Báo cáo nghiên cứu khoa học "Công nghệ cao và kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực "
lượt xem 13
download
Sự phát triển nhanh và có tính đột biến của khoa học và công nghệ (KH-CN) trên thế giới trong những năm qua, đặc biệt là công nghệ cao (CNC) đã đem đến những thay đổi có tính cách mạng trong cuộc sống của nhân loại trên toàn thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn của CNC, của cải và phúc lợi xã hội của nhiều nước tăng đột biến, chất lượng cuộc sống được tăng cao, lối sống và phương thức sản xuất biến đổi tích cực đến mức trước đó con người khó hình dung. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học "Công nghệ cao và kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực "
- Công nghệ cao và kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực Sự phát triển nhanh và có tính đột biến của khoa học và công nghệ (KH-CN) trên thế giới trong những năm qua, đặc biệt là công nghệ cao (CNC) đã đem đến những thay đổi có tính cách mạng trong cuộc sống của nhân loại trên toàn thế giới. Nhờ những đóng góp to lớn của CNC, của cải và phúc lợi xã hội của nhiều nước tăng đột biến, chất lượng cuộc sống được tăng cao, lối sống và phương thức sản xuất biến đổi tích cực đến mức trước đó con người khó hình dung. CNC cũng được nhiều quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển, sử dụng như là vũ khí chiến lược nhằm đảm bảo vị thế của mình trên thế giới cũng như an ninh quốc gia. Cùng với xu hướng phát triển đó của nhân loại, Việt Nam quyết tâm đẩ 1. CNC và tác động của CNC đến sự phát triển kinh tế - xã hội 1.1. CNC là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu KH-CN hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. (Theo Luật công nghệ cao năm 2008) CNC là những công nghệ cho phép sản xuất với năng suất cao và sản phẩm có chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn từ cùng một nguồn vốn và lao động. Bản thân CNC bao hàm “3 cao”: hi ệu quả cao, giá trị gia tăng cao và độ thâm nhập cao. CNC thường có các đặc điểm cơ bản sau đây: Chứa đựng hàm lượng cao về nghiên cứu - phát triển, có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia, sản phẩm được đổi mới nhanh chóng, đầu tư lớn, độ rủi ro cao, nhưng khi thành công s ẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ, thúc đẩy năng lực cạnh tranh và hợp tác trong nghiên c ứu - phát triển, sản xuất và tìm kiếm thị trường trên quy mô toàn c ầu. Trên thực tế đang có sự khác nhau trong nhìn nhận về CNC giữa các cơ quan nhà nước, cơ quan KH-CN và doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, CNC là công
- nghệ mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn tình trạng hiện tại. Các cơ quan KH-CN chú ý tới hoạt động sáng tạo công nghệ và cho rằng CNC gắn với hoạt động nghiên cứu và phát triển trong nước. Các cơ quan nhà nước coi CNC là công cụ để đi tắt, đón đầu, đưa nền kinh tế tiến lên CNH-HĐH. Sản phẩm CNC là sản phẩm do CNC tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Sản phẩm CNC đáp ứng các điều kiện sau: - Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ c ấu giá trị sản phẩm; - Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn; - Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu; - Góp phần nâng cao năng lực KH-CN. Doanh nghiệp CNC là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ CNC, có hoạt động nghiên cứu và phát triển CNC. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao. Khu CNC là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; đào tạo nhân lực CNC; sản xuất và kinh doanh sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ CNC. Khu nông nghiệp ứng dụng CNC là khu CNC tập trung thực hiện hoạt động nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao ứng dụng thành tựu CNC vào lĩnh vực nông nghiệp. Công nghiệp CNC là ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ CNC.
- CNC được ưu tiên phát triển: Theo Luật CNC 2008, có 4 lĩnh vực CNC được ưu tiên đầu tư phát triển: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu mới và Công nghệ tự động hóa. 1.2. Tác động CNC đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng CNC tạo động lực phát triển kinh tế: Phát triển và ứng dụng CNC góp phần tạo ra các ngành nghề, các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh và tiềm năng thị trường lớn; hiện đại hóa và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành nghề truyền thống. CNC làm tăng năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng kinh tế: Theo các chuyên gia, nhờ có CNC tại một số nước công nghiệp phát triển, sự đóng góp của KH-CN, trong đó có CNC vào sự tăng trưởng GDP của các nước này là 60- 80%. Các ngành CNC có năng su ất lao động cao hơn hẳn so với các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, công nghiệp phần mềm Mỹ là khoảng 140 nghìn USD/người/năm, Trung Quốc khoảng 14-18 nghìn USD/ người/năm và Việt Nam khoảng 10 nghìn USD/ người/năm. Việc ứng dụng CNC đã làm thay đổi có tính cách mạng về lực lượng sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lý luận và tổ chức lao động xã hội. Ví dụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng, hàng không đã làm thay đổi cơ bản chất lượng, tính chất và hiệu quả của hoạt động này. CNC có tác động điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Việc hình thành và phát triển với tốc độ cao của các ngành nghề mới nhờ ứng dụng CNC đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao (ở những nước phát triển, dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 70% GDP; khu vực dịch vụ dựa trên công nghệ thông tin của thế giới trong 2 năm từ 2006-2008 tăng trưởng 6%/năm). - CNC có tác động to lớn tới sự phát triển và gắn kết giữa KH-CN với giáo dục, đào tạo và sản xuất, kinh doanh:
- Sản phẩm CNC có chu kỳ sống ngắn, thời gian chuyển từ ý tưởng, kết quả nghiên cứu vào sản xuất sản phẩm nhanh, đòi hỏi sự gắn kết rất chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, sản phẩm CNC là tích hợp của nhiều kết quả nghiên cứu, cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất. Ví dụ, dự án internet được hình thành từ yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ và do các trường đại học Mỹ và các công ty lớn như Sun Micro System, Cisco, IBM... th ực hiện. - CNC có tác động to lớn tới an ninh, quốc phòng: Trước đây và cả ngày nay, trong các cuộc chạy đua quân sự, CNC là một trong những yếu tố quyết định. Các chương trình sản xuất bom nguyên tử, chinh phục vũ trụ (trong đó có vệ tinh tình báo), s ản xuất tên lửa, máy bay và trang thiết bị vũ khí tối tân đều được các nước phát triển quan tâm và đầu tư những khoản kinh phí khổng lồ. Gần đây nhất, cùng với chương trình chạy đua vũ trang của các nước là các chương trình chống khủng bố với những CNC liên quan đến chiến tranh hóa học, tin học, sinh học và sử dụng các loại robot tình báo, robot tác chiến. Dù là nước phát triển hay đang phát triển, việc xây dựng hệ thống phòng thủ và chống khủng bố đều phải sử dụng đến CNC. 2. Một số kinh nghiệm ứng dụng và phát triển CNC của các nước trên thế giới và trong khu vực * Chính phủ Hoa Kỳ coi chính sách phát triển CNC là hướng ưu tiên hỗ trợ của nhà nước với những hình thức kích thích tài chính thích hợp cho từng ngành cụ thể, đặt trọng tâm vào sản xuất những sản phẩm mới, độc đáo với trình độ kỹ thuật tiên tiến. Chính phủ đã đề ra chính sách khuy ến khích cấp kinh phí cho các tập thể sáng tạo và ưu tiên cho đ ội ngũ kỹ sư và các nhà khoa học trẻ có triển vọng. Trong những công trình nghiên c ứu khoa học và thiết kế thử nghiệm, tiền tài trợ được tập trung chủ yếu cho các nghiên cứu đa ngành có khả năng đem lại hiệu quả đồng thời cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Huy động vốn để phát triển CNC thông qua phát tri ển các quỹ đầu tư mạo hiểm là một chính sách đột phá
