intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học " KIỂU NHÂN VẬT MA TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

96
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khu rừng văn học kì ảo xưa nay, truyện về các hồn ma bóng quỷ bao giờ cũng là cây đại thụ um tùm nhất. Theo thời gian, cây phả hệ truyện ma không vì thế mà già cỗi, trái lại như được cung cấp thêm nhiều dưỡng chất mới của thời đại, nó càng tiếp tục đẻ nhánh, sinh cành thành một dòng chủ đạo của bộ phận văn học kì ảo. Sức sống mãnh liệt của dòng truyện này khiến không ít người phải tốn nhiều công sức để tìm hiểu những căn nguyên ra đời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học " KIỂU NHÂN VẬT MA TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM "

  1. KIỂU NHÂN VẬT MA TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM Bùi Thanh Truyền Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 1. Trong khu rừng văn học kì ảo xưa nay, truyện về các hồn ma bóng quỷ bao giờ cũng là cây đại thụ um tùm nhất. Theo thời gian, cây phả hệ truyện ma không vì thế mà già cỗi, trái lại như được cung cấp thêm nhiều dưỡng chất mới của thời đại, nó càng tiếp tục đẻ nhánh, sinh cành thành một dòng chủ đạo của bộ phận văn học kì ảo. Sức sống mãnh liệt của dòng truyện này khiến không ít người phải tốn nhiều công sức để tìm hiểu những căn nguyên ra đời và trưởng thành của nó. Theo chúng tôi, muốn làm được điều này, có lẽ không ngoài việc lần lại cội nguồn xa xưa của truyện ma. Trước khi có văn học thành văn, làng quê phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đều được tắm mình trong bộ phận văn học truyền miệng thô mộc, khỏe khoắn, trong đó hấp dẫn người nghe nhất vẫn là những câu chuyện thần linh, quái dị. Mà cái thế giới ma trong dân gian thì thiên hình vạn trạng, nó xuất phát từ thế giới tự nhiên ngỡ như gần gũi, nhẵn mặt nhưng cũng hết sức xa lạ, kì bí đối với con người. Quan niệm vạn vật hữu linh khiến người ta nhìn sự vật nào cũng như thấy có sinh mệnh, có cuộc sống riêng. Chính vì thế, ma đâu chỉ là người chết hiện hồn, ma còn là loài vật, đồ vật, cây cối, thậm chí cả các hiện tượng địa lí, tự nhiên như sông núi, gò hoang... "lâu ngày thành tinh". Niềm tin 31
  2. về các thế lực siêu nhiên lẩn khuất xung quanh dường như khá thường trực ở mỗi người và "thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề" trở thành câu cửa miệng của cả một cộng đồng. Hít thở bầu không khí li kì, rùng rợn từ thuở ấu thơ, chuyện ma đã ăn sâu vào tâm khảm mỗi cá nhân, trở thành cái "vô thức tập thể" của dân tộc. Nghe chuyện ma thì sợ, nhưng càng sợ càng thích nghe. Chất ma túy của chuyện ma cùng với nỗi sợ bản năng ấy không hề mất đi mà chỉ ngụy trang, biến thái khi con người giã từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, khi dân tộc chia tay với giai đoạn nguyên thủy, sơ khai trong tư duy, nhận thức để bước vào thời đại văn minh, tiến bộ. Cùng với quan niệm vạn vật hữu linh thuần phác của dân gian, ma trong văn học thành văn còn bị chi phối bởi quan niệm phi nhị nguyên về thế giới - một quan niệm khá đặc trưng và rất phổ biến ở đa số các nước phương Đông tiền công nghiệp, ở đó không có sự ngăn cách tuyệt đối giữa người sống và người chết, giữa cõi âm và cõi dương. Trong tâm thức người Việt, cõi âm là cõi vĩnh hằng, là biểu hiện của phạm trù thời gian vĩnh cửu. Chết không phải là hết mà là chuyển từ trạng thái sống này sang trạng thái sống khác, từ trạng thái người sang trạng thái ma (hoặc quỷ) để tiếp tục cuộc đời ở thế giới bên kia. Đó chỉ là sự "khuất núi", nghĩa là vẫn tồn tại trên mặt đất này nhưng vẫn hiện diện một khoảng cách nhất định đối với người sống (tức ở bên kia núi) [xem 1] như kiểu "lên đường theo tổ tiên", "về với ông bà ông vải" vậy. Hai cõi dương (bên này) và âm (bên kia) gắn bó với nhau như hai mặt của một tờ giấy, tương thông và tác động qua lại lẫn nhau mà "sứ giả của chúng là những thần tiên, quái vật, những ông đồng, bà cốt, đạo sĩ, thầy pháp, chân nhân..." [2] nhưng thường gặp hơn cả vẫn là ma quỷ. Truyện ma đương đại, do được kế thừa một di sản đồ sộ từ truyền thống, nên sức sống vẫn không hề suy giảm. Dĩ nhiên, cùng với đặc trưng huyết thống, 32
  3. ảnh hưởng của môi trường, thời đại cũng là "chất tăng trọng" đáng kể đối với sự tái sinh rầm rộ của chúng. Do khuôn khổ của bài viết và cũng xuất phát từ hạn chế của việc bao quát tư liệu, chúng tôi chỉ hướng trọng tâm vào khảo sát hệ thống nhân vật ma với tư cách là hiện hình (vision) của những người đã khuất mà thôi. 2. Có lẽ cũng nên bắt đầu việc dựng chân dung của kiểu nhân vật này bằng cách phát thảo đôi nét về diện mạo. Dù là tồn tại song song với thế giới thực, là anh em song sinh của con người, thế giới ma trong văn xuôi hôm nay vẫn có thể khu biệt mình qua ba motip quen thuộc: Họ là phan vật chất, đứng ngoài quy luật nghiệt ngã của thời gian với âm khí nặng nề. Dường như là một sự quy ước ngầm: Nếu như cảm nhận được bằng giác quan thì ma (quỷ) trong văn xuôi đương đại bao giờ cũng mang theo cái lạnh ghê người từ cõi âm (đối lập với cái ấm của con người trên dương thế). Âm khí thường toát ra từ "đôi môi lành lạnh" (Thần đất - Vũ Bão), từ đôi mắt "xanh biếc, cái mầu xanh lạnh của mầu xanh con đom đóm" (Ám ảnh có thật -Trần Huy Quang), từ giọng nói "lạnh như băng", từ thân xác "to lớn lạnh lẽo" (Giữa trần gian và địa ngục - Nguyễn Đình Bổn)... nhưng nhiều nhất vẫn là từ bàn tay. Không hẹn mà nên, bàn tay của tráng sĩ cụt đầu (Đêm vu lan - Võ Thị Hảo), của Quỷ Vô thường (Giữa trần gian và địa ngục), của nàng Bướm Trắng trong câu chuyện cùng tên, của những liệt sĩ như Lăng (Bến trần gian - Lưu Sơn Minh), Dương (Thần đất) đều khiến người sống phải ngạc nhiên xen lẫn nghi ngờ tư cách tồn tại của họ trên cõi trần, bởi nó "nhợt nhẽo và giá lạnh", "lạnh ngắt", "cứng lạnh như sắt", "lạnh băng", "lạnh thế", "lạnh lắm nhưng có sức hút lạ kì"... 33
  4. Trường hợp thứ hai, nếu không cảm nhận được bằng xúc giác thì nhân vật ma chính là những phản vật chất. Họ là Lăng với cái bóng "trôi nhè nhẹ trên sông", là Dương với "khuôn mặt chỉ là một bóng mờ mờ có in hình đôi mắt đắm đuối", là những người trong phiên chợ dưới trăng rằm với hình hài "không phải là da thịt mà chỉ như không khí cô đặc lại mà thôi...". Và khi họ di chuyển, bước chân "sao cứ như bay, như lướt" trên mặt đất (Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ - Y Ban), "không nghe thấy tiếng chân, dường như không có sự nhún nhảy của bước chân" (Ám ảnh có thật). Rời dương thế để vào cõi âm, họ mang gương mặt nửa thực nửa hư của những cư dân nghĩa địa. Nghĩa là, như cách mô tả của hồn ma ông giáo trong Nghĩa địa xóm Chùa (Đoàn Lê), "ngoài đầu lâu xương sọ bên trong chúng tôi mang thêm lớp bọc lờ mờ xanh lợt, y hệt nét mặt sinh thời. Tấm màn bao phủ này nhìn rõ nhưng không sờ mó thấy. Có vậy chúng tôi mới phân biệt được nhau, chứ lủng củng rặt những xương ai chả giống ai". Tương tự như lời nhân vật này, chúng ta cũng có thể nói rằng, nếu không tồn tại hai đặc trưng vừa nêu, thật khó có thể xác định ranh giới giữa ma và người. Chính cái bản chất phản vật chất này khiến cho ma không thể hiện diện giữa thanh thiên bạch nhật, vì họ "không chịu nổi cả gió lẫn mặt trời" (Đợi bạn - Ngô Tự Lập) bởi "khí âm hễ gặp ánh mặt trời là bị tan biến ngay" (Cõi âm - Triệu Bôn) mà phải lấy đêm với bóng tối dày đặc làm môi trường tồn tại. Nhưng "đêm" vẫn chưa hẳn là lí do tối thượng để hồn ma từ thế giới bên kia dấn thân vào chốn nhân gian nhiều nghiệp chướng. Cội rễ của vấn đề nằm ở chỗ khác, sâu xa hơn, đó là một cái tâm "còn ham cõi dương", vẫn nặng nợ với bao căn duyên nơi trần thế. Đứng ngoài quy luật nghiệt ngã của thời gian là đặc trưng thứ ba thường thấy ở các nhân vật ma. Cái chết đã đưa họ bước từ cõi trần "sinh lão bệnh tử" sang cõi vĩnh hằng, ở đó nhân vật không hề thay đổi diện mạo trước lúc nhắm 34
  5. mắt xuôi tay. Chúng ta sẽ gặp ở đây một hài nhi "mấy nghìn năm tuổi" (Cõi âm), một ông già tuổi trên thất thập vẫn trong hình hài của chàng trai tuổi hai mươi (Tàn đen đóm đỏ - Phạm Ngọc Tiến), một cung nhân từ thời Nguyễn vẫn là một cô bé "mười lăm mười sáu tuổi", "với vẻ đẹp lạc loài và y trang lạc thời" (Bức tranh thiếu nữ áo lục - Quế Hương). Tráng sĩ cụt đầu thì "tay phải (...) cầm bảo kiếm, tay trái đỡ một cái đầu lâu râu tóc xoã xượi" (Đêm vu lan), một vị tướng "thể xác lừng lững, cao đến mét bảy, đóng khung trong bộ quân phục cấp tướng, huân chương đầy ngực" (Nghĩa địa xóm Chùa). Nhưng có lẽ day dứt trái tim người đọc hơn cả là trăm ngàn hồn ma liệt sĩ. Họ cứ thế, mãi mãi tuổi đôi mươi, "trẻ nguyên, trẻ mãi", vẫn hồn nhiên thắp lên những ước mơ, hoài bão ấm cả cõi âm (Những khóm cúc hoa vàng - Thang Sắc, Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai, Cặp bồ với ma - Ngô Văn Phú, Tiếng rừng - Hiền Phương, Đốm lửa - Nguyễn Thị Minh Thúy, Đợi bạn, Thần Đất, Bến trần gian, Tàn đen đóm đỏ...). Dường như tất cả đều muốn gửi đến cho những người đang sống lời nhắn nhủ thiết tha: Xin gửi lại các bạn quỹ thời gian của chúng tôi trên trần thế; vì người đã khuất mong các bạn hãy sống tốt đẹp hơn... Cũng giống như truyền kì, chí dị, phần lớn ma trong văn xuôi hôm nay là nữ, họ về dương gian với những mục đích khác nhau. Nếu là do còn vương vấn bụi trần, còn biết xót thương những nỗi đau trần thế, còn "khát yêu đương", họ sẽ hiện lên trong chân dung "người đàn bà quyến rũ", chủ động, cuồng nhiệt trong tình yêu, vượt ra ngoài những khuôn phép thường tình. Khác với những chị em song sinh trong truyền kì, dẫu vẫn "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" để đến với tình lang nhưng "tam tòng tứ đức" của Nho gia dù sao vẫn dựng lên giữa họ một ranh giới không sao xóa sạch ("xé rào" cỡ Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương trong Truyện kì ngộ ở trại Tây (Truyền kì mạn lục) cũng chỉ dám "đứng ở bên trong bức tường đổ (...) hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném cho Hà Nhân" để gợi sự chú ý của chàng, "lâu ngày như thế Nhân không mần ngơ 35
  6. được, một hôm mới đứng lại trò chuyện lân la" [3]; vì thế họ cũng không thoát khỏi thân phận của kẻ liễu yếu đào tơ tìm cội tùng quân nương bóng), ma nữ giờ đây là những người hoàn toàn chủ động: nửa đêm đến, mờ sáng đi, thậm chí chủ động cả ... tỏ tình với cung cách "bạo dạn lạ lùng" (Độc huyền - Nguyễn Đình Bổn), đặc biệt là chủ động quyết định số phận của chính họ. Nhưng quan trọng hơn, họ đến với người yêu trần thế không phải để tìm sự chở che, an ủi mà chính là để xẻ chia, giúp đỡ những người đàn ông cô đơn, bất hạnh. Với Nguyễn Văn Nhân "độc thân, vợ bỏ, không con cái", mấy ngày tết vẫn hiu quạnh ở nghĩa trang hoặc chàng trai đang gặp nhiều bất như ý một mình sống giữa vùng bán sơn dã tĩnh lặng, chàng đánh cá mồ côi khốn khó thì hồn ma của Hoàng Thu Huệ, của Lan, của cô gái vô danh như là thứ nước cam lồ xoa dịu nỗi cô đơn, xả cho họ những nhọc nhằn cay đắng (Hoa lạ - Nguyễn Đình Bổn, Độc huyền, Cặp bồ với ma). Với người chiến sĩ văn công thì cô gái áo lục như một tấm bùa hộ mệnh, một cảm hứng nghệ thuật đích thực nâng đỡ tâm hồn anh vượt qua những gian nan khốc liệt của chiến tranh và bao cám dỗ của thời bình (Hồn trúc - Nguyễn Văn Thông). Điệp (Bướm trắng - Ngô Văn Phú) không kể sự nguy hiểm đến tính mạng giúp người yêu - ân nhân đỗ đạt, trả được món nợ công danh, hồn vợ hoa sĩ Xuân Tư chấp nhận bán mình (đồng nghĩa với việc chết thêm một lần nữa) để cho chồng có tiền thực hiện bức tranh hằng ấp ủ (Bán cốt - Võ Thị Hảo)... Rõ ràng cái "thiên tính nữ" lúc sống vẫn còn vẹn nguyên khi nhân vật "giã từ cõi thật để vào hư"... Ngược lại, nếu kiếp trước chịu nhiều oan khuất để đến nỗi phải chọn cái chết tức tưởi thì họ sẽ hiện về trong sắc diện của những hồn ma báo oán, trả thù những kẻ đã gây nỗi bất hạnh cho mình bằng vẻ ngoài khủng khiếp, bất thành nhân dạng: "lè lưỡi (...), mắt trợn trừng sáng quắc", "nhe hai hàm răng trắng nhởn ra", "cái đuôi tóc hồi trước bây giờ là một con rắn ngoe nguẩy" (Người cùng phố - Nguyễn Anh Thư); "bóng ma lõa lồ với mái tóc dài đến gót chân ôm quanh 36
  7. người lúc ẩn lúc hiện (...) cất lên tiếng cười nghe lạnh đến xương" (Huyền thoại về người đẹp - Kiều Bích Hậu); hoặc "khuôn mặt (...) trắng như sáp (...), hai con mắt không có lòng đen, nó chỉ tròn như hai đồng xu" (Ám ảnh có thật)... Họ chính là những tín sứ của tử thần dẫn dụ những linh hồn tội lỗi xuống địa ngục. Nhưng cuộc sống âm cung không phải lúc nào cũng khiến nhân vật thực hiện hành vi trả thù với trái tim lạnh băng, vô cảm. Trái lại, trong thẳm sâu của cõi lòng nhiều thương tổn bởi hận thù kia vẫn còn âm ỉ cháy lên ngọn lửa nhân hậu, nhân tình, nhất là khi họ đứng trước những con người giàu đức hi sinh, chung thủy như trường hợp hồn ma của Xoan trong Huyền thoại về người đẹp dưới đây: "Thương chắp tay lại, giọng cô run lên vì đau khổ: - Ôi thưa bà, tình yêu của chúng con thật tha thiết, con yêu anh ấy, anh ấy yêu con, chúng con không thể rời nhau được. Nếu bà không thể tha cho anh ấy thì xin bà hãy ban cho con một ân huệ. - Điều gì vậy? - bóng ma lạnh lùng hỏi. - Xin bà hãy cho con được chết cùng anh ấy. - Cô còn trẻ, đời còn dài. Cô không nên chết. - Nhưng con sống mà không có anh ấy, thì đau khổ hơn cả cái chết. 37
  8. Xin bà hãy cho chúng con được chết bên nhau. Bóng ma bỗng lay động, đầu gục rũ xuống. Thương thoảng nghe như có tiếng khóc. Rồi một làn gió bay qua mặt cô, bóng ma biến mất" Thì ra cái quan niệm đức năng thắng số, tình yêu hóa giải hận thù vẫn còn bảo lưu giá trị ở thế giới bên kia. Nhờ thế cõi âm không còn hoang ảo, dịu vợi mà gần gũi, ấm áp tình người, và ma cũng không còn gợi cảm giác xa lạ hay khiếp sợ mà lung linh trong vẻ đẹp thánh thiện rất con ngưòi, bởi "hễ ai có tình thì ma hay người đều quý" (Cặp bồ với ma). Nếu "ma yêu" khêu gợi lòng hướng thiện ở người đọc thì "ma báo oán" lại là sự răn đe, cảnh tỉnh. Hai kiểu nhân vật thoáng nhìn có vẻ trái ngược nhưng lại khá thống nhất với nhau, làm nên sự đầy dặn trong chân dung nhân vật theo quan điểm của con người hiện đại. Bởi cũng như người sống, nhân vật ma cũng tồn tại song hành hai thái cực tình cảm "biết căm thù và biết yêu thương". Nếu như trong văn xuôi truyền thống, hầu hết các "ma yêu" đều là nữ thì văn xuôi hôm nay lại dành một vị trí khá trang trọng cho phái mạnh, đặc biệt là những người lính từ giã cõi đời khi tóc còn rất xanh. Thắng tham dự những phiên chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ cũng chỉ với mục đích dùng tiếng sáo trầm bổng, mê hoặc để dẫn gọi người yêu; anh lính tên Dương đêm đêm vẫn hiện về để được "nhìn đắm đuối vào đôi mắt Mai", để những ngón tay cứ vô thức "run bần bật" trong bàn tay người tình (Thần Đất). Với Hiền, tình yêu của người đã khuất, như lời chị - "nâng đỡ tâm hồn côi cút của tôi trên sa mạc cuộc đời" (Tiếng rừng). Tương tự như thế, tình yêu lẫn trong tình đồng chí, đồng đội của Thanh là ánh sáng hướng đạo cho Ngọc và Mĩ thoát khỏi họng súng của kẻ thù (Đốm lửa). 38
  9. Nhưng có lẽ se thắt trái tim người đọc hơn cả vẫn là nỗi hoài nhớ trần gian đến quắt quay của những vong hồn liệt sĩ. Không may mắn như những đồng đội khác có được một nắm đất gửi mình, họ bị "kẹt giữa trần thế và âm cung" bởi "chết không mồ không mả, không tên, không tuổi, không hương khói, hồn cứ dật dờ" không sao tìm được đường về quê mẹ. Thế nhưng, cũng như người sống, anh lính Phương trong tiểu thuyết Tàn đen đóm đỏ vẫn từng phút đợi chờ ngày hòa bình rồi mỏi mòn mong đợi ngày được đồng đội phát hiện ra hài cốt, vẫn dành cho người yêu (vong hồn cô gái giao liên) những tình cảm đầy thủy chung, trong sáng. Còn Lăng, anh đã đi mấy chục năm mà vẫn luẩn quẩn trong rừng. Cho tới một hôm, trong cuộc viễn du vô định, anh gặp một ông già râu tóc bạc phơ cho anh một chiếc lá để gài vào vành tai; cái lá sẽ giữ cho linh hồn anh không tan ra khi quay về chốn cũ gặp lại mẹ già và người yêu thuở trước... Nỗi khát sống, khát yêu vẫn cháy bỏng trong trái tim người lính sau khi trút hơi thở cuối cùng này khiến chúng ta bàng hoàng xúc động xen lẫn niềm ngưỡng mộ, trân trọng bởi một lần nữa phát hiện thêm ở họ những điều quý giá. Ở đây tình yêu đã trở thành diệu pháp để "người hóa" nhân vật ma - "ma khát yêu đương sẽ hóa người". Nhưng tình yêu, cái "nhịp cầu" nối hai thế giới người - ma cũng mong manh, dễ gãy, nhất là khi nhân vật đối diện với sự thật khắc nghiệt để rồi xót xa bừng ngộ về thực tại của mình: Dù nặng nợ và mê đắm đến đâu họ cũng chỉ là kiếp ma, mà "tình ma liệu có được bằng người" (Bướm Trắng), "âm dương cách trở cả một đời người thì làm sao mà chung sống với nhau được" (Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ). Cái lằn ranh mơ hồ giữa hai cõi âm dương như đặt dấu chấm hết cho những mối tình nặng màu sắc liêu trai của họ: Hoàng Thu Huệ phải theo hài cốt trở về quê hương, Dương, Lăng, Thắng... cũng phải ngậm ngùi " quay về xứ ma" trước khi gửi lại trần gian cái nhìn lưu luyến và chan chứa ân tình. Vậy là thế giới bên kia dù quyến rũ bao nhiêu chăng nữa thì cuộc đời thực tại vẫn là "điểm quy chiếu" để người sống hướng đến. Dẫu sao tình 39
  10. yêu hư ảo như phù vân ấy vẫn để lại trong lòng người nỗi ám ảnh, day dứt khôn nguôi về lẽ sống, về cái đẹp vụt qua như ánh sao băng giữa cuộc đời này. Cũng là kiểu nhân vật siêu thực như ma nhưng văn xuôi hôm nay ít đề cập đến hình tượng quỷ. Trong số 53 truyện xây dựng kiểu nhân vật này, quỷ chỉ có 4 truyện, chiếm 7,5%. Họ là những sứ giả của Diêm phủ xuất hiện trong tác phẩm chỉ như chất phụ gia quan trọng để nhà văn tái tạo kiểu con người dục vọng - những nô lệ bị đồng tiền, danh lợi làm méo mó, quái dị cả nhân tính lẫn nhân hình. Người đọc sẽ bắt gặp ở những truyện có kiểu nhân vật này một môtip khá quen thuộc trong văn xuôi kì ảo thế giới: môtip kí giao kèo (hoặc bán linh hồn, lương tâm) với quỷ sứ (chẳng hạn một số tác phẩm của Balzac như Miếng da lừa, Thuốc trường sinh, Đá, Tấm bùa...). Là kẻ mua lương tâm nên quỷ xuất hiện trong truyện với tư thế của một thương gia chính hiệu: "dáng vẻ phong lưu đường bệ lắm" (Trái đắng - Nguyễn Minh Dậu), "cặp mắt (...) cân đối đến lạ kì, như luôn luôn ở thế cân bằng trên một chiếc cân tiểu li (...) Ở vị trí của cái xương cụt không hề có một cái đuôi của quỷ sứ", bàn chân cũng "là một bàn chân người, không có bộ móng guốc như chân dê", "không hề có đầu một cái sừng nào nhú lên cả" (Ai là quỷ dữ? - Hồ Anh Thái). Tự xưng là Quỷ Vô thường thì cũng chỉ "trùm kín mình từ đầu tới chân bằng một chiếc áo khoác màu tối", thế thôi (Giữa trần gian và địa ngục). Nghĩa là tuyệt nhiên không có một chút dấu hiệu nào của quỷ. Vậy quỷ dữ là ai? Lần theo diễn tiến hai cuộc bán lương tâm kì quặc của hai nhân vật "hắn" và ông Tô Lệch trong Trái đắng và Ai là quỷ dữ ta sẽ phần nào giải mã được điều bí ẩn này: 40
  11. *Quá khứ của kẻ bán lương tâm: Hắn có "thói quen thấy mình là vua mỗi khi có đồng tiền trong tay"/ Tô Lệch "là kẻ vô lương tâm", "gây nên nỗi thống khổ cho đồng nghiệp và dân chúng". *Tình trạng hiện tại của người bán lương tâm: thất nghiệp, ăn bám vợ/ Hoàn toàn nghỉ việc, đang ngồi chờ làm nốt một số thủ tục để về hưu. *Diễn biến của quá trình bán lương tâm: Qua hai công đoạn: - Lần 1: Người đàn ông lạ mặt đề nghị hắn giao vợ mình cho y, ngược lại y sẽ cho hắn một con số để đánh đề với lời căn dặn "nhớ là không được vượt qua giới hạn ta đã cho phép đâu đấy!" / " Người kia đưa hai tay về phía ông như đang nhẹ nhàng tóm bắt một vật mềm và trơn nhuội. Ông bỗng lắc mạnh, hai vai đau đớn"... Sau lần này, hắn "chỉ còn một nửa là người", Tô Lệch còn lại "một nửa lương tâm", "cảm giác là mình nhẹ đi rõ rệt". - Lần 2: Hắn khấn vái để người kia hiện về: "Ông sẽ cho tôi nữa chứ?" - "Được, (...) nhưng hãy nhớ là không được tham quá! Tham là mắc tai hoa" xong cho hắn một con số rồi biến mất/ Tô Lệch thì "có còn gì đâu mà mua". * Tình trạng của nhân vật sau khi bán linh hồn: - Lần1: Trở thành con bạc khát nước, "hắn chơi bạt mạng", "nướng sạch số tiền được đề", "có gì bán cả"/ Có trong tay bạc triệu, Tô Lệch "bất ngờ cảm thấy có thể chuộc được lỗi lầm". Hành vi chuộc lỗi bằng cách gia ân, bố thí này khiến cơ thể nhân vật "nặng hẳn lên", "tăng trọng một trăm rưỡi kí". 41
  12. - Lần 2: Trong lúc hắn sướng rơn vì trúng đậm, "những một triệu tám", "gấp hai mươi lần món tiền còm con ma keo kiệt kia thí cho" thì được tin "vợ hắn vừa bị bắt tại khách sạn với một gã đàn ông trong bộ trang phục nguyên thuỷ"/ Tô Lệch thì hầm hầm tức giận vì nghĩ mình bị kẻ kia "dìm giá". * Kết quả cuối cùng: Vợ hắn đem hai đứa con theo chồng mới vào Nam làm ăn. "Còn hắn đánh rơi mất mảnh giấy một triệu tám", "phát ngộ, đi lang thang cả ngày ngoài đường"/ Tô Lệch với bộ mặt làm cho lão Tầm Man, người chuyên yểm tà, trị quỷ phải "tái mặt", "hết hồn", "đâm nhào ra cổng quên cả chuyện trừ tà" vì vừa phát hiện một điều khủng khiếp: "Trong nhà này không phải chỉ có quỷ mà thôi". Vậy là đã rõ, quỷ không ở đâu xa, nó hiện diện ngay chính trong lòng người - mảnh đất nương náu và gieo mầm của lỗi lầm và tội ác. Chính lòng tham, thần tượng hóa đồng tiền và sự chai lì trước nỗi bất hạnh của đồng loại như những chất xúc tác quyết định phản ứng từ người sang quỷ. Sự xuất hiện của quỷ - kẻ mua lương tâm - chỉ có ý nghĩa tượng trưng, là "vật truyền dẫn" để nhân vật nhanh chóng bộc lộ cái bản chất đích thực của mình. Việc xây dựng kiểu nhân vật này cho thấy sự kết hợp thú vị giữa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại (môtip bán linh hồn cho quỷ dữ, chi tiết hóa điên và lẩm bẩm "ba - bảy - xì" của Gherman trong Con đầm pích (Puskin) và quan niệm của Đumbatze về sức nặng của linh hồn so với thể xác trong tiểu thuyết Quy luật của muôn đời...). Riêng môtip bán linh hồn cho quỷ dữ của văn học phương Tây, khách quan mà nói, một khi vào Việt Nam cũng đã "nhập gia tùy tục": Nó chỉ giữ vai trò thứ yếu, một đường viền bắt mắt, vì cốt lõi của vấn đề trong những câu chuyện này vẫn là những quan niệm ngàn đời của ông cha được 42
  13. tác giả của Truyền kì mạn lục nêu lên từ mấy trăm năm trước: "Thanh lòng không bằng ít dục, dục nếu yên lặng thì lòng trống rỗng mà điều thiện sẽ vào, khí bằng phẳng mà cái lí sẽ thắng, tà quỷ còn đến quấy nhiễu làm sao được" [4]. Hay nói như Kim Ba của thời Tiền chiến thì "ma là bởi lòng tà mà có". Trong thời hiện đại khi không ít giá trị bị đảo lộn bởi đồng tiền và quyền lực, cái xấu và cái ác lẫn lộn thì sự gặp gỡ này cũng đã làm mới hoá những vấn đề đã cũ, tạo ra sức nặng và tính cấp thiết trong tiếng kêu cảnh báo của văn xuôi hôm nay. 3. Khác với văn học dân gian Việt Nam và quan niệm mang nặng lí tính ở phương Tây, ở đó ma quỷ luôn luôn đồng hành với cái xấu, cái ác (xấu như ma, ác như ma, ác quỷ, quỷ dữ...), trong văn xuôi hôm nay, xuất phát từ bản chất của nhân vật mà chúng tôi vừa đề cập, thế giới ma (quỷ) cũng chẳng khác thế giới người. Ở đó cũng tồn tại cả hai mặt thiện và ác với đầy đủ những gương mặt, đẳng cấp: có ma quyền thế hống hách, ma xun xoe bợ đỡ cấp trên, ma khiếp nhược nhún nhường, ma tốt bụng hay giúp đỡ ma mới v.v... (Nghĩa địa xóm chùa). Điều này cũng bắt gặp trong Cặp bồ với ma với sự hiện diện đủ đầy mọi giai tầng, lứa tuổi, hằn sâu bao số phận, cảnh đời: "Ma trẻ con, long tong đứa nọ chạy theo đứa kia, dồng dồng một lũ", "ma hau háu cặp mắt nịnh, ma đỏ vằn cặp mắt tình dục, ma hụt hơi vì tàn tạ xác thịt, ma người tanh lợm mùi tiền, ma mặt đau đớn vì oan ức chưa cởi, bần thần bị tình duyên trắc trở. Ma tu sĩ già râu dài... Ma ôm một chồng sách trước ngực, đeo kính trắng, đầy tư lự; ma bị cưỡng hôn, ma mười lăm tuổi bị hiếp dâm, còn ôm mặt không dám mở bàn tay cho người ta xem mặt...". Thực chất cõi âm ở đây cũng chính là phản quan của thế giới trần tục và hệ thống nhân vật siêu thực cũng chỉ là "quỷ vật giả thác dĩ tác hiếu kì" (lấy nhân vật ma quỷ để gợi tính hiếu kì) [5] giữ vai trò như một tấm lá chắn hữu hiệu để người viết gởi gắm những quan niệm, suy tư, trăn trở về cuộc đời đồng thời cũng là đối trọng để con người sống xứng đáng với danh hiệu "hoa của đất" mà thượng đế đã ưu ái ban tặng. 43
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Kiến Giang. Đi tìm cách tiếp cận bản tính tộc người Việt (trong Văn hóa Việt Nam - đặc trưng và cách tiếp cận. Lê Ngọc Trà (tập hợp và giới thiệu). NXB Giáo dục (2001) 31 2. Đỗ Lai Thúy. Từ cái nhìn văn hóa. NXB Văn hóa dân tộc, H. (1999) 168 - 169. 3. Cù Hựu, Nguyễn Dữ. Tiễn đăng tân thoại, Truyền kì mạn lục. NXB Văn học - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, H. (1997) 250. 4. Sách đã dẫn; tr. 265. 5. Dẫn theo Phạm Văn Thắm. Nghiên cứu văn bản và đánh giá tác phẩm truyền kì Việt Nam (thế kỉ XVI - XIX), Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H. (1996) 18. TÓM TẮT Sự bùng phát mạnh mẽ của truyện ma đương đại một phần do được kế thừa, tiếp nối truyền thống truyện ma dân tộc, thêm vào đó là những ảnh hưởng 44
  15. của môi trường, thời đại. Điều này góp phần mang lại sự mới mẻ, phong phú và dân chủ của đời sống văn học những năm gần đây. Bên cạnh những đặc điểm về mặt 'huyết thống", nhân vật ma trong văn xuôi hôm nay vẫn có những đặc trưng riêng trong chân dung, tính cách, kiểu loại... và là những tín sứ mang thông điệp nghệ thuật tích cực của người viết. THE GHOSTS IN VIETNAMESE CURRENT PROSE Bui Thanh Truyen College of Pedagogy, Hue University SUMMARY A part of powerfut development of the current ghost stories has inherited and continued the tradition of nation and affects of the environment and the age which were added to that. This has taken part in fresh, rich and democratic points in the literature life in recent years. Beside characteristics of blood - line, the ghosts in prose of today still have private specific traits in potraits, traits, types ect. and they are messengers who bring active art message from authors. 45
  16. 46
  17. 47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2