Báo cáo Kỹ thuật đo 2: Cảm biến tiệm cận
lượt xem 74
download
Báo cáo Kỹ thuật đo 2: Cảm biến tiệm cận để biết được các thông tin cơ bản về cảm biến tiệm cận, các loại cảm biến tiệm cận chính được sử dụng phổ biến nhất. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin vấn đề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo Kỹ thuật đo 2: Cảm biến tiệm cận
- Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM Khoa Điện- Điện Tử Viễn Thông BÁO CÁO Kỹ Thuật Đo 2 Chủ Đề : Cảm Biến Tiệm Cận GVHD: Lê Mạnh Thắng TV Nhóm: Bùi Thanh Hữu Lê Đức Long I. Khái niệm chung về cảm biến. 1
- Cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lý và các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng có thể đo và xử lý được. Các đại lượng (M) thường không có tính chất điện( như nhiệt độ, áp suất, trọng lượng…) tác động lên cảm biến cho ta đại lượng đặc trưng (S) mang tính chất điện như( như điện tích, điện áp, dòng điện hay trở kháng) chứa đungự thông tin cho phép xác định giá trị của đại lượng đó. Đặc trưng(S) là hàm của đại lượng cần đo (M) S=F(M) Người ta gọi (S) là đại lượng đầu ra hoặc phản ứng của cảm biến. (M) là đại lượng đầu vào hay kích thích( có nguồn gốc đại lượng cần đo). Thông qua đo đạc (S) cho phép nhận biết giá trị (M) A. Cảm biến tiệm cận -Cảm biến tiệm cận là một kỹ thuật để nhận biết sự có mặt hay không có mặt của một vật thể với cảm biến điện tử không công tắc(không đụng chạm), cảm biến tiệm cận có một vị trí rất quan trọng trong thực tế, ví dụ phát hiện vật trên dây chuyền để robot bắt giữ lấy, phát hiện chai, lon nhom trên dây chuyền, băng chuyền …vv.. Tín hiệu ngõ ra của cảm biến tiệm cận thường ở dạng logic có hoặc không. *Một số định nghĩa: - Khoảng cách phát hiện(standard sensing object): là khoảng cách xa nhất tự đầu cảm biến đến vị trí chuẩn mà cảm biến phát hiện được. -Khoảng cách cài đặt(setting distance): Là khoảng cách để cảm biến có thể nhận biết vật một cách ổn định (thường bằng 70% đến 80% khoảng cách phát hiện_. -Thời gian đáp ứng (Response time): t2 là thời gian từ lúc đối tượng đi vào vùng cảm biến phát hiện của cảm biến đến lúc cảm biến báo
- hiệu.t2 là thời gian từ lúc đối tượng đi ra khỏi vùng phát hiện cho đến khi cảm biến hết báo tín hiệu. OFF ON Cảm biến tiệm cận Khoảng cách phát hiện Khoảng cách Reset Khoảng cách trước lượng cài đặt 3
- Khoảng cách cài đặt Cảm biến tiệm cận Sensing object 1. Đặc điểm: a) - Phát hiện vật không cần tiếp xúc. b) - Tốc độ đáp ứng nhanh. c) - Đầu sensor nhỏ, có thể lắp được ở nhiều nơi. d) - Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt. Có 2 loại cảm biến tiệm cận công nghiệp chính là: • 1. Cảm biến tiệm cận điện cảm (Inductive Proximity Sensor). • Cảm biến tiệm cận điện cảm có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau tương ứng với các ứng dụng khác nhau. Cảm biến tiệm cận điện cảm được dùng để phát hiện các đối tượng là kim loại (loại cảm
- biến này không phát hiện các đối tượng có cấu tạo không phải là kim loại). * Cấu trúc của cảm biến tiệm cận điện cảm: Gồm 4 phần chính • - Cuộn dây và lõi ferit. • - Mạch dao động. • - Mạch phát hiện. • - Mạch đầu ra. * Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận điện cảm. Cảm biến tiệm cận điện cảm được thiết kế để tạo ra một vùng điện trường,khi một vật bằng kim loại tiến vào khu vực này, xuất hiện dòng điện xoáy (dòng điện cảm ứng) trong vật thể kim loại này. Dòng điện xoáy gây nên sự tiêu hao năng lượng (do điện trở của kim loại) làm ảnh hưởng đến biên độ sóng dao động, đến một trị số nào đó tín hiệu này được ghi nhận. Mạch phát hiện sẽ phát hiện sự thay đổi tín hiệu và tác động để mạch ra lên mức ON. Khi đối tượng rời khỏi khu vực từ trường, sự dao động được tái lập, cảm biến trở lại trạng thái bình thường • Phân loại cảm biến tiệm cận điện cảm. • Cảm biến tiệm cận điện cảm có thể chia ra làm 2 loại: Loại được bảo vệ (Shielded) và loại không được bảo vệ (Unshielded), loại không được bảo vệ thường có tầm phát hiện lớn hơn loại được bảo vệ. • Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm phát hiện của cảm biến tiệm cận điện cảm: -Kích thước, hình dạng, vật liệu lõi và cuộn dây. 5
- -Vật liệu và kích thước đối tượng. Nhiệt độ môi trường. Đặc điểm của đối tượng tiêu chuẩn( mục tiêu) :Hình vuông, độ dài cạnh bằng d (đường kính của bề mặt cảm biến), dày 1mm và làm bằng thép mềm( mild steel). Nếu đối tượng cần phát hiện có kích thước nhỏ hơn tiêu chuẩn, tầm phát hiện của cảm biến sẽ giảm ( do dòng điện xoáy yếu). Nhưng nếu kích thước lớn hơn kích thước tiêu chuẩn không có nghĩa là tầm phát hiện tang lên. Để hiệu chỉnh khoảng cách tầm cảm biến phụ thuộc vào vật liệu người ta sử dụng các vật liệu và hệ số như ở bảng 1 và 2 dưới đây. Bảng 1 Vật liệu Hệ số 1 shielded Unshielded Thép mềm(mild steel) 1.00 1.00 Thép không gỉ(300) 0,70 0,80 Đồng thau 0,40 0,50 Nhôm 0,35 0,45 Đồng 0,30 0,40
- Bảng 2 Kích thước đối Hệ số 2 tượng so với kích thước tiêu chuẩn shielded Unshielded 25% 0,56 0,50 50% 0,83 0,73 75% 0,92 0,90 100% 1,00 1,00 +Snew: Tầm phát hiện mới của cảm biến tương ứng với kích thước và vật liệu của cảm biến. +Sn: Tầm phát hiện của cảm biến với đối tượng tiêu chuẩn . Độ dày của đối tượng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tầm phát hiện của cảm biến, đối với vật liệu không mang từ tính ( không chứa chất sắt) như đồng, nhôm, đồng thau chịu ảnh hưởng của hiệu ứng bề mặt. Tầm phát hiện của cảm biến tăng lên khi độ dày đối tượng giảm. • PROX được bảo vệ có cấu tạo gồm một tấm chắn quanh lõi từ. Tấm này có tác dụng dẫn trường điện từ đến trước phần đầu. 7
- cảm biến tiệm cận được bảo vệ. Cảm biến tiệm cận được bảo vệ có thể được lắp chìm bằng mặt trên bề mặt kim loại, nếu không gian chật hẹp. Điều này cũng có lợi là có thể bảo vệ cảm biến về mặt cơ học. Tuy nhiên, phạm vi phát hiện bị hạn chế, nhưng có thể lắp cảm biến dễ dàng với các kim loại xung quanh mà không gây ra ảnh hưởng nào. Cảm biến Cảm ứng Không được bảo vệ • Cảm biến không được bảo vệ không có lớp bảo vệ quanh lõi từ. Sự khác biệt giữa cảm biến được bảo vệ và không được bảo vệ có thể quan sát được một cách dễ dàng. • Thiết kế này cho khoảng cách phát hiện lớn hơn cảm biến tiệm cận được bảo vệ. Cảm biến cảm ứng không được bảo vệ có khoảng cách phát hiện gần gấp đôi so với loại được bảo vệ có cùng kích thước đường kính. • Không thể lắp PROX không được bảo vệ chìm bằng mặt với bề mặt kim loại Do đó, khả năng bảo vệ về mặt cơ học thấp hơn. Vì từ trường mở rộng ra tới cạnh của cảm biến, nên có thể bị ảnh hưởng của những kim loại trong khu vực này. Cảm biến tiệm cận không được bảo vệ cũng nhạy cảm hơn với giao thoa hỗ tương.
- • Ưu nhược điểm của cảm biến tiệm cận điện cảm. • - Ưu điểm: + Không chịu ảnh hưởng của độ ẩm. + Không có bộ phận chuyển động. + Không chịu ảnh hưởng của bụi bặm. + Không phụ thuộc vào màu sắc. + ít phụ thuộc vào bề mặt đối tượng ơn so với các kỹ thuật khác. + Không có khu vực mù (blind zone: cảm biến không phát hiện ra đối tượng mặc dù đối tượng ở gần cảm biến). • - Nhược điểm: + Chỉ phát hiện được đối tượng là kim loại. + Có thể chịu ảnh hưởng bởi các vùng điện từ mạnh. + Phạm vi hoạt động ngắn hơn so với các kỹ thuật khác. • 2. Cảm biến tiệm cận điện dung (Capacitive Proximity Sensor). • Cảm biến tiệm cận điện dung giống về kích thước, hình dáng, cơ sở hoạt động so với cảm biến tiệm cận điện cảm. Điểm khác biệt căn bản giữa chúng là cảm biến tiệm cận điện dung tạo ra vùng điện trường còn cảm biến tiệm cận điện cảm tạo ra vùng điện từ trường. Cảm biến tiệm cận điện dung có thể phát hiện đối tượng có chất liệu kim loại cũng như không phải là kim loại. • * Cấu trúc của cảm biến tiệm cận điện dung. • Giống như cấu trúc của cảm biến tịêm cận điện cảm, cảm biến tiệm cận • điện dung cũng có 4 phần: 9
- • - Bộ phận cảm biến (các bản cực hay điện cực cách điện) • - Mạch dao động. • - Mạch ghi nhận tín hiệu. • - Mạch điện ở ngõ ra. Nguyên lý hoạt động: Điện dung tụ C: : Hằng số điện môi chân không Hằng số điện môi giữa 2 bản cực (F/m) Nếu không có vật thể giữa 2 bản cực Nếu giữa 2 bản cực tồn tại vật thể không dẫn điện Khi có vật thể giữa 2 bản cực thì: Do đó sự tăng giá trị của C được sử dụng để phát hiện vật thể. Nếu vật thể giữa 2 bản cực dẫn điện
- Vì môi trường giữa 2 bản cực là không khí nên Sự có mặt của vật dẫn điện giữa 2 bản cực cũng làm điện dung tăng. 11
- *Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận điện dung. Tụ điện gồm 2 bản cực và chất điện môi ở giữa 2 điện cực ảnh hưởng đến khả năng tích trữ điện tích của một tụ điện( điện dung là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tích trữ điện tích của một tụ điện) -Nguyên tắc hoạt động cuar cảm biến điện dung dựa trên sự thay đổi điện dung khi vật thể xuất hiện trong vùng điện trường, từ sự thay đổi này trạng thái ON hay OF của tín hiệu ngõ ra được xác định. - Một bản cực là thành phần của cảm biến, đối tượng cần phát hiện là bản cực còn lại. - Mối quan hệ giữa biên độ sóng dao động và vị trí đối tượng ở cảm biến tiệm cận điện dung trái ngược so với cảm biến tiệm cận điện cảm. - Cảm biến tiệm cận điện dung có thể phát hiện bất cứ loại đối tượng nào có hằng số điện môi lớn hơn không khí, vật liệu nào có hằng số điện môi càng cao thì càng dễ được cảm biến phát hiện, ví dụ nước và không khí, cảm biến tiệm cận điện dung rất dễ phát hiện ra nước( vi hằng số điện môi của nước =80, còn không khí =1) -Đối với các chất kim loại khác nhau, khả năng phát hiện của cảm biến là không đổi, còn các chất khác thì phạm vi phát hiện của cảm biến là khác nhau tùy theo từng chất. Vì vậy cảm biến tiệm cận điện dung có thể dùng để phát hiện các vật liệu có hằng số điện môi thấp như thủy tinh, phastic, cần chắc chắn rằng đối tượng cảm biến phát hiện là chất lỏng chứ không phải là hộp.
- *Phân loại cảm biến tiệm cận điện dung: Có hể chia ra làm 2 loại đó là loại được bảo vệ( Shielded) có vòng kim loại bao quanh giúp hướng vùng điện trường phía trước và có thể đặt ngang bằng với bề mặt làm việc. Loại không được bảo vệ( Unshielded) không có vòng kim loại bao quanh và khong thể đặt ngang bặng với bề mặt làm việc. Xung quanh cảm biến phải có 1 vùng trống ( giống cảm biến tiệm cận điện cảm loại không có bảo vệ. Kích thước vùng trống tùy thuộc vào từng loại cảm biến. *Các yếu tố ảnh hưởng đến tầm phát hiện của cảm biến tiệm cận điện dung: -Kích thước của điện cực cảm biến. -Vật liệu và kích thước đối tượng. -Nhiệt độ môi trường. - Đối tượng tiêu chuẩn và hằng số điện môi: Đối tượng tiêu chuẩn được chỉ định riêng với từng loại cảm biến điện dung, thông thường chất liệu của đối tượng tiêu chuẩn được định nghĩa là kim loại hoặc nước. • * Ưu nhược điểm của cảm biến tiệm cận điện dung: • - Ưu điểm: • + Có thể cảm nhận vật dẫn điện và không dẫn điện. • + Tính chất tuyến tính và độ nhạy không tuỳ thuộc vào vật liệu kim • loại. • + Nó có thể cảm nhận được vật thể nhỏ, gọn, nhẹ. • + Vận tốc hoạt động nhanh. 13
- • + Tuổi thọ cao và độ ổn định cũng cao đối với nhiệt độ. • - Nhược điểm: • + Bị ảnh hưởng bởi độ ẩm. • + Dây nối với sensor phải ngắn để điện dung dây không ảnh hưởng • đến độ cộng hưởng của bộ dao động. 1. B. Một số loại cảm biến 1. PFI cảm biến tiệm cận loại dẹp Dễ dàng lắp đặt trong không gian hẹp do cấu trúc Dẹp (Chiếu cao: 10mm) * Cải tiến chống nhiễu bởi IC được thiết kế riêng biệt (DC) * Có mạch bảo vệ nối ngược cực nguồn, bảo vệ quá áp, mạch bảo vệ quá dòng * Điều khiển tải 200mA trực tiếp trong phạm vi dải nguồn cấp 12-24VDC * Có thể kiểm tra trạng thái hoạt động bởi chỉ thị LED Đỏ * Cấu trúc chống thấm nước IP67 (Chuẩn IEC) * Được ứng dụng rộng rãi để thay thế cho công tắc cực nhỏ, công tắc giới hạn 2. AS SERIES: cảm biến tiệm cận loại phát hiện dài
- • Có thể phát hiện với khoảng cách dài đến 50mm * Cải tiến chống nhiễu bởi IC được thiết kế riêng biệt * Có mạch bảo vệ nối ngược cực nguồn, quá áp, quá dòng * Dải nguồn cấp rộng: 12-48VDC (Dải điện áp: 10-65VDC) * Ngõ ra đồng thời Thường Hở + Thường Đóng * Có LED chỉ thị nguồn và chỉ thị hoạt động * Cấu trúc chống thấm nước IP67 (Chuẩn IEC) 3. PRD series: cảm biến tiệm cận khoảng cách xa Đặc điểm chính ▣ Đặc điểm *Khoảng cách phát hiện dài (Bảo đảm khoảng cách phát hiện dài hơn 1.5 đến 2 lần so với các model trước đây) *Được cải tiến chống nhiễu với IC chuyên dụng *Được tích hợp mạch bảo vệ đột biến điện, bảo vệ nối ngược cực, bảo vệ ngắn mạch & quá tải *Tuổi thọ dài và độ tin cậy cao *Chỉ thị trạng thái bằng LED đỏ 15
- *Cấu trúc bảo vệ IP67 (Tiêu chuẩn IEC) *Có thể thay thế cho các công tắc nhỏ và công tắc giới hạn *Được cải tiến độ bền cáp : Phần kết nối cáp/cảm biến có độ bền uốn dẻo tin cậy hơn (PRD / PRDW Series) *Bảo đảm việc bảo trì dễ dàng hơn (PRDCM Series) 4. PS/PSN series: loại hình vuông có cáp • * Rút ngắn thời gian bảo trì khi thay thiết bị * Cải tiến chống nhiễu bởi IC được thiết kế riêng biệt (Loại DC 3-dây) * Có mạch bảo vệ nối ngược cực nguồn (DC) * Có mạch bảo vệ quá áp (DC/AC) ngoại trừ loại PS12 * Tuổi thọ cao, độ tin cậy cao đối với hoạt động đơn giản * Có thể kiểm tra trạng thái hoạt động bởi chỉ thị LED Đỏ * Cấu trúc chống thấm nước IP67 (Tiêu chuẩn IEC) * Được ứng dụng rộng rãi để thay thế cho công tắc cực nhỏ, công tắc giới hạn 5. PRA series: loại chống tia hàn điện
- • Cải tiến chống nhiễu bởi IC được thiết kế riêng biệt (DC 3-dây) * Có mạch bảo vệ nối ngược cực nguồn (DC 3-dây) * Có mạch bảo vệ quá áp (DC/AC) * Có mạch bảo vệ quá dòng (Loại DC) * Có thể kiểm tra trạng thái hoạt động bởi chỉ thị LED Đỏ * Cấu trúc chống thấm nước IP67 (Chuẩn IEC) * Dùng thay thế cho công tắc giới hạn loại chống tia hàn điện 6. PMCR series: loại hình trụ có giắc cắm • Rút ngắn thời gian bảo trì * Cải tiến chống nhiễu bởi IC được thiết kế riêng biệt (Loại DC 3-dây) * Có mạch bảo vệ nối ngược cực nguồn (Loại DC 3-dây) * Có mạch bảo vệ quá áp * Có mạch bảo vệ quá dòng (Loại DC) * Có thể kiểm tra trạng thái hoạt động bởi chỉ thị LED Đỏ * Cấu trúc chống thấm nước IP67 cho giắc cắm (Chuẩn IEC) * Được ứng dụng rộng rãi để thay thế cho công tắc cực nhỏ, công tắc giới hạn 17
- Các ứng dụng * Kiểm tra sai sót trên dây chuyền đóng hộp hàng hóa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đề tài: Bể lắng trong xử lý nước thải
44 p | 573 | 146
-
Giáo trình kỹ thuật lạnh và lạnh đông thực phẩm part 2
14 p | 295 | 114
-
Báo cáo môn Kỹ thuật đo 2: Cảm biến đo vị trí, dịch chuyển, cảm biến siêu âm(HC_SR04,HC_SRF05)
15 p | 285 | 68
-
CHƯƠNG 3: ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
26 p | 474 | 56
-
BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT LÒ ĐỐT RÁC CÔNG NGHIỆP CÔNG SUẤT 80 KG/H
8 p | 169 | 56
-
BÀI GIẢNG MÔN HỌC KỸ THUẬT SIÊU CAO TẦN - CHƯƠNG 6
5 p | 220 | 53
-
Phân tích Bisphenol A trong thực phẩm và bao bì chứa đựng thực phẩm bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối phổ LC-MS
9 p | 236 | 29
-
Giáo trình đo đạc và chỉnh lý số liệu thủy văn - Chương 2
15 p | 134 | 24
-
Giáo trình Bảo quản và chế biến rau quả (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
54 p | 49 | 10
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực – thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương
305 p | 41 | 9
-
Báo cáo bài tập lớn Vật lí 2: Bức xạ UV - Vật liệu chống tia UV
32 p | 48 | 7
-
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án ngành công nghiệp luyện cán thép
104 p | 70 | 6
-
Đề kiếm tra toán cao cấp 2012
1 p | 163 | 6
-
Ứng dụng chíp Peltier để chế tạo tủ bảo quản khí tài quang học
5 p | 28 | 3
-
Nghiên cứu chế tạo vật liệu có độ bền nhiệt, bền cơ lý cao và hàm tro thấp từ cao su nitril
7 p | 91 | 3
-
Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy đo liều neutron
6 p | 34 | 2
-
Khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững (ERSD 2022): Phần 2
709 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn