Báo cáo nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỌ BƯỚM PHƯỢNG (PAPILIONIDAE) Ở HÀNH LANG PHONG ĐIỀN - BẠCH MÃ, THỪA THIÊN HUẾ "
lượt xem 12
download
Hành lang Phong Điền – Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) có những nét đặc thù về hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Đã phát hiện 30 loài, 9 giống chiếm 42,86% tổng số loài và phân loài ở Việt Nam, trong đó: Có 4 loài mới cho khu hệ bướm Thừa Thiên Huế, 4 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Đã nghiên cứu sự đa dạng các taxon: Đa dạng về giống: cao nhất là Papilio với 11 loài và Graphium với 9 loài. Thành phần các loài bướm các vùng: Hương Thuỷ 21 loài...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỌ BƯỚM PHƯỢNG (PAPILIONIDAE) Ở HÀNH LANG PHONG ĐIỀN - BẠCH MÃ, THỪA THIÊN HUẾ "
- TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỌ BƯỚM PHƯỢNG (PAPILIONIDAE) Ở HÀNH LANG PHONG ĐIỀN - BẠCH MÃ, THỪA THIÊN HUẾ Lê Trọng Sơn, Trương Thị Bé Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Hành lang Phong Điền – Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) có những nét đặc thù về hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Đã phát hiện 30 loài, 9 giống chiếm 42,86% tổng số loài và phân loài ở Việt Nam, trong đó: Có 4 loài mới cho khu hệ bướm Thừa Thiên Huế, 4 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Đã nghiên cứu sự đa dạng các taxon: Đa dạng về giống: cao nhất là Papilio với 11 loài và Graphium với 9 loài. Thành phần các loài bướm các vùng: Hương Thuỷ 21 loài (70% ), A Lưới 25 loài (83,33% ) và Nam Đông 22 loài (73,33% ). Xác định hệ số gần gũi: Chỉ số tương đồng so với các vùng Cs > 0,5, biểu thị mức độ tương đồng cao (với KBTTN Phong Điền cao nhất Cs = 0,72, với VQG Bạch Mã Cs = 0,68). Phân bố theo sinh cảnh: Có 23 loài (76,67%) ở các thảm thực vật ven sông suối, 14 loài (46,67%) ở sinh cảnh rừng phục hồi, 10 loài (33,33%) ở sinh cảnh rừng nguyên sinh và 9 loài (30%) ở các thảm thực vật thứ sinh. Nghiên cứu về sự phân bố tương quan giữa độ cao và sinh cảnh: Ở độ cao 0 - 300 m, mức độ đa dạng cao nhất gặp ở thảm thực vật ven sông suối (19 loài/5 giống); Ở độ cao 300 - 700 m, mức độ đa dạng cao nhất gặp ở thảm thực vật ven sông suối (13 loài/6 giống). I. Đặt vấn đề Họ bướm Phượng (Papilionidae) phân bố trên toàn thế giới nhưng đa dạng hơn cả là ở miền nhiệt đới. Bướm Phượng (BP) có vai trò to lớn tạo nên tính đa dạng sinh học cao, thụ phấn cho cây, được nuôi làm cảnh, làm dược liệu quý.... Hành lang Phong Điền - Bạch Mã (HLPĐ - BM) gồm các khu rừng quan trọng có giá trị đa dạng sinh học cao, xa khu dân cư hơn 5 km và khu vực bìa rừng khoảng 2km, nằm trong vùng độ cao từ 0 – 300 m với độ dốc hơn 50. Có các con sông làm ranh giới bởi khu sinh cảnh có giá trị bảo tồn cao dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch. Đây cũng là khu vực quan trọng để bảo tồn các loài động vật đặc hữu có ở khu cảnh quan Trung Trường Sơn. Hiện nay HLPĐ - BM vẫn chịu sự đe dọa bởi sự khai thác gỗ, khoáng sản, săn bắn trái phép đốt rừng làm nương rẫy… làm cho các loài bướm ngày càng bị ảnh hưởng. 151
- II. Phương pháp nghiên cứu - Các điểm được lựa chọn đại diện cho hệ thống núi thấp của HLPĐ - BM, thuộc các huyện: Hương Thuỷ, Nam Đông, A Lưới ở Thừa Thiên Huế (bảng 1). Bảng 1: Địa điểm, toạ độ, độ cao và sinh cảnh trong vùng nghiên cứu Độ cao Huyện Xã Tọa độ Sinh cảnh (m) Rừng nguyên sinh, Ven 107060’97’’E Thượng Lộ sông suối, Thảm thực vật 200 - 400 16015’56’’N thứ sinh Nam Đông 107065’84’’ E Khe suối (La Ma), Rừng Hương Sơn 100 - 600 16023’62’’N nguyên sinh… Rừng nguyên sinh, Khe 107047’12’’E Hương Nguyên suối (Ha Ma), Rừng phục 100 - 450 16023’20’’ N hồi 107049’24’’E Đầu nguồn sông Hương, A Lưới A Roàng 100 - 900 16075’43’’ N Rừng nguyên sinh… 107015’38’’E Rừng nguyên sinh, Khe Hồng Vân 600 - 800 16035’14’’N suối (A Lin). Ven sông Tả Trạch, Thảm 107026’79’’E Hương Thủy Dương Hòa 100 thực vật thứ sinh, Rừng 16036’68’’N tre nứa.. - Sử dụng bản đồ địa hình, hiện trạng tài nguyên rừng… để xác lập các tuyến điều tra, xác định các dạng địa hình, các kiểu rừng. Có các sinh cảnh khác nhau: Thảm thực vật ven sông suối, rừng phục hồi, rừng nguyên sinh và thảm thực vật thứ sinh. Phân chia các kiểu sinh cảnh và độ cao theo Andrew Tordoff và nnk (2003) [2]. - Sử dụng phương pháp điều tra, xử lý và bảo quản mẫu vật thường quy [1]; [6]. - Sử dụng máy định vị toàn cầu (GPS) để xác định độ cao và toạ độ các điểm và tuyến thu mẫu. - Sử dụng các tài liệu của D’ Abrera, B., (1985) [7], Monastyrskii, A. L. & A. L. Devyatkin (2003, 2005) [9], Inayoshi Y., (1996-2006) [8] để định loại. - Dùng chỉ số tương đồng Sorensen (Magurran, 1988) – Cs để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài ở khu vực nghiên cứu với các khu vực khác. 2j Cs = ( a + b) Trong đó: j là số loài có mặt ở cả hai khu vực A và B. a- số loài có mặt ở khu vực A; 152
- b- số loài có mặt ở khu vực B. Giá trị của chỉ số (Cs) dao động từ 0 đến 1. Giá trị Cs > 0,5 biểu thị mức độ tương đồng cao, nghĩa là giá trị Cs càng lớn thì mức độ tương đồng giữa hai khu vực càng lớn. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Danh lục thành phần loài Có 630 mẫu vật được thu thập. Kết quả phân tích đã xác nhận được 30 loài thuộc 9 giống. Danh lục thành phần loài của họ BP ở HLPĐ - BM sắp xếp theo hệ thống phân loại của A. L. Monastyrskii và A. L. Devyatkin [9] (bảng 2). Bảng 2: Danh lục thành phần loài BP ở Hành lang sinh cảnh PĐ - BM Địa điểm Stt Tên khoa học HT AL NĐ (A) Troidini I Troides Helena, [1819] 1 **Troides helena cerberus (C. & R. Felder, [1865]) 2 II Atrophaneura Reakirt, [1865] 2 Atrophaneura varuna astorion (Westood, 1842) 1 1 1 3 Atrophaneura aidoneus aidoneus(Doubleday,1945) 2 III Losaria Moore, [1902] 4 Losaria coon doubledayi (Wallace, 1865) 9 7 6 IV Pachliopta Reakirt, [1865] 5 Pachliopta aristolochiae goniopeltis (Rothschild, 1908) 6 2 (B) Papilionini V Chilasa Moore, 1881 6 Chilasa clytia clytia (Linnaeus,1758) 5 1 7 **Chilasa paradoxa telearchus (Hewitson,1852) 3 4 7 VI Papilio Linnaeus, 1758 8 **Papilio demoleus demoleus Linnaeus, 1758 5 2 6 9 Papilio demolion demolion (Cramer, [1776] ) 1 10 *Papilio noblei noblei de Nice’Ville, [1889] 1 1 11 Papilio mahadeva mahadeva Moore, [1879] 1 12 Papilio helenus helenus Linnaeus, 1758 4 5 9 13 Papilio nephelus chaon Westwood, 1844 1 1 2 14 *Papilio polytes romulus Cramer, 1776 9 6 8 15 Papilio memnon agenor Linnaeus, 1758 4 7 10 16 Papilio protenor euprotenor Fruhstorfer, 1908 2 2 5 17 Papilio alcmenor publilius Fruhstorfer, 1909 1 2 1 153
- 18 *Papilio paris paris Linnaeus, 1758 1 1 (C) Leptocircini VII Meandrusa Moore, [1888] 19 Meandrusa payeni langsonensis (Fruhstorfer, 1901) 1 1 VIII Graphium Scopoli, 1777 20 Graphium sarpedon sarpedon (Linnaeus, 1758) 2 13 7 21 Graphium doson axion (C. &. R. Felder, 1864) 1 3 4 22 **Graphium evemon albociliatis (Fruhstorfer, 1901) 1 23 Graphium eurypylus cheronus (Fruhstorfer, [1903]) 2 1 24 **Graphium chironides chironides (Honrath, 1884) 2 1 25 Graphium arycles arycleoides (Fruhstorfer, 1901) 1 1 26 Graphium agamemnon agamemnon (Linnaeus, 1758) 1 2 27 **Graphium megarus megapenthes (Fruhstorfer, 1902) 1 28 *Graphium antiphates antiphates (Cramer, [1775]) 3 4 1 IX Lamproptera G. R. Gray,1832 29 *Lamproptera curius walkeri (Moore, 1902) 2 7 6 30 Lamproptera meges virescens (Butler, [1870]) 5 2 21 25 22 Tổng số loài HT: Hương Thủy; AL: A Lưới; NĐ: Nam Đông; Chú thích: * loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam; ** loài ghi nhận mới Trong số đó, phát hiện có 5 loài ghi nhận là mới cho khu hệ bướm ở Thừa Thiên Huế là Troides helena, Chilasa paradoxa, Graphium evemon, Graphium chironides, Graphium megarus. - Ghi nhận được 4 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Đó là loài Papilio noblei noblei (mức độ nguy cấp), Graphium antiphates (mức độ rất hiếm), Papilio paris (mức độ quý hiếm) và Lamproptera curius (mức độ ít gặp). Có một loài nằm trong Phụ lục II của Công ước CITES là Troides helena. Theo Công ước CITES, loài này đang bị đe doạ tuyệt chủng tại nhiều nước do nạn khai thác buôn bán. 3.2. Cấu trúc thành phần loài BP ở HLPĐ - BM Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy, tính đa dạng thể hiện cao nhất ở giống Papilio với 11 loài (chiếm 36,67%) tiếp theo là giống Graphium với 9 loài (chiếm 30%). Các giống ghi nhận được 2 loài có: Atrophaneura, Pachliopta, Lamproptera (chiếm 30%). Các giống chỉ có 1 loài gồm: Troides, Losaria, Pachliopta, Meandrusa (chiếm 40% ). Tổng số loài bướm xác định theo các điểm nghiên cứu: Hương Thuỷ 21 loài 154
- (70%), A Lưới 25 loài (83,33%) và Nam Đông 22 loài (73,33%). Bảng 3: Cấu trúc thành phần loài BP ở các điểm nghiên cứu Hương Thuỷ A Lưới Nam Đông Tổng Tỷ l ệ số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số Số Số (%) loài loài loài loài (%) (%) (%) 0 0,00 1 3,33 0 0,00 1 3,33 Troides 1 3,33 2 6,67 1 3,33 2 6,67 Atrophaneura 1 3,33 1 3,33 1 3,33 1 3,33 Losaria 1 3,33 1 3,33 0 0,00 1 3,33 Pachliopta 2 6,67 2 6,67 1 3,33 2 6,67 Chilasa 9 30,00 9 30,00 9 30,00 11 36,67 Papilio 1 3,33 1 3,33 0 0,00 1 3,33 Meandrusa 5 16,67 6 20,00 8 26,67 9 30,00 Graphium 1 3,33 2 6,67 2 6,67 2 6,67 Lamproptera Tổng số giống 8 88,89 9 100,00 6 66,67 9 100,00 Tổng số loài 21 70,00 25 83,33 22 73,33 30 100,00 Để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài với điều kiện tự nhiên và kiểu thảm thực vật, phân tích chỉ số tương đồng Sorensen (Cs). Theo kết quả cho thấy, giữa các điểm nghiên cứu có chỉ số rất cao, nghĩa là thành phần loài của các điểm này rất giống nhau: Chỉ số tương đồng giữa A Lưới - Nam Đông Cs = 0,81, giữa A Lưới - Hương Thủy và giữa Hương Thủy - Nam Đông Cs = 0,74. So sánh với thành phần loài BP ghi nhận được ở một số Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) và Vườn quốc gia (VQG) thuộc khu hệ núi thấp và núi cao của miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam (bảng 4). Qua bảng 4 cho thấy, thành phần loài BP ở HLPĐ - BM có đa dạng loài rất cao. Kết quả này phản ánh được sự đa dạng và tầm quan trọng của hành lang trong công tác bảo tồn sinh học nói chung và nhóm bướm ngày nói riêng. Chỉ số tương đồng giữa các vùng với HLPĐ - BM có giá trị Cs > 0,5 biểu thị mức độ tương đồng cao. Trong đó, mức độ tương đồng giữa HLPĐ - BM với Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền là cao nhất (Cs = 0,72), tiếp theo là ở VQG Bạch Mã (Cs = 0,68). 155
- Bảng 4: So sánh thành phần loài BP của HLPĐ - BM với một số VQG và KBTTN Diện Tổng số Số loài Chỉ số Địa điểm Nguồn tích (ha) loài chung Cs 17 A. L. Monastykii KBTTN Phong Điền 34.406 17 0,72 (tỉnh T. T. Huế) (56,67%) và nnk, 2006 [9] KBTTN Ngọc Linh, 18 Bùi Xuân 41.420 12 0,50 Phương, 2005 [5] (tỉnh Kon Tum) (60%) Khuất Đăng VQG Tam Đảo 14 36.883 13 0,59 Long, và nnk, (tỉnh Vĩnh Phúc) (46,67%) 2005 [3] A. L. Monastykii VQG Bạch Mã 23 22.031 18 0,68 và nnk, 2006 [9] (tỉnh T. T. Huế) (76,67%) Bùi Xuân VQG Phú Quốc, 13 Phương, 31.422 13 0,60 (tỉnh Kiên Giang) (43,33%) 2005 [4] 30 HLPĐ - BM 134.000 30 1 (100%) 3.4. Đặc trưng phân bố của BP ở HLPĐ - BM 3.3.1 Phân bố theo sinh cảnh Ở các sinh cảnh khác nhau có mức độ phong phú khác nhau: có 18 loài ở sinh cảnh rừng thường xanh cây lá rộng mưa mùa nhiệt đới Nm núi thấp, 23 loài ở các sinh cảnh ven sông suối. Kết quả được trình bày ở hình 1. 25 20 15 Giống 10 Loài 5 0 EV RV RF RS Hình 1: Đa dạng thành phần loài phân bố theo sinh cảnh EV: rừng nguyên sinh; RV: thảm thực vật ven sông suối; RF: rừng phục hồi; RS: thảm thực vật thứ sinh. Sự phân bố của các bậc phân loại trong các sinh cảnh khác nhau có sự khác biệt rõ rệt. Đối với phân loại bậc loài, mức độ đa dạng được sắp xếp như sau: 23 loài (76,67%) có ở các thảm thực vật ven sông suối, 14 loài (46,67%) được tìm thấy trong sinh cảnh rừng phục hồi, 10 loài (33,33%) được tìm thấy trong sinh cảnh rừng nguyên 156
- sinh và 9 loài (30%) được tìm thấy ở các thảm thực vật thứ sinh. Tương tự, ở phân loại bậc giống mức độ phổ biến được tìm thấy trong các sinh cảnh được sắp xếp như sau: 7 giống (70%) được tìm thấy ở các thảm thực vật ven sông suối, 6 giống (60%) được tìm thấy trong sinh cảnh rừng phục hồi, 6 giống (60%) được tìm thấy trong sinh cảnh rừng nguyên sinh và 4 giống (40%) được tìm thấy ở các thảm thực vật thứ sinh. Rừng phục hồi và thảm thực vật ven suối là hai sinh cảnh có số loài cao nhất, đại diện là các giống Papilio và Graphium. Ngược lại, sinh cảnh rừng nguyên sinh chỉ ở mức độ trung bình. Mức độ thấp nhất ở thảm thực vật tái sinh, do độ đa dạng thực vật và mức độ che phủ của rừng là thấp. 3.3.2 Phân bố theo độ cao HLPĐ - BM là một đại diện tiêu biểu cho hệ thống núi thấp ở khu vực Trung Trường Sơn. Kết quả nghiên cứu dọc các sông, suối, và đồi núi từ độ cao 100 m đến gần 1.000 m cho thấy mức độ biến đổi phong phú điển hình ở vùng núi thấp (bảng 5). Ở độ cao từ 0 – 300 m chiếm số lượng lớn 23 loài (76,67%), ở độ cao 300 – 700 m có 17 loài (56,67%), ở độ cao 700 m trở lên chưa ghi nhận được sự phân bố của BP. Bảng 5: Thành phần loài BP phân bố theo độ cao trong vùng nghiên cứu Độ cao (m) Giống 0 - 300 300 - 700 Số loài % Số loài % 0 0,00 1 3,33 Troides 1 3,33 2 6,67 Atrophaneura 1 3,33 1 3,33 Losaria 1 3,33 1 3,33 Pachliopta 2 6,67 1 3,33 Chilasa 7 23,33 7 23,33 Papilio 1 3,33 0 0,00 Meandrusa 8 26,67 3 10,00 Graphium 1 3,33 2 6,67 Lamproptera Tổng số loài 23 73,33 17 60,00 Tổng số giống 8 88,89 8 88,89 3.3.3 Phân bố tương quan giữa độ cao và sinh cảnh Kết quả trình bày ở bảng 6. Ở độ cao 0 – 300 m, phần lớn các loài được tìm thấy trong các thảm thực vật ven sông suối và trong các sinh cảnh rừng. Mức độ đa dạng được sắp xếp: thảm thực vật ven sông suối (19 loài/5 giống) và rừng phục hồi (12 loài/5 giống), rừng nguyên sinh (7 loài/5 giống) và thảm thực vật thứ sinh (7 loài/4 giống). Ở độ cao 300 – 700 m, toàn bộ các loài được tìm thấy trong các thảm thực vật ven suối và trong các 157
- sinh cảnh rừng. Mức độ đa dạng được sắp xếp: thảm thực vật ven sông suối (13 loài/6 giống), rừng phục hồi (10 loài/6 giống) và rừng nguyên sinh (5 loài/3 giống). Bảng 6: Thành phần loài BP phân bố theo tương quan độ cao và sinh cảnh Độ cao (m) 0 - 300 300 - 700 Giống Sinh cảnh EV RV RF RS EV RV RF RS 1 Troides 1 1 1 Atrophaneura 1 1 Losaria 1 1 1 Pachliopta 2 1 1 Chilasa 2 6 5 4 4 6 3 Papilio 1 1 Meandrusa 2 8 4 1 2 2 1 Graphium 1 2 1 1 2 1 Lamproptera Tổng số loài 7 19 12 7 10 13 5 0 Tổng số giống 5 5 5 4 6 6 3 0 Ghi chú: EV - Rừng nguyên sinh; RV - Thảm thực vật ven sông suối; RF - Rừng phục hồi; RS - Thảm thực vật thứ sinh. IV. Kết luận 1. Đã phát hiện 30 loài thuộc 9 giống chiếm 42,86% tổng số loài và phân loài đã được công bố ở Việt Nam: - Ghi nhận được 4 loài mới cho khu hệ bướm Thừa Thiên Huế là Troides helena, Chilasa paradoxa, Graphium evemon, Graphium chironides và Graphium megarus; 4 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam là Papilio noblei noblei (mức nguy cấp), Graphium antiphates (mức rất hiếm), Papilio paris (mức quý hiếm) và Lamproptera curius (mức ít gặp); 01 loài nằm trong Phụ lục II của Công ước CITES là Troides helena. - Tính đa dạng về giống: cao nhất là Papilio với 11 loài và Graphium với 9 loài. Các giống có 2 loài là Atrophaneura, Pachliopta và Lamproptera. Các giống chỉ có 1 loài là Troides, Losaria, Pachliopta và Meandrusa. - Tổng số loài bướm tại các điểm nghiên cứu: Hương Thuỷ 21 loài (70% ), A Lưới 25 loài (83,33% ) và Nam Đông 22 loài (73,33% ) - Hệ số gần gũi: Chỉ số tương đồng giữa các vùng với HLPĐ - BM có giá trị Cs > 0,5, biểu thị mức độ tương đồng cao. Trong đó, mức độ tương đồng giữa HLPĐ - BM với KBTTN Phong Điền là cao nhất (Cs = 0,72), tiếp theo là VQG Bạch Mã (Cs = 0,68). 158
- 2. Phân bố theo sinh cảnh: Có 23 loài (76,67%) thuộc 7 giống (70%) có ở các thảm thực vật ven sông suối, 14 loài (46,67%) thuộc 6 giống (60%) có trong sinh cảnh rừng phục hồi, 10 loài (33,33%) thuộc 6 giống (60%) có trong sinh cảnh rừng nguyên sinh và 9 loài (30%) thuộc 4 giống (40%) có ở các thảm thực vật thứ sinh. - Phân bố tương quan giữa độ cao và sinh cảnh: Ở độ cao 0 – 300 m, mức độ đa dạng cao nhất gặp ở thảm thực vật ven sông suối (19 loài/5 giống) và rừng phục hồi (12 loài/5 giống). Rừng nguyên sinh (7 loài/5 giống) và thảm thực vật thứ sinh (7 loài/4 giống); Ở độ cao 300 – 700 m, mức độ đa dạng cao nhất gặp ở thảm thực vật ven sông suối (13 loài/6 giống), rừng phục hồi (10 loài/6 giống) và rừng nguyên sinh (5 loài/3 giống). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dự án SPAM - Việt Nam. Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học. Nxb Giao thông - Vận tải, Hà Nội, (2003). 2. Leonid, V. Averyanov, L., Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Vinh, Trần Minh Đức, Ngô Trí Dũng, Dương Văn Thành, Lê Thái Hùng, Nguyễn Tiến Hiệp, Phạm Văn Thế, Averyanova A. L. and Regalado, J., . Đánh giá Hệ thực vật vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Báo cáo số 1: Phần 1. Dự án Hành lang xanh, WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam, (2006) 3. Khuất Đăng Long, Vũ Quang Côn. Phân tích tính đa dạng hai nhóm côn trùng và ý nghĩa bảo tồn của chúng ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, (2005), 118-125. 4. Bùi Xuân Phương. Bước đầu nghiên cứu khu hệ bướm ngày (Rhopalocera: Lepidoptera) tại Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 5. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, (2005), 159-165. 5. Bùi Xuân Phương. Thành phần loài và mức độ phong phú khu hệ bướm tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, Việt Nam (Tháng 3-4/2004). Báo cáo khoa học, Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 5. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, (2005), 166 – 175. 6. Phạm Bình Quyền, Lê Đình Thái. Quy trình sưu tầm, sử lý và bảo quản côn trùng. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (1967). 7. D’ Abre B., 1982 - 1990. Butterflies of the Oriental Region. Hill House Melburne. Vol 1 - 3, 1230pp. 159
- 8. Inayoshi, Y., (1996-2006). A check list of Butterflies in Indo - China (Chiefly from Thailand, Laos & Vietnam). Souse material: http://yutaka.it-n.jp/ 9. Monastyrskii, A. L. & Devyatkin A., L.. Butterflies of Vietnam (an illustrated checklist). Thong Nhat Printing House, (2003), 56pp + 14 Pl. THE RESULTS FROM RESARCH ON PAPILIONIDAE (LEPIDOPTERA) IN PHONG DIEN - BACH MA CORRIDOR, THUA THIEN HUE PROVINCE Le Trong Son, Truong Thi Be College of Sciences, Hue University SUMMARY In this paper we presented the composition species and distribution of Papilionidae (Lepidoptera) in Phong Dien - Bach Ma corridor (Thua Thien Hue provice). This place is regarded as an important area of biodiversity for Phong Dien Nature Reserve and Bach Ma National Park. However, until now no thorough studies have been carried out on the butterfly fauna in the area. 30 species and sub-species were found in the course of the study which lasted for about 2 years (2005 – 2006). These species and sub-species belong to 9 genus. Among them, we discovered 4 species, which is new for buterflies fauna in Thua Thien Hue. Distribution of Papilionidae following the biotopos and height in Phong Dien - Bach Ma corridor were discussed. 160
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU"
12 p | 1367 | 120
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều."
10 p | 614 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỐI TRỘN CHI TOSAN – GELATI N LÀM MÀNG BAO THỰC PHẨM BAO GÓI BẢO QUẢN PHI LÊ CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG"
7 p | 530 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Giọng điệu thơ trào phúng Tú Mỡ trong “Dòng nước ngược”"
8 p | 323 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA AXÍT LÊN TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)"
5 p | 455 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)"
12 p | 323 | 43
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG NUÔI CÁ TRA VÀ BASA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
8 p | 230 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR-GENOTYPI NG (ORF94) TRONG NGHIÊN CỨU VI RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
7 p | 379 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
11 p | 388 | 29
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vai trò của toán tử tình thái trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Qua phân tích truyện ngắn Mất cái ví)"
8 p | 269 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Quan hệ giữa cấu trúc và ngữ nghĩa câu văn trong tập truyện ngắn “Đêm tái sinh” của tác giả Trần Thuỳ Mai"
10 p | 439 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU TẠO KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG VI-RÚT GÂY BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN TẠO MÁU VÀ DƯỚI VỎ (IHHNV) Ở TÔM PENAEID"
6 p | 359 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU DÙNG ARTEMIA ĐỂ HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIÊM MAO TRÙNG (Ciliophora) TRONG HỆ THỐNG NUÔI LUÂN TRÙNG"
10 p | 369 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP HỆ THỐNG NUÔI KẾT HỢP LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) VỚI BỂ NƯỚC XANH"
10 p | 375 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THỦY VỰC DỰA VÀO QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT ĐÁY"
6 p | 354 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU THAY THẾ THỨC ĂN SELCO BẰNG MEN BÁNH MÌ TRONG NUÔI LUÂN TRÙNG (Brachionus plicatilis) THÂM CANH"
10 p | 349 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CẬP NHẬT VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH DANH TÔM BIỂN VÀ NGUỒN LỢI TÔM HỌ PENAEIDAE Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG"
10 p | 197 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 190 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn