Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN ĐÀN CỪU NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT NUÔI THỦY AN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC TẨY TRỪ "
lượt xem 18
download
Chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm 56 mẫu phân của 14 cừu Phan Rang nuôi thử nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế nhằm xác định thành phần loài kí sinh, tỷ lệ, cường độ nhiễm và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc tẩy ký sinh trùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN ĐÀN CỪU NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT NUÔI THỦY AN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC TẨY TRỪ "
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN ĐÀN CỪU NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT NUÔI THỦY AN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC TẨY TRỪ Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Xuân Bả Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Bùi Văn Lợi , Đại học Huế TÓM TẮT Chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm 56 mẫu phân của 14 cừu Phan Rang nuôi thử nghiệm ở Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế nhằm xác định thành phần loài kí sinh, tỷ lệ, cường độ nhiễm và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc tẩy ký sinh trùng. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở cừu là 100% gồm có 6 loài thuộc ba lớp Trematoda (sán lá), Nematoda (giun tròn), Protozoa (đơn bào), không có ký sinh trùng thuộc lớp Cestoda (sán dây). Có 100% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Nematoda và Protozoa, 85,71% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Trematoda. Có 80% cừu bị nhiễm Strongyloides sp. ở mức độ (+), 37,50% cừu nhiễm Trichocephalus sp. ở mức độ (++) và 42,86% cừu nhiễm Trichostrongylidae ở mức độ nhiễm (+++). Sử dụng thuốc Nitroxinyl để tẩy Trematoda có hiệu lực cao hơn so với Albendazol (75% so với 50%). Đối với Nematoda thì hiệu quả tẩy của thuốc Albendazol (33,33%) cao hơn Levamisol HCl (25%). Từ khóa: cừu, kí sinh trùng, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, hiệu quả điều trị. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây đàn cừu trong cả nước có xu hướng tăng về số lượng. Tổng đàn cừu cả nước tăng từ 4.000 con (năm 1976) lên 56.827 con năm 2004, nhiều nhất ở Ninh Thuận (42.000 con) [1]. Gần đây, do sự bùng phát dịch bệnh ở nhiều vật nuôi phổ biến như trâu bò, lợn, gia cầm nên cừu và một số giống gia súc khác như dê, thỏ… được người chăn nuôi quan tâm lựa chọn. Thời gian qua đã có nhiều địa phương (Tây Nguyên, Hà Nội...) nhập và nuôi khảo nghiệm giống cừu Phan Rang bước đầu cho kết quả tốt [2]. Trung tâm Nghiên cứu vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã nhập đàn cừu Phan Rang với số lượng ban đầu là 21 con (6 con đực sinh sản; 11 con cái sinh sản và 4 cừu con theo mẹ) vào tháng 2 năm 2009, với mục tiêu đánh giá khả năng thích nghi của giống cừu này trong điều kiện nóng ẩm cao và giới thiệu giống vật nuôi mới làm đa dạng vật nuôi trong vùng. Sau 1 tháng nuôi thử nghiệm đã có 7 con cừu bị chết. Kết quả mổ khám cho biết, nguyên nhân chính là do cừu nhiễm ký sinh trùng ở mức độ rất nặng và stress do vận chuyển. Xuất phát từ vấn đề trên 69
- chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: (1) Xác định thành phần loài kí sinh trên cừu nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An; (2) Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng trên đàn cừu; (3) Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc tẩy. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 56 mẫu phân của cừu Phan Rang nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vật nuôi Thủy An, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Cừu được nuôi trong từng ô chuồng riêng lẻ, sàn chuồng cao hơn mặt đất 30 cm. Mặt sàn có các khe hở để cho phân rơi xuống đất. Hàng ngày cừu được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống. Thức ăn cho cừu là cỏ tự nhiên, cỏ voi, lá cây được thu cắt xung quanh thành phố Huế và sử dụng cho ăn tươi. Các loại thuốc được sử dụng để tẩy ký sinh trùng là Levamisol HCl 1 mg/1 kg P (Levamisol, Cty TNHH Minh Huy), Albendazol 12 mg/1kg P (Han -Dertil-B, Hanvet), Nitroxinil 10 mg/kg P (Fasciolid, Vinavetco). Levamisol và Nitroxinyl được đưa vào cơ thể cừu bằng đường tiêm bắp thịt; Albendazol được đưa vào bằng đường uống. 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Xác định thành phần loài ký sinh ở đường tiêu hóa, tỉ lệ và cường độ nhiễm trên đàn cừu Mẫu phân của cừu được thu theo từng cá thể vào buổi sáng sớm. Phân được lấy trong trực tràng hoặc ltrên nền chuồng (trước khi thu mẫu, nền chuồng và xung quanh chuồng được quét dọn sạch sẽ vào buổi chiều của ngày hôm trước để tránh thu mẫu cũ). Mỗi mẫu phân lấy khoảng 20g cho vào túi nilon, bên ngoài có ghi số hiệu của mẫu, tính biệt và các thông tin khác được ghi trong sổ số liệu thô. Những cừu này không được sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị giun sán nào trong vòng 2 tháng trước khi tiến hành nghiên cứu. Tất cả cừu được xác định trọng lượng và kiểm tra phân trong cùng một thời điểm. Mẫu phân được bảo quản lạnh trong bình đựng mẫu đưa về phòng thí nghiệm và tiến hành kiểm tra xét nghiệm tại phòng thí nghiệm Ký sinh trùng thuộc Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế về thành phần các loài ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm. - Xác định thành phần các loài ký sinh trùng dựa trên phương pháp lắng cặn Benedek (1943) [3]. + Nguyên lý: lợi dụng sự chênh lệch tỷ trọng giữa trứng giun sán và tỷ trọng của nước lã, khi để lắng cặn trứng giun sán có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ lắng xuống đáy. 70
- + Cách tiến hành: lấy 5 - 10 gram phân cho vào cốc sạch rồi cho một ít nước lã sạch vào dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho tan rồi lọc qua rây, cho nước lọc vào cốc tam giác. Sau đó lấy rây lọc ra rồi đổ nước vào cho đến vạch 500 ml, để lắng 20 – 30 phút. Tiến hành gạn bỏ phần nước ở trên bề mặt và làm lại 3 - 5 lần đến khi nước trong. Tiếp theo, lấy cặn cho vào hộp lồng. Dùng pi pét hút 1 giọt xanh methylen nhỏ vào hộp lồng. Cuối cùng, dùng ống hút lấy cặn trong hộp lồng làm tiêu bản, sau đó đưa lên kính hiển vi để soi. - Phương pháp phù nổi của Fulleborn [4]. - Xác định cường độ và tỷ lệ nhiễm bằng phương pháp đếm trứng theo Stoll (1926) [7]. Sử dụng để tính số lượng trứng trong 1 gam phân. + Cách tiến hành: lấy 4 gam phân của gia súc cần xét nghiệm bỏ vào trong cốc đong 100ml. Rót dung dịch NaOH 0,1 N vào sao cho phân + dung dịch = 60 ml. Tiến hành làm tan phân. Bỏ 10 – 15 viên bi thủy tinh vào cốc đựng phân lắc đều trong vòng 3 – 5 phút để làm tan phân. Tiếp theo dùng ống hút chia độ hút 0,15 ml dung dịch làm tiêu bản. Sau đó, đọc kết quả (chú ý phải đọc hết số tiêu bản làm từ 0,15 ml dung dịch). Cuối cùng, tính toán số liệu (gọi X là số trứng có trong 0,15 ml dung dịch thì số trứng trong 1 gam phân là 100 x X) Cách tính toán kết quả như sau: dựa vào số trứng trên 1 gam phân (eggs per gram (E.P.G)): E.P.G Sán lá dạ cỏ Cầu trùng Sán lá gan Giun tròn Cường độ nhiễm ≤ 200 ≤ 400 ≤ 400 ≤ 1000 + 200 - ≤ 500 400 - ≤ 1000 400 - ≤ 1000 1000 - ≤ 3000 ++ +++ > 500 >1000 >1000 >3000 2.2.2. Đánh giá kết quả điều trị của 3 loại thuốc điều trị ký sinh trùng Chúng tôi tiến hành chia các cừu thành 3 nhóm để đánh giá hiệu quả của thuốc tẩy: - Nhóm 1: Sử dụng thuốc Levamisol HCl: cho 4 cừu nhiễm giun tròn - Nhóm 2: Sử dụng thuốc Albendazol: trên 6 cừu nhiễm sán lá gan, sán lá dạ cỏ và giun tròn - Nhóm 3: Sử dụng Nitroxinyl: trên 4 cừu nhiễm sán lá gan, sán lá dạ cỏ và giun tròn. 71
- So sánh hiệu quả điều trị sán lá của Albendazol với hiệu quả điều trị sán lá của Nitroxinyl. So sánh hiệu quả điều trị giun tròn của Levamisol với Albendazol và Nitroxinyl (do Albendazol và Nitroxinyl vừa có tác dụng tẩy sán lá vừa có tác dụng tẩy giun tròn). Trước và sau khi điều trị mẫu phân của các cừu cũng được thu thập theo quy trình trên và mẫu phân lần 2, 3, 4 và 5 được thu vào các thời điểm sau 24 giờ, 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày kể từ khi tiêm thuốc điều trị. Xác định hiệu quả của các loại thuốc tẩy bằng phương pháp Stoll (1926) kiểm tra số lượng trứng trong phân trước và sau khi tẩy, từ đó đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị. Mẫu sạch mầm bệnh là những mẫu có ít hơn 30 trứng /1 gam phân (E.P.G < 30) [6]. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thành phần, tỷ lệ và cường độ nhiễm các loài ký sinh trùng trên cừu Kết quả đánh giá thành phần các loại ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trên đàn cừu Phan Rang sau 3 tháng nuôi thích nghi tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An được trình bày trên bảng 1 và 2. Bảng 1. Thành phần các loài ký sinh trùng trong đường tiêu hóa của đàn cừu Số hiệu cừu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Loại ký sinh trùng Trichostrongylidae* + + + + + + + + + + + + + + Strongyloides sp. - + - + - - + + - - - - + - Trichocephalus sp. + - + - + + - + - + + - - + Fasciola sp. - - + - - - - - - + + + - + Paramphistomum sp. - + + + + + + + + - + + + + Eimeria sp. + + + + + + + + + + + + + + * Trychostrongylidae: Haemonchus sp., Mecistocirrus sp., Nematodirus sp., Trichostrongylus sp.. Qua bảng 1 cho thấy: cừu nuôi ở Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An nhiễm ký sinh trùng thuộc ba lớp Trematoda (sán lá) (Fasciola sp., Paramphistomum sp.), Nematoda (giun tròn) (Trichostrongylidae*, Strongyloides sp., Trichocephalus sp.), Protozoa (đơn bào) (Eimeria sp.), không có ký sinh trùng thuộc lớp Cestoda (sán dây). Trong đó 100% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Nematoda và Protozoa, 85,71% cừu 72
- nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Trematoda. Trong 14 cừu kiểm tra có 2 cừu nhiễm 3 loại ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 14,3%; 8 cừu nhiễm 4 loại ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 57,1% và 4 cừu nhiễm 5 loại ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 28,6%. Như vậy, mỗi cừu không nhiễm đơn lẻ từng ký sinh trùng mà nhiễm hỗn hợp nhiều loại ký sinh trùng khác nhau. Bảng 2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng trong đường tiêu hóa của đàn cừu Số Cường độ nhiễm Số mẫu T ỷ lệ mẫu + ++ +++ kiểm nhiễm Tên giun sán nhiễm tra (%) Sl TL(%) Sl TL(%) Sl TL(%) (+) (n) Trichostrongylidae 56 56 100,00 16 28,57 16 28,57 24 42,86 Strongyloides sp. 56 20 35,71 16 80,00 4 20,00 0 0,00 Trichocephalus sp. 56 32 57,14 20 62,50 12 37,50 0 0,00 Fasciola sp. 56 20 35,71 12 60,00 4 20,00 4 20,00 Paramphistomum 56 48 85,71 28 58,34 16 33,33 4 8,33 sp. Eimeria sp. 56 56 100,00 24 42,86 20 35,71 12 21,43 Kết quả phân tích 56 mẫu phân cho thấy, 14 cừu kiểm tra đều nhiễm ký sinh trùng. Trong đó, 100% cừu nhiễm Trichostrongylidae và Eimeria sp., 48 mẫu trong tổng số 56 mẫu của các cừu kiểm tra nhiễm Paramphistomum sp. chiếm tỷ lệ 85,71%. Tỷ lệ nhiễm Trichocephalus sp. là 57,14% và tỷ lệ nhiễm Fasciola sp. và Strongyloides sp. là thấp nhất chiếm 35,71%. Kết quả này cao hơn so với những nghiên cứu trên đàn cừu ở Việt Nam của (Drozdz J., 1971) (Fasciola 20%, Paramphistomum 37%, Trichostrongylidae 58,9%), cao hơn so với nghiên cứu về Eimeria của (Dinka Ayana et al, 2009) trên cừu ở Thổ Nhĩ Kỳ (59,6%). Kết quả đánh giá về cường độ nhiễm ký sinh trùng ở cừu cho thấy: 80% cừu bị nhiễm Strongyloides sp. ở mức độ (+), đối với Trichocephalus sp. là 62,5%, Fasciola sp. là 60%, thấp nhất là Trichostrongylidae (28,57%). Mức độ nhiễm (++) cao nhất là Trichocephalus sp. (37,5%), kế đến là Eimeria sp. (35,71%) và thấp nhất là Fasciola sp. và Strongyloides sp. (20%). Mức độ nhiễm (+++) chủ yếu là Trichostrongylidae (42,86%) và Eimeria sp. (21,43%), thấp nhất là Paramphistomum sp. (8,33%). Từ kết quả trên cho thấy cừu là đối tượng vật nuôi rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng, đặc biệt là hai họ Trichostrongylidae và Eimeria. Mức độ nhiễm nặng nhất là với 73
- họ Trichostrongylidae. Nguyên nhân của tình hình này có thể là do cừu bị nhiễm trong thời gian nuôi tại Ninh Thuận và quá trình vận chuyển, nuôi thích nghi trong điều kiện nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng phát triển trong cơ thể vật chủ. Cừu cũng nhiễm giun tròn thuộc họ giun xoăn (Strongylidae) và đơn bào (cầu trùng Eimeria sp.) với tỷ lệ và cường độ cao. Nguyên nhân do các giun tròn thuộc họ giun xoăn và cầu trùng có chu trình phát triển trực tiếp không qua vật chủ trung gian do đó khả năng cừu tiếp xúc với mầm bệnh cao vì vậy cừu dễ bị tái nhiễm và bội nhiễm. 3.2. Hiệu lực thuốc tẩy Sau khi tiến hành xét nghiệm kiểm tra tình hình nhiễm ký sinh trùng trên đàn cừu nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, chúng tôi tiến hành thử nghiệm hiệu quả một số loại thuốc tẩy thông thường nhằm tìm ra biện pháp phòng trừ có hiệu quả cho cừu nuôi, kết quả thu được trình bày ở bảng 3 và bảng 4. Bảng 3. Kết quả điều trị sán lá Tỷ lệ sạch sau khi tẩy Số cừu Tên thuốc STT 5 ngày 10 ngày 15 ngày Tỷ lệ ra tẩy sán (%) (-) % (-) % (-) % 1 Albendazol 6 100 6 100 4 66,66 3 50,00 2 Nitroxinyl 4 100 4 100 3 75,00 3 75,00 Qua bảng 3 cho thấy, đối với thuốc Albendazol và Nitroxynil có tỷ lệ ra sán cao (100%); Sau khi tẩy 5 ngày chúng tôi tiến hành lấy mẫu kiểm tra tỷ lệ sạch sán 100% (6 mẫu âm tính trên 6 mẫu tẩy). Tại thời điểm 10 ngày sau khi tẩy tỷ lệ sạch sán đối với thuốc tẩy Albendazol là 66,7%; Nitroxinyl là 75%. Tại thời điểm 15 ngày sau khi tẩy tỷ lệ sạch sán của thuốc tẩy Albendazol giảm xuống còn 50%; Nitroxinyl 75%. Kết quả ở bảng 3 cũng cho thấy, tính đến thời điểm 15 ngày sau khi sử dụng thuốc, thuốc tẩy Nitroxinyl có hiệu quả cao hơn so với thuốc tẩy Albendazol. Như vậy, cả hai loại thuốc tẩy Albendazol và Nitroxinyl đều có hiệu quả đối với sán lá gan và sán lá dạ cỏ. Cừu sau khi sử dụng thuốc tẩy số lượng trứng trên 1 tiêu bản giảm hơn so với trước khi sử dụng thuốc tẩy. Kết quả ở bảng 4 cho thấy, các thuốc sử dụng tẩy đều có tác dụng đối với giun tròn. Thuốc tẩy Albendazol có tác dụng với 2 cừu trong 6 cừu sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ 33,33% tại cả ba thời điểm kiểm tra (5 ngày, 10 ngày và 15 ngày sau khi tẩy). 74
- Bảng 4. Kết quả điều trị giun tròn Tỷ lệ sạch sau khi tẩy Số Loại thuốc cừu STT 5 ngày 10 ngày 15 ngày tẩy (-) % (-) % (-) % 1 Albendazol 6 2 33,33 2 33,33 2 33,33 2 Nitroxinyl 4 1 25,00 0 0,00 0 0,00 3 Levamisol HCl 4 2 50,00 2 50,00 1 25,00 Nitroxinyl có tác dụng với 1 cừu trong 4 cừu sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ 25,00% (tại thời điểm 5 ngày sau khi sử dụng thuốc). Tại thời điểm 10 và 15 ngày sau khi tẩy, thuốc không có tác dụng với giun. Đối với Levamisol HCl, thuốc có tác dụng với 2 trên 4 cừu sử dụng thuốc tại hai thời điểm là 5 ngày và 10 ngày sau khi tẩy. Tại thời điểm 15 ngày sau khi tẩy thuốc có tác dụng với 1 cừu trong 4 cừu sử dụng thuốc. 4. Kết luận - Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở đàn cừu ở trại Thủy An là 100% và thuộc ba lớp Trematoda (Fasciola sp., Paramphistomum sp.), Nematoda (Trichostrongylidae, Strongyloides sp., Trichocephalus sp.), Protozoa (Eimeria sp.), không có ký sinh trùng thuộc lớp Cestoda. Trong đó 100% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Nematoda và Protozoa, 85,71% cừu nhiễm ký sinh trùng thuộc lớp Trematoda. - Cường độ nhiễm ký sinh trùng ở cừu: + 80% cừu bị nhiễm Strongyloides sp. ở cường độ (+), đối với Trichocephalus sp. là 62,5%, Fasciola sp. là 60%, thấp nhất là Trichostrongylidae (28,57%). + Mức độ nhiễm (++) cao nhất là Trichocephalus sp. (37,50%), thấp nhất là Fasciola sp. và Strongyloides sp. (20%). + Mức độ nhiễm (+++) chủ yếu là Trichostrongylidae (42,86%), thấp nhất là Paramphistomum sp. (8,33%). - Hiệu lực thuốc tẩy: + Đối với Trematoda: hiệu quả Nitroxinyl cao hơn (75%) so với Albendazol (50%). + Đối với Nematoda: hiệu quả Albendazol (33,33%) cao hơn so với Levamisol HCl (25%). 75
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đinh Văn Bình, Nguyễn Đức Tưởng, Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp để nâng cao sản xuất của giống cừu Phan Rang trong chăn nuôi nông hộ, Đề tài cấp nhà nước, 2005, http://rumenasia.org/vietnam. [2]. Đinh Văn Bình, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Ngọc Thiểm, Nghiên cứu giải pháp tổng thể để nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng của giống cừu Phan Rang trong chăn nuôi nông hộ, Báo cáo 6 tháng đầu năm đề tài cấp bộ (2006-2010). [3]. Benedek, L. - Allatory. Lapok 66: 139 (1943) - F. A. Happichd D, .V.M. and J. C. Boray D, V. M., Quantitative diagnosis of chronic fasciolosis - Comparative Studies on Quantitative Faecal Examinations for Chronic Fusciolu hepatica Infection in Sheep, Australian Veterinary Journal, Vol. 45, July, 1969. [4]. Dőbel, D. (1963) – Amelie Kraemer geb. Reese (2005), Validierung ausgewählter koproscopischer Untersuchungsmethoden zum direkten Nachweis parasitärer Stadien verschiedener Parasitenspezies der Haussäugetiere. Inaugural Dissertation zur Erlangung des Grades einer Doktorin der Veterinärmedizin durch die Tierä rztliche Hochschule Hannover, Hannover, 2005. [5]. Drozdz J., Malczewski, Nội kí sinh và bệnh kí sinh vật ở gia súc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 1971. [6]. P. Dorny, E. Romjali, K. Feldman, A. Batubara and V. S. Pandey, Studies on the efficacy of four anthelmintics against Strongyle infection of sheep in North Sumatra, Indonesia, AJAS 1995 vol. 8 (No. 4) p. 348 [7]. Stoll RN, et al. Am J Hyg 1926;6:134–145 - O. R. Lee, W. K. Lee, B. H. Yun and K. M. Lee, A comparison of the efficiency of the three egg count techniques, Korean J Parasitol,10(2), Aug 1972, 90-94. [8]. Dinka Ayana, Getachew Tilahun, Wossene Abebe, Study on Eimeria and Cryptosporidium infections in sheep and goats at Elfora export abattoir, Debre-zeit, Ethiopia, Turkish Journal of Veterinary and Animal Sciences, 2009. 76
- PARASITIC INFECTION SITUATION OF SHEEP KEPT IN THUY AN ANIMAL RESEARCH CENTER AND THE EFFICIENCY OF DIFFERENT DEWOMING MEDICINCES Nguyen Thi Nga, Nguyen Xuan Ba College of Agriculture and Forestry, Hue University Bui Van Loi, Hue University SUMMARY Clinical examination and laboratory analyses of 56 fecal samples of 14 sheep at Thuy An Animal Research Center, Hue University of Agriculture and Forestry were carried out to determine the composition of parasites, infection rate, infecti on volume and efficiency of different deworming medicines. Results showed that all sheep were infected with parasites including six species of three classes: Trematode, Nematode, Protozoa. All sheep were infected by Nematode and Protozoa classes; 85,71% infected by Trematode and 80% infected by Strongyloides sp. Results also showed that 37.50% of the sheep were infected by Trichocephalus sp. at (++) level and 42,86% infected by Trichostrongylidae at (+++) level. Nytroxinyl had higher efficiency of treating Trematode than Albendazol; 75% compared to 50%. Albendazol had higher efficiency of treating Nematode than Levamisol HCl, 33,33% and 25,0%, respectively. Key words: Sheep, Parasite, Infection, Treatment. 77
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1366 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 518 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 322 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 454 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 305 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 225 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 386 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 268 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 436 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 354 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 367 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 373 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 349 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 347 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 194 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 188 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn