intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "LỚP TỪ VỚI Ý NGHĨA BIỂU CẢM – ĐÁNH GIÁ (Trên cơ sở ngữ liệu tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Việt)"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

108
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này xem xét đặc điểm của lớp từ với ý nghĩa biểu cảm-đánh giá trên bình diện ý nghĩa và cấu trúc từ; phân biệt các sắc thái nghĩa với màu sắc tu từ; so sánh phương thức cấu tạo từ và đưa ra một số nhận xét về ý nghĩa của lớp từ được xem xét trong tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: "LỚP TỪ VỚI Ý NGHĨA BIỂU CẢM – ĐÁNH GIÁ (Trên cơ sở ngữ liệu tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Việt)"

  1. LỚP TỪ VỚI Ý NGHĨA BIỂU CẢM – ĐÁNH GIÁ (Trên cơ sở ngữ liệu tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Việt) WORD CLASS WITH EXPRESSIVE-EVALUATIVE MEANINGS TRẦN THẾ SƠN Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài báo này xem xét đặc điểm của lớp từ với ý nghĩa biểu cảm-đánh giá trên bình diện ý nghĩa và cấu trúc từ; phân biệt các sắc thái nghĩa với màu sắc tu từ; so sánh phương thức cấu tạo từ và đưa ra một số nhận xét về ý nghĩa của lớp từ được xem xét trong tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Việt. ABS TRACT This paper analyses some characteristics of the expressive-evaluative word class in the aspect of meaning and word structure. It distinguishes the rhetorical semantic aspects and compares word formations and makes some comments on the meaning of the word class in Russian, English and Vietnamese. 1. Đặt vấn đề Trong các thứ tiếng có một lớp lớn từ vựng biểu hiện cảm xúc, tình cảm, cách nhìn nhận của con người đối với sự vật, tính chất, hành động... và chứa trong mình nhiều sắc thái ý nghĩa tinh tế. Chúng được sử dụng rộng rãi trong lời nói hàng ngày lẫn trong sách vở. Tuy vậy, lớp từ này thư ờng chỉ được nghiên cứu trên phương diện cấu tạo từ, còn ở bình diện ngữ nghĩa, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra những nhận xét riêng lẻ, không mang tính hệ thống. Trong bài báo này chúng tôi cố gắng phân biệt ý nghĩa xem xét với màu sắc tu từ, giải thích rõ hệ thống các sắc thái nghĩa và đưa ra những dấu hiệu cơ bản của lớp từ này. 2. Nội dung 2.1. Khi hành chức từ không còn là những từ riêng lẻ, cứng nhắc với những ý nghĩa được ghi rõ ràng trong các cuốn từ điển, mà t ừ trở thành những đơn vị lời nói muôn màu muôn vẻ, uyển chuyển, sinh động. Ngo ài ý nghĩa chỉ sự vật, tính chất, hành động, trạng thái... tức là ý nghĩa định danh, trung hò a về mặt biểu cảm, từ còn có thể biểu hiện tình cảm, xúc cảm, sự nhìn nhận k hác nhau của người nó i hay người viết. Các nhà ngôn ngữ học đưa ra vô số cách phân lo ại khác nhau về ý nghĩa của từ dựa trên nhiều nguyên tắc phân loại khác nhau. Trong số đó có cách p hân loại ý nghĩa từ vựng dựa vào chức năng mà ý nghĩa đó ho àn thành. Theo cách phân lo ại này, ý nghĩa từ vựng được chia thành hai loại: 1) ý nghĩa định danh và 2) ý nghĩa biểu cảm chứa trong sự đối lập với những từ đồng nghĩa ho ặc từ gần nghĩa, t hí dụ, trong các từ t iếng Việt thấp, ngắn (chỉ chiều cao của người) thì ý nghĩa của từ thấp trong cụm từ người thấp là ý nghĩa đ ịnh danh, cò n ý nghĩa từ ngắn trong người ngắn là ý nghĩa biểu cảm vì trong cụm từ người ngắn có thêm ý nghĩa “chê bai”, đánh giá “tiêu cực”. Thật ra ý nghĩa biểu cảm này chỉ được xác
  2. định ho ặc trong cụm từ hoặc khi so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc từ gần nghĩa với nó. Hiện tượng này cũng thường gặp trong tiếng Nga, hãy so sánh các cụm từ sau đây: высокий человек-долговязый человек-длинный человек. Như vậy, ý nghĩa biểu cảm của những từ ngắn, долговязый, длинный được phát hiện ra nhờ có sự đối lập của chú ng với những từ đồng nghĩa hay gần nghĩa thấp, высокий. Trong phạm vi bài báo này chúng tôi xem xét lớp từ mà ý nghĩa biểu cảm-đánh giá chứa đựng ngay trong chính cấu trúc của từ. Ý nghĩa này là ý nghĩa “tự thân” hay là ý nghĩa “chỉ xuất” của chúng, được xác định rõ ràng nhờ các phương thức cấu tạo từ khác nhau trong các thứ tiếng: Tiếng Nga: братец, письмецо, беленький, немножко Tiếng Anh: kitchenette, sporty, sportmanlike, sportmenship Tiếng Việt: trăng trắng, trắng hếu, đỏ au, đen sì Lớp từ này trong tiếng Nga, tiếng Việt rất phong phú và đa dạng về mặt cấu trúc và sắc thái nghĩa. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “ý nghĩa biểu cảm-đánh giá” vì chính trong ý nghĩa biểu cảm, tức là ý nghĩa biểu thị t ình cảm, xúc cảm đã có chứa (hay kèm theo) ý nghĩa đánh giá và ngược lại. 2.2. Ở đây cần phải phân biệt ý nghĩa biểu cảm-đánh giá với màu sắc tu từ (hay sắc thái tu từ như nhiều người sử dụng). Màu sắc tu từ chính là cái hàm chỉ, là các thành tố cảm xúc, biểu cảm, bình giá, là thành tố tu từ học-chức năng (1), thí dụ, hãy so sánh màu sắc tu từ của các từ sau trong tiếng Việt: vợ (bình thường) - phu nhân (trang trọng) tặng (thân mật) - biếu (kính trọng) cớm (mỉa mai) - cảnh sát (bình thường) Trong các cặp từ trên thể hiện rõ sự đối lập về các màu sắc tu từ. Từ có thể mang một hay nhiều màu sắc tu từ, vì thế chúng có thể được sử dụng trong một hay nhiều văn phong khác nhau. Cũng cần nói rằng, khi nghiên cứu việc hành chức của từ, từ phải được xem xét trong mối tương quan, tác động qua lại của các thành tố trên. Nhưng để tránh nhầm lẫn giữa ý nghĩa biểu cảm-đánh giá với màu sắc tu từ, ý nghĩa biểu cảm- đánh giá với các loại ý nghĩa khác, ý nghĩa này cần được xem xét riêng biệt, toàn diện trên mọi dấu hiệu của nó. Hơn thế nữa, màu sắc tu từ, biện pháp tu từ, phương thức tu từ là đối t ượng nghiên cứu của bộ môn tu từ học, còn nghĩa của từ do bộ môn ngữ nghĩa học xem xét. 2.3. Lớp từ với ý nghĩa biểu cảm-đánh giá cũng khác với lớp từ mà ý nghĩa của chúng chính là tên gọi “tình cảm”, “sự đánh giá”, như kiểu từ yêu, ghét, tốt, xấu. Nghĩa từ vựng của lớp từ này hoàn toàn được xác định, chúng trực tiếp biểu hiện các trạng thái t ình cảm khác nhau, cách đánh giá khác nhau. Trong ý nghĩa biểu cảm-đánh giá có chứa nhiều sắc thái khác nhau, chúng liên quan chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Đó thường là các sắc thái: 1) giảm về kích thước, 2) tăng về kích thước, 3) có thiện cảm, đánh giá tích cực, và 4) ít có thiện cảm, đánh giá tiêu cực.
  3. 2.4. Về mặt loại hình, tiếng Nga là thứ tiếng có tính tổng hợp cao. Điều đó giải thích tại sao, từ tiếng Nga phần lớn được cấu tạo theo phương thức phụ tố (affix). Một từ phái sinh được cấu tạo từ gốc từ hay từ căn phái sinh và phụ tố. Ý nghĩa từ vựng của những từ này không phải là tổng số cứng nhắc giữa nghĩa gốc từ và nghĩa phụ tố, tuy thế tổng số đó tạo nên cái cơ bản trong ý nghĩa từ vựng của nó, trong đó nghĩa của gốc từ là nghĩa chỉ xuất. Mỗi phụ tố tiêng Nga có thể có nhiều nghĩa khác nhau, có thể kết hợp với các hình vị khác nhau để cấu tạo thành nhiều kiểu từ khác nhau. Trong bài báo này chúng tôi chỉ đề cập đến lớp từ với ý nghĩa biểu cảm-đánh giá. Cũng phải khẳng định rằng, các phụ tố tạo nên nghĩa biểu cảm-đánh giá của từ tiếng Nga hết sức phong phú và đa d ạng. Nhờ có sự kết hợp uyển chuyển theo những phương thức cấu tạo từ, phần lớn các từ loại tiếng Nga như danh từ, tính từ, số từ, đại từ, động từ... đều có một số lượng lớn từ có cấu trúc riêng với nghĩa đang được xem xét, thí dụ, lấy phương thức tiếp tố (suffix) cấu tạo từ đối với danh từ: домИК, звёздОЧКа (giảm thể tích-đánh giá tích cực), домИЩе, детИНа (tăng thể tích-tiêu cực), братЕЦ, бумажОНКа, книжЕНКа (giảm thể tích-có thể tích cực, có thể tiêu cực). Tính từ: белЕНЬКий, малЮСЕНЬКий (giảm nhẹ tính chất-tích cực), высочЕННый, завалЯЩий, холоднЮЧий (tiêu cực) Số từ: тысячОНКа, миллионЧИК, столЕЧКо... Trạng từ: давнЕНЬКо, недалЕЧКо, ранешЕНЬКо... Phương thức tiền tố (prefix) cấu tạo danh từ: РАСкрасавица, СВЕРХчеловек, ЭКСТРАсовершенство, tính từ: ВСЕвластный, ПРЕдобрый, РАЗвecёлый và động từ: РАЗузнать, ПРЕувеличить (chỉ mức độ cao-đánh giá tốt). Các phụ tố tiếng Nga có vai trò linh hoạt, tích cực trong việc cấu tạo lớp từ biểu cảm- đánh giá, thí dụ như, tiếp tố-ИК có thể kết hợp với bất kỳ gốc từ nào của danh từ để tạo nên những danh từ với ý nghĩa đang xem xét. Một gốc từ cũng có thể kết hợp với nhiều tiếp tố khác nhau để tạo nên một dãy từ đồng nghĩa với các sắc thái biểu cảm, đánh giá khác nhau: брат-братЕЦ, братОК, братИШКа; рука-ручКа, ручЕНЬКа, ручОНЬКа. Những d ãy từ đồng nghĩa tương tự còn có thể kéo dài, nếu ngư ời sử dụng tiếng Nga muốn biểu hiện các sắc thái âu yếm, dịu dàng, không tán đồng hay khâm phục, nếu muốn đưa vào từ sắc thái hài hước, trào phúng hay châm biếm. 2.5. Từ biểu cảm-đánh giá tiếng Anh cũng được cấu tạo trên cơ sở những phương thức dang hoạt động trong thứ tiếng này. Đó là các phương thức phụ tố, ghép từ, chuyển đổi từ loại, chuyển vị trí trọng âm hay biến đổi nguyên âm ho ặc phụ âm. Nếu so sánh với các phương thức cấu tạo từ khác, phương thức phụ tố trong tiếng Anh chiếm ưu thế hơn cả trong việc hình thành lớp từ với ý nghĩa biểu cảm-đánh giá. Trong tiếng Anh có một nhóm nhỏ các tiếp tố khi kết hợp với gốc từ tạo nên những từ biểu thị mức độ thấp hơn, nhỏ hơn của sự vật, tính chất trạng thái... và kèm với nó là nghĩa đánh giá “tích cực” hay “tiêu cực”, thí dụ như: poetASTER, princeLING (nhỏ hơn-tiêu cực), kitchenETTE, streamLET (nhỏ-có thể tiêu cực ho ặc tích cực), girlIE, birdIE (nhỏ-tích cực), witISH, oldISH. Các tiếp tố kiểu này ít được sử dụng trong việc cấu tạo từ. Phương thức tiếp tố cấu tạo từ phần lớn tham gia vào việc hình thành các t ừ loại như danh từ, tính từ, động từ, trạng từ từ những gốc từ của các từ loại khác với nó. Thật thú vị, so với tiếp tố, tiền tố tiếng Anh phong phú hơn về nghĩa, ở đây muốn đề
  4. cập tới việc tiền tố đưa vào từ nhiều ý nghĩa khác nhau hơn là việc chúng tham gia cấu tạo các từ loại, thí dụ: PSEUDOclassic, OUTrun, HYPERcritical, MULTIracial, SUBstandard, SUPERman, ULTRAmordern. Các nghĩa: cao hơn, thấp hơn; lớn hơn, nhỏ hơn; đ ẹp hơn, xấu hơn; nhiều hơn, ít hơn... do tiền tố đưa vào từ là rất rõ, nhưng bên cạnh đó nghĩa đánh giá khá mờ nhạt, so sánh thí dụ: function-MALfunction, formed-MALformed. Thực chất đây là những từ trái nghĩa. Trong những trường hợp tương tự hầu như vắng mặt ý nghĩa biểu cảm. Như vậy, so với phương thức cùng tên trong tiếng Nga, mức độ tham gia của phương thức phụ tố cấu tạo lớp từ với ý nghĩa biểu cảm-đánh giá trong tiếng Anh ít hơn nhiều. Phải chăng lớp từ này không phổ biến trong tiếng Anh? Để biểu hiện ý nghĩa biểu cảm-đánh giá người Anh đã sử dụng các phương thức khác ngo ài những phương thức cấu tạo từ? 2.6. Cũng giống như từ vựng các thứ tiếng khác, trong tiếng Việt có từ đơn và từ ghép. Cả từ đơn lẫn từ ghép đều có thể láy. Từ láy tiếng Việt được sử dụng hết sức rộng rãi, có thể nói, đây là đặc điểm cơ bản liên quan mật thiết với mặt ngữ âm và cú pháp. Ta thưòng gặp từ láy kiểu trăng trắng, đo đỏ, ngăn ngắn, tim tím, trong đó, cả về mặt cấu tạo, cả về mặt ngữ nghĩa đ ều có thể “suy phỏng” (2) từ tính từ gốc trắng, đỏ, ngắn, tím. Các từ kiểu này biểu thị hết sức rõ ràng tính chất với mức độ thấp hơn của nó. Trong từ láy tiếng Việt ta cũng thường gặp tính chất hoặc trạng thái đư ợc chỉ cao hơn mức bình thường, như trằn trọc, vồn vã, hay được biểu thị ở mức độ hết sức cao trong các từ ghép, như cũ rích, rách bươm, đồng thời ở đây cũng hiện diện những sắc thái t ình cảm nhất định, như đánh giá tiêu cực, hoặc đánh giá tích cực trong các từ ghép trắng muốt, trắng ngần, tươi rói, mát rượi. Các từ kiểu này có thể tạo thành một dãy từ đồng nghĩa với các sắc thái biểu cảm-đánh giá khác nhau: đỏ au, đỏ hỏn, đỏ chót, đỏ gay, đỏ hây, đỏ lói, đỏ lòm, đỏ ngầu; trắng bóc, trắng hếu, trắng lốp, trắng muốt, trắng ngần, trắng phau. Thật thú vị, các dãy t ừ này ở một chừng mực nào đó cũng giống với các dãy t ừ trong tiếng Nga là ta có thể bổ sung vào đấy nhiều từ khác nữa. Trong tiếng Việt thành tố -IẾC có thể kết hợp với bất cứ từ nào tạo thành từ mới với ý nghĩa tiêu cực. Ở đây các nhà Việt ngữ thư ờng không thống nhất với nhau ở chỗ, đó là từ ghép hay từ láy, còn Hồ Lê cho đó “không phải là một yếu tố cấu tạo từ” mà là “một yếu tố trong một hình thức lặp lại”. Phải khẳng định rằng, từ ghép và từ láy với nghĩa biểu cảm- đánh giá trong tiếng Việt có tần số sử dụng rất cao, về mặt số lượng, từ ghép có ưu thế hơn. Về phương diện cấu tạo từ, theo Hồ Lê, từ tiếng Việt được cấu tạo nhờ các “nguyên vị”, phủ nhận sự tồn tại hình vị như những đơn vị cấu tạo từ. 3. Kết luận Từ nội dung trên có thể rút ra những kết luận sau: - Lớp từ với ý nghĩa biểu cảm-đánh giá là một lớp từ độc lập, có tính đặc thù về mặt cấu trúc và nội dung biểu hiện. - Lớp từ này trong tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Việt được cấu tạo theo nhiều phương thức khác nhau. Phương thức phụ tố là phương thức chủ đạo của tiếng Nga và tiếng Anh, nhưng mức độ hoạt động của nó khác nhau trong hai thứ tiếng. Tiếng Việt có hệ thống “nguyên vị” phong phú, trên cơ sở ghép hay láy nguyên vị tạo ra từ với nghĩa được xem xét.
  5. - Trong các thứ tiếng có thể tạo nên những dãy từ mở với nhiều sắc thái biểu cảm-đánh giá khác nhau. Chính điều này khẳng định, đây là một lớp từ phong phú về số lượng, và giải thích tại sao, ý nghĩa của chúng lại tinh tế và sinh động. TÀI LIỆU THAM K HẢO Аракин В. Д., Сравнительная типология английского и русского языков, Изд. [1] “Просвешение”, Л., 1979. Барлас Л. Г., Русский язык, Стилистика, Изд. “Просвешение”, М., 1978. [2] Ирина Г., Стилистика русского языка, Изд. “Айрис Пресс Рольф”, М., 2001. [3] Потиха З. А., Строение русского слова, Изд. “Русский язык”, М., 1981. [4] Русская грамматика , А. Н СССР, Изд. “Наука”, М., 1982. [5] Фомина М. Н., Лексика современного русского языка , Изд. “Высшая школа”, М., [6] 1973. Шмелёв Д. Н., Современный русский язык, Лексика, Изд. “Просвешение”, М., [7] 1977. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt (tái bản lần thứ 5), [8] NXB Giáo dục. Hồ Lê, Cấu tạo tiếng Việt hiện đại (tái bản lần thứ 1) NXB Khoa học Xã hội. [9] Từ điển Anh-Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975. [10] Англо -русский словарь, Изд. “Советская энциклопедия”, М., 1969. [11]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2