Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH KAINOZOI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM "
lượt xem 9
download
Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam là một trong những bồn trũng tích tụ trầm tích Kainozoi khá lớn ở miền Trung nước ta. Đây là vùng tiếp giáp sông - biển nên trầm tích được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như sông, biển, sông - biển, biển gió... Hơn nữa, đây là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của các chu kỳ biển tiến, biển thoái trong lịch sử địa chất, do đó sự phân bố của trầm tích tương đối phức tạp theo không gian lẫn thời gian. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH KAINOZOI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM "
- ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH KAINOZOI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM Hoàng Ngô Tự Do, Nguyễn Đình Tiến, Đỗ Quang Thiên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế M Ở ĐẦU Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam là một trong những bồn trũng tích tụ trầ m tích Kainozoi khá lớn ở miền Trung nước ta. Đây là vùng tiếp giáp sông - biển nên trầm tích được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như sông, biển, sông - biển, biển gió... Hơn nữa, đây là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của các chu kỳ biển tiến, biển thoái trong lịch sử địa chất, do đó sự phân bố của trầm tích tương đối phức tạp theo không gian lẫn thời gian. Việc nghiên cứu đặc điểm trầm tích Kainozoi rất cần thiết vì đó là cơ sở cho những nghiên cứu địa chất khác như tìm kiếm khoáng sản, địa mạo, môi trường... góp phần quan trọng trong việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên ở khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (Hình 1, 2, 3, 4). ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH CÁC PHÂN VỊ ĐỊA TẦNG KAINOZOI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM 1. Đặc điểm trầm tích hệ Neogen, hệ tầng Ái Nghĩa (Nan) Hệ tầng Ái Nghĩa do Nguyễn Văn Trang xác lập năm 1985, đồng nghĩa với hệ tầng Đồng Hới do Trịnh Dánh, Phạm Văn Hải xác lập năm 1980. Trầm tích Neogen hệ tầng Ái Nghĩa phân bố ở huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, phía Đông huyện Duy Xuyên và phía Bắc huyện Quế Sơn, huyện Thăng Bình với tổng diện tích 664,46km2. Trầm tích lộ ra 7,7km2 dưới dạng các khối nhỏ ở phía Tây 1
- Bắc tỉnh Quảng Nam, thuộc xã Đại Thắng, Ái Nghĩa và Điện Phước. Phần còn lại chìm xuống phía dưới võng sụt của trũng địa hào Đại Lộc - Hội An (trũng địa hào có dạng tam giác với đỉnh ở Đại Lộc, đáy mở rộng về phía Đông Nam. Đáy của trũng sâu sâu hơn 420m ở phía Tây thị xã Hội An tại lỗ khoan BS37). [7, tập 2] Từ tài liệu lỗ khoan LK707, LK718, LK 703, LK806, LK805, LK807, LK813 (các lỗ khoan ở rìa địa hào); LKC10, BS37, LK 704, LK 804, LK808a (các lỗ khoan ở trung tâm trũng địa hào), trầm tích Neogen gặp ở độ sâu từ 27-191m với chiều dày thay đổi từ vài chục mét lên đến hơn 420m, thuộc tướng vũng vịnh - ven bờ phát triển trong trũng địa hào và có sự phân dị trầm tích: rìa địa hào chủ yếu là các trầm tích hạt thô (cuội kết, cát kết, cát - sạn kết) và phần trung tâm của trũng địa hào phát triển các trầm tích hạt mịn (cát kết - bột kết - sét kết) đá có mức độ gắn kết yếu đến trung bình. Trầm tích bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn tuổi Pleistocen, Holocen nguồn gốc biển, sông - biển. Bào tử phấn hoa thường gặp trong hệ tầng là: Carya sp., Castanea sp., Graminae gen sp., Juglan sp., Magnolia sp., Myria sp., Piceae gen sp., Pinius sp., Quercus sp., Rhus sp., Schizea sp.,... là của các dạng thực vật ưa lạnh được định tuổi Neogen [7, tập 1]. 2. Đặc điểm trầm tích hệ Đệ Tứ: 2.1. Thống Pleistocen hạ - trungû , trầm tích sông - biển (amQI-II) Trầm tích sông - biển tuổi Pleistocen sớm giữa phân bố ở huyện Điện Bàn, Đại Lộc. Chỉ gặp trầm tích trong các lỗ khoan LKC10, LK706, LK704 (Bắc thị trấn Vĩnh Điện - huyện Điện Bàn); LKC8 (ở thị trấn Ái Nghĩa - Đông Bắc huyện Đại Lộc) từ độ sâu 12-85m. Trong mặt cắt, trầm tích có dạng thấu kính nhỏ, dày từ 8-11m. Mặt cắt trầm tích thuộc kiểu mặt cắt biển tiến với cuội - sỏi lấp đầy cát sạn ở dưới, chuyển dần lên là cát - sạn lẫn bột sét và trên cùng là bột sét hạt mịn. Trong đó cuội sỏi chiếm khoảng 20%, cát 60%, bột sét 20% [1]. Trầm tích phủ trên trầm tích 2
- Neogen hệ tầng Ái Nghĩa và bị trầm tích sông - biển tuổi Pleistocen giữa - muộn phủ lên. 2.2. Thống Pleistocen trung - thượng , trầm tích sông - biển (amQII-III) Trầm tích sông - biển tuổi Pleistocen giữa - muộn phân bố ở huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Tam Kỳ. Trầm tích lộ ra một vùng nhỏ (diện tích 10,24km2) ở thị trấn Ái Nghĩa, phía Bắc huyện Đại Lộc. Phần còn lại bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn, phát hiện trong các lỗ khoan LK703, LK704, LK706, LK718 ở trung tâm và LKC10, BS37, LK735, N42, LK707 ở phía Đông - Đông Bắc huyện Điện Bàn. Ngoài ra, tại lỗ khoan LK603, LK605 ở Đông Nam huyện Tam Kỳ còn gặp trầm tích dưới dạng thấu kính sét. Trầm tích gặp ở độ sâu từ 9-67m, chiều dày thay đổi từ 2-29m. Mặt cắt trầm tích có phần dưới là hạt thô như cuội - sạn - sỏi lấp đầy bởi cát, bột, sét; sạn - sỏi chiếm 47,35-65,28%, cát chiếm 47-34,72%, bột chiếm 5,65-0%; màu xám vàng, xám trắng, xám tro. Phần trên là cát pha bột - sét, bột - sét pha cát, sét; cát chiếm 70,9%, bột - sét chiếm 29,1%; màu xám trắng, xám nâu, xám vàng, xám xanh; ở nơi có chứa nhiều vật chất hữu cơ thì sét thường có màu xám tro, xám đen. Trầm tích phủ lên đá phiến plagioclas - amphibol hệ tầng Núi Vú, trầm tích Neogen hệ tầng Ái Nghĩa, trầm tích sông - biển tuổi Pleistocen sớm - giữa và bị phủ bởi trầm tích nguồn gốc biển, sông - biển tuổi Pleistocen muộn. Di tích tảo Silic nước lợ gồm các dạng: Coscinodiscus subtilis, Cyclotella stylorum, Thalassiosira sp. 2.3. Thống Pleistocen thượng (Q2III) 2.3.1. Trầm tích biển (mQ2III) Trầm tích chỉ xuất hiện ở phía Nam sông Thu Bồn, lộ ra nhiều nhất ở phía Tây huyện Thăng Bình và Tam Kỳ với diện tích 70,76km2. Tại đoạn giữa huyện Núi Thành cũng có trầm tích lộ ra rãi rác ởí phía Đông (tại xã Tam Quang, thị trấn Núi Thành) và phía Tây (tại xã Tam Anh, Tam Thanh) với diện tích 5,81km2. Phần trầm tích ở phía Đông bị che phủ bởi các trầm tích trẻ hơn, tìm thấy trong các lỗ khoan LK807, LK808a, LK810, LK813, BS27, LK6, LK817, LK818, LK821, LK14, LK15, BS25, 3
- LK24, LK1, LK604, LK605, LK603, KN301, KN302, LKC48, BS31, KN312 chạy liên tục từ phía Bắc huyện Thăng Bình cho đến tận xã Tam Thanh (huyện Núi Thành). Từ phía Nam thị trấn Núi Thành đến ranh giới với tỉnh Quảng Ngãi, trầm tích tìm thấy trong các lỗ khoan LK1*, BS32, LKC29, LKC30, LK4*, KN317, LK6*. Trong lỗ khoan gặp trầm tích ở độ sâu từ 2-43m, chiều dày thay đổi từ 1-16m. Mặt cắt trầm tích có phần dưới là cát thạch anh hạt nhỏ đến thô lẫn ít cuội - sỏi thạch anh, laterit kích thước từ 0,3-6cm, bột - sét, vỏ sò hến; cát chiếm 55-72,6%, bột - sét chiếm 45-27,4%; màu xám xanh, xám đen, xám ximăng, xám nâu, xám vàng. Phần trên là sét dẻo mịn, sét pha cát - bột, chứa vảy mica, di tích thực vật, vỏ sò hến; màu xám đen, xám xanh, xám ximăng, xám tro. Trong đó sét chiếm tỷ lệ 82-97,4%, cát chiếm 2,65-18,05%, sạn chiếm 0-4,6%. Trầm tích phủ trên đá xâm nhập phức hệ Chu Lai, đá phiến plagioclas - amphibol hệ tầng Núi Vú, đá gabro phức hệ Núi Ngọc, trầm tích Neogen hệ tầng Ái Nghĩa, trầm tích sông - biển tuổi Pleistocen giữa - muộn và bị phủ bởi trầm tích nguồn gốc biển, biển - gió tuổi Holocen sớm - giữa; trầm tích nguồn gốc biển, sông - biển tuổi Holocen giữa - muộn. 2.3.2. Trầm tích sông - biển (amQ2III) Trầm tích Pleistocen muộn nguồn gốc sông - biển phân bố chủ yếu phía Bắc sông Thu Bồn, lộ ra 18,05km2 ở phía Tây Bắc huyện Điện Bàn (xã Điện Hòa, Điện Thắng). Phần trầm tích còn lại chỉ gặp trong các lỗ khoan BS22, LK703, LK704, LK706 ở trung tâm, các lỗ khoan N55, LKC10, BS37, LK707, LK730, LK734, LK735 phía Đông - Đông Bắc và lỗ khoan LKC2 ở phía Nam huyện Điện Bàn; LK715, LK729, LK725 ở phía Bắc Hội An. Ngoài ra, ở Đông Bắc huyện Quế Sơn, tại lỗ khoan ĐLK2, LKC1 cũng thấy trầm tích dưới dạng thấu kính. Trong lỗ khoan, trầm tích gặp từ độ sâu 8-45m, chiều dày các lớp trầm tích thay đổi từ 3-29m. Mặt cắt trầm tích có phần dưới là cuội ( = 3050mm), sạn - sỏi ( = 0,22mm), cuội sỏi có thành phần là thạch anh, silic, quaczit lấp đầy bởi cát, sét; sạn sỏi chiếm 81%, cát chiếm 19%; màu xám vàng, xám trắng, xám tro. Chuyển dần lên là 4
- cát thạch anh hạt nhỏ đến thô, cát - sét , cát - bột lẫn cuội ( = 1050mm) - sỏi ( = 24mm), vảy mica, vảy xerixit, vỏ sò ốc; cuội sỏi là thạch anh, silic; màu xám đen, xám tro, xám ximăng, xám vàng nhạt, xám vàng loang lỗ, nâu đỏ, nâu nhạt. Phần trên cùng là sét dẻo mịn, bột - sét chứa cát thạch anh hạt mịn, bột, mùn thực vật, vảy mica, vảy xerixit, vỏ sò ốc; cát chiếm từ 22,5-38,8%, bột - sét chiếm từ 61,2-77,5%; màu xám đen, xám tro, xám xanh, xám ximăng; dày từ 1-13m. Trầm tích phủ lên trầm tích sông - biển tuổi Pleistocen giữa - muộn và bị phủ bởi trầm tích nguồn gốc biển, biển - gió, sông - biển tuổi Holocen sớm - giữa. 2.4. Thống Holocen hạ - trung (QIV1-2 ) 2.4.1. Trầm tích biển (mQIV1-2) Trầm tích phân bố ở phía Đông các huyện Điện Bàn, Hội An, huyện Thăng Bình, huyện Tam Kỳ, huyện Núi Thành. Ở phía Bắc sông Thu Bồn, trầm tích lộ ra thành một đê cát (rộng từ 0,8-3,5km; cao từ 3-5m) chạy liên tục từ xã Điện Ngọc đến trung tâm thị xã Hội An, diện tích lộ ra 33,59km2; tại các lỗ khoan N44, N48, ĐLK14, LKC10, LK715, LK729, LK730, LK734 gặp trầm tích ở độ sâu từ 3-9,5m, chiều dày các lớp trầm tích thay đổi từ 6-29m. Ở phía Nam sông Thu Bồn, trầm tích lộ ra ở phía Tây Nam huyện Tam Kỳ (xã Tân Thanh) và phía Tây huyện Núi Thành với diện tích 44,05km2; phần trầm tích ở phía Đông bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn và thấy trong các lỗ khoan LK807, LK808a, LK818 (ở Đông Bắc huyện Thăng Bình), LK1, LK604 (ở Đông Nam huyện Tam Kỳ), BS29, KN302, KN310, KN311, KN312, LKC48 (ở đoạn giữa huyện Núi Thành) và LKC32 (ở phía Nam huyện Núi Thành); trầm tích tại đây gặp ở độ sâu từ 2-30m, chiều dày các lớp trầm tích thay đổi từ 2-28m. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát thạch anh hạt mịn đến thô lẫn bột sét hoặc cát - bột chứa sạn sỏi thạch anh, silic ( = 1-4mm), vảy mica, vảy xerixit, vỏ sò hến, xác động thực vật; cát bở rời có độ chọn lọc tốt; màu xám đen, xám tro, xám xanh, xám ximăng, nâu đỏ, xám nâu, xám vàng, xám trắng. Cát ở phía Bắc sông Thu Bồn có thành phần trầm tích như sau: cát 98,35-100%, sạn 0-1,65%. Cát ở phía Nam sông Thu Bồn có tỷ lệ là: sạn 5
- 0.15-2,4%, cát 97,6-99,85%. Cát - bột có tỷ lệ thành phần các cấp hạt là: cát 75%, bột - sét 25% [7, tập 1]. Trầm tích phủ lên đá gabro phức hệ Núi Ngọc, trầm tích biển, sông - biển tuổi Pleistocen muộn và bị phủ bởi trầm tích nguồn gốc biển - gió tuổi Holocen sớm - giữa, hệ tầng Nam Ô; trầm tích biển tuổi Holocen giữa - muộn. 2.4.2. Trầm tích biển, tướng vũng vịnh (mlQIV1-2) Trầm tích phân bố ở các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Ở phía Bắc thị trấn Vĩnh Điện - huyện Điện Bàn, trầm tích lộ ra một dải nhỏ 1,34km2 có hướng song song với bờ biển; phần trầm tích còn lại thấy trong các lỗ khoan N52, N53, N54, ĐLK6 ở trung tâm huyện Điện Bàn. Phía Nam thị trấn Vĩnh Điện - huyện Điện Bàn và Bắc huyện Duy Xuyên (xã Nam Phước), trầm tích xuất hiện trong các lỗ khoan ĐLK5, N70, LC2, LK802. Ở Đông Bắc huyện Quế Sơn, trầm tích lộ ra 9,53km2 (khu vực tiếp giáp núi) và bị phủ về phía Đông (tì m thấy trầm tích tại lỗ khoan LC1 và ĐLK2). Trầm tích lộ ra hoàn toàn ở phía Đông huyện Quế Sơn với diện tích 7,89km2, phía Tây huyện Thăng Bình có diện tích lộ lớn nhất 75,62km2. Phía Tây huyện Tam Kỳ và Núi Thành trầm tích lộ ra ở khu vực tiếp giáp núi với diện tích 24,68km2 ở Tam Kỳ và 21,64km2 ở Núi Thành; riêng ở đoạn giữa huyện Núi Thành còn thấy trầm tích lộ ra ở phía Đông (xã Tam Quang) 1,29km2 và tại lỗ khoan C29 và BS32 cũng tìm thấy trầm tích. Trầm tích gặp trong lỗ khoan ở độ từ 3-16,5m, chiều dày các lớp trầm tích thay đổi từ 1,5-31m. Trầm tích có thành phần là cát pha sét lẫn sạn sỏi thạch anh ( = 2-5mm), xác động thực vật, vỏ sò hến; màu nâu đen, xám đen, xám ximăng, xám vàng. Trầm tích phủ lên đá phiến plagioclas - amphibol hệ tầng Núi Vú, trầm tích hệ tầng Nông Sơn, trầm tích sông - biển tuổi Pleistocen giữa - muộn, trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn và bị phủ bởi trầm tích nguồn gốc fluvi, nguồn gốc sông - biển tuổi Holocen giữa - muộn; nguồn gốc sông biển tuổi Holocen muộn. Các dạng tảo nước mặn gặp trong trầm tích là: Diatoma elongatum var., Thalassionema nitzschioides Grun, Licmophora chrenbergii (Kiitz) Grun. 6
- 2.4.3. Trầm tích biển - gió, tướng đê cát ven bờ, hệ tầng Nam Ô (mvQIV1-2 no) Hệ tầng Nam Ô do Nguyễn Văn Trang xác lập năm 1995, đồng nghĩa với hệ tầng Cam Ranh do Lê Đức An xác lập năm 1976. Trầm tích biển - gió hệ tầng Nam Ô tạo thành một đê cát rộng từ 1-4,4km, cao từ 4-11m chạy liên tục từ phía Bắc huyện Thăng Bình đến phía Nam huyện Tam Kỳ với diện tích 80,5km2. Thành phần trầm tích là cát thạch anh, silic hạt nhỏ đến trung bình ( = 0,1- 0,5mm) có độ chọn lọc và mài tròn tốt, kết cấu rời rạc, trong cát có chứa bào tử phấn hoa, vi cổ sinh và vật chất hữu cơ; màu trắng, trắng xám. Trầm tích phủ lên trầm tích nguồn gốc biển, sông - biển tuổi Pleistocen muộn, trầm tích nguồn gốc biển tuổi Holocen sớm - giữa. 2.4.4. Trầm tích sông - biển (amQIV1-2) Trầm tích lộ ra ở Bắc huyện Đại Lộc và Tây Bắc huyện Điện Bàn với diện tích 54,1km2. Tại trung tâm huyện Điện Bàn cũng gặp trầm tích trong các lỗ khoan N49, N50, BS22, LK703, LK704. Ở phía Nam Hội An, Đông huyện Duy Xuyên (từ Nam Phước tới Duy Nghĩa) và Đông Bắc huyện Quế Sơn chỉ thấy trầm tích trong các lỗ khoan BS23, LK804, LK805, LK806. Trầm tích gặp ở độ sâu từ 5-17,5m với chiều dày thay đổi từ 5-34m. Mặt cắt trầm tích là cát, cát pha bột - sét ở dưới, chuyển dần lên là sét, sét pha. Cát có thành phần thạch anh, hạt nhỏ đến thô, chứa ít cuội sỏi ( = 5-10mm), mica và sét, kết cấu rời rạc; màu xám đen, xám tro, xám vàng. Cát pha bột - sét có lẫn ít sạn sỏi thạch anh, chứa mùn thực vật, bào tử phấn hoa, vi cổ sinh, kết cấu bở rời; sạn chiếm 5-9%, cát chiếm 78-80%, bột - sét chiếm 13-15%; màu xám tro, xám đen, xám phớt vàng. Sét (dẻo mịn và khá đồng nhất), sét pha chứa ít sạn sỏi, nhiều vỏ sò ốc, vi cổ sinh, vật chất hữu cơ, vảy mica; sét chiếm 40-80%, bột chiếm 15-40%, cát chiếm 2-18%; màu xám đen, xám xanh, xám tro, xám ximăng, màu xám nâu. Trầm tích phủ lên trầm tích nguồn gốc sông - biển tuổi Pleistocen muộn, trầm tích Neogen hệ tầng Ái Nghĩa và bị phủ bởi trầm tích fluvi, trầm tích sông - biển, tuổi Holocen giữa - muộn. 7
- 2.5. Thống Holocen trung - thượng (QIV2-3) 2.5.1. Trầm tích biển (mQIV2-3) Trầm tích phân bố dọc bờ biển tỉnh Quảng Nam, sâu vào đất liền từ 2-6,5km tạo nên một dải cồn cát song song với bờ biển có chiều cao từ 3-10m. Ở phía Bắc sông Thu Bồn, vùng cát này bị chia cắt bởi sông Đế Võng (lạch thoát triều), phía Nam cũng bị chia cắt bởi sông Trường Giang. Tại Cửa Đại và vụng An Hòa, bề mặt trầm tích bị chia cắt bởi các sông đổ ra biển. Trầm tích lộ ra với diện tích 199,89km2; bị phủ bởi các dải trầm tích amQIV3 nằm dọc sông Đế Võng (trầm tích xuất hiện trong lỗ khoan ĐLK13 ở phía Đông Nam Hội An), sông Trường Giang và hạ lưu các sông chảy ra vụng An Hòa; phía Tây trầm tích bị phủ bởi một lớp mỏng trầm tích mQIV3 nằm sát mép nước biển. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát thạch anh - silic hạt mịn đến thô, chứa ít bột - sét (sét ở dạng thấu kính), vật chất hữu cơ, vỏ sò hến, vảy mica; độ mài tròn và chọn lọc tốt, kết cấu rời rạc; màu xám đen, xám nâu, xám tro, xám trắng, xám vàng. Trầm tích phủ lên trầm tích nguồn gốc biển tuổi Pleistocen muộn, Holocen sớm - giữa và bị phủ bởi trầm tích sông - biển, trầm tích biển tuổi Holocen muộn. 2.5.2. Trầm tích sông - biển (amQIV2-3) Trầm tích phân bố ở các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Quế Sơn, Tam Kỳ, Núi Thành, có tổng diện tích lộ 137km2 và bị che phủ bởi lớp mỏng trầm tích amQIV3 hoặc aQIV3, diện tích bị che phủ không lớn. Các vùng trầm tích nằm dọc thung lũng sông (sông Vu Gia, Quá Giang, Vĩnh Điện, Lý Lý, Trường Giang, Nhà Ngũ, Trà Thai, Vĩnh An, Trâu và sông Khâu Yên) hoặc ở các đai uốn khúc lòng sông (sông Thu Bồn, Bình Long, Tam Giác, Thanh Quýt) tạo nên các bãi bồi cao 1,5-5m, chiều dày các lớp trầm tích thay đổi từ 3-17m. Thành phần trầm tích chủ yếu là sét - bột, sét - cát lẫn ít sạn sỏi, di tích tảo và bào tử phấn hoa; màu xám vàng hoặc xám đen loang lỗ vàng ở vùng bị nhiễm mặn. Tỷ lệ thành phần cấp hạt là: sạn từ 0,2-1,65%, cát từ 45,8-46,35%, bột - sét từ 52-54%. Di tích tảo 8
- nước lợ gồm các dạng: Achnanthes sp., Eunotia monodon, E. pectinalis, Gomphonema sp., Navicula sp., Synedra sp. 2.5.3. Trầm tích sông (aQIV2-3) Trầm tích phân bố chủ yếu ở phía Đông huyện Đại Lộc, Nam huyện Điện Bàn, trung tâm huyện Duy Xuyên và Đông Bắc huyện Quế Sơn; lộ ra với diện tích 67,58km2 và bị phủ bởi trầm tích aQIV3, amQIV3 tại vị trí lỗ khoan LK802, LK804, LK806 ở trung tâm huyện Duy Xuyên (lớp phủ dày 2-6m). Các vùng trầm tích nằm dọc thung lũng sông Thu Bồn và sông Ba Rén tạo thành các bãi bồi cao 3-5,5m; chiều các lớp trầm tích thay đổi từ 4,5-16m. Mặt cắt trầm tích có phần dưới là cát thạch anh hạt nhỏ đến lớn lẫn sạn - sỏi thạch anh, silic ( = 2-6mm), chứa ít bột - sét, vảy xerixit; màu xám đen, xám tro, xám trắng, xám vàng, xám nâu; thành phần các cấp hạt là: sạn chiếm 2,75-3,85%, cát chiếm 96,15-97,25%. Phần trên là cát thạch anh pha bột - sét, lẫn ít sạn sỏi thạch anh, vảy xerixit, vỏ sò ốc, vi cổ sinh; màu xám tro, xám đen, xám ximăng, xám vàng; thành phần các cấp hạt là: cát chiếm 68,65%, bột - sét chiếm 31,35%. Trầm tích phủ lên trên trầm tích biển (tướng vũng vịnh), trầm tích sông - biển tuổi Holocen sớm - giữa và bị phủ bởi trầm tích sông, sông - biển tuổi Holocen muộn. Di tích tảo nước ngọt có trong trầm tích là: Navicula sp., Achnanthes sp., Gomphonema sp. 2.6. Thống Holocen thượng (QIV3) 2.6.1. Trầm tích biển (mQIV3) Các trầm tích biển tuổi Holocen muộn tạo thành các bãi cát chạy liên tục dọc bờ biển tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích 25,33km2. Ở phía Bắc sông Thu Bồn và vịnh Dung Quất, bãi cát có chiều rộng trung bình 200m từ mép nước vào đất liền. Còn tại bờ biển nằm giữa mũi An Lương và mũi An Hòa, bãi cát có chiều rộng trung bình 350- 400m. Bề mặt trầm tích nghiêng từ 1-50, trung bình khoảng 2-30. Thành phần trầm tích là cát thạch anh hạt trung - thô màu xám vàng chứa Mollusca. Cát chiếm 97-100%, sạn 9
- chiếm 0-3% chủ yếu là mảnh vỏ Mollusca. Chiều dày của các thành tạo này thay đổi từ 5-7m [7, tập 1]. Trầm tích phủ lên trầm tích biển tuổi Holocen giữa - muộn. 2.6.2. Trầm tích sông - biển (amQIV3) Trầm tích phân bố dọc theo các sông Vĩnh Điện, sông Đế Võng, sông Trường Giang, sông Tam Kỳ (có hướng gần song song với bờ biển) hoặc đoạn hạ lưu các sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ, sông Trâu tạo nên các bãi bồi hiện đại với chiều dày 3-14m, tổng diện phân bố 106,17km2. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát, cát pha bột - sét chứa ít sạn sỏi, tạp chất hữu cơ, vảy xerixit; màu xám đen, xám nâu, xám trắng, xám vàng. Thành phần các cấp hạt là: cát chiếm 89-92%, bột - sét chiếm 8-11%. Trầm tích phủ lên trên trầm tích biển (tướng vũng vịnh) tuổi Holocen sớm - giữa; trầm tích sông, trầm tích biển tuổi Holocen giữa - muộn. Di tích tảo nước lợ gồm: Actrinella sp., Cyclotella striata, Caloneis sp., Coscinodiscus sp., Nitzschia sp. 2.6.3. Trầm tích sông (aQIV3) Tập trung nhiều ở thượng lưu các sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Lý Lý. Trầm tích còn phát triển dọc thung lũng sông Vĩnh Điện, sông Thu Bồn, sông Lý Lý, sông Ba Kỳ, sông Vĩnh An, sông Trà Thai, sông Nhà Ngũ và các sông nhỏ ở phía Nam huyện Thăng Bình tạo thành các bãi cát ven lòng, tổng diện tích phân bố 167,75km2. Đây là trầm tích trẻ có thành phần là cát chứa ít sạn - sỏi, một vài nơi là lớp sét mỏng; màu xám vàng hoặc xám đen với chiều dày thay đổi từ 2-6m. Thành tạo trầm tích này phủ lên trên trầm tích biển, sông - biển tuổi Holocen giữa - muộn. 2.6.4. Trầm tích gió sinh (vQIV3) Các thành tạo trầm tích gió hiện đại chỉ thấy ở xã Tam Hải (huyện Núi Thành) và Chu Lai dưới dạng các đụn cát cao 10-15m, bề dày trung bình 15-20m, diện tích lộ 1,98km2. Thành phần trầm tích là cát hạt mịn tới trung màu vàng nhạt, bở rời. Tỷ lệ thành phần các cấp hạt: cát chiếm 97-100%, bột chiếm 0-3%. Các thành tạo này phủ lên trên các trầm tích biển, tuổi Holocen giữa - muộn. 10
- 2.7. Các thành tạo Đệ Tứ không phân chia (Q) Các thành tạo Đệ Tứ không phân chia gồm 2 loại bồi tích - sườn tích (adQ), tàn tích - sườn tích (edQ) phát triển tại các chân sườn và trũng giữa núi. Sự phân bố và đặc điểm thạch học của trầm tích loại này ở Quảng Nam như sau: - Trầm tích adQ xuất hiện chủ yếu ở thượng nguồn sông Thu Bồn (dọc sông Tĩnh Yên) và sông Vu Gia, ở các xã phía Tây huyện Đại Lộc (Đại Quang, Đại Thắng, Đại Thành, Duy Tân) với tổng diện tích 57,35km2. Thành phần trầm tích là dăm, sạn - sỏi, cát chứa bột - sét, mảnh đá phong hóa; bề dày thay đổi từ 2-5m. - Trầm tích edQ xuất hiện tập trung ở huyện Quế Sơn (xã Quế Châu, Quế Phong, Quế Minh) và phía Nam huyện Thăng Bình tại xã Bình Trị; ở phía Tây huyện Duy Xuyên, phía Tây Tam Kỳ (xã Tam Dân) với tổng diện tích 68,02km2. Thành phần trầm tích gồm laterit, cát, sạn cuội gắn kết bởi laterit; chiều dày 5-10m [6]. KẾT LUẬN Từ quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Trầm tích Neogen phân bố chủ yếu ở huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, Đông huyện Duy Xuyên và Bắc huyện Quế Sơn, huyện Thăng Bình với tổng diện tích 664,46km2, lộ ra 7,7km2 ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam (thị trấn Ái Nghĩa). 2. Trầm tích thống Pleistocen gồm các trầm tích có nguồn gốc sông - biển, biển tuổi từ Pleistocen sớm đến Pleistocen muộn; trầm tích phân bố không liên tục, tập trung nhiều ở huyện Điện Bàn, Nam Thăng Bình, Tam Kỳ và huyện Núi Thành, diện tích lộ ra 104,86km2. 3. Trầm tích thống Holocen có nguồn gốc đa dạng gồm sông, sông - biển, biển, biển - gió với tuổi từ Holocen sớm đến Holocen muộn; trầm tích xuất hiện gần như liên tục trong khu vực nghiên cứu với tổng diện tích 1180,92km2, diện tích lộ ra 1059,92km2. 11
- 4. Trầm tích hệ Đệ Tứ không phân chia có nguồn gốc bồi tích - sườn tích (adQ), tàn tích - sườn tích (edQ) phân bố chủ yếu ở Tây huyện Đại Lộc (thượng nguồn sông Thu Bồn và Vu Gia), Đông huyện Quế Sơn (thượng nguồn sông Lý Lý) và Nam huyện Thăng Bình, trầm tích lộ hoàn toàn với tổng diện tích lộ 125,37km2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Văn Bát. Địa chất Đệ Tứ - Tân kiến tạo và chuyển động kiến tạo hiện đại Việt Nam, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội (1998). 2. Đặng Văn Bào. Đặc điểm địa mạo dải đồng bằng ven biển Huế - Quảng Ngãi, Luận án PTS khoa học Địa lý - Địa chất (lưu trữ thư viện Quốc gia), Hà Nội (1996). 3. Vũ Khúc. Sách tra cứu các phân vị địa chất Việt Nam, Bộ Công nghiệp - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội (2000). 4. Trần Nghi. Giáo trình Trầm tích học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (2001). 5. Ngô Quang Toàn. Vỏ phong hóa và trầm tích Đệ Tứ Việt Nam, Bộ Công nghiệp - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội (2000). 6. Nguyễn Văn Trang. Bản đồ địa chất loạt tờ Huế - Quảng Ngãi tỷ lệ 1:200.000, Lưu trữ Địa chất, Hà Nội (1988). 7. Vũ Ngọc Trân Báo cáo điều tra địa chất đô thị từ Liên Chiểu đến Dung Quất, 2 tập, Bộ Công nghiệp - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Nha Trang (1999). 8. Đỗ Tuyết. Báo cáo Địa mạo - Tân kiến tạo - Động lực hiện đại Đà Nẵng - Hội An, Bộ Công nghiệp - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội (1994). 12
- TÓM TẮT Trầm tích Kainozoi phủ toàn bộ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích khoảng 1419km2. Chiều dày trầm tích thay đổi từ vài mét đến hàng trăm mét. Trầm tích có tuổi từ Neogen đến Holocen muộn với nguồn gốc sông, sông - biển, biển, biển - gió... Qua phân tích các lỗ khoan thăm dò địa chất và các tài liệu nghiên cứu trước đây, bài báo trình bày chi tiết đặc điểm trầm tích Kainozoi ở đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, làm cơ sở cho những nghiên cứu địa chất khác như tìm kiếm khoáng sản, địa mạo, môi trường... FEATURES OF CENOZOIC SEDIMENTS IN THE COASTAL PLAIN OF QUANG NAM PROVINCE Hoang Ngo Tu Do, Nguyen Dinh Tien, Do Quang Thien College of Sciences, Hue University SUMMARY Cennozoic sediments are largely distributed in the coastal plain of Quang Nam province with an area of 1419km2. Its thickness varies from some metres to hundred metres. The sediments’ age is dated from Neogene to Late Holocene. The sediments are of alluvial, mixed fluvio - marine, marine, marine - eolian facies... From the analysis of geological prospecting holes and previous documents, the article presents detailed Cennozoic sediments’ features in the coastal plain of Quang Nam province, which are very important for other reseaches such as mineral prospecting, geomorphology, environment... 13
- 14
- Hình 1: Bản đồ bố trí lỗ khoan ĐCTV - ĐCCT khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam (tỷ lệ: 1:400.000)
- Mặt cắt C - D tuyến Quế Sơn - Thăng Bình Tỷ lệ ngang: 1:200.000 Tỷ lệ đứng: 1:5.000 C D LK813 LK810 edQ edQ mQ2III amQ2-3IV mvQ1-2IV mQ2-3IV mQ3IV 25 25 mQ2III 0m 0m aQ3IV -25 -25 -50 -50 Nan mQ2III -75 -75 Nan -100 -100 -125 -125 -150 -150 Hình 3: Mặt cắt địa chất tuyến C - D (Quế Sơn - Thăng Bình) 1
- Mặt cắt E - F tuyến Tam Kỳ Tỷ lệ ngang: 1:100.00 Tỷ lệ đứng: 1:2.500 E F LK24 LK604 mQ2III mlQ1-2IV 25 25 LK1 mQ2-3IV mQ1-2IV amQ3IV mQ3IV 0m 0m mQ1-2IV mQ2III mQ2III -25 -25 -50 -50 Hình 4: Mặt cắt địa chất tuyến E - F (Tam Kỳ) 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 305 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 226 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 194 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 188 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn