Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA<br />
PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC ĐOẠN XUỐNG, CẮM LẠI ĐỘNG MẠCH<br />
GIAN SƯỜN BẰNG ĐƯỜNG MỔ NGỰC BỤNG CÓ CẮT CƠ HOÀNH<br />
Nguyễn Văn Khôi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong thời gian theo học phẫu thuật mạch máu tại bệnh viện La Roseraie - Paris tác giả đã trực tiếp phụ mổ<br />
1 trường hợp phình bóc tách động mạch chủ ngực. Bệnh nhân được mổ 2 bước. Bước 1: bắc cầu từ động mạch<br />
dưới đòn đến động mạch đùi chung, bước 2: thay đoạn động mạch chủ ngực bằng prothese kèm theo cắm lại các<br />
lỗ động mạch liên sườn. Sau mổ kết quả tốt.<br />
Từ khóa: Phình động mạch chủ ngực đoạn xuống, cắm lại động mạch gian sườn.<br />
<br />
SUMMARY<br />
SURGICAL TREATMENT DESCENDING THORACIC AORTA ANEURYSM, INTERCOSTAL<br />
ARTERIAL REVASCULARIZATION WITH THORACO-ABDOMINAL INCISION TRANSECTION OF<br />
DIAPHRAGM: CASE REPORT<br />
Nguyen Van Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 – 2011: 439 - 443<br />
While studied vascular surgery at the La Roseraie hospital - Paris the autor had worked as an assistant<br />
surgeon to operate one patient who had thoracic Aortic Aneurysms. The patient had been operated by two steps.<br />
Step one: subclaviculofemoral Bypass. Step two: repair of Thoracoabdominal Aortic Aneurysms by protheses. The<br />
intercostal arteries remain had been attached to the prothese aorta. Result: follow -up patient after operating, we<br />
had well results.<br />
Key words: descending thoracic aorta aneurysm, intercostal arterial revascularization.<br />
hợp các loại bệnh lý mạch máu, trong đó có một<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
trường hợp phình động mạch chủ ngực đoạn<br />
Năm 1951 phình động mạch chủ bụng được<br />
xuống đến tận cơ hoành kèm theo hẹp khít lỗ<br />
Charles Dubost giải quyết bằng cắt bỏ túi phình<br />
xuất phát C9 và D12 của động mạch gian sườn.<br />
và ghép bằng đoạn động mạch đồng loại. Tiếp<br />
Bệnh nhân đã được phẫu thuật để điều trị<br />
theo đó sau nhiều năm và đến hiện nay người ta<br />
bằng ghép đoạn prothèse, cắm lại lỗ động mạch<br />
đã theo công bố này và túi phình sau khi cắt bỏ<br />
gian sườn C9 và D12 bằng đường mổ ngực bụng<br />
sẽ được thay thế bằng động mạch nhân tạo<br />
qua gian sườn VII trái có cắt cơ hoành và trước<br />
(prothèses).<br />
đó bắc cầu động mạch dưới đòn – động mạch<br />
Phình động mạch chủ ngực đoạn xuống là<br />
đùi chung phải để cung cấp máu nuôi trước.<br />
bệnh lý thường gặp trong bệnh lý mạch máu,<br />
TÓM LƯỢC VỀ BỆNH NHÂN VÀ CÁC<br />
gặp ở người có tuổi, theo sau hoặc cùng lúc với<br />
XÉT NGHIỆM<br />
bệnh lý về tim và bệnh mạch máu nơi khác<br />
trong cơ thể.<br />
Họ và tên: G.G, sinh năm 1929<br />
Trong thời gian theo học phẫu thuật tim<br />
mạch tại Paris, tác giả có dịp phụ mổ 387 trường<br />
<br />
Số vào viện: 10568<br />
Tiền sử: cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn<br />
<br />
* Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Khôi ĐT: 0913.196.136. Email: khoinguyenvan@yahoo.co.uk<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
439<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
mãn tính.<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
<br />
Bệnh sử: cách nhập viện 01 năm, bệnh nhân<br />
bị nuốt nghẹn, ăn uống khó khăn, sụt cân…, đi<br />
khám bệnh được bác sĩ cho làm các xét nghiệm:<br />
<br />
Bước 1: Bắc cầu động mạch dưới đòn – đùi<br />
chung phải<br />
- Bóc tách ở vùng tam giác đùi phải: tìm<br />
động mạch đùi chung, động mạch đập tốt,<br />
thành mềm mại.<br />
<br />
Siêu âm: Siêu âm quai động mạch chủ<br />
không phát hiện tổn thương<br />
Chụp cắt lớp: hình ảnh phình động mạch<br />
chủ ngực đoạn xuống đường kính 80 mm, đẩy<br />
lệch thực quản sang phải.<br />
<br />
Chụp động mạch<br />
Phân tích thấy: quai động mạch chủ và động<br />
mạch chủ ngực đoạn xuống thì dãn, có các bờ<br />
động mạch song song rõ ràng. Túi phình bắt<br />
đầu từ đốt sống D5 – D6, dưới dạng dãn rộng<br />
không đều của động mạch chủ ngực, động mạch<br />
chủ ngực ở thấp thì túi phình phát triển ra mặt<br />
sau phải đầy huyết khối. Động mạch chủ dãn<br />
đến gần và cách đọan với động mạch thân tạng,<br />
ngược lại động mạch mạc treo tràng trên sinh ra<br />
bên dưới túi phình, động mạch thận trái bắt cản<br />
quang phù hợp, động mạch thận phải hẹp ở lỗ<br />
xuất phát rất khít. Phía dưới túi phình động<br />
mạch chủ nuôi dưỡng kém, xuất hiện nhiều<br />
mãng trắng ở bờ bên phải của động mạch chủ,<br />
động mạch ở nơi này có đường kính 25mm. Hai<br />
động mạch chậu gốc bị viêm lan tỏa, các bờ<br />
động mạch còn song song. Các động mạch tiếp<br />
theo thì tương xứng. Bên phải: lòng của động<br />
mạch chày trước không vững. Bên trái động<br />
mạch chày trước và động mạch mác bền vững.<br />
Chụp động mạch nuôi tủy<br />
Động mạch liên sườn C9, C11 trái, C8 phải<br />
thuốc ngấm rất rõ, các động mạch gian sườn ở<br />
tầng ngực thì tắt, được kiểm tra bằng bơm<br />
thuốc cản quang. Động mạch gian sườn của C9<br />
trái hẹp khít ở lỗ xuất phát. L1 trái, vòng nối<br />
với D12 hẹp ở lỗ xuất phát. Những vòng nối<br />
này hiện qua cản quang động mạch rể tủy sau<br />
phải sinh ra từ D12 phải.<br />
<br />
Chẩn đoán<br />
Phình động mạch chủ ngực đoạn xuống đến<br />
tận cơ hoành, khẹp khít lỗ xuất phát C9 và D12<br />
của động mạch gian sườn.<br />
<br />
440<br />
<br />
- Bóc tách ở phía dưới xương đòn phải, tìm<br />
chổ kết hợp động mạch nách – động mạch dưới<br />
đòn, cắt một ít cơ ngực lớn, thành động mạch<br />
tương đối.<br />
- Chuẩn bị đường hầm từ dưới đòn, hông<br />
sườn và đến tam giác đùi phải.<br />
- Dưới kiểm soát của héparine: tiến hành nối<br />
ở trên cao trước tức là nối goretex 8 vào động<br />
mạch dưới đòn, khâu bằng prolène 6.0.<br />
Đi theo đường hầm, prothèse goretex 8<br />
xuống tận tam giác đùi phải. Mở động mạch đùi<br />
chung phải, sau khi tính đủ độ dài của prothèse,<br />
tiến hành nối goretex 8 vào nơi mở của động<br />
mạch đùi chung và khâu bằng prolène 6.0.<br />
Sau bắt cầu prothèse đập tốt.<br />
Đóng vết mổ và đặt dẫn lưu.<br />
<br />
Bước 2: phẫu thuật thay động mạch chủ ngực<br />
bằng prothèse – cắm lại các lỗ đựng động<br />
mạch liên sườn vào prothèse<br />
Bệnh nhân nằm nghiêng phải 70 - 900.<br />
Rạch da qua khe liên sườn 7 trái xuống<br />
bụng và vượt qua rốn, ở phía trên lên cao và ra<br />
sau. Dùng Finochetto banh rộng khe xương<br />
sườn, bóc tách sau phúc mạc và quanh thận.<br />
Phía trước cắt cơ hoành, nhưng phải cắt chừa<br />
chân cơ hoành nơi bám vào thành ngực và<br />
bụng khoảng từ 3-5 cm để dễ phục hồi sau<br />
này, cắt và bóc tách cơ hoành ra tận phía sau<br />
cột sống, cắt lướt bớt một ít cơ thắt lưng chậu<br />
bên trái nơi che động mạch chủ, nhưng phải<br />
chú ý vì dễ vỡ lách. Đầu trên cắt lướt bóc tách<br />
phần màng phổi dính vào động mạch chủ để<br />
có vị trí đặt kẹp (clamp) sau này.<br />
Dùng kẹp động mạch chủ loại lớn, kẹp đầu<br />
dưới trước, kẹp đầu trên sau, kẹp thật nhẹ<br />
nhàng và vừa phải, thậm chí ở hai ngành của<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
kẹp động mạch chủ có luồn ống nhựa<br />
polyéthylène để tránh làm tổn thương thành<br />
động mạch chủ ngực đoạn xuống.<br />
Sau khi kẹp và thấy an toàn, dùng dao nhọn<br />
xẻ dọc túi phình, hút sạch máu, lấy hết tổ chức<br />
hóa trong lòng túi phình, hút sạch và rất nhẹ<br />
nhàng lấp các mãng xơ vữa, lưu ý nơi có những<br />
lỗ của các động mạch nuôi tủy sống. Các lỗ nhỏ<br />
dùng prolène 4.0 khâu kỹ càng lại.<br />
Điều đáng lưu ý là ở ngực tuyệt đối không<br />
được khâu kín các lỗ của động mạch gian sườn<br />
ở động mạch chủ sát cột sống. Vì vậy phải cắt<br />
gọn phần vỏ túi phình có lỗ của các động mạch<br />
này để cắm lại vào prothèse động mạch chủ về<br />
sau. Do vậy phẫu thuật viên: chấp nhận chảy<br />
máu, có thể dùng gạc to chèn tạm để đó.<br />
Phẫu thuật viên lấy kéo bén và cắt gọn động<br />
mạch chủ ngực tới sát phần động mạch không bị<br />
phình, phải đủ để nối với prothèse. Riêng<br />
prothèse thì cắt chéo, prolène 3.0 có miếng ép<br />
(pledget) khâu vắt liên tục xong, ta khâu tăng<br />
cường thêm mủi rời.<br />
Sau khi nối xong đầu trên, phẫu thuật viên<br />
bóc vỏ nội mạc thật nhẹ nhàng ở lỗ động mạch<br />
gian sườn, lúc này ta đã thả thử kẹp ở động<br />
mạch chủ, kiểm tra không còn chảy máu, lại tiếp<br />
tục kẹp lại và mở ở thành sau prothèse tương<br />
ứng với lỗ các động mạch gian sườn, bằng cách<br />
khâu vỏ thành túi phình của động mạch chủ<br />
ngực đã chuẩn bị sẵn vào thành prothèse mặt<br />
sau bên. Một đặc điểm ở đây là động mạch chủ<br />
ngực không căng nên dễ dàng khâu.<br />
Sau khi khâu cắm lại các lỗ động mạch gian<br />
sườn xong, phẫu thuật viên thả kẹp và kẹp lại<br />
prothèse dưới chổ lỗ động mạch gian sườn,<br />
chuẩn bị nối đầu dưới. Kỹ thuật khâu nối đầu<br />
dưới cũng như vậy, nhưng khi thả kẹp thì thả<br />
đầu dưới trước. Theo dõi kỹ huyết áp, thả kẹp<br />
khi nào máu đầy trong lòng prothèse, nhưng<br />
thường không đầy được vì bên trong prothèse<br />
có khí, do vậy trước khi khâu mũi chỉ khâu cuối<br />
cùng phẫu thuật viên phải làm đầy dung dịch<br />
huyết thanh có pha héparine vào lòng prothèse<br />
(dung dịch huyết thanh có héparine =500ml<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NaCl 9% + 1ml héparine), nhưng đôi khi vẫn<br />
còn khí vì vậy ta dùng kim tiêm chích vào thành<br />
prothèse để khí vọt ra và lúc đó phẫu thuật viên<br />
thả kẹp đầu trên ra thật chậm, phải theo sát<br />
huyết áp.<br />
Kiểm tra cầm máu kỹ, phải chú ý mặt trong<br />
bao của túi phình vì bỏ sót các lỗ động mạch do<br />
các mãng xơ vữa che lấp.<br />
Tiếp theo cắt xén gọn vỏ bao túi phình và<br />
khâu che lại prothèse.<br />
Khâu phục hồi lại cơ hoành bằng Vicryl 1.0<br />
Đặt dẫn lưu màng phổi trái.<br />
Đặt dẫn lưu ngoài phúc mạc.<br />
Đóng vết mổ từng lớp.<br />
<br />
Điều trị sau mổ<br />
Sử dụng kháng sinh liều cao, kết hợp hai loại<br />
kháng sinh.<br />
Sử dụng kháng đông đường tiêm trong 3-5<br />
ngày, theo dõi bằng TCK.<br />
Phối hợp điều trị các bệnh về tim và cao<br />
huyết áp.<br />
Nâng tổng trạng.<br />
Tập vật lý trị liệu.<br />
Kiểm tra hồng cầu, hématocrite, tiểu cầu để<br />
truyền bồi hoàn khi cần thiết.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong các bệnh nhân phình động mạch chủ<br />
ngực thường gặp ở người có tuổi, có bệnh lý tim<br />
mạch và cao huyết áp kèm theo. Mỗi bệnh nhân<br />
túi phình có hình dạng khác nhau và mở túi<br />
phình ra trong lòng có nhiều huyết khối củ lẫn<br />
mới và đôi khi phát hiện tổn thương hoặc nứt<br />
lớp nội mạch bị xơ vữa(2,4,5).<br />
Bệnh nhân đã được kiểm tra bằng các xét<br />
nghiệm.<br />
Siêu âm doppler: quai động mạch chủ không<br />
ghi nhận thương tổn.<br />
Chụp cắt lớp: động mạch chủ ngực đoạn<br />
xuống cho thấy động mạch dãn to 80mm và đẩy<br />
lệch thực quản sang phải.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
441<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Chụp động mạch: quai động mạch chủ và<br />
động mạch chủ ngực đoạn xuống dãn, bờ động<br />
mạch rõ ràng, trong lòng động mạch đầy huyết<br />
khối, động mạch chủ có nơi nuôi dưỡng kém,<br />
phát hiện lỗ xuất phát của động mạch thận bị<br />
hẹp, động mạch chậu gốc có hiện tượng viêm<br />
lớp nội mạc và các động mạch tầng dưới còn<br />
nuôi dưỡng tốt.<br />
Chụp mạch máu nuôi tủy: cho thấy hẹp lỗ<br />
xuất phát C9 và D12 của động mạch gian sườn.<br />
Để chẩn đoán các phình động mạch chủ ngực<br />
và giúp đánh giá – tiên lượng cho cuộc mổ thì bao<br />
giờ cũng phải chụp mạch máu nhất là động mạch<br />
nuôi tủy (động mạch AdamKiewicz)(4,5).<br />
Gây mê trong lúc mổ là gây mê toàn thể,<br />
lưu ý bệnh nhân cao huyết áp và bệnh lý tim<br />
mạch kèm theo vì sẽ ảnh hưởng cuộc mổ và<br />
hậu phẫu(4,5).<br />
Đường mổ được áp dụng là rạch da qua khe<br />
gian sườn 7 bên trái xuống chéo hướng góc<br />
xương mu trái vượt rốn, ở phía trên lên cao và ra<br />
sau lưng trái, dùng Finochetto banh rộng khe<br />
gian sườn, bóc tách phía sau phúc mạc và quanh<br />
thận(2). Phía trước cắt cơ hoành theo chu vi và ra<br />
phía sau cho đến trụ trái cơ hoành, khi cắt cơ<br />
hoành phải cách xa nơi chân cơ hoành bám vào<br />
thành ngực từ 3-5 cm để sau này dễ khâu phục<br />
hồi lại. Đây là đường mổ đi sau ngoài phúc mạc<br />
và có tác giả JM.Cormier, J.Sautot(2) ưa chuộng<br />
đường mổ này.<br />
<br />
prothèse Goretex 8 để bắc cầu và chỉ prolène 6.0<br />
để khâu(4,5).<br />
Đối với thay đoạn động mạch chủ ngực,<br />
chúng tôi sử dụng prothèse loại Dacron<br />
collagéné (very soft 30), loại prothèse này ở<br />
thành prothèse được cấu tạo có chất collagène,<br />
vì vậy khi khâu nối xong và thả clamps<br />
(déclampages) thì máu sẽ không thoát mạch, do<br />
vậy chúng ta không phải bơm dội bằng máu<br />
tươi kết dính trước. Một điều lưu ý ở đây là<br />
trong khâu nối có động tác thả clamps<br />
(déclampages) ở thành mạch sẽ có những cục<br />
đóng vón hoặc màng trắng kiểu thành phần<br />
huyết thanh đóng kết thì phải lấy sạch tránh gây<br />
thuyên tắc mạch và mỗi lần như vậy phải bơm<br />
rửa bằng dung dịch Héparine pha loãng.(2,4). Khi<br />
cắt prothèse ở phần đầu dưới để nối phải tính<br />
đủ độ dài, cắt prothèse vát và phần ở phía sau<br />
tức là mặc lưng phải dài. Vì lúc cắt xén gọn động<br />
mạch chủ thật sự của bệnh nhân phải tôn trọng<br />
phần động mạch chủ xung quanh động mạch<br />
thân tạng, các mãng xơ vữa (plaque<br />
athéromateuse) phải lấy sạch nhất là xung<br />
quanh lỗ xuất phát của các động mạch thận, có<br />
khi mãng nội mạc nếu đánh giá là không bám<br />
chắc lắm thì sử dụng prolène 6.0 khâu mũi rời<br />
vào thành động mạch chủ thật để tăng cường<br />
đảm bảo chúng không bong sau khâu nối<br />
prothèse vào. Chỉ để khâu nối prothèse động<br />
mạch chủ là prolène 3.0 và có pledget đính kèm<br />
để không xé rách mạch máu, khâu bằng 3 sợi chỉ<br />
vì áp lực động mạch rất cao. Chú ý ở mũi chỉ<br />
khâu cuối cùng phải bơm thật đầy dung dịch<br />
héparine pha loãng vào lòng động mạch và thả<br />
kẹp đúng lúc tránh thuyên tắc khí(2,4,5).<br />
<br />
Trong phẫu thuật các túi phình ở ngực cũng<br />
như ở bụng. Su khi mở túi phình ra, hút sạch<br />
máu loãng và lấy sạch máu cục gửi làm giải<br />
phẫu bệnh lý, cấy vi trùng và làm kháng sinh<br />
đồ. Chú ý lấy sạch các mãng xơ vữa (plaque<br />
athéromateuse), chúng ta tìm xem các mạch<br />
máu nuôi tủy nhất là trong phình động mạch<br />
chủ ngực và chú ý phải cắt hình ovale rộng xung<br />
quanh động mạch chủ ngực thật của bệnh nhân<br />
và cắm lại vào prothèse để cung cấp máu nuôi<br />
nhất là các nhánh nuôi tủy(4,5,3).<br />
<br />
Sau mổ bệnh nhân phải để nằm ở khoa hồi<br />
sức trung tâm trong 2 hoặc 3 ngày, phải đặt<br />
monitoring theo dõi tình trạng tim, phải bù nước<br />
điện giải hoặc truyền máu khi cần thiết, theo dõi<br />
các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, suy<br />
hô hấp, suy tim… Tác giả Lucien.C lưu ý các<br />
biến chứng này(1).<br />
<br />
Đối với bắc cầu động mạch dưới đòn – động<br />
mạch đùi chung phải, chúng tôi sử dụng<br />
<br />
Khi phục hồi lại cơ hoành khâu bằng chỉ<br />
vicryl 1.0, khâu mũi rời tận đến sát xương ức và<br />
<br />
442<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
kết hợp lại sụn sườn số VII. Đặt dẫn lưu kín<br />
khoang màng phổi trái và dẫn lưu sau phúc<br />
mạc. Đóng vết mổ từng lớp(4,5).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Các tác giả JM.Cormier, J.Sautot, E.Kieffer…<br />
cũng có cùng kỹ thuật xử trí như trên và mang<br />
lại kết quả an toàn cho bệnh nhân (2,3).<br />
<br />
2.<br />
<br />
Bệnh nhân tuy đã được phẫu thuật triệt để<br />
giải quyết thương tổn, tuy trước mắt lành bệnh<br />
xuất viện, nhưng dự hậu không tốt vì có tiền sử<br />
bệnh tim mạch kèm theo.<br />
<br />
1.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Sau 2 tuần phẫu thuật, bệnh nhân được<br />
chăm sóc, lành bệnh đã xuất viện.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Castellani L (1995): Le Risque Cardiaque de la chirurgie des<br />
anévrysmes<br />
de<br />
l’aorte abdominale, 1995, p 163-173<br />
Cormier J.M, J.Sautot (1977): Déobstruction artérielle ou<br />
thrombo-endartéréctomie. Nouveau traité de technique<br />
chirurgicale, Masson, p.104.<br />
Kieffer E (1997): Chirurgie des troncs supra aortique.<br />
Encyclopédie médicochirurgicale, 1997, p1-43120.<br />
Nguyễn Văn Khôi (1995): Méthode de traitement chirurgical<br />
de l’anévrisme aortique abdominale sous rénal –A propos de<br />
49 cas. Mémoire de stage de chirurgie vasculaire en France,<br />
Paris 11/1995.<br />
Nguyễn Văn Khôi (2007): Một số bệnh lý màng ngoài tim –<br />
tim – mạch máu và lồng ngực. Nhà xuất bản y học TP.Hồ Chí<br />
Minh 2007, trang 19-21, 23-27, 60-61.<br />
Robicsek F: Aneurysms of the thoracic Aorta. Vascular<br />
surgery, p637.<br />
<br />
443<br />
<br />