Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA BẢN ÁN ĐIỂN HÌNH"
lượt xem 9
download
Hiện nay, một số cơ quan, tổ chức nghiên cứu về khoa học pháp lý ở nước ta đang quan tâm nghiên cứu và đánh giá về cơ sở dữ liệu bản án điển hình nhằm xác định nhu cầu của cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức tư pháp, lập pháp, hành pháp, nghiên cứu pháp luật, đào tạo luật và nhân dân nói chung đối với cơ sở dữ liệu các bản án điển hình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA BẢN ÁN ĐIỂN HÌNH"
- BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHÍ CỦA BẢN ÁN ĐIỂN HÌNH PHAN TRUNG HOÀI Thạc sĩ Luật học - Trưởng Văn phòng Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (V.I.A.C) - Nghiên cứu sinh Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Hiện nay, một số cơ quan, tổ chức nghiên cứu về khoa học pháp lý ở nước ta đang quan tâm nghiên cứu và đánh giá về cơ sở dữ liệu bản án điển hình nhằm xác định nhu cầu của cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức tư pháp, lập pháp, hành pháp, nghiên cứu pháp luật, đào tạo luật và nhân dân nói chung đối với cơ sở dữ liệu các bản án điển hình. Đồng thời, mục tiêu của hướng nghiên cứu này còn nhằm xác định các tiêu chí của bản án điển hình, thông qua việc phân tích các bản án điển hình phác
- họa phạm vi, cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu bản án điển hình. Ý nghĩa của việc xây dựng cơ sở dữ liệu bản án điển hình không chỉ trên phương diện xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, mà còn nâng cao năng lực hiểu biết pháp luật, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xét xử… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một số vấn đề liên quan đến khái niệm và các tiêu chí của bản án điển hình xuất phát từ góc độ của một người làm công tác thực tiễn hoạt động nghề nghiệp luật sư. Vì thế, chúng tôi quan niệm đây chỉ là những bước đi ban đầu, chắc chắn sẽ còn được trao đổi, tranh luận một cách rộng rãi hơn. 1. Khái niệm về bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành: 1.1. Thật ra, về mặt lý luận, cho đến hiện nay chưa có tác giả nào đề cập một cách toàn diện về nội hàm của
- khái niệm bản án, quyết định của Tòa án, vì có thể mọi ngưòi quan niệm pháp luật quy định về vấn đề này khá rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tiễn pháp lý, khái niệm bản án, quyết định của Tòa án đôi khi có những tranh cãi từ phía những người tiến hành và tham gia tố tụng, có trường hợp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo, các bên đương sự… Ví dụ như: khi Hội đồng xét xử đã tuyên án, việc thẩm phán chủ tọa ra văn bản bổ sung những thiếu sót về số liệu, hoặc ra quyết định đính chính một số nội dung, chi tiết như thực tiễn đã xảy ra, có được coi những tài liệu đó là “một phần” của bản án, quyết định của T òa án hay không? Bản thân văn bản “trích sao bản án, quyết định”, có đóng dấu mộc và chữ ký của thẩm phán chủ tọa, hoặc sao y do văn phòng Tòa án chứng thực có phải là chính bản án, quyết định hay không ?… Mặt khác, ảnh hưởng của bản án, quyết định đối với số phận, tính mạng, tài sản của công dân, pháp nhân là rất lớn nên theo quan điểm của chúng tôi,
- không thể không quan tâm đến vấn đề làm rõ hơn khái niệm của một bản án, quyết định của Tòa án. Theo các quy định pháp lý hiện hành trong tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động và hành chánh, khái niệm chung về bản án, quyết định của T òa án nhân dân các cấp được hiểu là văn bản pháp lý được Tòa án có thẩm quyền tuyên xử hoặc quyết định theo một trình tự tố tụng do luật định về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi hoặc quan hệ pháp luật phát sinh từ một vụ án cụ thể. Đối tượng quan tâm nghiên cứu ở đây là các bản án, quyết định của Tòa án có giá trị như một bản án, chứ không phải bao hàm toàn bộ các quyết định về tố tụng hay trưng cầu giám định, các quyết định về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời… Trong quá trình thụ lý và giải quyết một vụ án, Tòa án nhân dân các cấp có thể ban hành nhiều loại quyết định khác nhau, như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết
- định tạm hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định hoãn phiên tòa, các quyết định thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch hoặc các loại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, giám định… Sự phân biệt ở đây chủ yếu nằm ở ranh giới giữa các quyết định về nội dung và các quyết định về tố tụng. Như vậy, chỉ các quyết định về nội dung và có giá trị như một bản án mới thuộc phạm vi nghiên cứu của bài viết này. 1.2. Vậy các đặc trưng chủ yếu của một bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp là gì ? Theo quan niệm của chúng tôi, các đặc trưng đó được thể hiện cụ thể như sau: * Nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một đặc trưng bao trùm, quyết định đến nội hàm của khái niệm bản án, quyết định của Tòa án. Vì
- thế, các bản án, quyết định của Tòa án là sự biểu hiện ra bên ngoài của quyền lực Nhà nước, trong sự phân công của bộ máy tư pháp. Chính với sự nhân danh quyền lực Nhà nước này đã định ra giá trị pháp lý hay hiệu lực của bản án, quyết định của T òa án, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó. Trong tố tụng hình sự, do ý nghĩa và giá trị pháp lý của bản án tác động rất lớn đến số phận, tính mạng và tài sản của bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nên điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt nếu chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. * Do Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và tuyên án công khai tại phòng xử án.
- Do các phiên tòa phần lớn diễn ra công khai, là nơi thẩm tra giá trị pháp lý của các chứng cứ buộc tội và gỡ tội, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, làm rõ các yêu cầu do các bên đương sự đưa ra, nên bản án, quyết định của Tòa án phải được thảo luận và biểu quyết thông qua một cách công khai tại phòng nghị án và được tuyên án tại phòng xét xử. Ở đây, cần phân biệt, ngoài các quyết định được nêu trong bản án, trong các vụ án hình sự, còn bao gồm cả các quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, thư ký phiên tòa, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo…cũng phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được viết thành văn bản. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác cũng có thể được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết
- thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa. * Phải được viết thành văn bản và giao bản án theo đúng quy định của pháp luật. Bản án, quyết định của Tòa án, về hình thức, phải là văn bản viết (hoặc đánh máy, in). Người ta nói đến khái niệm án văn là hiểu trên bình diện đó. Không có việc tuyên án “miệng” và không thể có quyết định miệng mà sau đó không được thể hiện bằng văn bản. Vì thế, pháp luật về tố tụng ở các lĩnh vực khác nhau đều quy định, sau một thời gian nhất định (15 ngày trong vụ án hình sự, dân sự, 7 ngày trong vụ án kinh tế, lao động, hành chánh) sau khi tuyên án, Tòa án phải giao bản sao bản án cho bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, gởi bản sao bản án cho những người bị xử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo, đương sự cư trú hoặc làm việc. Pháp luật cũng
- quy định trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo (điểm a hoặc b Điều 162 Bộ luật TTHS), trong thời hạn nói trên, bản sao bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo. Pháp luật tố tụng không quy định giá trị pháp lý của bản án viết tay với bản án chính thức được đánh máy, in vi tính có đóng dấu mộc của Tòa án và chữ ký của chủ tọa hoặc người có thẩm quyền ký sao y. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, thường các bản án viết tay có giá trị pháp lý đúng nghĩa khi được các thành viên Hội đồng xét xử chính thức ký tên trên bản án này, còn trong bản án đánh máy, in vi tính…, khi phát hành chỉ có chữ ký của chủ tọa phiên tòa hoặc của người có thẩm quyền sao y. Vì thế, bản án viết tay này thường được lưu trong hồ sơ cùng với bản án đánh máy, in vi tính phát hành chính thức để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, phát hiện những sai sót, nếu
- có. Về khía cạnh này, pháp luật chưa có những phân định cụ thể về thứ bậc giá trị của từng loại văn bản nói trên. Ở đây, cũng phải đề cập đến cơ cấu thứ tự các đề mục cần phải có của một bản án đã được pháp luật tố tụng quy định, nhưng pháp luật và thực tiễn xét xử chưa làm rõ được khuôn mẫu chung của một bản án và văn phong thể hiện trong bản án đó. * Bản án, quyết định đã được tuyên bố thì không được sửa đổi, bổ sung, trừ trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu vì tính toán sai hoặc do lỗi chính tả. Về mặt pháp lý, bản án, quyết định đã được tuyên bố thì không được sửa đổi bổ sung, vì đây là quyết định được thảo luận công khai và khi tuyên bố tại phòng xử án thì phát sinh hiệu lực pháp lý, ràng buộc nghĩa vụ thi hành bản án (khi án có hiệu lực pháp luật). Tuy nhiên, pháp luật tố tụng cho phép, trong trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu vì tính toán sai hoặc sai
- sót về lỗi chính tả thì bản án, quyết định của Tòa án có thể được sửa đổi, bổ sung. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung và Viện kiểm sát, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung phải được thông báo ngay về việc sửa chữa, bổ sung đó. Tuy nhiên, cần nói ngay là pháp luật chưa quy định rõ về thẩm quyền (cá nhân chủ tọa hay Hội đồng xét xử) ra quyết định sửa chữa, bổ sung và việc sửa chữa, bổ sung đó được thực hiện trong giai đoạn nào của tố tụng. 2. Khái niệm bản án điển hình và các tiêu chí xác định bản án điển hình: 2.1. Phân biệt án trọng điểm, có tính chất phức tạp với bản án điển hình: Tính chất điển hình của một bản án được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, bao gồm không chỉ phạm vi, cấu trúc và nội dung của cơ sở dữ liệu bản án, mà còn phải xác định thông qua các tiêu chí của nó. Tuy
- nhiên, các tiêu chí này được hình thành trên cơ sở nào, dựa trên những nguyên tắc lựa chọn nào và chuẩn hóa các tiêu chí về mặt khoa học và pháp lý ra sao…, đều là những vấn đề cần quan tâm giải quyết và chưa có tiền lệ. Theo quan niệm của chúng tôi, cần phân biệt tính chất điển hình của bản án hoàn toàn khác với tính chất của vụ án. Trong hoạt động tố tụng hình sự, mọi người đều biết đến chế định “án trọng điểm”, hiểu theo phạm vi ảnh hưởng và tác động lớn đến dư luận xã hội và cách thức giải quyết vụ án này có thể là điển hình của việc trừng phạt nghiêm khắc đối với các hành vi tội phạm. Theo quy định của pháp luật, các vụ án trọng điểm là các vụ án mà việc giải quyết các vụ án đó được xác định là quan trọng, lãnh đạo ba ngành Công an, Viện kiểm sát và Tòa án có trách nhiệm thống nhất chỉ đạo, ưu tiên sử dụng lực lượng để điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian ngắn nhất,
- bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương và cả nước1. Tiêu chí của án trọng điểm, vì thế được xác định bao gồm: Các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, kinh tế và trật tự an toàn xã hội đã cản trở việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc gây ảnh hưởng chính trị xấu trong quần chúng nhân dân, dư luận xã hội đòi hỏi phải đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, ngăn chặn tội phạm phát triển, góp phần giải quyết một tình trạng tiêu cực nhất định trong xã hội. Vụ án trọng điểm không nhất thiết phải là một vụ án về tội phạm nghiêm trọng, nhưng nhất thiết phải là vụ án mà việc giải quyết nó có tầm quan trọng nhất định. Việc giải quyết các vụ án trọng điểm đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác; đồng thời cũng phải đạt yêu cầu phòng ngừa cao. Đáng chú ý là sau khi xét xử án trọng điểm, Tòa án có trách
- nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan (tư pháp, các cơ quan ngôn luận…) tuyên truyền phát huy kết quả của việc xét xử nhằm phục vụ tốt công tác phòng ngừa chung. Trong quá trình giải quyết một vụ án dân sự, tuy không có khái niệm án trọng điểm, nhưng trên thực tế hình thành một loại án, gọi là “án có tính chất phức tạp”. Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thế nào là loại án dân sự có tính chất phức tạp chính là nhằm xác định thời hạn chuẩn bị xét xử (có thể kéo dài đến 6 tháng). Tuy nhiên, các tiêu chí để xác định thế nào là vụ án có tính chất phức tạp hoặc việc điều tra gặp nhiều khó khăn, lại không thống nhất trong cách đánh giá của từng cấp Tòa án. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao đã có công văn số 10/1998/KHXX ngày 23-2- 1998 về việc xác định vụ án có tính chất phức tạp và việc tính thời hạn chuẩn bị xét xử, trong đó đưa ra một số tiêu chí sau đây:
- Một là, những việc mà việc xử lý có nhiều khó khăn, vì có nhiều ý kiến khác nhau lớn về chủ trương xử lý giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương; Hai là, những việc mà việc vận dụng pháp luật, chính sách có nhiều khó khăn phức tạp; Ba là, những việc mà việc điều tra, xem xét chứng cứ có nhiều khó khăn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; Bốn là, những vụ án mà đương sự là cán bộ chủ chốt của cấp huyện, cán bộ cao cấp, nhân sĩ dân chủ, những người có uy tín trong tôn giáo; Năm là, những tranh chấp về hợp đồng mà các bên ký kết thuộc các huyện hoặc tỉnh khác nhau; Sáu là, những vụ án mà đương sự là người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài… Tuy nhiên, cách nhìn nhận vụ án dân sự có tính chất phức tạp nêu trên, có thể bao hàm cả những “trở ngại
- khách quan” như phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Tòa án cấp trên về việc giải quyết vụ án; phải đợi đương sự vì đương sự vắng mặt có lý do chính đáng; phải làm công tác tư tưởng kỹ cho các đương sự, hay cho đoàn thể quần chúng ở địa phương; thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử vụ án ốm nặng mà chưa có người thay thế ngay; chưa có đủ điều kiện cần thiết cho việc mở phiên tòa…2. Như vậy, có thể nói tính chất điển hình của bản án được hiểu với nội hàm rộng hơn khái niệm án trọng điểm (trong tố tụng hình sự) và án có tính chất phức tạp (trong tố tụng dân sự). Án trọng điểm, án có tính chất phức tạp có thể được đưa vào lựa chọn là để xây dựng cơ sở dữ liệu bản án điển hình, nhưng bản án điển hình không hoàn toàn bao hàm ý nghĩa là án trọng điểm hay án có tính chất phức tạp. 2.2. Các tiêu chí của bản án điển hình:
- Với cách nhìn từ các quy định pháp lý nêu trên và thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trong thời gian qua, theo chúng tôi, có thể xác định các tiêu chí của bản án điển hình như sau: Một: Phải là bản án do Tòa án có thẩm quyền xét xử đúng đắn về nội dung, áp dụng đúng pháp luật. Một bản án điển hình trước hết phải là bản án do Tòa án thụ lý đúng thẩm quyền và xét xử đúng đắn về nội dung và áp dụng đúng pháp luật. Tiêu chí này tưởng chừng không phải bàn cãi, nhưng thực tế cho thấy, tỷ lệ án sơ thẩm bị hủy án khá cao do vi phạm về thẩm quyền hoặc áp dụng không đúng pháp luật. Vấn đề đặt ra ở đây là cách thức nào để lựa chọn các bản án điển hình để xây dựng cơ sở dữ liệu, trong điều kiện tổ chức hệ thống Tòa án ở nước ta hiện nay được hình thành theo cấp hành chánh từ quận, huyện cho đến Trung ương. Mặt khác, cũng phải lưu ý đến thực trạng về tính ổn định của bản án, vì rất nhiều trường
- hợp, một bản án được coi là điển hình, sau nhiều năm phát hiện sai sót về áp dụng pháp luật hoặc do có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án, bị kháng nghị và xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Hai: Không vi phạm về thủ tục tố tụng. Đây là một tiêu chí bắt buộc, vì một bản án được xác định có tính điển hình phải là một bản án tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật tố tụng, từ khâu thụ lý, điều tra, hòa giải, cho đến khi tiến hành xét xử tại phiên tòa. Mọi người đều biết là nếu bản án sơ thẩm hoặc án đã có hiệu lực pháp luật mà vi phạm nghiêm trọng về mặt thủ tục tố tụng thì có thể bị cấp phúc thẩm hoặc phiên tòa giám đốc thẩm tuyên hủy án để giao lại Tòa án có thẩm quyền điều tra xét xử lại theo thủ tục chung. Ba: Có ý nghĩa là một vụ án trọng điểm hoặc có tính chất phức tạp.
- Một vụ án được xác định là án trọng điểm hoặc án có tính chất phức tạp thì bao giờ tầm ảnh hưởng và tác động của nó cũng rất lớn đến quá trình thực thi luật pháp, và trong một số trường hợp, nó được coi là điển hình của tiến trình tố tụng. Tuy nhiên, là bản án thuộc trọng điểm hoặc có tính chất phức tạp nên càng đòi hỏi tính đúng đắn trong áp dụng pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng, đòi hỏi tính chính xác trong nhận định, đánh gía thì mới có ý nghĩa là bản án điển hình. Bốn: Có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Có thể có nhiều ý kiến tranh luận, nên đưa tiêu chí này như một tiêu chí của bản án điển hình hay không ? Theo quan niệm của chúng tôi, đây là một tiêu chí rất quan trọng, vì một bản án điển hình được xây dựng thành cơ sở dữ liệu sẽ có giá trị tham khảo rất
- lớn về phương diện khoa học pháp lý và thực tiễn xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân các cấp. Những vướng mắc từ thực tiễn xét xử bao giờ cũng là nguồn quan trọng cho việc bổ sung, sửa đổi, xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Năm: Thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận quần chúng, được thông tin phản ánh rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tính chất điển hình của bản án còn tùy thuộc vào “sức hút” của nó đối với dư luận xã hội, sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân, sự truyền bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không phải vụ án nào cũng có được tiêu chí này. Tính chất điển hình này, vì thế gần giống với loại án trọng điểm, án có tính chất phức tạp nêu trên. Ngoài ra, chính từ tiêu chí này, người ta có thể xác định được tác động của bản án đến dư luận xã hội thông qua một kênh quan trọng là các phương tiện thông tin đại chúng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1363 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 378 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 331 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 385 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 434 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 348 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn