2 83 50,0 129 77,7 131 78,9<br />
4 Điện 102 61,4 102 61,4 115 69,3 141 84,9 143 86,1<br />
5 Trường học 20 12,0 19 11,4 21 12,7 49 29,5 58 34,9<br />
6 Cơ sở vật chất văn hoá 0 0,0 1 0,6 9 5,4 28 16,9 31 18,7<br />
7 Chợ nông thôn 16 9,6 17 10,2 35 21,1 70 42,2 71 42,8<br />
8 Thông tin Truyền thông 84 50,6 87 52,4 104 62,7 139 83,7 140 84,3<br />
9 Nhà ở dân cư 31 18,7 32 19,3 39 23,5 78 47,0 81 48,8<br />
10 Thu nhập 11 6,6 13 7,8 29 17,5 94 56,6 99 59,6<br />
11 Hộ nghèo 76 45,8 76 45,8 96 57,8 128 77,1 130 78,3<br />
12 Tỷ lệ LĐ có việc làm thường xuyên 22 13,3 24 14,5 45 27,1 122 73,5 124 74,7<br />
13 Hình thức tổ chức sản xuất 115 69,3 115 69,3 123 74,1 137 82,5 135 81,3<br />
14 Giáo dục 26 15,7 30 18,1 32 19,3 112 67,5 113 68,1<br />
15 Y tế 132 79,5 133 80,1 118 71,1 100 60,2 99 59,6<br />
16 Văn hoá 111 66,9 111 66,9 122 73,5 139 83,7 141 84,9<br />
17 Môi trường 8 4,8 9 5,4 29 17,5 27 16,3 29 17,5<br />
18 Hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh 57 34,3 59 35,5 85 51,2 118 71,1 118 71,1<br />
19 An ninh, trật tự xã hội 143 86,1 143 86,1 154 92,8 156 94,0 157 94,6<br />
Biểu 4: SỐ TIÊU CHÍ ĐẠT BÌNH QUÂN/XÃ<br />
TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 2/2014<br />
<br />
Số tiêu chí đạt trung bình/xã<br />
(tiêu chí)<br />
STT Đơn vị<br />
Năm Năm Năm Năm Tháng<br />
2010 2011 2012 2013 2/2014<br />
Toàn tỉnh 5,9 6,1 7,7 11,7 12,0<br />
<br />
1 Thành phố Tân An 8,6 8,6 9,0 13,4 13,4<br />
<br />
2 Huyện Châu Thành 8,6 8,8 12,7 15,8 15,9<br />
<br />
3 Huyện Thủ Thừa 6,3 6,3 6,8 11,3 11,4<br />
<br />
4 Huyện Tân Trụ 5,4 5,4 6,9 12,8 12,8<br />
<br />
5 Huyện Bến Lức 7,8 8,4 9,3 11,9 12,3<br />
<br />
6 Huyện Đức Hòa 6,6 6,6 6,8 12,6 12,6<br />
<br />
7 Huyện Đức Huệ 5,0 5,0 5,6 8,4 8,9<br />
<br />
8 Huyện Thạnh Hóa 5,9 5,9 8,1 10,6 10,8<br />
<br />
9 Thị xã Kiến Tường 3,8 4,2 7,4 12,2 13,2<br />
<br />
10 Huyện Mộc Hóa 3,0 3,0 4,1 11,1 11,1<br />
<br />
11 Huyện Tân Thạnh 5,0 6,0 5,9 9,4 9,5<br />
<br />
12 Huyện Vĩnh Hưng 4,9 6,0 9,1 11,3 12,1<br />
<br />
13 Huyện Tân Hưng 3,9 3,9 9,5 9,8 10,5<br />
<br />
14 Huyện Cần Giuộc 5,8 6,1 6,6 12,1 12,1<br />
<br />
15 Huyện Cần Đước 7,9 8,1 8,4 13,1 13,1<br />
Biểu 5<br />
DANH SÁCH CÁC XÃ PHẤN ĐẤU ĐẠT CHUẨN NTM NĂM 2014<br />
________________________________<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Danh sách<br />
xã đạt chuẩn NTM năm 2014 Số tiêu chí<br />
S Tên huyện, thị xã,<br />
đạt đến cuối<br />
TT thành phố<br />
năm 2013<br />
STT Tên xã<br />
<br />
1 Bình Tâm 16<br />
1 Thành phố Tân An<br />
2 An Vĩnh Ngãi 15<br />
<br />
2 Thị xã Kiến Tường 3 Bình Hiệp 14<br />
<br />
4 Long Trì 17<br />
3 Huyện Châu Thành<br />
5 Phước Tân Hưng 17<br />
<br />
4 Huyện Thủ Thừa 6 Bình Thạnh 14<br />
<br />
5 Huyện Tân Trụ 7 Bình Lãng 16<br />
<br />
6 Huyện Bến Lức 8 Phước Lợi 16<br />
<br />
9 Mỹ Hạnh Nam 16<br />
7 Huyện Đức Hòa<br />
10 Đức Lập Hạ 15<br />
<br />
8 Huyện Đức Huệ 11 Mỹ Thạnh Đông 13<br />
<br />
9 Huyện Thạnh Hóa 12 Tân Tây 15<br />
<br />
10 Huyện Mộc Hóa 13 Bình Phong Thạnh 13<br />
<br />
11 Huyện Tân Thạnh 14 Nhơn Ninh 14<br />
<br />
12 Huyện Vĩnh Hưng 15 Thái Bình Trung 15<br />
<br />
13 Huyện Tân Hưng 16 Hưng Thạnh 13<br />
<br />
14 Huyện Cần Giuộc 17 Mỹ Lộc 16<br />
<br />
15 Huyện Cần Đước 18 Long Trạch 16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />