intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Ở HỒ PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

103
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành tại hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam trong thời gian 2 năm 2007 và 2008. Kết quả bước đầu cho thấy: - Lần đầu tiên có được danh lục thành phần loài động vật không xương sống (ĐVKXS) ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam gồm 41 loài động vật nổi (Zooplankton) và 28 loài động vật đáy (Zoobenthos). - Số lượng các loài động vật nổi trong hồ có sự biến động theo các tháng trong năm từ 16 - 36 loài....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Ở HỒ PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Ở HỒ PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Hoàng Đức Huy Trường Đại học KHTN, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành tại hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam trong thời gian 2 năm 2007 và 2008. Kết quả bước đầu cho thấy: - Lần đầu tiên có được danh lục thành phần loài động vật không xương sống (ĐVKXS) ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam gồm 41 loài động vật nổi (Zooplankton) và 28 loài động vật đáy (Zoobenthos). - Số lượng các loài động vật nổi trong hồ có sự biến động theo các tháng trong năm từ 16 - 36 loài. - Khảo sát sự biến động mật độ động vật nổi ở hồ Phú Ninh trong thời gian nghiên cứu dao động từ 8.800 – 109.600 con/m3. I. Mở đầu Hồ chứa là một trong những thủy vực được đánh giá là có tiềm năng kinh tế và đa dạng sinh học cao, nơi lưu giữ một nguồn tài nguyên thủy sinh vật rất đa dạng, có ý nghĩa trong việc cung cấp thực phNm cho đời sống, đồng thời có giá trị về mặt khoa học. Hồ Phú Ninh ở tỉnh Quảng Nam được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1986, với sức chứa 344.106 m3 và diện tích lưu vực 23.409 ha nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện nhỏ, du lịch sinh thái, hạn chế lũ lụt hằng năm, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Tam Kỳ và một số địa phương lân cận. Ngoài các ưu thế để phát triển kinh tế - xã hội, hồ Phú Ninh còn có một hệ động thực vật thủy sinh rất phong phú đã nâng cao năng suất và sản lượng các loài cá nuôi trong hồ. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về thành phần loài động vật không xương sống ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trong 2 năm 2007 và 2008, được sự tài trợ về kinh phí của đề tài cấp tỉnh của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đã tổ chức khảo sát thu mẫu liên tục với tần suất 1 lần vào đầu các tháng chẵn năm 2007 và tháng lẻ trong năm 2008 nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học nói chung và cung cấp những dẫn liệu ban đầu về thành phần loài động vật không xương sống (ĐVKXS) làm cơ sở cho việc định hướng, đề xuất xây dựng khu bảo tồn sinh vật nước ngọt đầu tiên của tỉnh Quảng Nam. 105
  2. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là khu hệ động vật không xương sống ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, bao gồm động vật nổi (Zooplankton) và động vật đáy (Zoobenthos).Trên toàn bộ mặt hồ chọn 10 điểm tiêu biểu theo quy trình quy phạm nghiên cứu cơ bản của UBKH Kỹ thuật Nhà nước (1981) nay là Bộ Khoa học và Công nghệ để thu mẫu, được ký hiệu từ M1 đến M10 (bảng 1 và hình 1). Bảng 1: Các điểm thu mẫu động vật không xương sống ở hồ Phú Ninh STT Điểm thu mẫu Ký hiệu Đập thuỷ điện (xã Tam Thái) 1 M1 Đập Tam Dân (xã Tam Dân) 2 M2 Đảo Su (xã Tam Lãnh) 3 M3 Đường lên mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh) 4 M4 Núi Đón Đà (giáp xã Tam Sơn, Tam Lãnh) 5 M5 Chùa Yên Sơn (xã Tam Sơn) 6 M6 Hố Ba Trăng (xã Tam Sơn) 7 M7 Hố Khế (xã Tam Thạnh) 8 M8 Gần khu lịch đồi Đá Đen (giáp xã Tam Thạnh, Tam 9 M9 Xuân, Tam Ngọc) Đồi Đá Đen (xã Tam Thái) 10 M10 M.1 M. M.2 M.9 M.9 M.10 M. M.3 M.3 M.8 M.8 M.7 M.7 M.4 M.4 M.5 M.5 M.6 M.6 Hình 1: Sơ đồ các điểm thu mẫu động vật không xương sống ở hồ Phú Ninh 106
  3. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Sử dụng lưới Juday để thu mẫu định tính và định lượng động vật nổi (Zooplankton) ở mỗi điểm. Thu động vật đáy (Zoobenthos) dùng gàu Petersen, diện tích 0,025m2, chúng tôi thu 4 gàu/mỗi điểm. Sau đó, dùng rây đồng 2 tầng, có mắt lưới 0,5 mm và 0,25 mm để lọc mẫu. Vật mẫu thu được, cho vào thNu nhựa nhỏ có dung tích 0,2 lít và định hình ngay bằng formol 4%. Riêng với động vật đáy, ngoài việc thu mẫu trực tiếp, chúng tôi còn thu mua mẫu của người dân địa phương đánh bắt được. 2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Phân tích, định loại tên khoa học bằng phương pháp so sánh hình thái. Các tài liệu chính được sử dụng để định loại là: Định loại động vật không xương sống (ĐVKXS) nước ngọt Bắc Việt Nam của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980); Định loại các nhóm ĐVKXS nước ngọt thường gặp ở Việt Nam của Nguyễn Xuân Quýnh (2001); A. Shirota (1968); W.T. Edmonson (1959); Động vật chí Việt Nam, phần giáp xác nước ngọt - tập 5 (2001); Robert W. Pennak (1978) [2, 3, 4, 8, 10, 11, 12]… Chúng tôi sử dụng các tài liệu trên để phân loại từ bộ, họ, tới loài theo khoá định loại lưỡng phân, chuNn tên loài theo hệ thống phân loại The Taxonomicon & Systema Naturae (2000). Định lượng động vật nổi (Zooplankton): Dùng pipet lấy 1ml nước có chứa mẫu ở trong 20ml mẫu cho lên trên buồng đếm Sedgewick Raffter ở độ phóng đại 10X, 40X. Đếm trực tiếp bằng cách di chuyển lamen theo tọa độ từ trên xuống dưới từ trái qua phải. Số lượng động vật phù du được tính theo công thức [9]: C x V/ x 1000 N0 = V// N0: số lượng Zooplankton (con/m3). C: Số cá thể đếm được trên buồng đếm. V/: số ml nước mẫu còn lại sau khi lọc (20ml). V//: Thể tích mẫu nước đã thu (50L). Từ kết quả thu được qua các điểm và thời gian thu mẫu, chúng tôi rút ra sự biến động số lượng, mật độ cá thể của động vật nổi ở hồ Phú Ninh theo không gian và thời gian. Tất cả vật mẫu sau khi định loại, được lưu giữ ở phòng thí nghiệm Tài nguyên Môi trường, Khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Huế. 107
  4. III. Kết quả nghiên cứu 3.1. Đặc trưng và cấu trúc động vật không xương sống ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 3.1.1. Đặc trưng và cấu trúc thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) Trong thời gian nghiên cứu, đã xác định được 36 loài động vật nổi (Zooplankton) và 5 dạng ấu trùng (Larva), trong đó: Trùng bánh xe (Rotatoria) 8 loài thuộc 4 giống, 3 họ; giáp xác râu ngành (Cladocera) 12 loài, 6 giống, 4 họ; giáp xác chân chèo (Copepoda) 15 loài, thuộc 12 giống, 3 họ; giáp xác có vỏ (Ostracoda) với 1 loài, 1 họ và 1 giống. Thành phần loài động vật nổi ở hồ Phú Ninh đều có nguồn gốc nước ngọt, số loài không nhiều nhưng cấu trúc thành phần loài khá đa dạng ở tất cả các bậc phân loại từ bộ, họ, giống đến loài. S lư ng 15 Sh 12 12 15 8 10 S gi ng 6 4 34 3 5 111 S l oài 0 Các b Rotatoria Cladocera Copepoda Ostracoda Hình 2: Biểu đồ số lượng các họ, giống và loài trong thành phần loài động vật nổi ở hồ Phú Ninh Về bậc họ, trong tổng số 11 họ, giáp xác râu ngành (Cladocera) 4 họ (chiếm 36,37%), giáp xác chân chèo (Copepoda) và trùng bánh xe (Rotatoria) cùng có 3 họ (chiếm 27,27%), giáp xác có vỏ (Ostracoda) 1 họ (chiếm 9,09%). Họ có số giống cao nhất là họ Diaptomidae với 6 giống, tiếp đến là họ Cyclopidae với 5 giống, họ Brachionidae, Bosminidae và Daphnidae mỗi họ có 2 giống, các họ còn lại là Asplanchnidae, Conochilidae, Sididae, Chydoridae, Pseudodiaptomidae, Cypridae mỗi họ có 1 giống. Bảng 2: Số lượng và tỷ lệ các taxon động vật nổi ở hồ Phú Ninh Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ STT Tên bộ Tên họ Tên giống loài % loài % loài % Ploimida 1 7 17,07 Asplanchnidae 1 2,43 Asplanchna 1 2,43 Brachionidae 6 14,63 Brachionus 4 9,76 Keratella 2 4,88 Flosculariacea 2 1 2,43 Conochilidae 1 2,43 Conochilus 1 2,43 108
  5. Cladocera 3 12 29,27 Bosminidae 2 2,88 Bosminopsis 1 2,43 Bosmina 1 2,43 Chydoridae 3 7,31 Chydorus 3 7,31 Daphnidae 3 7,31 Ceriodaphnia 2 4,88 Moina dubia 1 2,43 Sididae 4 9,76 Diaphanosoma 4 9,76 Copepoda 4 15 36,59 Diaptomidae 9 21,95 Allodiaptomus 3 7,31 Mongolodiaptomus 1 2,43 Helodiaptomus 1 2,43 Neodiaptomus 2 4,88 Sinodiaptomus 1 2,43 Tropodiaptomus 1 2,43 Pseudodiaptomidae 1 2,43 Pseudodiaptomus 1 2,43 Cyclopidae 5 12,20 Eucyclops 1 2,43 Mesocyclops 1 2,43 Microcyclops 1 2,43 Thermocyclops 1 2,43 Tropocyclops 1 2,43 Ostracoda 5 1 2,43 Cypridae 1 2,43 Heterocypria 1 2,43 Larva 6 5 12,20 36 Về bậc giống, bộ giáp xác râu ngành (Cladocera) có 6 giống (chiếm 26,10%), trùng bánh xe (Rotatoria) có 4 giống (chiếm 17,39%); bộ giáp xác chân chèo (Copepoda) 12 giống (chiếm 52,17%); giáp xác có vỏ (Ostracoda) có 1 giống (chiếm 4,34%). Giống Diaphanosoma và giống Brachionus có số loài nhiều nhất với 4 loài, tiếp đến là 2 giống cùng có 3 loài là Allodiaptomus và Chydorus, 3 giống Keratella, Ceriodaphnia, Neodiaptomus, mỗi giống có 2 loài, các giống còn lại Asplanchna, Connochilus, Bosmina, Bosminopsis, Moina, Heliodiaptomus, Mongolodiaptomus, Sinodiaptomus, Tropocyclops, Tropodiaptomus, Eucyclops, Mesocyclops, Microcyclop, Thermocyclops, Heterocypria là giống đơn loài (bảng 2). Về bậc loài, bộ giáp xác chân chèo (Copepoda) có số loài nhiều nhất với 15 loài (chiếm 36,59%), tiếp đến là bộ giáp xác râu ngành (Cladocera) với 12 loài (chiếm 29,27%); trùng bánh xe với 8 loài (chiếm 19,51%); giáp xác có vỏ (Ostracoda) 1 loài (chiếm 2,43%) và 5 dạng ấu trùng (chiếm 12,20%). 109
  6. 3.1.2. Đặc trưng và cấu trúc thành phần loài động vật đáy (Zoobenthos) Đã xác định được 28 loài động vật đáy ở hồ chứa Phú Ninh, thuộc 3 ngành, 5 lớp, 5 bộ, 14 họ và 21 giống. Tính bình quân, mỗi bộ có 2,8 họ, 4,2 giống và 5,6 loài. Mỗi họ 1,5 giống, 2 loài và mỗi giống chứa 1,3 loài. Mức độ đa dạng về các bậc taxon ở các nhóm loài là khác nhau (bảng 3). Bảng 3: Số lượng và tỷ lệ các taxon động vật đáy ở hồ Phú Ninh Số Tỷ lệ số Tỷ lệ số Tỷ lệ STT Tên bộ Tên họ Tên giống loài % loài % loài % Prosobranchia 1 10 35,72 Pachychilidae 1 3,57 Semisulcospira 1 3,57 Thiaridae 2 7,14 Melanoides 1 3,57 Thiara 1 3,57 Viviparidae 5 17,86 Angulyagra 2 7,14 Sinotaia 2 7,14 Bellamya 1 3,57 Ampullariidae 2 7,14 Pila 1 3,57 Pomacea 1 3,57 Eulamellibranchia 7 2 25,00 Corbiculidae 4 Corbicula 4 14,29 Mytilidae 1 3,57 Limnoperna 1 3,57 Pisidiidae 1 3,57 Afropisidium 1 3,57 Amblemidae 1 3,57 Oxynaia 1 3,57 Nereidiformia 3 1 3,57 Nereididae 1 3,57 Namalycastis 1 3,57 Tubificida 4 3 10,71 Naididae 1 3,57 Chaetogaster 1 3,57 Tubificidae 2 7,14 Branchiura 1 3,57 Aulodrilus 1 3,57 Decapoda 5 7 25,00 Palaemonidae 5 17,86 Palaemon 1 3,57 Palaemonetes 1 3,57 Macrobrachium 3 10,71 Atyidae 1 3,57 Caridina 1 3,57 Parathelphusidae 1 3,57 Somanniathelphusa 1 3,57 Xét về mặt cấu trúc bậc họ, ngành giun đốt (Annelida) và ngành chân khớp (Arthropoda) có sự tương đồng nhau về số lượng họ. Về bậc họ, trong tổng số 14 họ, ngành thân mềm (Mollusca) 8 họ (chiếm 57,14% tổng số họ), ngành giun đốt (Annelida) và chân khớp (Arthropoda) cùng có 3 họ (chiếm 21,43%). Hai họ cùng có số giống cao nhất (3 giống) là họ Viviparidae và 110
  7. Palaemonidae, tiếp đến là các họ Thiaridae, Ampullariidae, Mytilidae và Tubificidae mỗi họ có 2 giống, các họ còn lại là Pachychilidae, Corbiculidae, Pisidiidae, Amblemidae, Nereididae, Naididae, Atyidae, Parathelphusidae mỗi họ có 1 giống. Về bậc giống, bộ mang trước (Prosobranchia) có 8 giống (chiếm 38,10%), bộ mang tấm (Eulamellibranchia) 4 giống (chiếm 19,05%), bộ Nereidiformia có 1 giống (chiếm 4,76%), bộ Tubificida có 3 giống (chiếm 14,29%), bộ mười chân (Decapoda) có 5 giống (chiếm 23,80%). Giống Corbicula có số loài nhiều nhất với 4 loài, tiếp đến là giống Macrobrachium có 3 loài, hai giống cùng có 2 loài là Angulyagra và Sinotaia, các giống còn lại Semisulcospira, Melanoides, Thiara, Bellamya, Pila, Pomacea, Limnoperna, Afropisidium, Oxynaia, Namalycastis, Chaetogaster, Branchiura, Aulodrilus, Palaemon, Palaemonetes, Caridina, Somanniathelphusa là giống đơn loài. Về bậc loài, bộ mang trước (Prosobranchia) của ngành thân mềm (Mollusca) có số loài nhiều nhất với 10 loài (chiếm 35,71%), tiếp đến là bộ mang tấm (Eulamellibranchia) và bộ mười chân (Decapoda) cùng có 7 loài (chiếm 25,00%); Tubificida (Olygochaeta) với 3 loài (chiếm 10,71%); Nereidiformia (Polychaeta) 1 loài (chiếm 3,57%). S lư ng 17 18 H 16 14 12 Gi ng 12 10 8 Loài 7 8 5 6 3 3 3 4 2 11 1 2 0 Nhóm loài Mollusca Polychaeta Olygochaeta Crustacea Hình 3: Số lượng các họ, giống và loài trongthành phần loài động vật đáy ở hồ Phú Ninh 3.2. Sự biến động về số lượng loài và mật độ động vật nổi ở hồ Phú Ninh * Về số lượng: Số lượng thành phần loài động vật nổi ở hồ chứa Phú Ninh khá đa dạng, thành phần loài chủ yếu là bộ giáp xác râu ngành (Cladocera), giáp xác chân chèo (Copepoda) và trùng bánh xe (Rotatoria). Số lượng động vật nổi trên một đơn vị thể tích (cá thể/m3), là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu hay nghèo của thủy vực. Sự biến động số lượng thành phần loài trong thuỷ vực phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện thuỷ lý, thuỷ hoá như: nhiệt độ, hàm lượng oxy, các chất hữu cơ, mật độ tảo,... Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy số lượng các loài động vật nổi ở hồ Phú Ninh có sự sai khác theo thời gian nghiên cứu. Số lượng thành phần loài tập trung nhiều nhất vào tháng 3 (36 loài), tiếp đến là tháng 4 (28 loài) và thấp nhất vào 111
  8. tháng 11 (16 loài), tháng 9 (17 loài), các tháng còn lại dao động từ 18 – 27 loài. Khí hậu lưu vực hồ chứa Phú Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng II đến tháng VIII, mùa mưa từ tháng IX đến tháng I năm sau. Như vậy số lượng loài động vật nổi trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa. S loài 40 36 30 28 27 24 24 23 22 21 20 20 18 17 16 10 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Th i gian (tháng) Hình 4: Số lượng loài động vật nổi phân bố theo tháng ở hồ Phú Ninh * Về mật độ: Đã xác định được mật độ động vật nổi ở hồ chứa Phú Ninh biến động từ 8.800 - 109.600 con/m3. Do tính chất đặc trưng của thủy vực dạng hồ, có tốc độ dòng chảy chậm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài động vật nổi thích nghi phân bố và mật độ cá thể khá cao. Trong đó, những loài động vật nổi nước ngọt điển hình thuộc nhóm Cladocera và Copepoda phát triển mạnh ở hầu hết các điểm nghiên cứu, đạt mật độ ổn định và rất cao như Bosmina longirostris, Bosminopsis deitersi,... (Cladocera); Allodiaptomus rappeportae, Allodiaptomus gladiolus, Mesocyclops leuckarti,... (Copepoda). 3 S lư ng (con/m ) 120000 109600 100000 97200 80000 62200 60000 45600 55600 34400 26000 40000 24000 22800 24400 26400 22800 15200 18400 16000 16800 16400 16800 20000 13200 12800 12400 11200 8800 9600 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Th i gian (tháng) MIN MAX Hình 5: Biến động mật độ động vật nổi ở hồ Phú Ninh theo các tháng trong năm Trong 10 điểm thu mẫu trên hồ, các điểm M6, M7, M8, M9, M10 có số lượng cá thể động vật nổi khá cao, đặc biệt là khu vực giáp đồi Đá Đen (điểm 9) có số lượng cá thể cao nhất và tại điểm này sự biến động số lượng cá thể theo tháng khá lớn (từ 14.400 – 109.600 con/m3). Điểm M1 ở đập thủy điện có số lượng thấp nhất (8.800 – 20.800 con/m3). Còn các điểm M2, M3, M4, M5 có số lượng cá thể ít hơn và biến động theo thời gian cũng như không gian thu mẫu không nhiều. 112
  9. Sở dĩ có sự khác nhau về số lượng loài ở các điểm khác nhau trên hồ, đặc biệt ở các điểm thu mẫu M6 (chùa Yên Sơn), M7 (hố Ba Trăng), M9 (giáp khu du lịch đồi Đá Đen) chịu tác động trực tiếp của con người, tại đây nhận một lượng lớn chất hữu cơ do lá cây đổ xuống phân huỷ thành hay từ rác thải mà khách du lịch xả xuống hồ lâu ngày phân huỷ thành là nguồn dinh dưỡng chính cho thực vật phù du. Như vậy, nguồn nước được bổ sung không chủ động các chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn phong phú cho động vật nổi vùng này. lư ng (con/m3 ) S 120000 109600 100000 80000 75200 66800 55600 60000 47600 54000 40000 44800 22000 20800 24800 16400 18000 14400 20000 14000 10400 12800 12400 11600 9600 8800 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đi m thu m u MIN MAX Hình 6: Biến động mật độ động vật nổi ở hồ Phú Ninh theo không gian IV. Kết luận và đề nghị 4.1.Kết luận 1. Thành phần loài động vật không xương sống ở hồ Phú Ninh khá đa dạng. Đã xác định được 36 loài động vật nổi (Zooplankton) và 5 dạng ấu trùng (Larva) thuộc 23 giống của 11 họ và 6 bộ; 28 loài động vật đáy (Zoobenthos), tập trung vào 4 ngành chính: ngành thân mềm (Mollusca), ngành giun đốt (Annelida) và chân khớp (Arthropoda). 2. Trong thành phần loài động vật nổi ở hồ Phú Ninh, bộ giáp xác chân chèo (Copepoda) có số loài nhiều nhất với 15 loài (chiếm 36,59%), tiếp đến là bộ giáp xác râu ngành (Cladocera) với 12 loài (chiếm 29,27%); trùng bánh xe (Rotatoria) với 8 loài (chiếm 19,51%); giáp xác có vỏ (Ostracoda) 1 loài (chiếm 2,43%) và 5 ấu trùng (chiếm 12,20%). Thành phần loài động vật đáy, ngành thân mềm (Mollusca) có số lượng loài cao nhất với 17 loài (chiếm 60,71%), tiếp đến là ngành chân khớp (Arthropoda) có 7 loài (chiếm 25%), ngành giun đốt (Annelida) với 4 loài (chiếm 14,29%). 3. Số lượng loài động vật nổi xuất hiện theo các tháng trong năm biến động từ 16 -36 loài. Nghiên cứu sự biến động theo thời gian và không gian trong quá trình nghiên cứu đã xác định được số lượng động vật nổi dao động từ 8.800 - 109.600 con/m3. 4.2. Đề nghị 113
  10. 1. Mật độ động vật nổi hồ Phú Ninh rất cao, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Do đó, cần nghiên cứu về sinh học, sinh thái một số loài thủy sản nước ngọt kinh tế nuôi thả trong hồ, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên phong phú trong hồ nhằm nâng cao năng suất sinh học tạo ra giá trị kinh tế phục vụ con người trên nền tảng phát triển bền vững. 2. Chủ động bón phân cho mặt nước phù hợp, có phương pháp khoa học để tăng nguồn thức ăn tự nhiên cho các loài cá nuôi trong hồ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lý rừng phòng hộ hồ chứa Phú Ninh, Dự án đầu tư phát triển kinh tế vườn rừng - rừng phòng hộ Phú Ninh, giai đoạn (1999 - 2004), Tam Kỳ, 1999. 2. Nguyễn Xuân Quýnh, Định loại các nhóm động vật không xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2001. 3. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 1980. 4. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Động vật chí Việt Nam, phần giáp xác nước ngọt - tập 5, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 2001. 5. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình Yên, Thủy sinh học các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 2002. 6. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Ngọc Cường, Thành phần loài họ ốc nhồi – Ampullariidae Gray, 1824 ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học, Hà Nội, Tập 25, Số 4, (2003), 1 – 5. 7. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Ngọc Cường, Họ ốc vặn (Viviparidae – Gastropoda) ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 26, No 2, (2004), 1- 4. 8. A. Shirota, The plankton of South Viet Nam, Over sea Techimical copperation Agency Japan, 1968. 9. Andrew D. Eaton, Lenore S. Clesceri, Eugene W. Rice, Arnold E. Greenberg, Standard methods for the examination of water & wastewater (21 st Edition), 2005. 10. Boxshall. G. A. and Halsey. S. H., An introduction to Copepod diversity, London, 2004. 11. Robert W. Pennak, Freshwater invertebrates of the United states, A wiley-interscience publication, 1978. 12. W. T. Edmonson, Fresh water biology: Part of Rhizopoda, Actinopoda, Cladocera, Copepoda, Rotifera, Ostracoda. University of Washington, Scattle, 1959. PRELIMINARY RESULT ON THE COMPOSITION 114
  11. OF INVESTIGATED SPECIES OF INVERTEBRATE IN PHU NINH LAKE, QUANG NAM PROVINCE Vo Van Phu, Hoang Dinh Trung College of Science, Hue University Hoang Duc Huy College of Science, HCM National University SUMMARY Based on the analysis of the composition of invertebrate samples collected in Phu Ninh lake, Quang Nam Province from February 2007 to December 2008, 41 zooplankton species and 28 zoobenthic species have been identified. The results showed a total of 36 species and 5 larva belonging to 23 genera and 11 families. We have collected 28 zoobenthic species which belong to 5 classes (Gastropoda, Bivalvia, Polychaeta, Oligochaeta, Crustacea), 21 genus and 14 family. Of these, the Mollus is the highest with 17 species occupying 60,71%. Next is theArthropoda with 7 species - 25% and the Annelida with 4 species – 14,29%. Following the Zooplankton group is the Rotatoria including 8 species. Among them, there are 8 the Rotatoria species belonging to 4 genera, 3 families (Asplanchnidae, Brachionidae, Conochilidae); 12 the Cladocera species belonging to 6 genera, 4 families (Sididae, Daphnidae, Bosminidae, Chydoridae); 15 the Copepoda species belonging to 12 genera, 3 families (Diaptomidae, Pseudodiaptomidae, Cyclopidae); the Ostracoda species belonging to 1 genera, 1 families (Cypridae). The zooplankton biomass is at high level , varying from 8.800 – 109.600 individuals/m3. All the materials are preserved in 4% formalin and deposited in the laboratory of the Departement of Environment, Faculty of Biology, Hue University of Science. 115
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2