intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

67
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, bao gồm 8 huyện và 1 thành phố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ "

  1. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÙNG ĐẤT CÁT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Văn Thăng, Nguyễn Đình Huy Trung tâm TNMT& CNSH, Đại học Huế 1. MỞ ĐẦU Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, bao gồm 8 huyện và 1 thành phố. Tuy nhiên đất cát chủ yếu tập trung ở một số xã và thị trấn của các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy và Phú Lộc. Đất cát nội đồng có diện tích khoảng 49.289,7ha phân bố ở các xã Phong Hiền, Phong Chương, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Thu, Thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền); Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Vinh, Thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền); Phú Đa, Vinh Thái, Vinh Phú, Vinh Hà, Phú Lương, Phú Xuân, Phú Hồ (huyện Phú Vang); Thủy Lương, Thủy Châu, Thị trấn Phú Bài (huyện Hương Thủy); Lộc Thủy, Lộc Tiến (huyện Phú Lộc). Đất cát ven biển có diện tích khoảng 25.013ha tập trung ở các xã Điền Hương, Điền Hải, Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Môn, Phong Hải (huyện Phong Điền); Quảng Công, Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền); Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Vinh An, Thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang); Hải Dương (huyện Hương Trà); Vinh Mỹ, Vinh Hưng, Vinh Hiền, Vinh Giang, Vinh Hải, Lộc Vĩnh, 81
  2. Lộc Hải (huyện Phú Lộc). Như vậy dải đất cát có mặt ở 46 xã trên toàn tỉnh, trong đó đất cát nội đồng có ở 23 xã và nữa còn lại là đất cát ven biển. Trong những năm gần đây, nghiên cứu cảnh quan làm cơ sở cho công tác đánh giá điều kiện sinh thái tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các địa phương ở nước ta đã trở nên phổ biến. Các kết quả sau đây nhằm xây dựng bản đồ sinh thái tự nhiên phục vụ đánh giá điều kiện sinh thái vùng đất cát nội đồng và ven biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế cho mục đích bảo vệ và sử dụng hợp lý. 2. CÁC YẾU TỐ CẢNH QUAN 2.1 Địa chất: Vùng đất cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế có cột địa tầng được phân ra như sau: Tầng 1: dày 3m, thành phần là cát hạt, cát nhỏ màu xám trắng hoặc xám tro Tầng 2: dày khoảng 9m, thành phần là cát hạt thô màu xám vàng Tầng 3: dày 7m, thành phần là cát trung bình đến thô, màu xám trắng Tầng 4: dày khoảng 6m, thành phần là cát thô màu vàng Nhìn chung, vùng cát này có cấu tạo địa chất thuộc dải trầm tích Holoxen (QIV), bao gồm: 82
  3. Trầm tích biển (gió): đây là dải trầm tích cồn bãi cũ, quen gọi là cát trắng. Dải này hiện nay đã nằm gọn trong phần đất liền. Địa hình khá bằng phẳng, đất đai ổn định và phần lớn đang bị hoang hóa. Phía trước (phía biển) cách biệt với hệ thống cồn bãi mới bởi những cánh đồng phù sa hoặc đầm phá hoặc tiếp cận trực tiếp với hệ thống cồn bãi mới. Phía sau phần lớn tựa trên cát vàng. Bề dày trầm tích từ 4 đến hàng chục mét. Thành phần cơ giới là cát. Trầm tích đầm lầy - biển: trầm tích này nằm giữa các trũng thấp của cồn bãi cũ. Đây thường là di tích của các vũng vịnh nên chịu ngập nước lâu nhất và sâu nhất trong năm. Càng được bồi đắp các vũng vịnh trở thành vùng đầm lầy đặc trưng bởi các lớp cát sét xen kẻ với các lớp than bùn. Trầm tích đầm lầy - biển có dạng của vũng vịnh cổ tạo thành các dãy dài chạy song song với bờ biển, mà nhân dân gọi là trằm hay bàu. Trầm tích Proluvi: các vật liệu tích tụ ở chân của những bãi cát trắng, đặc biệt là nơi cát trắng có địa hình cao. Sự tích tụ này là do các dòng chảy tạm thời xuất phát từ những cồn cát cao đưa xuống. Đáy của Proluvi nằm trên trầm tích biển hoặc trên cát của trầm tích biển gió hay cát trắng, bề dày của nó nhỏ hơn 3m. 2.2 Địa hình: Dải đất cát ở Thừa Thiên Huế phân bố tập trung ở khu vực đồng bằng của tỉnh. Đây là khu vực có độ cao địa hình từ 25m trở xuống, bao gồm cả đầm phá và bờ biển. Đi từ Bắc đến Nam địa hình hẹp dần và bị phân cắt manh mún, chiều rộng trung bình khoảng 18km, nơi rộng nhất đến 24km. Đi từ Tây sang Đông, địa hình phân thành từng dải. Đó là dải thềm cổ xen kẻ với đồng bằng phù sa hiện 83
  4. đại, dải đầm phá và ngoài cùng là dải ven bờ biển. Địa hình bề mặt rất bằng phẳng, gồm toàn cát biển cổ. Cũng có nơi lớp đất cát bị rửa trôi, đá gốc lộ ra trên bề mặt. Còn thềm biển thứ ba có độ cao không giống nhau, dao động trong khoảng từ 4 - 10m, địa hình bề mặt có bị chia cắt bởi các bàu, trằm. Dạng địa hình đụn cát xuất hiện khá dày, xen kẻ với những trũng cạn, nhưng không cao hơn các đụn cát trên bờ biển phía đông, những đụn cát ở đây có độ cao từ 0,5 – 1,0m, là dạng địa hình do gió tạo nên sau khi biển rút lui Ngoài ra địa hình ở đây còn có các bề mặt tích tụ đầm phá. Đối với bề mặt từ 4-6m, phân bố khá rộng trên toàn lãnh thổ nghiên cứu có cấu tạo bởi bột xám đen, chúng tạo nên một bề mặt phẳng, là nơi canh tác chủ yếu của người dân. Còn bề mặt cao từ 1,5 - 2,0m là bề mặt đồng bằng thấp, thường xuyên ngập nước vào mùa lũ, được cấu tạo bởi bùn, sét màu xám đen. 2.3 Khí hậu: Lãnh thổ nghiên cứu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng khô và mùa mưa muộn. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khí hậu hai miền Bắc - Nam. Ở đây khí hậu có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam khô nóng, mùa mưa chịu tác động của gió mùa Đông Bắc Bảng 1: Một số điểm đặc trưng về khí hậu, thời tiết của tỉnh Thừa Thiên Huế 84
  5. T0 TB T0cao T0thấp Chỉ Giờ Số Lượng Tổng Độ Độ tiêu nhất nhất nắng ngày mưa ẩm ẩm lượng TB mưa tương thấp bốc hơi (0C) đối nhất (0C) (0C) (mm) TB(% (giờ) (ngày) (mm) ) (%) Tháng 20,2- 31,5- 14,0- 123- 12-13 130 88-91 41-55 39,6- I 22,4 35,5 15,9 149 57,6 21,9- 34,6- 13,9- 118- 12-13 32-43 90 35-40 38,3- II 22,3 36,3 15,6 121 50,6 22,4- 35,4- 15,2- 186- 5-15 1,8-18,6 83-89 33-47 51,5- III 24,5 39,4 19,4 229 94,6 24,2- 35,7- 17,6- 182- 11-18 47,6- 79-86 31-50 76,6- IV 27,9 40,9 20,6 191 183,5 116,5 23,2- 34,5- 19,2- 191- 13-19 203- 78-84 38-48 92,9- V 26,6 39,0 22,2 235 269,1 101,9 85
  6. 26,1- 35,1- 20,9- 53-66 5- 7 38,5- 79-81 43-47 34,9- VI 29,4 38,3 24,6 113,8 41,5 25,9- 34,6- 20,1- 241- 10-19 51-92 77-80 38-45 94,0- VII 29,4 39,3 24,0 284 144,6 24,8- 33,6- 19,3- 209- 10-20 82-412 77-86 38-50 82,5- VIII 28,8 39,1 23,8 245 112,0 23,4- 31,6- 19,4- 84-86 23-26 534-748 89-91 49-60 41-48 IX 26,3 35,8 21,6 21,7- 31,1- 12,4- 108- 19-21 288-407 89-91 44-48 29,6- X 25,5 33,5 18,2 120 49,8 20,1- 29,2- 17,1- 32-47 26-30 650- 93-94 51-65 17-23 XI 23,5 31,4 19,8 1500 18,1- 30,3- 12,8- 61-72 22-23 332,6- 91-93 51-61 21,0- XII 21,2 33,5 15,5 470,7 37,5 [ Nguồn: Trung tâm KTTV-Thừa Thiên Huế ] Qua bảng số liệu trên cho thấy: 86
  7. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 250C. Bắt đầu từ tháng X đến tháng III năm sau nhiệt độ giảm xuống rõ rệt, tháng lạnh nhất trong năm là tháng I nhiệt độ trung bình giảm xuống đến 20 0C. Biên độ nhiệt ở đây không lớn lắm, mùa đông từ 3 - 5 0C và mùa hè từ 3 - 60C. - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình đạt 2800 - 3200mm nhưng phân bố không đều theo thời gian. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng I năm sau, tổng số ngày mưa trong năm đạt 150 - 190 ngày. Mưa thường gây ra lũ lụt là m ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sản xuất trong vùng. - Độ ẩm: Nhìn chung, ở vùng cát Thừa Thiên Huế là nơi có độ ẩm tương đối cao, nhất là vào thời gian mùa mưa, tuy nhiên vào các tháng xuất hiện gió mùa Tây Nam khô nóng độ ẩm ở đây giảm xuống thấp rất rõ. - Lượng bốc hơi: Có thể thấy lượng bốc hơi trên địa bàn nghiên cứu là khá cao, và vào mùa ít mưa lượng bốc hơi lớn hơn mùa mưa nhiều. Ngoài ra, còn có các dạng thời tiết cực đoan sau: - Bão: Bắt đầu vào tháng VII và kết thúc vào tháng X, bão ở đây thường kèm theo mưa lớn. Địa hình ở vùng cát khá trống trãi nên thường chịu tác động lớn mỗi khi có bão, nhất là hiện tượng cát bay. - Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành ở đây là hướng Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc chủ yếu thổi vào mùa Đông, mỗi khi có không khí lạnh tràn vào, tốc độ gió khoảng 17- 18m/s. Bắt đầu từ tháng X và kết thúc vào tháng III nă m 87
  8. sau, tần suất xuất hiện của gió này là từ 15 - 20%. Gió Tây Nam thường xuất hiện vào mùa hè, bắt đầu từ tháng III đến tháng IX, lãnh thổ nghiên cứu chịu ảnh hưởng mạnh của loại gió này. Khi gió tràn sang thời tiết trở nên khô nóng, độ ẩm giảm. Đây được xem là yếu tố cực đoan đối với vùng cát của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tóm lại, xét về mặt sinh khí hậu, lãnh thổ nghiên cứu có 5 tháng ướt liên tiếp từ tháng XI đến tháng I năm sau, đồng thời có 6 tháng khô liên tiếp từ tháng III đến tháng VIII. Như vậy mùa sinh trưởng chỉ có 6 tháng (5 tháng ướt và 1 tháng chuyển tiếp). 2.4 Thủy văn: - Về nước mặt, ở dải đất cát trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu có các sông suối nhỏ, diện tích lưu vực lớn nhất chỉ khoảng 10 - 15 km2, thông thường từ 3 - 5 km2 và chỉ có dòng chảy trong mùa lũ. Dòng chảy của các sông suối trong vùng cát xuất hiện không liên tục và thường có 2 thời kỳ: lũ và kiệt. Tuy nhiên đặc điểm về địa hình (lưu vực nhỏ), đặc điểm về địa chất (đất cát) cho nên trong mùa lũ vẫn có kiệt Do sông suối ngắn, dốc nên vận tốc chảy lớn, trong mùa lũ lượng cát bị dòng chảy cuốn trôi gây nên nạn cát lấp khá phổ biến và gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống xã hội - Đối với nước ngầm thì trên lãnh thổ nghiên cứu được đánh giá là có trữ lượng tương đối khá (1000m3/ngđ/km2), vào mùa hè mực nước ngầm cách mặt đất khoảng 1 - 1,5m, về mùa đông mực nước còn dâng cao hơn. 88
  9. 2.5 Thổ nhưỡng: Phân bố đất cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế như sau: Bảng 2: Diện tích các loại đất cát của các huyện trên tỉnh Thừa Thiên Huế Diện tích (ha) Tên đất Toàn Phong Quảng Hương Phú Hương Phú Lộc tỉnh Điền Điền Trà Vang Thuỷ 49.289, 17.010 8.099 - 14.597, 8.536 1.047 Cát nội 7 7 đồng 8.977 2.310 974 - 5.242 25.013 7.510 Cát ven biển Qua khảo sát, nghiên cứu và tiến hành lấy mẫu phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa cơ bản của các loại đất trong phòng thí nghiệm đã cho kết quả như sau: - Đối với đất cát ven biển: kết quả phân tích được thể hiện qua: Bảng 3: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích đất ở dải cát ven biển 89
  10. Đ ất TP Tỷ Tỷ Tỷ pH OM N P2O5 K2- P2O5 K2O Độ c át cơ lệ lệ trọn xốp O ven giới c át sét g KCl (%) (%) (%) mg/100g mg/100 (%) biển đ gđ (%) (%) (%) A1 85,2 14,8 2,24 51,7 4,43 1,48 0,05 0,04 0,12 4,79 4,63 Tầng A1,A 3 1 2 85,2 14,8 2,72 4,32 1,21 0,04 0,03 0,09 4,04 4,02 - 6 8 7 Tầng A1,A 84,8 15,2 2,79 2 3,65 0,90 4,0 4,05 2 - 0,04 0,02 0,08 2 8 Tầng 3 (Trong đó A1 là cát, A2 là cát pha) - Về tính chất lý học: Các số liệu phân tích cho thấy, đất đai ở vùng cát ven biển có tính chất lý học không thuận lợi cho đa số các loại cây trồng. Tất cả các mẫu đều có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc (có nhiều mẫu tỷ lệ cát chiếm đến 89 - 93%, còn tỷ lệ sét chỉ 7 - 13%). Đất có tỷ trọng lớn cho nên dễ bị nén chặt và bề mặt dễ bị trơ khi có mưa. Đất thấm nước nhanh nhưng thoát nước cũng nhanh cho nên các chất dinh dưỡng thường bị rữa trôi, đất dễ bị xói mòn, ngập úng, tạo điều kiện 90
  11. cho hiện tượng cát chảy, cát chuồi phát triển vào mùa mưa, đồng thời đất cũng sẽ khô kiệt kéo dài vào mùa khô làm cho nạn cát bay thường xuyên xảy ra. - Về tính chất hóa học: + pH: Tất cả các mẫu phân tích được đều có chỉ số pH thấp, dao động từ 3,2 - 4,7. Đặc biệt ở tầng 3, một số mẫu có pH rất thấp. + Chất hữu cơ: Đất cát nói chung và đất cát biển nói riêng là loại đất nghèo các chất hữu cơ. Ngoài lý do nguồn gốc phát sinh, tốc độ khoáng hóa nhanh và mạnh các chất hữu cơ trong đất là nguyên nhân chính làm cho lượng hữu cơ trong các chân đất này sau khi hình thành bị tiêu hao rất nhanh. Số liệu phân tích cho thấy, hàm lượng các chất hữu cơ trong đất cát biển ngay ở tầng mặt chỉ 1,5% và giảm dần ở các tầng dưới. Thậm chí ở một số nơi hàm lượng này chỉ đạt 0,90%. Có thể nói đây là một trong các yếu tố làm hạn chế việc sử dụng các loại đất này vào các mục đích sản xuất nông lâm nghiệp. + NPK: Từ kết quả phân tích có thể rút ra rằng các chất dinh dưỡng đa lượng trong đất cát biển ở cả 2 dạng tổng số và dễ tiêu đều rất nghèo. Một điều đáng chú ý là lượng đạm tổng số và lượng chất hữu cơ thấp, cùng với tốc độ khoáng hóa mạnh mẽ làm cho hiện tượng thiếu đạm trên các chân đất này trở nên rất phổ biến. 91
  12. Tóm lại, dải đất cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng có đất đai cằn cỗi, đất chua, rất nghèo lân, đạm, và các chất hữu cơ cho nên cây trồng khó sinh trưởng và phát triển, đồng thời hệ động vật cũng rất nghèo nàn. - Đối với đất cát nội đồng: Kết quả phân tích được thể hiện qua: Bảng 4: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích đất ở dải cát nội đồng Đất TP cơ Tỷ Tỷ lệ Tỷ pH OM N P2O5 K2O P2O5 K2O Độ lệ sét(%) trọn xốp cát nội giới c át ( đồng g KCl (%) (%) (%) (%) mg/100 mg/100 %) gđ gđ (%) Tầng A1,A 82,6 27,4 2,61 52,51 4,65 1,77 0,06 0,05 0,15 7,24 4,69 2 2 2 1 82,4 27,6 2,64 - 4,25 1,33 0,13 6,32 3,91 Tầng A1,A 0,05 0,04 2 4 0 2 81,8 28,2 2,67 - 3,84 1,07 0,11 5,19 3,57 Tầng A1,A 0,04 0,04 2 0 1 3 (Trong đó A1 là cát, A2 là cát pha) - Về tính chất lý học: 92
  13. Số liệu phân tích đã thể hiện đất cát nội đồng có tính chất lý học không mấy thuận lợi cho cây trồng. Hầu hết các mẫu đều có thành phần cơ giới tương đối khá hơn so với đất cát biển (tỷ lệ sét cao hơn và tỷ lệ cát thấp hơn), nhưng nhìn chung thành phần này vẫn nhẹ, có kết cấu rời rạc. Đất có tỷ trọng lớn nên rất cần việc nâng cao độ xốp ở bề mặt. Ở loại đất này thành phần cơ giới là cát pha chiếm một tỷ lệ rất đáng kể, nên nó thích hợp để phát triển các loài cây công nghiệp ngắn ngày. - Về tính chất hóa học: + pH: Tất cả các mẫu đất được thu thập đều có độ chua rất cao. Ngay ở tầng canh tác thì pH cũng dao động từ 3,5 - 4,7. + Chất hữu cơ: Hàm lượng các chất hữu cơ trong các mẫu được phân tích có sự khác nhau, chẳng hạn như ở Phú Đa và Quảng Thái hàm lượng các chất hữu cơ nghèo (1,1 -1,6%) còn ở Thủy Châu và Thị trấn Phong Điền hàm lượng này có khá hơn (1,4 - 2,2%). Nhưng nhìn chung đây là vùng có hàm lượng các chất hữu cơ thấp. + NPK: Kết quả phân tích trên cho thấy, NPK tổng số và P, K dễ tiêu trong các mẫu của các loại đất này đều thấp. Cũng như đất cát ven biển, đất cát nội đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế có các đặc điểm rất bất lợi đối với việc sử dụng vào mục đích canh tác và sản xuất. 93
  14. Ngoài ra, bên cạnh những loại đất trên thì ở đây cũng có rải rác một số loại đất khác như: đất phù sa không được bồi và được bồi hàng năm, phân bố chủ yếu ở ven các con sông và các bàu trằm, hay đất mặn được phân bố ven rìa các đầm phá và bờ biển. Tuy nhiên, đây không phải là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. 2.6 Thảm thực vật: Để phục vụ cho việc phát hiện các loại cảnh quan, từ nhiều nguồn số liệu và qua tiến hành khảo sát thực địa bổ sung đã phát hiện ra các kiểu thảm thực vật trên vùng cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu bao gồm: Cỏ dại và các cây bụi rải rác (A); Rừng tự nhiên (B); Rừng trồng (C); Màu và các cây công nghiệp (D); Lúa (E). 3. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN 3.1 Phân vùng lãnh thổ: Trước khi xác định các đơn vị cảnh quan để xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan vùng đất cát tỉnh Thừa Thiên Huế, cần thiết phải tiến hành phân vùng lãnh thổ nghiên cứu, để thuận lợi cho việc đặt tên loại cảnh quan và đồng thời xác định dễ dàng về khí hậu và đất đai. Trên cơ sở kế thừa những nguyên tắc và kết quả phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Thừa Thiên Huế, đồng thời trên cơ sở khảo sát thực địa, vùng cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế được phân ra thành các tiểu vùng sau: 94
  15. - Tiểu vùng I: là vùng đồng bằng của huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và phía Bắc Hương Thủy- TP Huế. Điều kiện nhiệt ẩm phong phú, nền nhiệt độ cao nhất tỉnh từ 24,0 - 25,20C, tổng nhiệt độ trung bình năm khoảng 8500 - 90000C, tổng số giờ nắng >2000 giờ. Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 100C và cao nhất lên đến > 400C Đây là vùng có tổng lượng mưa thấp nhất tỉnh, từ 2400-2600mm. Tổng lượng mưa từ tháng I đến tháng VIII < 800mm, thường xuyên bị thiếu ẩm trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ tháng III đến tháng VIII (hệ số ẩm từ tháng II đến tháng VI dao động trong 0,47- 0,90) Ngoài ra, vùng này còn chịu ảnh hưởng mạnh của gió, bão, lũ lụt và gió Tây khô nóng. - Tiểu vùng II: là vùng đồng bằng từ Phú Bài đến Truồi. Đây là vùng chuyển tiếp của tiểu vùng I nên vùng này có các đặc điểm tương tự như tiểu vùng I. Tuy nhiên, nó khác về lượng mưa và độ ẩm. Tổng lượng mưa ở vùng này đạt 2800 - 3200mm, mức độ khô hạn ít hơn và cũng ít chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng so với tiểu vùng I. - Tiểu vùng III: là vùng đồng bằng ven biển và đầm phá từ thị trấn Phú Lộc đến Lăng Cô. Điều kiện nhiệt cũng tương tự như tiểu vùng I, nhưng khác về lượng mưa và độ ẩm. 95
  16. Do diện tích đầm phá lớn nên khí hậu mang tính hải dương. Biên độ nhiệt ngày và đêm nhỏ, ít chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Tổng lượng mưa đạt 3200-3400mm/năm, tổng lượng mưa của mùa ít mưa cũng đạt trên 900mm. Vùng cát ven biển thường bị hạn vào mùa ít mưa. 3.2 Đặc điểm cảnh quan của vùng đất cát tỉnh Thừa Thiên Huế: Khi xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan cho lãnh thổ nghiên cứu, cần phải xác lập một hệ thống phân loại cảnh quan phù hợp với tỷ lệ bản đồ và lãnh thổ nghiên cứu cụ thể. Cho đến nay, đã có nhiều hệ thống phân loại cảnh quan của nhiều tác giả như: A.G Ixatrenko (1961), N.A Gvozdexki (1961), Nhikolaev (1976), Vũ Tự Lập (1976)... Trên cơ sở phân tích đặc điểm cảnh quan lãnh thổ và tham khảo các hệ thống phân loại đã có, cảnh quan vùng đất cát tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu theo hệ thống phân loại như sau: Hệ cảnh quan  Phụ hệ cảnh quan  Lớp cảnh quan  Phụ lớp cảnh quan  Kiểu cảnh quan  Phụ kiểu cảnh quan  Loại cảnh quan Nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc Bán cầu, Việt Nam nói chung và vùng đất cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng thuộc hệ cảnh quan Nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Do nằm ở vị trí chuyển tiếp nên vùng đất cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc phụ hệ cảnh quan Nhiệt đới gió mùa với khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc. Thuộc lớp cảnh quan vùng cát, sự đa dạng về chế độ nhiệt - ẩm đã chia ra 2 phụ lớp: cát ven biển và cát nội đồng. Nằm trong kiểu cảnh quan bán hoang mạc, trên cơ sở các đặc trưng cực đoan của khí hậu đã chia lãnh thổ nghiên cứu thành 3 phụ kiểu là Ia, Ib và Ic. Loại cảnh quan là kết quả của sự tương tác giữa nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng rắn. Trong phạm vi lãnh thổ vùng cát tỉnh Thừa Thiên Huế được phân ra 109 loại cảnh quan (xem bản đồ) 96
  17. Bảng 5 : Hệ thống phân loại cảnh quan vùng cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế C ấp Tên gọi các cấp đơn vị trong hệ Dấu hiệu phân loại phân thống CQ của vùng đất cát ở tỉnh vị Thừa Thiên Huế Nền bức xạ chủ đạo, cân Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông Hệ CQ bằng nhiệt ẩm quyết định Nam Á tính địa đới Chế độ hoàn lưu gió mùa Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Phụ hệ làm phân phối lại nhiệt ẩm ở với khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền CQ c á c đớ i Nam - Bắc Đặc điểm cấu trúc hình thái Lớp Lớp cảnh quan vùng cát: có 2 phụ lớp, địa hình các lớp xác định với 109 loại CQ kiểu địa đới hay phi địa đới Phụ lớp cảnh quan vùng cát nội đồng: có 64 loại Phụ Tính phân tầng của các điều lớp CQ kiện và quá trình tự nhiên Phụ lớp cảnh quan vùng cát ven biển: có 45 loại Kiểu Đặc điểm sinh khí hậu trong Toàn khu vực nghiên cứu chỉ có một 97
  18. mối quan hệ với các kiểu kiểu cảnh quan là Bán hoang mạc, với CQ thảm thực vật phát sinh và 109 loại cảnh quan kiểu đất Ia. Mùa hè rất nóng - kiệt; Mùa đông ré t - ẩ m Phụ Dựa trên các đặc trưng cực Ib. Mùa hè rất nóng - khô; Mùa đông kiểu đoan của khí hậu ảnh hưởmg ré t - r ấ t ẩ m đến các điều kiện sinh thái CQ Ic. Mùa hè rất nóng - khô; Mùa đông lạnh -rất ẩm Trong 109 loại cảnh quan thì: - Có 51 loại CQ thuộc phụ kiểu Ia (gồm 24 loại ở phụ lớp cát nội đồng và 27 loại ở phụ lớp cát ven biển) Sự kết hợp của các quần xã Loại thực vật phát sinh và hiện tại CQ - Có 13 loại CQ thuộc phụ kiểu Ib với loại đất (đều ở phụ lớp cát nội đồng) - Có 45 loại CQ thuộc phụ kiểu Ic (gồm 21 loại ở phụ lớp cát nội đồng và 24 loại ở phụ lớp cát ven biển). 98
  19. 4. Kết luận: Bản đồ sinh thái cảnh quan là sản phẩm của quá trình nghiên cứu tổng hợp, được xem là nền tảng cơ bản để đề xuất các giải pháp cải tạo và sử dụng bền vững vùng đất cát nội đồng và ven biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong bảng chú giải ma trận, các cấp phân vị được xếp theo 2 nhóm chủ yếu là: nền tảng nhiệt - ẩm và nền tảng rắn. Nhóm nền tảng nhiệt - ẩm gồm: hệ, phụ hệ, kiểu và phụ kiểu cảnh quan được sắp xếp theo hàng ngang. Nhóm nền tảng rắn gồm: lớp và phụ lớp được sắp xếp theo cột dọc. Loại cảnh quan là kết quả của sự giao thoa giữa hàng và cột. Ghi chú: Bài báo thực hiện nhờ sự tài trợ của đề tài NCCB mang mã số 740902 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh. Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội (1997). 2. Lê Văn Thăng, Hà Học Kanh. Tư vấn về kiểm soát sự di chuyển cát ở vùng Ngũ Điền, Huế (2000) 3. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển Thừa Thiên Huế, Huế (1999) 99
  20. 4. Trần Văn Ý. Nghiên cứu xây dựng các giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý các dải cát ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Hà Nội (2002) TÓM TẮT Thông qua việc phân tích đặc điểm sinh thái tự nhiên vùng nghiên cứu, bản đồ sinh thái cảnh quan vùng đất cát tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững. THE LANDSCAPE CHARACTERISTIC OF SANDY AREA IN THUA THIEN HUE PROVINCE 100
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2