intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo "Miền đất Quảng Trị anh hùng"

Chia sẻ: Tiêu Thị Bích Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

266
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quảng Trị là một tỉnh duyên hải, ở vào cực bắc của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nơi chuyển tiếp giữa hai miền Bắc – Nam. Ở phía Bắc, Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới khoảng 206 km; phía Đông là biển với chiều dài là 75 km.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo "Miền đất Quảng Trị anh hùng"

  1. Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng Khoa Thương Mại Du lịch  ĐỀ TÀI :  MIỀN ĐẤT QUẢNG TRỊ ANH HÙNG GVHD : Th.s Trần Thị Nhi Nhóm SVTH : Trần Khánh Chi Nguyễn Thị Mai Ly Võ Thị Bích Nga Đỗ Tây Nguyên Tiêu Thị Bích Tiền Nguyễn Kí Viễn Nguyễn Duy Vin Lớp : 34K03.2 Chuyên Ngành : Quản trị kinh doanh du lịch- dịch vụ Đà nẵng, tháng 4 năm 2010 -1-
  2. MỤC LỤC Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng .............................................................................................. 1 ĐỀ TÀI : ........................................................................................................................................ 1 MIỀN ĐẤT QUẢNG TRỊ ANH HÙNG ....................................................................................... 1 Đà nẵng, tháng 4 năm 2010 ........................................................................................................... 1 MIỀN ĐẤT QUẢNG TRỊ ANH HÙNG ....................................................................................... 3 I- Tổng quan về tỉnh Quảng Trị: .................................................................................................. 3 Kinh tế - Xã hội năm 2002 .............................................................................................................. 4 II- Tiềm năng phát triển du lịch: .................................................................................................. 7 Sông Đakrông. ............................................................................................................................... 9 Cầu treo Đakrông........................................................................................................................ 10 Dãy núi Ta Lung, núi Klu. .......................................................................................................... 10 Suối nước nóng Klu (nơi có di chỉ khảo cổ). .............................................................................. 10 Địa đạo Vịnh Mốc - Một làng hầm trong lòng đất Vĩnh Linh ..................................................... 12 Vị trí ............................................................................................................................................. 12 Lịch sử .......................................................................................................................................... 12 Nhà tù Lao Bảo:........................................................................................................................... 13 Vị trí: ............................................................................................................................................ 13 Lịch sử: ......................................................................................................................................... 14 Đường Hồ Chí Minh:................................................................................................................... 14 Vị trí: ............................................................................................................................................ 14 Đường mòn Hồ Chí Minh vắt qua Tây Trường Sơn rồi Đường 9 - Nam Lào… .............................. 14 Đặc điểm: ..................................................................................................................................... 14 Nghĩa trang Tr ư ờng S ơn: ......................................................................................................... 16 Vị trí: ............................................................................................................................................ 16 Đặc điểm: ..................................................................................................................................... 16 Hiện nay: ...................................................................................................................................... 16 Sân bay Tacon - khe sanh ............................................................................................................ 17 Vị trí: ............................................................................................................................................ 17 Đặc điểm: ..................................................................................................................................... 17 Thành cổ Quảng Trị .................................................................................................................... 18 Vị trí: ............................................................................................................................................ 18 Kiến trúc: ...................................................................................................................................... 18 Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ................................................................................................... 19 Lễ hội đêm thành cổ:..................................................................................................................... 21 Lễ hội Trường Sơn huyền thoại: .................................................................................................... 21 Lễ hội thống nhất non sông: .......................................................................................................... 21 Lễ hội La Vang: ............................................................................................................................ 21 Lễ hội tổ đình sắc tứ : ................................................................................................................... 22 Hội cướp cù : ............................................................................................................................... 22 Hội Thượng Phước:..................................................................................................................... 23 Lễ hội Ariêuping đặc sắc của dân tộc Pa Cô: .............................................................................. 23 Rượu Kim Long: ......................................................................................................................... 23 Bánh lá gai:.................................................................................................................................. 24 Cháo Vạt Giường và Lòng Thả: ................................................................................................. 24 Các thức uống thông thường hằng ngày .................................................................................... 25 III- Phương hướng khai thác:..................................................................................................... 25 -2-
  3. MIỀN ĐẤT QUẢNG TRỊ ANH HÙNG I- Tổng quan về tỉnh Quảng Trị: 1, Vị trí địa lý: Quảng Trị là một tỉnh duyên hải, ở vào cực bắc của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nơi chuyển tiếp giữa hai miền Bắc – Nam. Ở phía Bắc, Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới khoảng 206 km; phía Đông là biển với chiều dài là 75 km. Ở vào vị trí trung độ của cả nước, Quảng Trị là nơi mang tính đặc thù về lãnh thổ, khí hậu của cả phía Bắc lẫn phía Nam; lại nằm trên các trục giao thông quan trọng cả về đường bộ và đường sắt. Đó là một vị trí thuận lợi cho quá trình xây dựng nền kinh tế - xã hội ổn định, hội nhập với khu vực và thế giới. Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt. 2, Điều kiện tự nhiên: a, Địa hình: Diện tích Quảng Trị tuy không lớn nhưng địa hình lãnh thổ rất đa dạng, dốc từ Tây sang Đông tạo thành 4 vùng địa lý tự nhiên: biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Núi ở Quảng Trị có độ cao từ 250 m – 2.000 m xen kẽ với các dải đồi cao thấp khác nhau, ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam tạo ra Tây và Đông Trường Sơn. b, Khí hậu: Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn. Điều kiện khí hậu ở Quảng Trị khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, thường có bão và mưa lớn, biến động khí hậu mạnh. Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh nên lượng bức xạ cao: 70 – 80 kcalo/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình là 1.700 – 1.800 giờ/năm, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 200C – 250C. Mùa mưa thường từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, tổng lượng mưa khoảng 2.000 – 2.700 mm/năm, độ ẩm trung bình tháng từ 85% - 90%. Đặc trưng khí hậu ở Quảng Trị là gió Tây Nam khô nóng và bão lớn. Hàng năm tỉnh chịu từ 40 – 60 ngày khô nóng và nhiều cơn bão gây gió xoáy giặt kèm theo mưa lớn. c, Sông ngòi: Quảng Trị có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình 0,8 – 1 km/km2. Các sông ngòi ở đây đều ngắn, dốc, chảy từ Tây sang Đông. Tổng diện tích lưu vực khoảng 3.640 km2, tổng chiều dài các con sông tới 1.085 km. Tỉnh có 3 hệ thống sông chính cùng -3-
  4. nhiều phụ lưu khác có lưu lượng dòng chảy lớn. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa và thuỷ điện. Ước tính trữ lượng thuỷ điện của sông Bến Hải đạt 834 triệu kWh, sông Mỹ Chánh: 376 triệu kWh. Ngoài ra, lượng nước ngầm của tỉnh khá lớn và có chất lượng tốt đủ để cấp nước sinh hoạt và sản xuất; hệ thống hồ - đầm – phá phân bổ rải rác khắp các vùng là điều kiện tốt phát triển ngư nghiệp. 3, Tài nguyên thiên nhiên: a, Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị 474.577 ha. Đất đai ở Quảng Trị vừa đa dạng vừa phức tạp, phân bổ từ ven biển đến đồi núi cao, trong đó 79,8% diện tích là đồi núi. Tiềm năng về đất đai của Quảng Trị còn khá lớn với 4. 754,73 km2 ha chưa sử dụng. Nhìn chung có thể phân chia đất đai ở Quảng Trị theo 10 tiểu vùng và 10 loại đất chính với đặc điểm riêng về khí hậu, thuỷ văn và thổ nhưỡng thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. b, Tài nguyên rừng Rừng Quảng trị đa dạng và phong phú, được che phủ bằng kiểu rừng kín thường xuyên mưa ẩm nhiệt đới, tổ chức thành loài, bao gồm cây lấy gỗ, dược liệu, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Đất lâm nghiệp có 344.201 ha, trong đó đất có rừng 172.709 ha (bao gồm rừng tự nhiên 109.894 ha, rừng trồng 62.815 ha) và trồng 171,492 ha. c, Tài nguyên khoáng sản Quảng Trị có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng và phong phú. Đến cuối năm 1995, tỉnh đã thống kê được 48 mỏ và điểm quặng, trong đó 17 điểm thuộc nhóm kim loại, 22 điểm thuộc nhóm vật liệu xây dựng… Các mỏ đá vôi và nguyên liệu sản xuất xi măng kéo dài theo hướng tây Bắc – Đông Nam, trữ lượng đạt khoảng 3,5 tỷ tấn. Khoáng titan phân bố dọc bờ biển Vĩnh Thái – Vĩnh Kim với trữ lượng đạt 1 triệu tấn. Bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản quý như vàng, ăngtimoan; nguồn nước khoáng và cát thuỷ tinh tương đối lớn…là lợi thế lớn cho ngành công nghiệp của Quảng Trị. 4, Điều kiện kinh tế - xã hội: Kinh tế - Xã hội năm 2002 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 7,53%. Trong đó nông - lâm - thủy sản tăng 4,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 22%; dịch vụ tăng 5,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 216 USD/người. Cơ cấu phát triển các ngành kinh tế trong GDP: + Nông- lâm nghiệp: 43,77%. -4-
  5. + Công nghiệp - xây dựng: 17,13%.m + Thương mại - dịch vụ: 39,1%. Tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh là 17%. Tỷ lệ huy động trẻ em đến tuổi đi học đạt 85%. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Tình hình dân tộc, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội nhìn chung cơ bản ổn định. Tổng số hộ theo đạo Tin Lành và Thiên Chúa giáo có 365 hộ với 1.569 tín đồ, số hộ theo đạo Thiên Chúa giáo là 220 hộ với 906 tín đồ, tổng số hộ theo Phật giáo có 747 hộ với 2.635 tín đồ. Hiện nay ở huyện Hướng Hóa có 13/21 xã có dân theo các tổ chức đạo, huyện Ðak Rông có 6/13 xã có dân theo các tổ chức đạo. Tình hình hoạt động của các tôn giáo, đặc biệt là Tin lành và Thiên chúa giáo ở 2 huyện miền núi khá phức tạp, hiện tượng người theo đạo và không theo đạo đã xảy ra xích mích mất đoàn kết ở một số xã của 2 huyện Ðak Rông và Hướng Hóa. Tỉnh xác định đây là vùng nhạy cảm, dễ bị các giáo phái lợi dụng nên rất cảnh giác và có các biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu. b. Tình hình di dân tự do: Không có gì phức tạp và nổi trội, cơ bản là ổn định. Tuy nhiên, tình hình xâm canh, xâm cư và di cư dịch cư qua biên giới giữa Việt Nam và Lào vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Trong 2 năm 2001 - 2002 đã có trên 70 hộ nhân dân Lào xâm cư Việt Nam và có trên 10 hộ là người Việt Nam sang bên Lào. c. Tình hình đời sống: Tỷ lệ nghèo đói tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi: Tỷ lệ nghèo ở huyện Ðak Rông là trên 50%, ở huyện Hướng Hóa trên 45% trong khi đó bình quân cả tỉnh vào khoảng 25%. Sự phân hóa giàu nghèo cơ bản ở Quảng Trị khá rõ nét, mức sống ở nông thôn miền núi, miền biển là khá thấp so với khu vực thị trấn và thị xã. 5, Phát triển du lịch_ khai thác hay tri ân: *** Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, Quảng Trị đã phải chịu biết bao nhiêu đau thương, mất mát, bao nhiêu máu xương đã đổ ra suốt 20 năm để chiếc cầu Hiền Lương liền nhịp qua dòng Bến Hải, hơn 1 vạn người lính trẻ tài hoa đã ngã xuống để bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm mùa hè rực lửa 1972 để thị xã bên sông Thạch Hãn vang danh khắp địa cầu. Hàng vạn người dân Vĩnh Linh đã đội mưa bom bão đạn đào nên những làng hầm thẳm sâu dưới lòng đất Vịnh Mốc để sống và chiến đấu, sinh con đẻ cái. Và bao nhiêu máu xương đã trút xuống những Khe Sanh, Tà Cơn, Làng Vây, Dốc Miếu... Có thể nói không quá lời rằng Quảng Trị là một bảo tàng chiến tranh lớn, một sa bàn đầy đủ nhất để giới thiệu về một cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong thế kỷ 20. Với những đau thương mà mảnh đất này đã trải qua trong chiến tranh, nhân dân Quảng Trị anh hùng đã dốc toàn lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong suốt 35 năm nay. Tuy vậy, những nỗi đau của chiến tranh vẫn còn đó với 60000 phần mộ liệt sĩ( có tên và chưa có tên), 72 nghĩa trang, hàng trăm các mẹ Việt Nam anh hùng và đâu đó là tiếng nổ của những quả bom mìn còn sót lại vang lên trong sản xuất, trong đời sống của người dân sau chiến tranh, những nỗi đau vẫn còn dai dẳng cho đến tận ngày hôm nay. Được chứng kiến sự thay da đổi thịt của vùng đất chịu nhìêu đau thương nhất này là điều mong mỏi của biết bao nhiêu người dân Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ngày hôm nay, làm sao “dung hoà” giữa khai thác và bảo vệ các di tích lịch sử, đi đôi với việc khai thác những địa điểm lịch sử này làm sao cho người dân địa phương được sống ấm no, hạnh phúc hơn, đảm bảo an ninh quốc phòng, phần nào làm nguôi ngoai được nỗi đau chiến tranh là một bài toán nan giải cho các cấp, chính quyền, cho những con người yêu thương mảnh đất này như máu thịt của mình. -5-
  6. Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất tập trung khai thác du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội. Sau 5 năm, kể từ ngày diễn ra hội thảo "Du lịch Quảng Trị - Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội", đến nay du lịch ở Quảng Trị đã có nhiều chuyển biến lớn. Mỗi năm có hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới đây thăm các điểm di tích lịch sử, cách mạng. Từ trước tới nay, Quảng Trị chưa tạo được những sản phẩm du lịch hấp dẫn, nhưng với tour Du lịch hoài niệm thì Quảng Trị đang khai thác như một sản phẩm du lịch đầy tiềm năng và độc đáo. Với hệ thống di tích lịch sử chiến tranh, du lịch hoài niệm, tưởng nhớ về đồng đội, thăm lại chiến trường xưa, nhớ về những kỷ niệm sâu sắc thiêng liêng gắn với đất và người Quảng Trị là loại hình du lịch hấp dẫn, có ý nghĩa lớn lao về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, giáo dục và nhiều mặt khác, đồng thời có khả năng thu hút du khách rất cao. Quảng Trị nằm trên dải đất miền Trung đầy nắng gió, tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và nhìn ra biển Đông mênh mông, với nhiều nét riêng, đặc sắc về lịch sử, văn hóa, giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Quảng Trị nằm trên tuyến giao lưu trong nước và với các nước trong khu vực, quốc tế bằng cả đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không. Đặc biệt, tỉnh còn có nhiều địa danh, tên làng, tên núi, tên sông không chỉ là những danh thắng đẹp mà còn là di tích lịch sử, văn hóa, in đậm dấu ấn của cuộc đấu tranh anh hùng, rực rỡ chiến công nhưng cũng vô cùng gian khổ đầy hi sinh với ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của quân và dân ta. Những cái tên chỉ mới nghe thôi đã trào dâng niềm xúc động và dấy lên những tình cảm thiêng liêng với đất nước: địa đạo Vịnh Mốc, Cồn Tiên-Dốc Miếu-Quán Ngang, cầu Hiền Lương-bãi biển Cửa Tùng-Cửa Việt, đôi bờ sông Bến Hải, Đông Hà-La Vang-Ái Tử, đảo Cồn Cỏ, thành cổ Quảng Trị, Làng Vây, đường 9- Khe Sanh-Lao Bảo, sông Thạch Hãn, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9... Không nơi nào trên đất nước ta có hệ thống nghĩa trang liệt sĩ dày đặc như tại Quảng Trị. Gần 60.000 liệt sĩ (có tên và chưa tìm thấy tên) đang yên nghỉ tại 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sĩ quốc gia là Nghĩa trang Đường 9 và Nghĩa trang Trường Sơn. Không có địa phương nào trên cả nước lại không có những người con ưu tú của mình trực tiếp chiến đấu và hy sinh trên mảnh đất này. Những chiến công, hy sinh đó là của cả nước, quang vinh, đau thương ở đây là của cả dân tộc. Ngày Tết, ngày giỗ, ngày thương binh liệt sĩ, đồng bào cả nước hướng về Quảng Trị cầu cho các anh hùng liệt sĩ, cho những người đã mất yên nghỉ, siêu thoát, cầu cho đất nước được thái bình thịnh vượng, cầu cho mọi nhà, mọi người được mạnh khoẻ, hạnh phúc. Mảnh đất Quảng Trị mang trong mình bao đau thương và nỗi ám ảnh về bom đạn, chiến tranh cũng có một hệ thống di tích lịch sử chiến tranh cách mạng đồ sộ, độc đáo, ghi dấu nhiều sự kiện oai hùng của dân tộc. Trong số 498 di tích đã được kiểm kê và đánh giá có đến 431 di tích lịch sử chiến tranh cách mạng. Hệ thống di tích chiến tranh cách mạng ở Quảng Trị phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình và có nội dung rộng lớn, sâu sắc, ý nghĩa. Mặc dù có nhiều lợi thế về du lịch nhưng Quảng Trị là một tỉnh còn nghèo, mang nặng nỗi đau chiến tranh và thiếu kinh nghiệm trong phát triển du lịch, vì thế rất cần sự chung tay góp sức của các nhà hảo tâm, nhà đầu tư trong cả nước và nước ngoài vào phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, xoa dịu nỗi đau chiến tranh và hướng đến sự phát triển, hợp tác mới trong tương lai. -6-
  7. II- Tiềm năng phát triển du lịch: 1, Tài nguyên du lịch tự nhiên:  Cửa Tùng – nữ hoàng của các bãi biển : - Giới thiệu :Đây là vùng bãi biển trải dài gần 1km nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh. Đây là một vịnh nhỏ ăn sâu vào chân dải đất đồi bazan chạy sát biển gọi là Bãi Lay. Kề sát phía Nam bãi biển là cửa của dòng sông Hiền Lương (hay còn gọi là sông Minh Lương, sông Bến Hải). Vùng bờ biển miền Trung là nơi thường xảy ra những trận gió to, sóng lớn, bão tố thất thường, nhưng Cửa Tùng lại là nơi hiền hòa, kín gió, tàu thuyền đánh cá của ngư dân có thể neo đậu an toàn. Ôm lấy bãi biển Cửa Tùng là dải đồi đất đỏ bazan với những dải đá kéo dài ăn sâu ra biển cùng với bãi cát mịn màng. Trên đồi là khu dân cư trù mật với những vườn cây như mít, chè, dứa, chuối, chôm chôm, mãng cầu… Cửa Tùng xưa là nơi neo đậu của thuyền bè cư dân đánh cá. Dưới thời Pháp thuộc, thấy khí hậu ở đây mát mẻ hiền hòa, người Pháp đã sử dụng Cửa Tùng làm nơi nghỉ ngơi, tắm biển, giải trí. Lúc đầu, Pháp lập một đồn lính, xung quanh đào hào đắp lũy và dựng trại cho lính ở. Quân Pháp ở đây được hai năm rồi rút dần, chỉ để lại nền đồn cao nhường chỗ cho một nhà nghỉ mát. Dưới con mắt của người nước ngoài, Cửa Tùng là "Nữ hoàng của các bãi biển" (Lareine des plages) Chính quyền người Pháp đã phát hiện ra vẻ đẹp kỳ thú nên thơ của Cửa Tùng. A.Laborde - một người Pháp rất am tường về Đông Dương và Quảng Trị đã mô tả: Cửa Tùng có một sắc thái rất đặc biệt bởi một cao nguyên rất xanh tươi ở độ cao 20m… Từ trên đồi con dốc người ta chiêm ngưỡng những màu xanh luôn biến đổi của biển và trời… Cửa Tùng có đủ các yếu tố để hàng năm du khách có thể đến đây nghỉ mát. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của nhân dân ta, Cửa Tùng là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của địch bởi đây vừa là vùng giới tuyến, vừa là cầu tiếp vận cho bộ đội ở Cồn Cỏ. Bom đạn của địch đã tàn phá mọi công trình đã có từ trước trên bờ biển Cửa Tùng. Ngày xưa Cửa Tùng là bảo vật của thiên nhiên ban tặng, hiện nay qua dặm dài lịch sử đất nước, Cửa Tùng là một điểm nhấn trong một không gian văn hóa du lịch nổi tiếng - Một nét đặc biệt của Cửa Tùng chính là độ thoai thoải của bãi tắm. Bạn đi từ bờ ra phía ngoài khơi, lao mình vào vòng tay của biển. Và có thể đi mãi như vậy đến nửa cây số mà nước mới chỉ đến ngang ngực. Một sự thú vị tuyệt vời. Nơi đây có nhiều hải sản quý và ngon có tiếng như mực nang, tôm he, tôm hùm, cá chim, cá thu, cá nụ và cá đé với cách chế biến món ăn rất đặc biệt của dân địa phương. -7-
  8. -Vào những mùa hè khi cơn gió Lào thổi vào nóng hầm hập, khô khốc qua đồi đất miền Trung thì cửa Tùng thật sự là "Nữ hoàng giầu sang" với những chiếc áo choàng sặc sỡ đủ mầu và một cơ thể trong lành tươi trẻ hấp dẫn không thua kém Sầm Sơn, Non Nước, Nha Trang hay Vũng Tàu…  cửa Việt : - Giới thiệu : Cách thị xã Đông Hà 15km về phía Đông Nam, đây là bãi tắm có diện tích rộng gần cảng lớn, nước sạch, bãi cát thoai thoải dài theo những rặng dương xanh ven biển. Bãi biển Cửa Việt nằm ở Bắc Cửa Việt thuộc địa phận thôn Tân Lợi, xã Gio Việt, huyện Gio Linh cách đường xuyên Á khoảng 1km về phía Bắc. Bãi biển Cửa Việt dù không được mệnh danh là “Nữ Hoàng” của bãi tắm như Cửa Tùng nhưng nó mang vẻ đẹp lung linh, được phơi mình bên làn nước trong xanh với dáng vẻ của một bãi cát phẳng mịn trải dài. Vào mùa hè trong cái tiết nóng nực, phủ kín những cơn gió Lào, du khách được tắm mình dưới làn nước êm ái này thì thật sảng khoái không gì tả được. Với không gian rộng du khách không những đến biển để tắm mà còn có thể chơi những trò chơi bãi cát. Đây thật sự là điểm đến tuyệt vời cho du khách sau những ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng mà đến đây biển sẽ làm dịu và tạo cho du khách có thêm sức mạnh để tiếp tục công việc của mình.  Đảo Cồn Cỏ : - Giới Thiệu : Huyện đảo Cồn Cỏ là một đảo ven bờ, nằm ngoài khơi biển Đông, cách Cửa Tùng (Vĩnh Quang) khoảng 28km. Đảo có diện tích tự nhiên khoảng 2,5km2. Toàn bộ Đảo có độ cao trung bình từ 7 – 10 m so với mực nước biển. Điểm có độ cao lớn nhất là 63m. Đảo có ngư trường rộng lớn khoảng 9.000km2 với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế. Đảo Cồn Cỏ còn có tên khác là Hòn Cỏ, Thảo Phù, đảo Con Hổ hay Hòn Mệ, Mặc dù với diện tích không lớn nhưng lại có vị trí chiến lược án ngữ toàn bộ phần bờ biển Trung bộ, gần nhiều tuyến đường hàng hải trong nước và quốc tế, do đó nó có vai trò rất lớn trong công tác phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng lãnh thổ, lãnh hải và là một địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của hệ thống đảo, hải đảo và vùng biển Việt Nam. -8-
  9. Năm 1965, đế quốc Mỹ tiến hành đánh phá miền Bắc. Cùng với Vĩnh Linh, đảo Cồn Cỏ đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngay trong bom đạn ác liệt, các chiến sĩ vẫn tranh thủ tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống. Với thành tích đánh Mỹ giỏi, giữ đảo kiên cường, Cồn Cỏ đã vinh dự được Quốc hội, Chính phủ và Hồ Chủ tịch hai lần tuyên dương là đơn vị anh hùng, được tặng thưởng hai huân chương Độc lập, hai huân chương Quân công, bốn huân chương Chiến công. Nhiều cán bộ chiến sĩ của đảo được tặng danh hiệu anh hùng như Thái Văn A, Nguyễn Tăng Mật... Toàn đảo được Bác Hồ tặng hai câu thơ: “Cồn Cỏ nở đầy hoa trắng Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ” Hoà bình lập lại, nhờ bàn tay của con người mà đặc biệt là các chiến sĩ trên đảo đã làm cho Cồn Cỏ ngày một đổi thay với những dãy nhà khang trang, sân bóng, vườn rau... Cồn Cỏ ngày càng thêm sức sống mới.  khu di tích – danh thắng Đăkrông : - Giới thiệu :Khu di tích - danh thắng Đakrông là tên gọi chung để chỉ cụm di tích - danh thắng nằm ngay hai bên quốc lộ 9 ở Km50, tại điểm khởi đầu của quốc lộ 14A, thuộc địa phận xã Đakrông - huyện Đakrông. Thành phần cấu thành khu di tích - danh thắng gồm có: Mỗi thành phần đều có một vẻ đẹp riêng và bố trí rất hài hoà, hội tụ gần nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình lại có giá trị lịch sử, văn hoá, khảo cổ, sinh thái … Sông Đakrông. Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, gần biên giới Việt - Lào hợp với sông Rào Quán, chảy dọc theo Đường 9, xuôi về Ba Lòng rồi đổ ra Cửa Việt theo sông Thạch Hãn. Vì vậy sông Đakrông còn được gọi là thượng lưu sông Thạch Hãn. Sông Đakrông có truyền thuyết về nguồn gốc đượm chất sử thi và nhân văn. Du khách vừa chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, vừa được lắng nghe câu chuyện về cô gái Đakrông. Đoạn tại cầu treo được xem là đoạn sông đẹp nhất. Tuy không rộng nhưng đoạn này sông uốn lượn quanh co, men theo chân những dãy núi cao dựng đứng hai bên. Có nơi nước sông phẳng lặng, lững lờ trôi, lại có nơi nước cuộn ào ào như thác, vượt qua những dãy đá nhấp nhô giữa sông. Những năm 1959 - 1964, đoạn sông này là điểm vượt bí mật của tuyến đường dây 559 - tuyến đường mòn Trường Sơn - Hồ Chí Minh đầu tiên. Ba điểm đầu Khe Xom, cầu Cu Tiền và Xom Rò (cách trung tâm khu danh thắng 3 - 7km về phía Đông) đã được đưa vào danh mục những di tích quốc gia năm 1986. -9-
  10. Cầu treo Đakrông. Cầu treo Đakrông được xem là điểm trung tâm của khu di tích - danh thắng. Giai đoạn năm 1972- 1975, bắc qua sông Đakrông tại địa điểm này là một chiếc cầu sắt và trở thành tuyến vận tải quan trọng cho chiến trường miền Nam. Sau ngày Tổ quốc thống nhất, được sự giúp đỡ của nước bạn CuBa, một chiếc cầu treo duyên dáng dài 100m, rộng 6m thay thế cho cầu sắt. Năm 1999, do thời gian bảo quản quá hạn, cầu đã sập. Một lần nữa được sự quan tâm của Trung ương và nước bạn CuBa, cầu treo Đakrông đã được xây dựng lại khá qui mô tráng lệ. Cầu treo Đakrông không chỉ là điểm đầu của tuyến giao thông chiến lược quan trọng mà còn tạo cảnh đẹp cho khu di tích - danh thắng bởi được đặt vào giữa một khung cảnh núi rừng trùng điệp, như là nét chấm phá nổi bật của bức tranh toàn bích. Dãy núi Ta Lung, núi Klu. Những dãy núi Ta Lung, Klu…đứng sừng sững hai bên sông Đakrông, hai bên Đường 9, Đường 14, tạo nên một quần thể núi non ẩn hiện với mây, in hình xuống dòng sông. Núi ở đây vừa có những vách đá dựng đứng cao chót vót vừa là một trong những nơi rất hiếm ở miền Trung còn bảo quản được thảm rừng già. Cây rừng đủ chủng loại, loại cây có đường kính 0,5 - 0,7m chiếm số lượng lớn. Khách đến không chỉ để du lịch sinh thái, đắm chìm trong cõi rừng già mà còn tham quan những con đường mòn huyền thoại do cha ông đã tạo nên để vào Nam đánh quân xâm lược Mỹ. Suối nước nóng Klu (nơi có di chỉ khảo cổ). Cách cầu treo Đakrông về phía Đông Bắc không xa là nơi khởi nguồn của dòng suối Klu. Theo các nhà nghiên cứu, mỏ nước khoáng này có hàm lượng bi carbonate và calci từ 300 - 400mg/lít, các chất này có tác dụng giúp tiêu hoá tốt, chống ợ chua. Đặc biệt có chất metasilich với hàm lượng trên 50mg/lít, tác dụng tăng khả năng chống viêm nhiễm. Đây cũng chính là di chỉ khảo cổ quan trọng. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, người đã từng đến đây nghiên cứu thì di chỉ này thuộc thời đại đồ đá cũ. Trong hội nghị Khoa học quốc tế về khảo cổ tại Chiềng Mai (Thái Lan), giáo sư đã báo cáo và được đánh dấu trên bản đồ khảo cổ học thế giới. Bản dân tộc Vân Kiều (bản Xa Lăng và bản Klu) Khu di tích - danh thắng Đakrông còn là điểm du lịch phong phú loại hình bởi du khách sẽ được tiếp xúc, thăm viếng dân tộc Vân Kiều, Pa Cô - những dân tộc kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm. Hiện có hai bản dân tộc: Xa Lăng và Klu cư trú tại khu vực này (cách cầu treo không quá 1km). Du khách được làm quen với dân tộc Pa Cô, Vân Kiều thông qua cuộc sống đời thường và những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của họ. Điểm khởi đầu 14A - đường Trường Sơn, quốc lộ 9 đoạn Km50. Điểm đầu của quốc lộ 14A nằm ngay trung tâm khu di tích - danh thắng, cùng với Đường 9, các đường mòn qua các dãy núi là những tuyến vận tải quan trọng của ta trong chiến tranh. Ngày nay quốc lộ 14A nằm trong lộ trình đường Hồ Chí Minh hiện đại. Nơi đây sẽ là giao điểm của đường Hồ Chí Minh và đường Xuyên Á Đông - Tây. Vì vậy khu di - 10 -
  11. tích danh thắng còn có lợi thế về giao thông và tiếp thị du lịch, nơi hội tụ của du khách từ bốn chiều Bắc, Nam, Đông, Tây theo các con đường hiện đại. Đến với Quảng Trị, bên cạnh việc tham quan những di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến mang tầm vóc quốc gia, du khách còn được tận mắt thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên trữ tình, mang dấu ấn lịch sử, văn hoá sâu sắc của Đakrông. Sự phong phú về đối tượng tham quan trên mảnh đất lửa Quảng Trị chắc chắn sẽ thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước (hiện nay dù chưa đưa vào khai thác nhưng hàng ngày đã có trên 50 lượt khách đến tham quan  rừng nguyên sinh rú lịnh : - giới thiệu : Rừng nguyên sinh Rú Lịnh có diện tích 170 ha (trong đó khoảng 100 ha còn rừng), là một khu rừng tự nhiên còn sót lại giữa đồng bằng; nằm cách bờ biển 3 km, cách cầu Hiền Lương 6 km về phía Bắc và cách Cửa Tùng 6 km về phía Tây Bắc. Nằm tại toạ độ địa lý 17 03’ vĩ độ Bắc, 107013’ kinh độ Đông. Thảm thực vật thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm với số loài phong phú có nguồn gốc chủ yếu từ khu hệ thực vật cổ Á nhiệt đới. Hiện Rú Lịnh có trên 200 loài thuộc 72 họ, nhiều nhất là Euphorbiaceae (23 loài); Rubiaeae (10 loài); Lauraceae (8 loài). Trong đó có nhiều loài thân gỗ hiếm sống lâu năm như Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Huyệnh (Tarrietia cochinchinesis), Thị rừng (Diospiros sp), Dẻ rừng (Lithocarpus silvicolarum); nhiều cây làm thuốc như Trầm hương (Aquilaria Crassna), Ngũ gia bì (Schefflera Octophylla),... Động vật trong Rú Lịnh tuy không nhiều về số lượng và thành phần loài do rừng nằm gần khu dân cư đông đúc nhưng cũng có đến 73 loài; Chim có 60 loài như: cò, cu, cú, chào mào, sáo, bách thanh,...; Lớp thú có 12 loài như nhím, tê tê, cu li, cầy hương, sóc bụng đỏ,... Rú Lịnh là một hệ rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở vùng Đông huyện Vĩnh Linh. Diện tích tự nhiên của Rú Lịnh rộng chừng 100 ha, nằm giữa hai xã Vĩnh Hòa và Vĩnh Hiền, áp sát tuyến đường Cáp Lài từ Hồ Xá đi Vịnh Mốc. Là rừng nguyên sinh, nên thảm thực vật của Rú Lịnh rất phong phú. Ngoài thảm thực vật tầm thấp, Rú Lịnh còn có nhiều loài cây họ gỗ trong đó có nhiều loại lâm sản quý hiếm như lim, gõ, huyệnh, sến, vàng trâm, tàu tàu và cây trầm gió. Đặc biệt Rú Lịnh có loại cây lịnh nước, một loại cây sinh thủy khá dồi dào. Bên cạnh thảm thực vật đa dạng và phong phú về chủng loại. Rú Lịnh còn có một hệ động vật hoang dã quý hiếm như lợn rừng, hoẵng, mang, trăn, trút, rắn, gà ri, chim trọc, quạ mỏ vàng. Trước những năm 1945, Rú Lịnh là một vùng rừng thâm u, là nơi cư trú của những loài động vật hoang dã, kể cả có hổ, báo. Rú Lịnh cũng là nơi cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp của các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thành, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang. Rú Lịnh được xem là lá phổi xanh của vùng Đông Vĩnh Linh. - 11 -
  12.  tràm trà lộc: - Giới thiệu : Không biết từ thời nào, ở phía Tây - Nam làng Trà Lộc, trên dải cát rộng tiếp giáp các xã Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh đã hình thành một hồ nước rộng gần trăm héc-ta. Quanh hồ do có độ ẩm thường xuyên nên cây rừng tự nhiên mọc khá tốt. Cũng đã từ lâu đời, dân làng Trà Lộc biết khai thác cái hồ tự nhiên đó. Người ta cải tạo, bồi trúc thêm, biến nó thành một công trình thủy lợi… Ở mặt Đông Bắc hồ, người ta tôn thêm bờ, vừa để tăng dung tích nước, vừa để ngăn nạn cát bay tràn lấn đồng ruộng. Dùng gỗ lim, người ta lắp một cái cổng có thể để mở chủ động đưa nước vào ruộng theo yêu cầu sản xuất. Công trình thủy lợi này không chỉ đủ chống hạn cho cả đồng lúa làng Trà Lộc, mà còn tưới giúp cho một phần đồng ruộng của 2 làng Duân Kinh, Trà Trì… Để bảo vệ nguồn sinh thủy, làng Trà Lộc có nội quy khá chặt chẽ, không ai được vào đây chặt cây lấy củi. Cần thiết thì chỉ được phép thu nhặt lá khô về làm chất đốt. Gần đây, lãnh đạo và chính quyền Hải Lăng cho rằng đây là một vùng sinh thái hiếm thấy ở giữa đồng bằng. Huyện đang có chương trình hàng tỉ đồng để từng bước biến nơi đây thành một điểm du lịch sinh thái. Hiện đã mở được một tuyến đường cấp phối nối liền thị trấn Hải Lăng băng qua dải cát về xã Hải Xuân. Cũng đã đưa một số thú rừng quý hiếm như khỉ, rắn, trăn v.v… tịch thu được về thả ở đây. Một số công trình xây dựng khác đang trong quá trình chuẩn bị. Với chương trình đó, hy vọng một tương lai không xa, Trằm Trà Lộc sẽ thu hút ngày càng đông du khách. Ngoài những tài nguyên chúng tôi vừa giới thiệu, chắc chắn còn rất nhiều tài nguyên khác chưa được phát hiện. 2, Tài nguyên du lịch nhân văn: a, Các địa danh di tích lịch sử: Địa đạo Vịnh Mốc - Một làng hầm trong lòng đất Vĩnh Linh Vị trí Địa đạo Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh) nằm trong một quả đồi đất đỏ ba gian trên bờ biển, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây, cách thị trấn Hồ Xá chừng 13km về phía Đông Nam. Lịch sử Vào năm 1965, trước sự đánh phá tàn khốc của không quân và pháo binh Mỹ vào đất thép Vĩnh Linh, cũng như hầu hết các làng quê khác, Vịnh Mốc đã bị huỷ diệt hoàn toàn. Trước quyết tâm bám trụ quê hương, chi viện cho miền Nam, việc tổ chức phòng tránh cho con người đặt ra hết sức cấp thiết. Với ý chí "một tấc không đi, một li không rời", quân và dân Vĩnh Linh đã chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất, họ đã kiến tạo một hệ thống làng hầm đồ sộ, độc đáo mà địa đạo Vịnh Mốc là một minh chứng sinh động nhất. Cuối năm 1965, các chiến sĩ đồn biên phòng 140, nhân dân Vịnh Mốc, Sơn Hạ đã chọn quả đồi sát - 12 -
  13. mép biển, nằm ở phía Nam làng Vịnh Mốc, bổ nhát cuốc đầu tiên khai sinh ra làng hầm Vịnh Mốc kỳ vĩ này. Làng hầm như một toà lâu đài cổ nằm trong lòng quả đồi đất đỏ, có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2.034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm. Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời, tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí xuống thuyền ra đảo Cồn Cỏ. Khoét dọc hai bên đường hầm là những căn hộ gia đình, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở. Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẫu thuật, trạm gác, máy điện thoại… đặc biệt có nhà hộ sinh. Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại (từ 1965 - 1972), việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn, không một người nào bị thương đã nói lên sự lựa chọn đúng đắn, là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, quân và dân Vịnh Mốc tổ chức hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp vận cho đảo Cồn Cỏ vững vàng chiến đấu. Đảo Cồn Cỏ được Nhà nước tuyên dương anh hùng hai lần, trong đó có sự đóng góp xứng đáng của quân và dân làng hầm Vịnh Mốc. Đây thực sự là một công trình trí tuệ và sự nỗ lực phi thường của quân và dân Vịnh Mốc. Ròng rã 18 tháng trời dưới mưa bom, bão đạn, trong điều kiện thiếu ánh sáng, thiếu phương tiện, với chiếc cúp trong tay, họ đã làm nên một kỳ tích cho sự tồn sinh để sống và chiến đấu giành độc lập, tự do. Làng hầm ra đời đã tạc vào lịch sử của quân dân Vĩnh Linh- Quảng Trị một nét son rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chiến tranh đã lùi xa, còn đó một làng hầm huyền thoại ngày ngày truyền lại niềm tin, ý chí cho thế hệ hôm nay và mai sau về sức mạnh nội lực của dân tộc VN. Từ đây, tất thảy bạn bè và những người từng là "kẻ thù" đều phải thừa nhận sự thần kỳ của một đất nước, một dân tộc mà sự tồn tại và chiến thắng của nó là tất yếu. Có rất nhiều dòng cảm xúc về làng hầm này đều công nhận: " Địa đạo Vịnh Mốc giống như một toà lâu đài cổ nằm im lìm trong lòng đất, giấu kín biết bao điều kỳ lạ về những con người đã làm ra nó và thời đại nó đã sinh ra". Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Quyết định công nhận địa đạo Vịnh Mốc là di tích quốc gia và đưa vào danh mục di tích đặc biệt quan trọng. Hiện nay, địa đạo Vịnh Mốc là điểm thu hút du khách đông nhất trong tuyến du lịch nổi tiếng và độc đáo này. Nhà tù Lao Bảo: Vị trí: Thôn Duy Tân, xã Tân Phước, ở phía Tây Nam Đường 9, giáp sông Sepon và Lào; cách thị trấn Khe Sanh, huyện lỵ Hướng Hóa khoảng 22km theo hướng Tây. - 13 -
  14. Nhà tù Lao Bảo là bằng chứng sống động nhất về tội ác của thực dân Pháp và tay sai đối với đồng bào và chiến sĩ ta trong mấy thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX. Đồng thời còn là nơi phản ánh tin thần chịu đựng kiên cường, ý chí cách mạng to lớn và quyết tâm chiến thắng trong mọi tình huống của những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản. Là bài học truyền thống quý báu, có tác dụng giáo dục đạo đức cách mạng cho những thế hệ kế thừa. Lịch sử: Nhà tù Lao Bảo được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Đây là nơi giam cầm nhiều chiến sĩ cách mạng mà sau này là lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước như nhà thơ Tố Hữu, đại tướng Nguyễn Chí Thanh... Năm 1991, nhà tù Lao Bảo được nhà nước công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Ngày 22/8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng tổ chức đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia khu lưu niệm đại tướng Nguyễn Chí Thanh do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao. Khu di tích Nguyễn Chí Thanh (thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, Quảng Điền) được xây dựng từ năm 1990, diện tích 2.000 m2. Đây là nơi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh. Đường Hồ Chí Minh: Vị trí: Đường mòn Hồ Chí Minh vắt qua Tây Trường Sơn rồi Đường 9 - Nam Lào… Hiện tại phía Tây tỉnh Quảng Trị đang xây dựng "Ðường Hồ Chí Minh huyền thoại" trên chiều dài 46km đi qua các xã Húc, Ba Nang, Tà Long... của hai huyện Hướng Hóa và Ðak Rông. Đặc điểm: Đường Hồ Chí Minh qua Quảng Trị là một phần của con đường huyền thoại gắn liền với bao hy sinh mất mát trong thời kỳ chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam, được đất và người Quảng Trị chở che chở đã đi vào lịch sử những địa danh nổi tiếng như Khe Hó ( Điểm tiếp giáp của đường mòn 559 bí mật giữa miền Bắc và miền Nam lúc ấy là một lạch nước sâu, nhỏ dưới chân dãy núi Động Nóc thuộc xã Vĩnh Hà, được gọi là Khe Hó, nơi có bản của đồng bào Vân Kiều ) thuộc địa phận xã Vĩnh Hà vùng rừng núi phía Tây Vĩnh Linh - điểm xuất phát đầu tiên của đường mòn gùi thồ thô sơ trên đường Trường Sơn, nơi mở đầu cho cuộc trường chỉnh "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" của dân tộc, tạo nên con đường hành quân của bộ đội, cán bộ ngành giới; vận chuyển vũ khí, trang bị và lương thực thực phẩm cho kháng chiến; là con đường chuyển ý chí quật cường, quyết tâm chiến đấu vì sự thống nhất đất nước của hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Đó là Đường Khe Sanh - Sà Tầm - Tà Long, một nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn hai huyện Hướng Hoá và Đakrông, là con đường vận tải chiến lược khi đường Trường Sơn chuyển từ Tây sang Đông, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam… Điểm đầu tuyến đường là khu rừng Khe Hó- Bãi Hà, Do Linh, Quảng Trị- điểm khởi đầu cho con đường huyền thoại giữa đại ngàn Trường Sơn. Với phương châm: "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa. Từ Khe Hó này, quân dân và dân ta đã vận chuyển hàng đi theo 3 đường chính: Tuyến thứ nhất từ Khe Hó đến Khe Che, tuyến thứ 2 từ từ Khe Hó đến Vĩnh Ô, qua đường 9 và tuyến thứ 3 từ đây đi lên đường 20- Hồ Chí Minh…” Ngày 20/8/1959, chuyến hàng gùi bộ đầu tiên được giao cho chiến trường. Từ khi có tuyến đường, sức người, sức của chi viện cho chiến trường miền Nam ngày càng tăng lên. Việc ngăn chặn hệ thống đường Trường Sơn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu - 14 -
  15. của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mỹ đã tập trung mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhất nhằm triệt phá con đường chiến lược này, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc. Bom đạn và kỹ thuật hiện đại không thể thắng được ý chí sắt đá của những con người mang khát vọng thiêng liêng cao cả của một thời đại. Tuyến đường Trường Sơn đi qua địa bàn Quảng Trị bị địch ra sức càn quét, đánh phá. Trên các cung đường Trường Sơn không ngày nào ngớt tiếng máy bay oanh tạc, bom rơi, đạn réo rung chuyển cả núi rừng cùng với pháo kích từ biển bắn vào, B52 rải thảm. Một số cánh rừng cháy rụi vì bom Napan, nhiều nơi rừng chỉ còn lại những thân cây xác xơ vì phốt pho và chất độc hoá học. Trước tình đó, quân dân Quảng Trị quyết tâm phá thế kìm kẹp của địch, tổ chức khởi nghĩa giành đất, giành dân. Phối hợp với bộ đội chủ lực mở nhiều trận đánh lớn nhỏ trên khắp chiến trường không cho địch thực hiện âm mưu của chúng, nhất là các trận tiến công vào Đầu Mầu, Tân Lâm, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đông Hà... Từ năm 1967 đến 1972, các căn cứ hoả lực mạnh trên tuyến hàng rào điện tử, nhất là căn cứ Dốc Miếu - "con mắt thần" "bất khả xâm phạm" lên tục bị ta pháo kích, làm cho hàng ngàn lính Mỹ- nguỵ rơi vào thế tuyệt vọng. Ngày 1/4/1972, căn cứ Dốc Miếu đã bị phá nát, kết thúc 5 năm tồn tại của hệ thống phòng thủ được coi là mạnh nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam. "Chiến lược chia cắt" đường mòn Hồ Chí Minh, ngăn chặn sự tiếp tế của miền Bắc của địch đã bị phá sản hoàn toàn. Đường Hồ Chí Minh vẫn được bảo vệ an toàn. Chính giới báo chí Mỹ đã thừa nhận: "Trong cuộc chiến tranh ở phía Nam khu phi quân sự, lính thuỷ đánh bộ Mỹ bị thương vong hơn bất kỳ lực lượng nào đóng ở nước này. Các máy bay ném bom của Mỹ không thể nào bịt miệng các khẩu đại bác hạng nặng, rốc két và súng cối của cộng sản - các loại vũ khí gây ra phần lớn trong tổng số 8.000 quân Mỹ thương vong vùng này. Sự huy động đến mức tối đa khả năng chiến tranh hiện đại của Hoa Kỳ vẫn không ngăn được làn sóng xâm nhập của đối phương, con đường vận tải Trường Sơn vẫn hàng ngày vận chuyển vũ khí cho chiến trường miền Nam mà không bị hàng rào điện tử của Mỹ cản trở”. Để bảo vệ tuyến vận tải Trường Sơn, quân dân Quảng Trị đã không quản gian lao thử thách, với một tinh thần "tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để giải phóng quê hương". Trong cuộc chiến đấu ác liệt ấy đã có hàng vạn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong Quảng Trị tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, nhân dân đã anh dũng hy sinh bảo đảm cho đường luôn được thông suốt. Quân dân Quảng Trị tự hào đã đóng góp xứng đáng công sức và trí tuệ của mình vào bảo vệ con đường Trường Sơn, con đường Hồ Chí Minh vĩ đại. Đường mòn Trường Sơn trở thành con đường huyền thoại của lịch sử dân tộc, không chỉ bởi chiều dài của nó vượt đại ngàn miền Trung, mà nghị lực lao động, tinh thần chiến đấu, hy sinh của hàng chục vạn con người mở đường, đã trở thành biểu tượng sâu sắc của lòng yêu nước. - 15 -
  16. Nghĩa trang Tr ư ờng S ơn: Vị trí: Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Đông Hà) khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía Tây bắc. Đặc điểm: Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc – Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh Quảng Trị. Mộ bắt đầu được quy tập tại đây từ cuối năm 1974. Nghĩa trang được xây dựng từ ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977, đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam.Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m có đài tưởng niệm bằng đá trắng cao vút uy nghiêm, rỗng ruột và khuyết ba mặt, thể hiện nỗi mất mát vô cùng. Bốn khu đặt mộ liệt sĩ được xếp theo tỉnh, thành phố trải trên năm quả đồi. Xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên. Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước. Hiện nay: - 16 -
  17. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1999 nhân kỉ niệm 40 năm ngày thành lập binh đoàn Trường Sơn. Chính phủ nhà nước quyết định nâng cấp và tân trang khu liệt sĩ để một phần nào thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã khuất, đã hy sinh vì đồng bào tổ quốc.[2] Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo. Hàng năm có khoảng 20,000 khách đến thăm đến từ trong nước lẫn ngoài nước.[1] => Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn vô hạn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền Tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước. Đến với các nghĩa trang ở Quảng Trị, du khách thấy được sự hy sinh vô bờ bến trong cuộc trường chinh giải phóng dân tộc, thấy được giá trị của độc lập thống nhất cũng là thấy được tính chất khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh. Sân bay Tacon - khe sanh Vị trí: Khe Sanh: một địa danh đèo heo hút gió ở vùng cực bắc Nam Việt Nam cách vùng Phi Quân Sự 14 miles (23 km) về phía Nam, và 6 miles (10 km) về phía Đông của vương quốc Làọ . Hiện nay: Khe Sanh nằm trên quốc lộ số 9 thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, cách thị xã Đông Hà 63km về phía tây Cụm cứ điểm Tà Cơn nằm ngay trên một khu vực rộng lớn, địa hình hiểm trở và đa dạng, thuộc vào địa phận xã Tân Hợp, cạnh tỉnh lộ 14 (trên đường vào xã Hướng Tân). Cách trung tâm thị trấn Khe Sanh 3km về phía Bắc. Đặc điểm: Khe Sanh thuộc tỉnh Quãng Trị, đây là một thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400m, mỗi chiều ngang, dọc chưa đến 10 km, bốn bề là núi rừng trùng điệp, có một dòng khe tên là khe Sanh chảy qua. Về địa hình, Khe Sanh rất giống Điện Biên Phủ. Nếu không có chiến tranh, nét yên tĩnh và phong cảnh nơi đây có thể sẽ được kể là một trong những gì đẹp nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Nhưng kể từ tháng 5 năm 1959, nét an lành của thiên nhiên tại nơi này bắt đầu bị giao động. Năm đó, bộ đội Bắc Việt thiết lập hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh để khởi động công cuộc xâm lăng miền Nam . Lúc ấy, Khe Sanh chưa phải là căn cứ hay tiền đồn. Nhưng vì nằm gần biên giới và giáp ranh Đường Số 9 -- trục lộ giao điểm của ba quốc gia Nam Việt, Bắc Việt, Lào-- nên Khe Sanh đã nghiễm nhiên trở thành một trong những cứ điểm quan trọng nhất trên bản đồ của cuộc chiến Việt Nam. Năm 1965 - 1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9, một tuyến phòng thủ được coi là “bất khả xâm phạm”. Các cứ điểm bao quanh Khe Sanh gồm có 3 cụm: cứ điểm Tà Cơn có sân bay dã chiến; cứ điểm làng vây ở phía Tây Nam Tà Cơn ; cứ điểm Hương Hóa ở phía Đông Làng Vây. Tại Khe Sanh đã diễn ra những trận đánh lớn trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971. Tổng thống Mỹ Giôn-Sơn đã từng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ký cam kết bằng máu quyết tâm giữ Khe Sanh. - 17 -
  18. Cuộc chiến đấu diễn ra từ cuối tháng 1/1968, nhưng đến ngày 9/7/1968, sau những trận chiến khốc liệt “đường 9 - Khe Sanh”, cờ giải phóng đã tung bay trên cứ điểm Tà Cơn, Khe Sanh được giải phóng. Chiến thắng Khe Sanh đã làm cho “uy tín của nước Mỹ suy sụp”. Ngay trên sân bay Tà Cơn ngày xưa, bây giờ là khu lưu niệm chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh. Ở đây còn lưu giữ xác những chiếc máy bay, xe tăng, bom, súng, đạn mà quân đội Mỹ bỏ lại sau khi thất thủ, trong đó có cả “cây nhiệt đới” - một thiết bị cực kỳ tối tân hồi ấy. Người ta còn dựng lại những công sự của quân đội Mỹ, cũng như sưu tầm rất nhiều vật dụng cá nhân của binh lính Mỹ… Cụm căn cứ Tà Cơn với sân bay dã chiến đang lưu giữ nhiều hạng mục về chiến thắng năm 1968: nhà trưng bày, giao thông hào, hầm chỉ huy, hàng rào kẽm gai, đường băng, máy bay, pháo, xe tăng và nhiều hạng mục hạ tầng khác. Chiều 14-5, Đài PTTH Hà Nội công bố chương trình cầu truyền hình "Âm vang Trường Sơn" diễn ra từ 20h đến 22h30 ngày 17-5. "Âm vang Trường Sơn" có sự tham gia của 12 nhân chứng - những người lính bình dị đã góp phần làm nên một Trường Sơn huyền thoại. Chương trình sẽ diễn ra tại 5 điểm cầu là Hà Nội (Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh); Quảng Trị (Sân bay Tà Cơn - Khe Sanh - Hướng Hoá); Bình Phước (Nhà giao tế Lộc Ninh); Kon Tum (Ngã ba Đông Dương); Lào (Buôn Latho, Savanakhet). Tiết tấu tại các điểm cầu được đẩy nhanh hơn, bối cảnh trong câu chuyện của mỗi nhân chứng (tại một điểm cầu) cũng được thay đổi để tạo sự hấp dẫn với người xem. "Âm vang Trường Sơn" còn có sự tham gia của các ca sĩ Trọng Tấn, Tấn Minh, Lan Anh Thành cổ Quảng Trị Vị trí: Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị( thuộc phường 2), cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam. Kiến trúc: Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành Cổ Quảng Trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng 6 thước (gần 2000m), cao 1 trượng 94m), dưới chân dày 3 trượng (12m). Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo, đài cao, nhô hẳn ra ngoài. Các cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt thành. Thành cổ Quảng Trị: đây là toà Thành cổ, nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị có chu vi 2.160 mét. Giữa năm 1972 sau khi Quảng Trị được giải phóng, lo sợ ảnh hưởng dây chuyền, Mỹ - Ngụy đã "dốc túi" toàn bộ lực lượng dự bị chiến lược và tập trung mọi thủ đoạn để "tái chiếm Quảng Trị". Thành cổ Quảng Trị" là mục tiêu số một của địch, bởi chiếm được đây là cơ bản đã chiếm lại được Quảng Trị. Mỹ - Ngụy đã tập trung tối đa hoả lực, không quân, pháo binh và bộ binh; áp dụng mọi âm mưu thâm độc xảo quyệt nhất, tàn bạo nhất với mong muốn giành được chiến thắng nhanh nhất. Tuy nhiên, chúng đã gặp phải một sự kháng cự phi thường, một tinh thần gang thép, một tài nghệ tổ chức chỉ huy quyết đoán, sáng tạo của quân và dân ta. Trong 81 ngày đêm (từ 28/6 đến 19/9/1972) chiến đấu, quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, ác liệt, thất thường của thời tiết, bám trụ kiên cường, quyết chiến với lực lượng thiện chiến nhất của đối phương với sự yểm trợ hoả lực chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Đông Dương. Trong thời gian ấy, kẻ thù đã dội Thành cổ Quảng Trị một lượng - 18 -
  19. bom đạn tương đương bằng sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima (Nhật Bản) năm 1945. Trung bình mỗi ngày, mỗi chiến sĩ phải hứng chịu trên 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Thậm chí, có ngày địch đã nã vào Thành cổ hơn 5.000 quả đại bác. Cuộc chiến đấu ác liệt tới mức "Thời gian không được tính bằng giây phút mà nó lại được tính bằng lần pháo kích hoặc B52. Nhiều khi mình có cảm tưởng như nửa giờ đồng hồ lại có một lần khai sinh mới..." (Trích nhật ký của liệt sĩ Kỳ Sơn). Hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh để giữ lấy Thành cổ, ở đây mỗi tấc đất đã ấp ủ không biết bao nhiêu xương máu của những người con ngã xuống vì sự nghiệp thống nhất đất nước. 81 ngày đêm máu lửa, chốt giữ Thành cổ Quảng Trị, lực lượng ta đã tiêu diệt 26.400 tên địch 205 máy bay, 349 xe quân sự, hơn 230 khẩu đại bác..., góp phần đánh bại những cố gắng cao nhất của Mỹ - Ngụy trên chiến trường, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ thị xã và Thành cổ trong thời điểm có tính chất quyết định của cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao giữa ta và Mỹ. Chiến công Thành cổ đã ghi vào lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam một chiến tích hào hùng, đầy máu lửa, là bản anh hùng ca về tinh thần quả cảm, về sức mạnh phi thường của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương : Đôi bờ Hiền Lương là tên gọi cho cụm di tích hai bên bờ sông Hiền Lương là chứng tích cho một thời kỳ gần 20 năm chia cắt Bắc - Nam và nó còn là một địa danh lịch sử chứng kiến cuộc đấu tranh bền bỉ anh hùng của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Cụm di tích này nằm ở chỗ giao nhau giữa sông Bến Hải và quốc lộ 1A (km 735). Phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương - xã Vĩnh Thành - huyện Vĩnh Linh, phía Nam thuộc thôn Xuân Hoà - xã Trung Hải - huyện Gio Linh, cách thị xã Đông Hà 22km về phía Bắc và cách thị trấn Hồ Xá 7km về phía Nam. Hiệp định Geneve được ký kết, sông Bến Hải được chọn làm ranh giới tạm thời trong hai năm để tập kết lực lượng hai bên và tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Do Mỹ - Diệm cố tình xé bỏ hiệp định hòng chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Sông Hiền Lương đi vào lịch sử dân tộc và tiềm thức nhân loại như là nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân ta. Cầu : Tính đến nay đã có 8 lần cầu được bắc qua sông Hiền Lương (từ cây cầu gỗ thô sơ bắc năm 1922 đến cây cầu hiện đại được thi công năm 1996), nhưng cây cầu để lại dấu ấn nhất trong lịch sử là cầu được Pháp xây dựng năm 1952. Mặc dù chỉ tồn tại đến năm 1967 nhưng nó là biểu tượng trực tiếp của nỗi đau chia cắt: "Cầu chia làm hai phần, mỗi bên 89m. Bờ Bắc 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm" (Nguyễn Tuân). - 19 -
  20. Tại đây, từ tháng 7/1954 đến tháng 10/1956 đã diễn ra nhiều cuộc tập kết lực lượng của ta và địch. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã kiên quyết đấu tranh đòi thực hiện quy chế Hiệp định và cũng là nơi diễn ra nhiều câu chuyện cảm động giữa hai miền Nam - Bắc. Cột cờ : Việc bảo vệ và duy trì cho lá cờ Tổ quốc tung bay trên bầu trời giới tuyến là cả một kỳ tích. Cùng với việc "chạy đua" về chiều cao cột cờ và diện rộng của lá cờ với kẻ thù trong lúc chúng luôn luôn tìm mọi cách đánh sập cột cờ Hiền Lương. Các chiến sĩ Đồn công an Hiền Lương đã chiến đấu hơn 300 trận lớn nhỏ. Nhiều đồng chí đã ngã xuống để cho lá cờ mãi mãi tồn tại. Ngọn cờ Hiền Lương là chân lý cách mạng, là ý niệm thiêng liêng về tình cảm miền Bắc XHCN, nơi có Bác Hồ ngày đêm thương nhớ miền Nam . Chỉ tính riêng từ ngày 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo hết 267 lá cờ các cỡ. Trong năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của Mỹ - Ngụy phá hỏng. Để cột cờ và lá cờ - biểu tượng của dân tộc đứng vững dưới bom đạn kẻ thù đã có 13 đồng chí hi sinh, hơn 50 đồng chí bị thương và còn nhiều tấm gương giữ cờ vô cùng cảm động của nhân dân ta ( như mẹ Nguyễn Thị Diệm, một người mẹ già yếu đã không đi sơ tán kiến quyết ở lại vá cờ). Đồn Công an:Theo hiệp định Geneve, dọc hai bên bờ sông giới tuyến quân sự tạm thời có 4 đồn cảnh sát đóng ở các nơi: Hiền Lương, Cửa Tùng (bờ Bắc), Xuân Hòa và Cát Sơn (bờ Nam). Đồn công an Hiền Lương nằm cạnh cầu phía Bắc. Đồn gồm 3 khu nhà: A, B, C tạo thành chữ V. Nhà A được xây dựng từ năm 1955. Đây là nơi đặt trụ sở chỉ huy của công an bờ bắc. Nhà B là nơi để ở và sinh hoạt của các chiến sỹ công an giới tuyến. Nhà C là nơi làm kho hậu cần. Đồn Hiền Lương có 2 tiểu đội (16 người) thuộc lực lượng công an vũ trang. Đây cũng là nơi để tiếp các đoàn khách quốc tế và khách trong nước... Đồn công an Cửa Tùng đóng ở bãi biển xã Vĩnh Quang (bờ Bắc). Đồn có nhiệm vụ kiểm soát ngư dân của hai bờ ra vào Cửa Tùng. Đồn có 16 người thuộc lực lượng công an vũ trang. Đồn Cát Sơn đóng ở làng Cát Sơn (bờ Nam). Đồn có 16 người thuộc lực lượng của cảnh sát ngụy. Đồn Cát Sơn có nhiệm vụ kiểm soát ngư dân 2 bờ ra vào. Đồn Xuân Hòa (bờ Nam) do cảnh sát ngụy đóng. Đồn này tận dụng lại bốt cũ của thực dân Pháp xây năm 1954. Đến năm 1965, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc thì hệ thống đồn bốt dọc 2 bờ sông Bến Hải tan rã... Các đồn công an giới tuyến của ta trong suốt 12 năm (1954 -1965) không chỉ là nơi để tố cáo sự vi phạm Hiệp định của Mỹ - ngụy với tổ chức Quốc tế mà còn là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt giữa ta và địch để bảo vệ quy chế khu phi quân sự. Giàn loa và cuộc chiến: Để vạch trần âm mưu xâm lược đất nước ta của chính quyền Mỹ - ngụy và động viên, tiếp sức cho nhân dân miền Nam vững bước đấu tranh, chúng ta đã xây dựng một hệ thống âm thanh quy mô lớn và hiện đại. Tổng công suất giàn loa trên bờ Bắc Hiền Lương là 180.000W, riêng khu vực cầu Hiền Lương 7.000W. Hệ thống loa này bao gồm các loại loa công suất từ 25W đến 500W. Cùng với những chương trình phát thanh phong phú, đa dạng, hệ thống loa này đã thực sự lấn át giàn loa bờ Nam của chính quyền Mỹ - ngụy". Cuộc chiến âm thanh" ở đôi bờ đã góp phần giữ trọn niềm tin vào Đảng và Bác Hồ, vào một ngày thống nhất đất nước. Năm tháng sẽ trôi qua, giới tuyến không còn nữa, nhưng con sông ấy, cây cầu ấy, đôi bờ ấy mãi mãi là biểu tượng về sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam, là hình ảnh thu nhỏ về chiến tranh và thắng lợi giữa ta và địch trên quê hương Quảng Trị anh hùng - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2