Báo cáo khoa học " ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÔNG HƯỚNG KHI THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀO HẦM ĐỐI HƯỚNG "
lượt xem 31
download
Trong quy trình thi công đường hầm thì công tác trắc địa đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một trong những nhiệm vụ của công tác trắc địa là đảm bảo khi thi công đào hầm phải đúng theo thiết kế cả về mặt bằng và độ cao. Bài báo này trình bày phương pháp kiểm tra, từ đó đưa ra nhận xét về khả năng thông hướng của đường hầm và đưa ra các kiến nghị kịp thời giúp chủ đầu tư cũng như các đơn vị thi công tránh để xảy ra các sai sót...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học " ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÔNG HƯỚNG KHI THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀO HẦM ĐỐI HƯỚNG "
- ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÔNG HƯỚNG KHI THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀO HẦM ĐỐI HƯỚNG KS. DIÊM CÔNG HUY Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Trong quy trình thi công đường hầm thì công tác trắc địa đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một trong những nhiệm vụ của công tác trắc địa là đảm bảo khi thi công đào hầm phải đúng theo thiết kế cả về mặt bằng và độ cao. Bài báo này trình bày phương pháp kiểm tra, từ đó đưa ra nhận xét về khả năng thông hướng của đường hầm và đưa ra các kiến nghị kịp thời giúp chủ đầu tư cũng như các đơn vị thi công tránh để xảy ra các sai sót đáng kể gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng tới tiến độ thi công của công trình. 1. Đặt vấn đề Khi thi công đào hầm đối hướng, cách duy nhất để dẫn toạ độ và độ cao từ cửa hầm vào tới vị trí các gương hầm là phát triển đường chuyền treo, là dạng đường chuyền không đủ điều kiện để kiểm tra, do đó nếu có sai lầm trong đo đạc và tính toán thì rất khó phát hiện. Để đánh giá được khả năng thông hướng của các hướng khi thi công bằng phương pháp đào hầm đối hướng trước hết phải kiểm tra độc lập độ ổn định của các mốc khống chế mặt bằng và độ cao. Từ đó kiểm tra toạ độ, độ cao vị trí tim đường hầm tại gương đào. Đối với các điểm trên kiểm tra cả toạ độ mặt bằng và độ cao, nếu thấy sai lệch toạ độ và độ cao không vượt quá giới hạn 2-3 cm (đối với x,y) và 1cm đối với độ cao thì coi các mốc là ổn định. Nếu sai số vượt quá giới hạn trên thì cần kiểm tra rộng hơn. 2. Nội dung phương pháp * Xác định toạ độ thực tế của tim hầm ở các mũi thi công tại vị trí gương hầm Tim hầm tại các gương hầm sẽ được đơn vị thi công xác định và đánh dấu trên gương hầm. Đơn vị kiểm tra độc lập sẽ xác định toạ độ và độ cao thực tế một cách độc lập với đơn vị thi công các tim hầm này. * Xác định toạ độ và độ cao thiết kế của tim hầm tại vị trí đang kiểm tra Bên kiểm tra độc lập dựa vào bản vẽ thiết kế được cung cấp trên đó có toạ độ, độ cao của các điểm chốt và độ dốc thiết kế để tính ra toạ độ và độ cao thiết kế của các điểm tim hầm tại điểm đang kiểm tra. * Tính toán độ lệch thực tế của tim hầm và đánh giá khả năng thông hướng Dựa vào toạ độ thực tế và toạ độ thiết kế của tim sẽ tính được các tham số sau: - Khoảng cách thực tế giữa hai gương lò: L x 2 y 2 (1) - Phương vị thực tế của đoạn đường hầm còn lại: y th Arctg (2) x - Sai lệch về hướng của đường hầm trong mặt bằng là: = - tkh (3) - Sai lệch về hướng của đường hầm trong mặt cắt là: i = i - i tkh (4) - Độ lệch ngang của tim hầm dự kiến khi thông hướng (chưa tính đến sai số do các điểm khống chế theo mặt bằng và mặt đứng). L. Trong mặt bằng: e0 (5)
- L . i Trong mặt đứng: eH 0 (6) 100 3. Thiết bị để kiểm tra Để thực hiện việc kiểm tra trên phải sử dụng máy toàn đạc điện tử LEICA TC-1800 hoặc các máy có độ chính xác tương đương. Các tính năng kỹ thuật của máy Toàn đạc điện tử LEICA TC-1800 nêu ở bảng 1: Bảng 1. Tính năng kỹ thuật máy Toàn điện tử TC-1800 của hãng Leicar – Thuỵ sỹ Tính năng kỹ thuật Trị số Hệ thống quang học Độ mở của ống kính 42mm Khoảng điều quang ngắn nhất có thể 1.7m Hệ thống đo góc Độ chính xác đo góc ngang 1” Độ chính xác đo góc đứng ” Đo khoảng cách Độ chính xác đo chiều dài (2mm +2ppmD) Khoảng cách đo lớn nhất 4200m 4. Ví dụ áp dụng a. Giới thiệu về công trình Nhà máy Thủy điện A Vương được xây dựng tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Theo thiết kế nhà máy có một đường hầm áp lực dẫn nước từ sông A Vương chảy về nhà máy dài 5,2km rồi đổ vào sông Bung. Đây là đường hầm có tiết diện nhỏ, chiều dài lớn xuyên qua các dãy núi có các vùng địa chất khác nhau. Theo thiết kế đường hầm có đường kính 6m, độ dốc 2.17%. Khi thi công đường hầm được chia làm 4 mũi để thi công (hình 1). Mũi số 1, số 2 và số 3 do Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phòng thi công, mũi số 4 do Công ty LICOGI 10 – Tổng Công ty LICOGI thi công. Trong biện pháp thi công phải đào một đường hầm phụ dài 700 m dẫn vào vị trí mũi thi công số 2 và số 3 để thi công hai mũi này. Do vậy đường hầm được chia làm hai đoạn khi thi công là đoạn giữa mũi thi công số 3 và số 4 có chiều dài 1,2 km và đoạn giữa mũi thi công số 1 và số 2 có chiều dài 4 km. Hình 1. Sơ đồ bố trí các mũi thi công đường hầm áp lực
- b. Phương pháp kiểm tra Để đánh giá được khả năng thông hướng của mũi thi công số 1 và số 2 có chiều dài 4 km khi thi công bằng phương pháp đào hầm đối hướng trước hết phải kiểm tra độc lập độ ổn định của các mốc khống chế mặt bằng và độ cao ở các mũi thi công này cụ thể tại mũi thi công số 1, kiểm tra độ ổn định của 02 mốc cũ là N1C-6 và N1C-7.1, kiểm tra toạ độ và độ cao của 08 mốc mới là N1C-8, N1C-9, N1C-10, N1C-11, N1C-12.1, N1C-13, LA1, LA2 (Mốc LA1, LA2 là 02 điểm Laze định hướng). Từ đó kiểm tra toạ độ, độ cao vị trí tim đường hầm tại gương đào của mũi số 1. Tại mũi thi công số 2, kiểm tra độ ổn định của 03 mốc cũ là II-15, II-16 và II-17, kiểm tra toạ độ, độ cao của 08 mốc mới là II-18, II-19, II-20, II-21, II-22, II-23, LĐ-29, LĐ-31 (mốc LĐ-29, LĐ-31 là 02 điểm Laze định * Chiều dài thực tế của đoạn hầm còn lại giữa hai gương là (tính đến thời điểm thực hiện đo đạc) L = 138.037m Phương vị của đoạn thẳng nối tim hầm tại hai gương lò là: = 138 39’40” * Sai lệch phương vị của tuyến thực tế so với tuyến thiết kế = tht - thk = 138 39’40” - 138 42’20” = 2’40” * Sai số thông hướng của đường hầm trong mặt bằng (chưa tính đến sai số của các điểm khống chế) là: L. 138037mm.160" e0 = = 107mm 206265" * Sai số thông hướng của đường hầm trong mặt bằng đã tính đến sai số của các điểm khống chế là: eP 107 2 1502 1502 = 237mm * Độ dốc thực tế của đoạn đường hầm còn lại là: itht 297.798 - 294.759 = 0.007351 144.056 * Sai số độ dốc dọc: i = 0.007351 – 0.00716 = 0.000155 * Sai số thông hướng đường hầm dự kiến trong mặt đứng (chưa tính đến sai số các điểm khống chế độ cao) là: eH0 = 0.000898 x 144056 = 21 mm * Sai số thông hướng đường hầm dự kiến trong mặt đứng (đã tính đến sai số các điểm khống chế độ cao) là: eH 212 1002 1002 = 143mm 5. Kết luận Từ kết quả nhận được có thể rút ra một số kết luận sau: - Khi đào hầm đối hướng để khẳng định khả năng thông hướng của đường hầm tránh để xảy ra các sai sót gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng tới tiến độ công trình cần phải kiểm tra độc lập các điểm khống chế toạ độ và độ cao; - Phương pháp đo đường chuyền sử dụng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao là phương pháp tối ưu và có độ chính xác tin cậy, đáp ứng được các đòi hỏi về tiến độ xây dựng, về kinh tế có chi phí thấp và đặc biệt phương pháp này phù hợp khi thi công các đường hầm có tiết diện nhỏ, chiều dài lớn;
- - Khi so sánh các số liệu đo kiểm tra độc lập với các số liệu đo của các đơn vị thi công thấy tất cả các sai lệch đều nằm trong giới hạn cho phép của quy phạm thì chắc chắn đường hầm sẽ thông là điều không phải bàn cãi; - Những giá trị sai số dự báo trên sẽ xảy ra trong trường hợp các cán bộ kỹ thuật tại các mũi thi công không điều chỉnh vị trí tim hầm tại các gương lò tiếp theo. Nếu thực hiện việc điều chỉnh thì có thể đạt được độ chính xác cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGÔ VĂN HỢI, DIÊM CÔNG HUY. Báo cáo kết quả kiểm tra thông hướng đường hầm áp lực nhà máy Thủy điện A Vương, tháng 02/2006. 2. PHAN VĂN HIẾN, NGÔ VĂN HỢI. Trắc địa Công trình. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 1999.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất dầu từ hạt bí đỏ bằng phương pháp enzym
44 p | 526 | 92
-
Báo cáo khoa học :Một số cơ sở khoa học trong nghiên cứu phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái
3 p | 251 | 51
-
Báo cáo khoa học: Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
2 p | 259 | 47
-
Báo cáo khoa học: Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân 15 - 49 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế
6 p | 355 | 43
-
Báo cáo khoa học: Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
110 p | 203 | 33
-
Báo cáo khoa học: Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trị ngộ độc hữu cơ cho lúa trên đất phèn trồng lúa 3 vụ ở Đồng Tháp Mười
19 p | 218 | 25
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu hiệu lực của phân phun lá K2SO4 tới năng suất lúa ở miền Nam Việt Nam
26 p | 194 | 25
-
Báo cáo khoa học: Đánh giá biến đổi đáy ven bờ biển Rạch Giá
11 p | 134 | 24
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu, đánh giá giáo sinh trong thực tập sư phạm tiểu học
24 p | 212 | 20
-
Báo cáo khoa học: Phân lập và nhận danh cấu trúc hóa học các hợp chất Flavonoid glycoside từ vỏ trái chôm chôm
5 p | 151 | 20
-
Báo cáo khoa học: " ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG KHOAI NGỌT (Dioscorea Alata) LÀM THỨC ĂN CHO CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus)"
6 p | 94 | 17
-
Báo cáo khoa học: " ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGUỒN NGUYÊN LIỆU LÀM THỨC ĂN NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus) TRONG BÈ Ở AN GIANG"
11 p | 152 | 17
-
Báo cáo khoa học: Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số huyện đảo
157 p | 172 | 15
-
Báo cáo khoa học: " ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHIA SẺ NĂNG LƯỢNG CỦA LIPID CHO PROTEIN TRONG THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở GIAI ĐOẠN GIỐNG"
6 p | 108 | 14
-
Báo cáo khoa học: Lòng tin trong các quan hệ xã hội của người dân (Nghiên cứu trường hợp xã Phước Tân - Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
27 p | 115 | 13
-
Báo cáo khoa học: Đánh giá mức độ phụ thuộc độ chuyển dịch công trình vào một số yếu tố ngoại cảnh bằng phương pháp phân tích tương quan tuyến tính đơn
7 p | 123 | 7
-
Báo cáo khoa học: Cải tiến dệt thoi GA 615-H Trung Quốc thành máy dệt kiếm mềm - KS. Nguyễn Hồng Lạc
41 p | 122 | 7
-
Báo cáo khoa học: Vai trò của MRI trong đánh giá độ sâu khối u tế bào vảy lưỡi
42 p | 5 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn