intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ, TRÚNG SỐ ĐỘC ĐẮC CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

292
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo nghiên cứu khoa học: " nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết số đỏ, trúng số độc đắc của vũ trọng phụng"', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ, TRÚNG SỐ ĐỘC ĐẮC CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ, TRÚNG SỐ ĐỘC ĐẮC CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG THE SATIRICAL ART IN NOVELS “SO DO” AND “TRUNG SO DOC DAC” OF VU TRONG PHUNG LÊ THỊ TẤN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn đầy tài năng. Ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, trước hết là ở lĩnh vực tiểu thuyết. Ở tiểu thuyết “Số đỏ” và “Trúng số độc đắc”, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công nhân vật "số phận", nhân vật "đồ vật hoá" và đặc biệt là nhân vật "kịch". Nhưng có lẽ đặc sắc và quan trọng hơn cả, cái làm nên phần hồn nghệ thuật trào phúng của tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc đó là nghệ thuật ngôn từ. Với lối dùng từ sắc sảo, với giọng điệu đầy tính hài hước, đùa bỡn, tác giả đã phơi bày mặt trái của xã hội đương thời. Và cũng thông qua cách xây dựng nhân vật, cách dùng từ độc đáo, tác giả đã thể hiện niềm khát vọng vô biên của mình về cuộc sống. ABSTRACT Vu Trong Phung was a writer of genius who had made important contributions to the development of modernizing Vietnamese literature, firstly to the novel field. In the two novels So do and Trung so doc dac, Vu Trong Phung had successfully made up the characters of “fate”, of “artefact”, and especially of “drama”. However, probably the most special important thing that created the art soul of these novels was the art of words. With sharp words and a satirical tone, he showed the seamy side of the contemporary society. And, at the same time, his longing for a better life. Vũ Trọng Phụng là nhà văn có biệt tài trong việc thể hiện cái hài. Ông được xem là cây bút trào phúng bậc thầy. Ngay khi Vũ Trọng Phụng mới xuất hiện trên văn đàn, người ta đã đặc biệt chú ý đến ông bởi lối viết táo bạo, sắc sảo, gay cấn đến sỗ sàng. Đặc biệt là tiếng cười lạ lùng, nhọn sắc của ông đã khiến người ta ngỡ ngàng thán phục hoặc sợ hãi, tức tối. Tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc là hai trong số những tác phẩm lớn của Vũ Trọng Phụng cũng như của cả nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với nghệ thuật trần thuật đặc sắc đầy khả năng biến hoá, với ngôn ngữ và giọng điệu hài hước, trào phúng, ông đã dựng lên hàng loạt chân dung biếm họa có ý nghĩa xã hội sâu sắc. 1. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc Khi nói đến nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ và Trúng số độc đắc, không thể không nói đến nhân vật trào phúng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trào phúng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra sắc thái, hiệu quả của tiếng cười 115
  2. trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng nói chung và Số đỏ, Trúng số độc đắc nói riêng. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật “số phận” trong tiểu thuyết Số đỏ và Trúng số độc đắc, Vũ Trọng Phụng cho ta thấy rõ quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Cuộc đời dưới cặp mắt của tác giả là cuộc đời với nhiều nghịch lý, “vô nghĩa lý”, được biểu hiện, giải thích bởi những sự kiện trong những tình huống ngẫu nhiên của “số phận”, của kiếp người. Và với số phận của mình, các nhân vật đã nhảy múa, quay cuồng, diễn trò theo kiểu “đồ vật hóa” mà điển hình là nhân vật trong Số đỏ. Nhân vật trong Số đỏ được mô tả là những nhân vật mà tính cách của họ luôn vận động, phát triển trong một hoàn cảnh điển hình tạo nên một chuỗi cười dài mang sức mạnh tố cáo rộng và sâu, thể hiện một phong cách trào phúng độc đáo. Ở Trúng số độc đắc, Vũ Trọng Phụng đã thành công trong việc nghiên cứu, khảo sát tâm lý vị kỉ, hám lợi cùng bản chất đểu cáng của con người trong mối quan hệ với đồng tiền. Thông qua tấm vé số độc đắc, nhà văn đã khảo sát theo dõi những phản ứng, những đổi thay của lòng người trước sức mạnh của đồng tiền, cũng chính đồng tiền đã tạo nên bi hài kịch trong cuộc sống. Một trong những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc là “nhân vật kịch”. Nhân vật trong Số đỏ là nhân vật thể hiện các vai diễn chủ yếu làm trò để gây cười thông qua các hành động máy móc, đầy mâu thuẫn. Còn ở Trúng số độc đắc các nhân vật lại đóng kịch một cách “nghiêm chỉnh” nhằm thủ vai với nhiều mục đích khác nhau, có lúc nịnh bợ, có lúc vụ lợi, đê hèn. Có thể nói, thông qua hành động kịch, tâm lý kịch, ngôn ngữ kịch của các nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc, “Vũ Trọng Phụng đã tạo ra được một thứ “nhân loại” độc đáo của riêng mình”.[1,tr.214] 2. Những nét đặc sắc về ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc. Như đã biết: “Chức năng của ngôn từ nghệ thuật là sáng tạo ra khách thể thẩm mỹ, đồng thời sáng tạo ra bản thân các hình tượng ngôn từ, các biểu trưng nghệ thuật, các hình thức lời thơ, lời văn xuôi nghệ thuật để thoả mãn nhu cầu giao tiếp nghệ thuật” [3,tr163]. Và theo giáo sư Trần Đình Sử, đặc điểm của ngôn từ trong tiểu thuyết là có nhiều tiếng nói. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết đều có tiếng nói riêng, mỗi nhà văn có phong cách giọng điệu riêng. Với Vũ Trọng Phụng, qua Số đỏ, ông đã tạo ra một chuỗi cười dài khoái trá, hả hê. Trong Trúng số độc đắc là những tiếng cười buồn, chua chát, mỉa mai, xót xa cho thói đời đen bạc. Nhưng dù ở mức độ nào thì ngôn từ trong tác phẩm của ông cũng mang một sức mạnh tố cáo rộng và sâu, thể hiện một phong cách trào phúng độc đáo. Có thể nói, hiện tượng “ngôn từ bị huỷ diệt” là nét độc đáo nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Hiện tượng “ngôn từ bị hủy diệt” trong tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc một mặt làm bật lên những tiếng cười dòn giã, mặt khác thể hiện cái phi lý, phi nghĩa của cuộc đời, phản ánh những diện mạo quái thai của thời đại. Và thật vậy, “để trào phúng, châm biếm trên bình diện ngôn ngữ, cách thường 116
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 thấy ở Vũ là ghép các tổ hợp từ có nghĩa tương phản, trái ngược nhau như một sự “cưỡng hôn ngôn ngữ” để tạo ra mâu thuẫn, làm lệch chuẩn, gây cười” [2,tr226]. Một nét độc đáo đáng kể trong ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng nữa đó là so sánh tổng hợp phối nghĩa. Ở đây, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng thành công nhiều thủ pháp so sánh. Trong tiểu thuyết Số đỏ, tác giả sử dụng lối so sánh “tạt ngang”, “đá móc”. Đó là lối so sánh mà đối tượng nhằm để so sánh không phải là một mà nhiều đối tượng, mục đích tạo ra những nét nghĩa đối lập có khi hài hước, bông đùa, có khi lại châm biếm sâu cay. Còn ở Trúng số độc đắc, lối so sánh cũng được thể hiện khá phổ biến. Tác giả so sánh nhằm để hài hước, bông lơn, cười nhạo như “Cụ bà bước ra đủng đỉnh như một cái chỉnh trôi sông” “Cụ bà đờ người ra miệng tròn như chữ o”… Nhìn chung, với lối so sánh này, cái so sánh và cái được so sánh đều trở nên đáng cười. Chính qua những thủ pháp này, ta thấy được hiệu quả khôi hài, tài năng châm biếm của tác giả. Nhìn chung, các hiện tượng ngôn từ hủy diệt, hiện tượng so sánh tổng hợp, phối nghĩa là nét thành công của Vũ Trọng Phụng về lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Số đỏ và Trúng số độc đắc. 3. Giọng điệu trong tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ mang tính tổng hợp cao độ. Việc phân chia giọng điệu trong từng tác phẩm không hề đơn giản. Nếu căn cứ vào cảm hứng chủ đạo có thể chia thành giọng bi, giọng hài, giọng bi-hài, giọng anh hùng ca...Nếu căn cứ theo khuynh hướng tình cảm thì có thể có giọng phê phán, giọng châm biếm, giọng ca ngợi...Trong thực tế những giọng điệu trên không thể tách bạch nhau, chúng đan xen vào nhau, cộng hưởng lẫn nhau tạo ra sự phong phú cho từng tác phẩm. Nụ cười đa dạng tạo nên một nét riêng cho phong cách Vũ Trọng Phụng. Nét hấp dẫn của tiếng cười trong tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc trước hết là giọng điệu trào lộng, đùa bỡn, mua vui. Giọng điệu này thường bật lên một cách tự nhiên, gắn liền với cái nhìn hóm hỉnh, thông minh và không kém phần khôi hài của tác giả. Ở đây tiếng cười có khi gắn liền với những miêu tả, nhận xét của người trần thuật, có khi là lời của nhân vật, có khi ở những so sánh, ở cách chơi chữ, ở thủ pháp phóng đại, ở triết lý bỡn cợt và đôi khi bật lên từ những tình huống bất ngờ, nhằm tạo nên tiếng cười độc đáo. Giọng trào lộng, đùa bỡn mua vui trong Số đỏ, Trúng số độc đắc thể hiện chất trẻ trung, hồn nhiên trong tiếng cười Vũ Trọng Phụng. Giọng điệu này làm cho tiếng cười mỉa mai, chế giễu bớt phần cay độc và từ đó có thể quên đi những “nghịch lý”, “vô nghĩa lý” của cuộc đời. Bên cạnh giọng trào lộng, đùa bỡn mua vui thì ở tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc tiếng cười châm biếm, mỉa mai cũng được phát huy tối đa. Tác giả đã khéo đưa ra những tình huống gây cười chua chát và mỉa mai. Cười cho một xã hội đau đớn đến tê tái bởi những trật tự, luân lý, chân lý, tình người ... đang bị đảo ngược. Điều này cho ta thấy giọng châm biếm, mỉa mai đã tạo cho văn chương Vũ 117
  4. Trọng Phụng có sức mạnh đặc biệt để tấn công vào xã hội, để lên án xã hội với thái độ dứt khoát. Ngoài giọng trào lộng, đùa bỡn, mua vui, giọng châm biếm, mỉa mai được thể hiện trong tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc, thì thấp thoáng, ẩn giấu đằng sau những giọng điệu ấy đó là giọng than thở, chán chường, bi quan, hoài nghi của tác giả. Sở dĩ như vậy là vì Vũ Trọng Phụng được sinh ra và lớn lên trong một môi trường mà mặt trái của xã hội thực dân nửa phong kiến thành thị phơi bày ra rõ nhất. Ông luôn mang trong mình mối bất hòa sâu sắc với tầng lớp thượng lưu. Ông sống và viết trong một giai đoạn mà xã hội đắm chìm trong danh vọng, tiền bạc, cơm áo... Tất cả đang quay cuồng, đảo lộn, vì thế mà giọng điệu chủ đạo ở Số đỏ, Trúng số độc đắc của Vũ Trọng Phụng vẫn là giọng buồn chán, hoài nghi, bi quan trước cuộc đời. Và thông qua giọng điệu này, tác giả đã thể hiện khát vọng mãnh liệt của mình về một xã hội lành mạnh, tiến bộ thật sự. Có thể nói, ngôn từ nghệ thuật trong Số đỏ và Trúng số độc đắc là một thành công đặc biệt của Vũ Trọng Phụng. Với tài năng xuất sắc của mình, ông đã đưa văn học tiếng Việt đạt một đỉnh cao mới. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn đầy tài năng, tiêu biểu giai đoạn văn học 1930 - 1945. Trong tiểu thuyết Số đỏ, Trúng số độc đắc, thông qua bức tranh xã hội đầy rẫy những ngẫu nhiên, vô nghĩa lý của cuộc đời, Vũ Trọng Phụng đã châm biếm sâu cay, đả kích, vỗ vào mặt của những ông chủ, bà chủ, cùng với những kẻ có tiền vô đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Và thật vậy, ”Vũ Trọng Phụng tập trung những mũi trào lộng sắc bén vào riêng hai truyện: Số Đỏ và Trúng số độc đắc” [4,tr.633] Có thể nói tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ và Trúng số độc đắc chưa phải là tất cả, nhưng nó là phần hồn, phần sắc nhọn nhất của một tài năng lớn. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc thù. Điều đó đã đặt Vũ Trọng Phụng vào vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Trí Dũng (2005), Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [2] Đinh Lựu (2004), Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, NXB Giáo dục, Đà Nẵng. [3] Trần Đình Sử, Thi pháp học (Bài giảng cao học). [4] Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài (tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Vũ Trọng Phụng - Về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, TP.HCM. 118
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2