- của Hoa Kỳ. Các lĩnh vực CNC được ưu tiên phát triển: nghiên cứu y sinh, công nghệ thông tin và công nghệ nano. Thung lũng Silicon (Silicon Valley) là kết quả của hơn 60 năm đầu tư của cả tư nhân và Nhà nước. Sự táo bạo, cơ chế trọng dụng nhân tài của Thung lũng Silicon đã tạo ra cơ hội tuyệt vời cho những nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng ở đây với những chính sách thoáng về người nhập cư, thu hút sinh viên nước ngoài tài năng từ những nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Tại đây tập trung ngành công nghi ệp liên quan đến công nghệ bán dẫn và công nghệ thông tin, hơn một nửa công ty tại Thung lũng Silicon là do người nước ngoài thành lập và có nhiều Công ty hàng đầu thế giới như Google, Hewlett- Packard (HP), Yahoo, Intel, eBay, Oracle, Sun Micro Systems, 3D Graphics, và Silicon Graphics. Đại học Stanford là một trong những thành tố quan trọng của Thung lũng Silicon (CEO c ủa các công ty công nghệ xuất thân từ Stanford nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới như: CEO của HP, Google, Yahoo,…). * Mục tiêu phát triển CNC của Nhật Bản là phát huy nội lực nhằm tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng CNC, nâng cao năng l ực cạnh tranh với Hoa Kỳ và EU trên thị trường này. Đặc điểm phát triển CNC của Nhật Bản là tranh thủ nắm bắt, làm chủ, hoàn thiện CNC của thế giới rồi nhanh chóng sản xuất, xuất khẩu hàng loạt các mặt hàng này với chất lượng vượt trội. Chính phủ đã thực thi chính sách hỗ trợ phát triển các công ty CNC bằng cách vừa cung cấp tài trợ, vừa giúp đỡ trong việc mua CNC của nước ngoài, bảo vệ thị trường trong nước, tránh sự cạnh tranh của nước ngoài. Chính phủ Nhật Bản đã dành nguồn ngân sách rất lớn để hỗ trợ cho các dự án CNC nhằm nâng cao trình độ nghiên cứu cơ bản trong nước và để chuyển giao các kết quả nghiên cứu đó cho ngành công nghiệp. Các lĩnh vực CNC được ưu tiên phát triển ở Nhật Bản bao gồ m công nghệ điện tử - viễn thông, tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ sinh học, năng lượng mới, công nghệ biển và công nghệ vũ trụ.
- Khu Khoa học Tsukuba bắt đầu được xây dựng từ năm 1970 với tổng diện tích 280km2. Hiện nay có 46 tổ chức quốc gia về nghiên cứu và giáo dục đặt trụ sở chính tại thành phố Tsukuba. Các tổ chức này sử dụng 13.000 nhân công (8.500 người trong số họ là các nhà nghiên c ứu). Thành phố cũng thu hút hơn 250 viện nghiên cứu tư nhân, công ty và các trường đại học với khoảng 210.000 người, trong đó có hơn 6.000 có tr ình độ tiến sĩ. Ở đây được chia thành 02 khu: Khu vực phục vụ và ứng dụng - là nơi làm việc của 116.297 nhà khoa h ọc chuyên nghiệp; Khu nghiên cứu và học tập: có 10.748 sinh viên, nghiên c ứu sinh... là khu vực nghiên cứu và giáo dục khoa học có quy mô lớn nhất được quy hoạch. Từ khoản đầu tư ban đầu tương đương 5 tỉ USD, trong đó 3,2 tỉ dành cho việc xây dựng cấu trúc thành phố cùng các công trình dịch vụ, còn 1,8 tỉ để trang bị máy móc cho các viện nghiên cứu, ví dụ như máy bắn hạt proton là 1 trong 5 c ỗ máy gia tốc hạt mạnh nhất mà thế giới hiện có, hay chiếc kính hiển vi điện tử mạnh nhất hành tinh có thể phóng đại một vật lên gấp cả triệu lần, song song là các hệ thống máy tính điện tử thế hệ thứ tư và thứ năm cũng lần lượt được trang bị nhằm phục vụ cho giới khoa học thuộc 17 bộ môn mũi nhọn như nguyên vật liệu mới, thám hiểm vũ trụ, vật lý hạt nhân, vật lý nhiệt liệu cao, vi sinh học phân tử... Có nhiều giáo sư đã nhận giải Nobel. Các nhà khoa h ọc lẫn sinh viên được hỗ trợ tiến hành các thí nghi ệm trình độ cao và thực hiện nghiên cứu trong một môi trường tuyệt vời, với khoảng 7.000 nhà khoa h ọc nước ngoài và gia đình họ, cũng như sinh viên quốc tế từ 90 quốc gia sống ở Tsukuba. Các tổ chức khoa học thường mời các nhà nghiên c ứu từ nhiều lĩnh vực của Nhật Bản và toàn thế giới cộng tác trong các dự án khác nhau. Họ liên kết đồng bộ với nhau theo "dạng - nhóm", bao gồm các ngành giáo dục - đào tạo, kiến trúc - xây dựng, khoa học điều khiển và không gian, sinh học và nông nghiệp... hệ quả từ đường lối kinh tế tương hỗ mà Tokyo đã vạch ra gần nửa thế kỷ trước. Trung tâm Tsukuba hoạt động không như là một đơn vị hành chính độc lập, mà đồng thời nằm trong mối liên hoàn cung cấp - chỉ đạo - điều tiết của 4 đô thị đông dân khác thuộc vùng Tochigi.
- * Mục tiêu phát triển CNC của Trung Quốc là tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng và củng cố vị thế một siêu cường mới trên thế giới. Từ năm 1986, Trung Qu ốc đã tổ chức thực hiện Chương trình Phát triển và Nghiên cứu Công nghệ cao Quốc gia (gọi là Chương trình 863) với 8 ngành trọng tâm là công nghệ thông tin, sinh học, hàng không, laze, người máy, năng lượng, vật liệu mới và công nghệ đại dương với sự hỗ trợ vô cùng hùng hậu từ Chính phủ. Nhằm sản nghiệp hóa các CNC đã được tiếp thu, làm chủ hoặc tạo ra từ việc triển khai Chương trình 863, Chính ph ủ Trung Quốc đã xây dựng và triển khai Chương trình “Bó đuốc” mà kết quả mang lại là một loạt ngành công nghiệp CNC đã được hình thành và phát triển. Một trong những chính sách quan trọng trong phát triển CNC ở Trung Quốc là việc xây dựng hàng trăm khu CNC với sản lượng tăng hơn 50% hàng năm. Trung Qu ốc đã xác định 138 lĩnh vực cần chú trọng phát triển CNC, trong đó có 10 lĩnh vực chủ yếu là nông nghiệp, thông tin, bảo vệ môi trường và tài nguyên, dược phẩm, năng lượng, giao thông vận tải, vật liệu, chế tạo máy, xây dựng và ngành dệt. Khu Công nghệ cao Trung Quan Thôn được thành lập năm 1988. Khu có gần 2 vạn doanh nghiệp công nghệ cao mới, có 39 trường đại học, hơn 140 viện nghiên cứu, có hơn 400 nghìn người đang theo học tại các trường đại học, hàng năm có hơn 100 nghìn người tốt nghiệp. Có hơn 1 triệu nhân tài sáng tạo với tố chất cao, chiếm gần 1/4 số lưu học sinh về nước lập nghiệp, có 57 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia, có 26 trung tâm nghiên c ứu công trình quốc gia, có 29 trung tâm nghiên c ứu công nghệ công trình quốc gia, có 17 vườn công nghệ trong các trường đại học, có 29 vườn sáng nghiệp cho người đi du học, có hơn 30 tổ chức Hiệp hội với chức năng là doanh nghi ệp tự thành lập, tự chủ quản lý. Hàng năm số lượng dự án đầu tư sáng tạo và kinh phí đầu tư chiếm khoảng 1/3 tổng số kinh phí toàn qu ốc; hàng năm có hơn 10 doanh nghi ệp lên sàn giao dịch, xuất hiện một loạt thành quả sáng tạo công nghệ mang tính tự chủ sáng tạo bao phủ toàn quốc. Trọng điểm phát triển của khu CNC là năng lượng mới, tiết
- kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, ôtô chạy bằng động cơ điện, nguyên liệu mới, y dược mới, ươm giống sinh vật, ngành thông tin, và các ngành ngh ề mới nổi mang tính chiến lược. Năm 2009, doanh nghiệp khu CNC Trung Quan Thôn đạt doanh thu thập vượt 1.200 tỷ NDT; thị trường máy tính, sản lượng điện thoại di động đứng thứ nhất thế giới, thu nhập của thiết kế mạch điện chiếm 1/4 tỷ lệ toàn quốc. Đến nay, có 145 doanh nghi ệp đã lên sàn giao dịch, trong đó có 86 doanh nghiệp là quốc doanh, 59 doanh nghiệp nước ngoài. * Ở Thái Lan, Chính phủ thành lập Công viên khoa h ọc Thái Lan, thuê người nước ngoài quản lý một số lĩnh vực quan trọng với mức lương cũng như những chế độ ưu đãi đặc biệt. Thái Lan đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới và công nghệ nano. Năm 2004, Chính ph ủ Thái Lan đã thông qua Chương trình quốc gia về công nghệ nano do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo. Lộ trình phát triển các CNC được xây dựng trên cơ sở dự báo về tiến bộ công nghệ và chiến lược quốc gia về phát triển KH-CN. Đối với khu vực nông thôn, Thái Lan th ực hiện chính sách tập trung phát triển CNC cho khu vực cộng đồng, nông thôn với chương trình mỗi làng một sản phẩm đặc thù. 3. Ứng dụng và phát triển CNC ở Việt Nam Việt Nam hiện có 3 khu CNC quốc gia được quy hoạch và đầu tư phát triển - Khu CNC Hòa Lạc tại Hà Nội (thành lập năm 1998) được xây dựng theo mô hình trung tâm nghiên c ứu phát triển và ứng dụng CNC tầm cỡ quốc gia, nơi ươm tạo doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm CNC, với diện tích 1.586ha bao gồm các khu chức năng: công nghiệp CNC, nghiên cứu và triển khai, công viên phần mềm, giáo dục và đào tạo, khu nhà ở, văn phòng, dịch vụ CNC. Trong đó chú tr ọng phát triển các lĩnh vực CNC ưu tiên như Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm; Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu
- mới, công nghệ nano; Công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ năng lượng mới... và một số công nghệ đặc biệt khác. Sau 12 năm, khu CNC H òa Lạc hiện có 47 dự án với tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD. - Khu CNC TP Hồ Chí Minh thành lập năm 2002 với tổng diện tích là 913ha, tập trung thu hút các d ự án về sản xuất CNC, dịch vụ CNC, nghiên cứu và triển khai, đào tạo, ươm tạo CNC thuộc 4 nhóm ngành: Vi điện tử, CNTT, viễn thông; Cơ khí chính xác và tự động hóa; Vật liệu mới, tiên tiến, công nghệ nano; Công nghệ sinh học áp dụng trong y dược, nông nghiệp, môi trường. Tính đến tháng 11/2010, khu CNC này có 44 nhà đầu tư với tổng vốn đạt 1,847 tỷ USD, trong đó có 8 dự án về nghiên cứu và phát triển và đào tạo. Tổng giá trị xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt hơn 329 triệu USD, giá trị xuất khẩu lũy kế đạt 800 triệu USD, thu hút trên 11.000 lao đ ộng. - Khu CNC Đà Nẵng thành lập năm 2010 với tổng diện tích 1.010ha, có ch ức năng nghiên cứu, ươm tạo, phát triển, chuyển giao, ứng dụng CNC; đào tạo nhân lực CNC; ươm tạo doanh nghiệp CNC; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ CNC; đẩy mạnh ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm. Việc ứng dụng CNC tại các tỉnh và thành phố khác: Tại TP Hồ Chí Minh: Ngoài Khu CNC qu ốc gia được quy hoạch, thành phố đầu tư xây dựng các khu CNC gồm: Khu Công viên phầm mềm Quang Trung với quy mô 43ha, được thành lập vào ngày 7/7/2000 th ực hiện theo 3 định hướng lớn là: Tạo nguồn nhân lực; Môi trường làm việc hoàn hảo - tiện ích và làm phần mềm ở tầm khu vực. Quy hoạch công viên được Hoa Kỳ tài trợ thực hiện. Khu nông nghiệp CNC với tổng diện tích 88,17ha, được thành lập năm 2004 tại Củ Chi, được quy hoạch 7 khu chức năng gồm: Khu Trung tâm hành chính; Khu thí nghiệm và trưng bày sản phẩm; Khu nhà kính; Khu học tập và chuyển
- giao công nghệ; Khu bảo quản và chế biến; Khu lâm sinh, cảnh quan và Khu sản xuất kêu gọi đầu tư. Ngoài ra thành phố đã quy hoạch 16.000ha trồng rau an toàn ứng dụng CNC, sản lượng đạt khoảng 30.00 tấn/năm, đặc biệt là diện tích rau sản xuất trong nhà lưới cho giá trị đạt 120-150 triệu đồng/ha; hơn 700ha trồng hoa - cây cảnh áp dụng CNC cho thu nhập 600 triệu đến 1 tỷ đồng/năm. Tại Đà Lạt - Lâm Đồng: Công ty Hasfarm tại Đà Lạt, Lâm Đồng đã ứng dụng công nghệ của Hà Lan để trồng hoa hồng, cúc, đồng tiền, lily cho hiệu quả kinh tế cao gấp 20-30 lần so với cách trồng thông thường. Mô hình trồng hoa trong nhà lưới có mái che plastic đạt giá trị trên 600 triệu đồng/ha, trồng rau an toàn đạt 150 triệu đồng/ha. Tại Bình Thuận, Tiền Giang: Xây dựng một số vùng sản xuất cây ăn quả đả m bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, như: vùng sản xuất thanh long tại Bình Thuận; vùng sản xuất vú sữa tại Châu Thành, Tiền Giang; vùng sản xuất xoài cát Hoà Lộc tại Cái Bè, Tiền Giang. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất giống cây lâm nghiệp, chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc, chăn nuôi gà quy mô công nghi ệp theo công nghệ Nhật Bản. Qua kinh nghiệm ứng dụng và phát triển CNC trên thế giới và thực tiễn phát triển trong nước đã cho Việt Nam nói chung và N ghệ An nói riêng những bài học kinh nghiệm: CNC luôn là át chủ bài của các cường quốc, là một trong những yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh và vị thế của quốc gia - dân tộc. Ứng dụng và phát triển CNC ở Việt Nam phải là lựa chọn chiến lược để đảm bảo lợi ích, chủ quyền quốc gia và phát triển bền vững đất nước. Để ứng dụng và phát triển CNC cần phải có ý chí và quyết tâm mãnh liệt của mỗi tổ chức, cá nhân và của cả dân tộc.
- Các CNC, đặc biệt là công nghệ nguồn chỉ được tạo ra tại một số rất ít quốc gia, chủ yếu là Hoa Kỳ, EU, Nga, Nhật Bản, Israel... CNC có th ể không mua được bằng tiền nhưng lại có thể được chuyển giao theo sự đồng thuận giữa các đối tác, đồng minh chiến lược. Ứng dụng và phát triển CNC ở nước ta phải đồng hành cùng quá trình mở rộng, củng cố các liên minh chiến lược của đất nước, nhất là các đối tác và đồng minh chiến lược - các trung tâm CNC trên th ế giới. Mỗi quốc gia đều phải xác định thứ tự ưu tiên trong ứng dụng và phát triển CNC từ đó tập trung nguồn lực, xác định lộ trình phù hợp. Ứng dụng và phát triển CNC ở Việt Nam phải xuất phát từ nhu cầu phát triển bền vững, vị thế đất nước trong khu vực và phù hợp với xu thế phát triển và chuyển giao CNC của thế giới. Để phát triển CNC, các nước đều phải đầu tư rất lớn cho công tác nghiên c ứu khoa học và phát triển công nghệ từ ngân sách nhà nước và từ các doanh nghiệp. Các chương trình phát triển CNC quốc gia thường được các nước sử dụng để huy động, điều phối và phát huy các ngu ồn lực cần thiết một cách hiệu quả nhất. Quỹ đầu tư mạo hiểm là một kênh huy động vốn quan trọng cho việc ứng dụng và phát triển CNC. Nghệ An không nằm trong Quy hoạch phát triển các khu CNC quốc gia và là một tỉnh còn nghèo nên khó có thể trích ngân sách tỉnh dành đầu tư phát triển các công trình hạ tầng cho các khu CNC, khu nông nghiệp CNC hay Công viên CNTT như các thành phố lớn. Vì vậy, nên đi theo hướng phát triển các khu CNC bằng vốn của doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của tỉnh về đất đai, đào tạo nguồn nhân lực… và xây dựng chương trình ứng dụng và phát triển CNC để có bước đi phù hợp./. ■ Nguyễn Thị Minh Tú (Tổng hợp)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 380 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
8 p | 332 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ THÁT LÁT (Notopterus notopterus Pallas)"
7 p | 306 | 22
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ KẾT (Kryptopterus bleekeri GUNTHER, 1864)"
12 p | 298 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU ƯƠNG GIỐNG CÁ KẾT (Micronema bleekeri) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU"
9 p | 258 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ THÀNH THỤC TRONG AO VÀ KÍCH THÍCH CÁ CÒM (Chitala chitala) SINH SẢN"
8 p | 250 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn