Báo cáo khoa học " NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ "
lượt xem 77
download
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nổ ra tháng 9/2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và cứu trợ kinh tế. Hy Lạp đứng trước nguy cơ vỡ nợ, nhiều nước trong khu vực đồng euro cũng nợ ở mức báo động. Mức nợ công của Việt Nam nếu tính theo GDP sắp xấp xỉ mức nợ tối thiểu tính theo GDP đối với các thành viên thuộc khu vực euro. Hai năm trước, Hy Lạp gia nhập khu vực đồng euro. Ngày nay, với...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học " NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ "
- NỢ CÔNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ GS.TS Ngô Thế Chi Giám đốc Học Viện Tài Chính Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nổ ra tháng 9/2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và cứu trợ kinh tế. Hy Lạp đứng trước nguy cơ vỡ nợ, nhiều nước trong khu vực đồng euro cũng nợ ở mức báo động. Mức nợ công của Việt Nam nếu tính theo GDP sắp xấp xỉ mức nợ tối thiểu tính theo GDP đối với các thành viên thuộc khu vực euro. Hai năm trước, Hy Lạp gia nhập khu vực đồng euro. Ngày nay, với nợ công lên tới 110% GDP, Hy Lạp bị khủng hoảng và gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ cũ, khó bán các khoản nợ mới ở mức giá hợp lý; thậm chí có nguy cơ bị khai trừ hoàn toàn khỏi thị trường nợ. Thế giới đứng trước nguy cơ Hy Lạp trở thành một Lehman Brothers, tập đoàn đầu tư lớn thứ tư của Mỹ, phá sản tháng 9/2008, là mồi lửa gây "hoả hoạn" Phố Wall, lây lan ra hệ thống ngân hàng Mỹ và thế giới. Khủng hoảng nợ nhà nước của Hy Lạp cũng có khả năng lây lan thành một đợt rối loạn tài chính toàn cầu mới. Dưới sức ép của EU, Hy lạp có 3 tháng để tự cứu mình. Quốc hội Hy Lạp vừa thông qua các giải pháp thắt lưng buộc bụng mất lòng dân, "đau đớn nhất" mà hoàn cảnh trước đây không cho phép thực hiện, như cắt giảm chi tiêu khu vực nhà nước, hạn chế trả lương, thưởng và ngừng trợ cấp hưu trí; tăng thuế giá trị gia tăng, tăng thuế nhiên liệu, thuốc lá, rượu và hàng xa xỉ. Hy Lạp, cũng như các nước sử dụng đồng euro, đã từng thực hiện nhiều thủ thuật che giấu thực trạng tài chính và nhằm đạt được những chỉ tiêu đề ra cho các nước thành viên, như tổng dư nợ không quá 60% GDP và thâm hụt ngân sách hàng năm không quá 3% GDP. Để đạt được những chỉ tiêu ấy, nhiều năm qua các chính phủ EU đã bán ra nhiều tài sản quốc gia và che giấu nhiều khoản chi. Hy Lạp che giấu một số khoản chi quốc phòng, với lý do "bí mật nhà nước". Năm 2000, Hy Lạp báo cáo chi 828 triệu euro (1,13 tỉ USD) cho quân sự, chỉ bằng 1/4 con số 3,17 tỉ euro mà sau đó họ thừa nhận đã chi cho quốc phòng. Nay Hy Lạp thừa nhận đã báo cáo mức chi cho quốc phòng thấp hơn thực tế tới 8,7 tỉ euro trong giai đoạn 1997-2003. Từ năm 2007-2010, nợ công của toàn thế giới lên tới 15.300 tỉ USD, trong đó 8 phần là đến từ nhóm G-7. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, đến năm 2014, nợ công của các nền kinh tế nhóm G-20 có thể chiếm 118% GDP, cũng chẳng khác gì tình cảnh hiện tại của Hy Lạp. Về phần các nước khác, đến lượt một số quốc gia cũng phải đối mặt với nguy cơ bị phá sản.
- Quan niệm về công nợ Một cách khái quát nhất, có thể hiểu nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nợ chính phủ thường được phân thành : Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ vì có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỉ giá hối đoái. Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)... Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tín cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao. T¸c ®éng cña nî c«ng ®Õn nÒn kinh tÕ - Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội, bởi những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Chẳng hạn, để được nhận gói cứu trợ nhằm giải quyết khủng hoảng nợ, Chính phủ Hy Lạp đã phải quyết định tăng nhiều loại thuế, từ thuế giá trị gia tăng đến thuế thu nhập, thuế bất động sản; và đánh thuế vào nhiều sản phẩm như rượu, thuốc lá..., đồng thời chấp nhận áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh tay. Để phản đối chính sách này của chính phủ, các cuộc tổng đình công đã diễn ra, hàng chục ngàn người đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước Hy Lạp, nhất là tại thủ đô A-ten.
- Năm 2001, Ác-hen-ti-na đã phải đối mặt với tình trạng rối loạn nghiêm trọng do các làn sóng biểu tình khắp nơi phản ứng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", để rồi Tổng thống Ác-hen-ti-na khi đó là ông Féc-nan-đô đơ la Rua đã phải từ chức, và 4 ngày sau đó, người kế nhiệm là A-đôn-phơ Rô-ri-get Saa phải tuyên bố tình trạng vỡ nợ quốc gia, với khoản nợ 90 tỉ USD - mức nợ lớn nhất trong lịch sử đất nước này. - Trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước đã chi ra trong những năm trước đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng, thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào "khủng hoảng kép". Nghiêm trọng hơn, việc tung ra các gói kích thích kinh tế chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công của các chính phủ, vậy nếu như khủng hoảng "tái xuất" thì liệu các chính phủ có còn đủ khả năng xoay xở, cứu vãn nền kinh tế của mình? Vấn đề đặt ra cho các chính phủ là phải chèo lái để giải quyết được thâm hụt ngân sách nhưng không đẩy nền kinh tế trở lại tình trạng suy thoái, trong khi các biện pháp để giải quyết hai vấn đề này lại có tác động không thuận chiều. - Khi nợ công liên tục tăng cao, nÒn kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế. Thí dụ, đối với Hy Lạp, khi tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ của A-ten, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt phát hành tiếp theo. Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vòng xoáy : tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm. Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong thời điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của nền kinh tế có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng, có tác dụng như một "cú huých", đẩy nền kinh tế lún sâu thêm vào khó khăn, bế tắc. - Việc căn cứ vào mức nợ công trên GDP để xác định tình trạng nợ công là hết sức quan trọng, tuy nhiên, điều quan trọng không kém là phân tích "thực chất" nợ công. Đó là : nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay tình trạng "sức khoẻ" nói chung của nền kinh tế; lượng dự trữ quốc gia... Chẳng hạn, hiện nay, d ư luận đang lo ngại liệu Nhật Bản có thể trở thành "một Hy Lạp thứ hai", thế nhưng, một số nhà phân tích, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của
- Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ. Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỉ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao (theo con số mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 12-5, tính đến cuối tháng 4-2010, dự trữ quốc gia của Nhật là 1.046,873 t ỉ USD). Do vậy, nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù ngoài nợ công cao còn đứng trước nhiều khó khăn khác nữa, nhưng vẫn được dự báo là khó có thể trở thành mục tiêu tấn công của giới đầu cơ quốc tế. Như vậy, việc đánh giá đúng nợ công và "thực chất" nợ công của một nền kinh tế, một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm. Bởi lẽ, nếu chỉ chú trọng vào con số tỉ lệ nợ công cao một cách thuần tuý sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý hoang mang, kích động, thiếu tin tưởng, làm gia tăng căng thẳng xã hội, bị giới đầu cơ lợi dụng tấn công, dễ gây rối loạn nền kinh tế, thậm chí dẫn nền kinh tế đến bên bờ vực phá sản. Ngược lại, nếu yên tâm với tỉ lệ nợ công còn trong giới hạn an toàn, mà không phân tích cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào..., cũng sẽ dễ đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách - "thắt lưng buộc bụng" - tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Nî c«ng ë ViÖt nam ViÖt nam quan niÖm, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo định nghĩa này, tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam ước khoảng 44,7% GDP, trong đó nợ của Chính phủ là 35,4% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 7,9% GDP và nợ của chính quyền địa phương là 1,4% GDP. Theo khái niệm nµy th× nợ c«ng của ViÖt nam hẹp hơn so với khái niệm phổ biến của quốc tế. Theo Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công còn bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) ở tất cả các cấp chính quyền. Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho số liệu về nợ công của Việt Nam trong cơ sở dữ liệu của một số tổ chức quốc tế cao hơn hẳn so với số liệu của ViÖt Nam. Một xu thế rất đáng lo ngại là cũng trong giai đoạn 2001-2009, thâm hụt ngân sách (cả trong và ngoài dự toán) tăng từ 2,8% GDP lên tới 9% GDP. Như vậy, trong khi nợ công tăng liên tục thì ngân sách lại ngày càng trở nên thâm hụt. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững, đó là nợ công ngày hôm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai.
- Hơn thế, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vượt xa ngưỡng "báo động đỏ" 5% theo thông lệ quốc tế, khiến tính bền vững của nợ công càng bị giảm sút. Trong khi đó, với nhu cầu tiếp tục đầu t ư để phát triển, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ còn tăng trong nhiều năm tới. Cụ thể là, với tỉ lệ tiết kiệm nội địa chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP thì Chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bên cạnh vốn đầu tư nước ngoài) để bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư. Nếu nhìn vào một số dự án cã thÓ đầu tư từ nay đến năm 2030 như đường sắt cao tốc Bắc - Nam (56 tỉ USD), xây dựng thủ đô (60 tỉ USD), nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (hơn 10 tỉ USD)... Trong đó nguồn tài trợ chủ yếu là từ ngân sách và nợ công th× có thể thấy nợ công sẽ tăng mỗi ngày. Tác động của khủng hoảng nợ công ở châu Âu đối với Việt Nam Mét lµ, Xuất khẩu giảm :Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo theo một loạt hệ quả tất yếu : tốc độ phục hồi kinh tế thế giới chậm lại, có thể theo hình chữ W thay vì chữ V, đặc biệt khu vực châu Âu sẽ phải chứng kiến tình hình thất nghiệp và lạm phát tăng cao, đồng Euro mất giá, tăng trưởng GDP giảm sút, làm cho thu nhập thực tế người dân và cầu tiêu dùng với hàng nhập khẩu giảm mạnh. Về vấn đề này, một số quan điểm cho rằng hàng hoá giá rẻ là ưu thế của Việt Nam, do đó cuộc khủng hoảng nợ công sẽ giúp hướng người dân châu Âu chuyển từ hàng hoá cao và trung cấp sang hàng hoá do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, những số liệu tính toán từ mô hình ước lượng cho thấy, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu sẽ có những tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam, với mức suy giảm khoảng 1,7% GDP trong năm 2010, cao thứ ba chỉ sau Trung Quốc (2,8%) và Anh (1,9%). Vì vậy, nếu không có những chính sách phản ứng kịp thời hỗ trợ xuất khẩu thì triển vọng trung hạn đối với xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Hai lµ, Lãi suất thấp ở các nước, trong khi ở Việt Nam l¹i cao sẽ bất lợi về chi phí cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Do lo ngại tác động tiêu cực từ khủng hoảng nợ công, nhiều ngân hàng trung ¬ng các nước phát triển vẫn duy trì mức lãi suất sàn thấp lịch sử nhằm kích thích sự phục hồi kinh tế và chấp nhận lạm phát trong chừng mực nhất định. Lãi suất cơ bản tiệm cận 0% ở hầu hết các nước : FED (Mỹ) : 0,25%; ECB (EU) : 1%; BOE (Anh) : 0,5%; Nhật Bản 0,1%.Ngược lại ở Việt Nam, lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay vẫn đứng ở mức cao. Các doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất khoảng
- 14-16%/năm với kỳ hạn ngắn và khoảng 14,5-17%/năm với kỳ hạn trung, dài hạn.Nếu tính đến lạm phát ước cho năm 2010 là dưới 10%, doanh nghiệp phải đạt mức tỉ suất lợi nhuận trên 24-27%, là mức cao so với tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của các ngành trong năm 2009 (khoảng 20%). Ba lµ, Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm : Khủng hoảng nợ công châu Âu có thể tạo ra t¸c động trái chiều hoàn toàn với luồng vốn FDI trên phạm vi toàn cầu. Trong những quốc gia có trình độ phát triển tương đương với các nước thuộc EU sẽ hưởng lợi do nguồn vốn FDI dịch chuyển từ châu Âu sang các quốc gia này khi nhà đầu tư muốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp đang có xu hướng tăng cao tại các quốc gia châu Âu. Ngược lại, các nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam lại hoàn toàn không được hưởng lợi từ việc dịch chuyển luồng vốn FDI khỏi châu Âu do sự chênh lệch quá lớn về trình độ công nghệ, trong khi luồng vốn từ các nhà đầu tư châu Âu vào các quốc gia này giảm sút do cuộc khủng hoảng nợ. Bèn lµ, Giá vàng bùng nổ : Các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm vàng như một nơi trú ẩn an toàn trước nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ngày một lan rộng, làm cho giá vàng trong thời gian qua tăng mạnh, lên mức trên 1.300 USD/ounce. Điều này phản ánh nhu cầu về dự trữ an toàn hơn so với đồng tiền giấy, sau khi nhiều cá nhân và tổ chức ở châu Âu, châu Á đua nhau mua vàng, mua bạch kim và bạc. Việc giá vàng tăng cùng với xu hướng tăng mạnh của đồng USD là điều ít khi xảy ra. Rất có thể sẽ tăng tới một kỷ lục mới trong thời gian tới và tạo sự tách biệt hoàn toàn giữa giá tài sản vàng và các tài sản khác. Điều này sẽ tác động xấu đến đầu tư toàn thế giới và Việt Nam bởi một khi vàng chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục đầu tư của các tổ chức thì cũng đồng nghĩa với việc các danh mục khác như cổ phiếu, trái phiếu sẽ bị giảm mạnh. Như vậy, luồng vốn đầu tư gián tiếp càng trở nên hạn chế. Bèn lµ, Bảo hiểm rủi ro tín dụng (CDS) xu hướng tăng lên; Vấn đề Hy Lạp đang làm cho các nhà đầu tư trên thế giới càng trở nên thận trọng hơn với các quốc gia có vấn nạn tương tự : 3 số liệu cảnh báo bao gồm : nợ quá nhiều, thể hiện ở tỉ lệ nợ trên GDP cao; chi tiêu quá mức, thể hiện ở mức thâm hụt ngân sách lớn so với GDP; và tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm. Hệ quả là Việt Nam với tỉ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triển miên đang bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức CDS là 263, xếp ngay trên Hy Lạp (321) và Iceland (466). Điều này sẽ là một cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài.
- N¨m lµ, Biến động tỉ giá hối đoái sẽ rất khó lường : Khủng hoảng nợ châu Âu cũng tạo ra những biến động khó lường về tỉ giá. Đồng USD và đặc biệt là đồng Yên sẽ tiếp tục đà tăng mạnh so với đồng Euro do tính an toàn từ phía các đồng tiền này. Từ khi cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng, đồng Euro mất giá tương đối so với USD. Trong tháng 6, tỉ giá USD/Euro chỉ còn 1,19, rất thấp so với mức xấp xỉ 1,4 của đầu tháng 3, do đó sẽ tạo ra những rủi ro nhất định trong việc vay, trả ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như cho hoạt động ngoại hối của các ngân hàng thương mại. Với cơ cấu nợ công của Việt Nam nghiêng về nợ nước ngoài nhiều thì ảnh hưởng của tỉ giá tới khả năng hoàn trả vốn khi quản lý nợ công là cao, bởi lẽ : + Về thời hạn, khi đa số c¸c khoản vay nước ngoài là vay trung vµ dài hạn th× rủi ro tín dụng và rủi ro tỉ giá là cao; + Rủi ro kép với mức chênh lệch lãi suất được đánh giá theo lãi suất thị trường. Nếu như chênh lệch lãi suất quá lớn giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế để thực hiện cân bằng tài khoản vốn có thể gia tăng mức độ đôla hoá và tạo áp lực lên tỉ giá; + Khả năng kiềm chế lạm phát, khi tính toán tỉ giá thực và sức mua ngang giá của tiền đồng vào từng thời kỳ. Vì vậy, giữa số vốn vay và số vốn trả nợ khi đáo hạn vốn vay nước ngoài sẽ chịu tác động của tỉ giá rất lớn, nếu như sử dụng và quản lý vốn vay không có hiệu quả. Nếu chỉ nhìn vào các số liệu được công bố về nợ công thì hiện nay sức ép về nợ công của Việt Nam chưa phải là đáng ngại với phần lớn là vốn vay trung dài hạn, lãi suất thấp, vốn vay ODA nhiều, vốn vay có lãi suất cố định chiếm phần lớn. Song, điều này cũng không nói lên rằng mức độ nợ công của chúng ta hiện nay là vẫn ở ngưỡng an toàn trong điều kiện số liệu thống kê chưa sát thực và cơ sở tính toán chưa chuẩn mực. Vấn đề quan trọng trong quản lý nợ công là nguồn vốn dùng để trả nợ thế nào và việc sử dụng nợ công ra sao? Điều đáng quan ngại hơn là vấn đề sử dụng nợ công ở Việt Nam. Chúng ta đã từng biết bài học quản lý vốn ODA của PMU 18 và hệ quả của nó. Mục tiêu sử dụng vốn ODA là đầu tư vào cơ sở hạ tầng với thời hạn dài, hoàn vốn lâu, quản lý vốn qua nhiều cấp. Mặt khác, cơ chế quản lý nợ công của Việt Nam còn chồng chéo giữa nhiều cơ quan chức năng, khả năng quản lý nợ, nhất là của chính quyền địa phương và vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, còn nhiều bất cập. Vì vậy, nếu không xem xét quản lý nợ công nghiêm túc thì tác động của nó tới nền kinh tế mai sau sẽ không phải là nhỏ, nhất là kinh tế Việt Nam được đánh giá là có độ mở cao trên thế giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp
7 p | 200 | 29
-
Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HỒI CÔNG NỢ PHẢI THU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG"
6 p | 174 | 19
-
Báo cáo khoa học: Một số phép biến đổi bảo toàn cạnh và góc của tam giác
20 p | 92 | 9
-
Báo cáo khoa hoc:" Soy isoflavones increase preprandial peptide YY (PYY), but have no effect on ghrelin and body weight in healthy postmenopausal women"
6 p | 67 | 8
-
Báo cáo khoa hoc:" No evidence of enhanced oxidant production in blood obtained from patients with obstructive sleep apnea"
11 p | 58 | 6
-
Báo cáo khoa hoc:" Radiographic 2D:4D index in females: no relation to anthropometric, behavioural, nutritional, health-related, occupational or fertility variables"
7 p | 43 | 5
-
báo cáo khoa học: "Leptin promotes melanoma tumor growth in mice related to increasing circulating endothelial progenitor cells numbers and plasma NO production"
6 p | 47 | 5
-
Báo cáo khoa hoc:" On the genetic involvement of apoptosis-related genes in Crohn's disease as revealed by an extended association screen using 245 markers: no evidence for new predisposing factors"
8 p | 54 | 5
-
Báo cáo khoa hoc:" No connection between the level of exposition to statins in the population and the incidence/ mortality of acute myocardial infarction: An ecological study based on Sweden’s municipalities"
8 p | 61 | 5
-
Báo cáo khoa học: "No Peri- and Postnatal Effects on Calves Born After Transfer of in Vitro Produced Embryos Vitrified by the Open Pulled Straw (OPS) Method"
9 p | 51 | 4
-
Báo cáo khoa hoc:" Environmental enrichment has no effect on the development of dopaminergic and GABAergic fibers during methylphenidate treatment of early traumatized gerbils"
6 p | 49 | 4
-
báo cáo khoa học: "Persistence of TEL-AML1 fusion gene as minimal residual disease has no additive prognostic value in CD 10 positive B-acute lymphoblastic leukemia: a FISH study"
7 p | 51 | 4
-
Báo cáo khoa học: "No sampling technique was superior for the diagnosis of ventilatorassociated pneumonia"
3 p | 34 | 4
-
Báo cáo khoa học: " No Effect of a Homeopathic Preparation on Neonatal Calf Diarrhoea in a Randomised Double-Blind, Placebo-Controlled Clinical Trial"
5 p | 53 | 3
-
báo cáo khoa học: " Cellular localization of ROS and NO in olive reproductive tissues during flower development"
14 p | 42 | 3
-
Báo cáo khoa hoc:" Oxaliplatin neurotoxicity – no general ion channel surface-charge effect"
8 p | 53 | 3
-
Báo cáo khoa học: " No supra-additive effects of goserelin and radiotherapy on clonogenic survival of prostate carcinoma cells in vitro"
10 p | 42 | 2
-
Báo cáo y học: "No increased risk of infant hypospadias after maternal use of loratadine in early pregnancy"
2 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn